Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẠT LỞ BỜ VÀ BƢỚC ĐẦU PHÂN TÍCH CƠ CHẾ, NGUYÊN NHÂN GÂY SẠT LỞ BỜ SÔNG HẬU CHẢY QUA HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.48 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Hoàng Bá Tiến

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẠT LỞ BỜ VÀ BƢỚC ĐẦU PHÂN TÍCH
CƠ CHẾ, NGUYÊN NHÂN GÂY SẠT LỞ BỜ SÔNG HẬU CHẢY QUA
HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Hoàng Bá Tiến

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẠT LỞ BỜ VÀ BƢỚC ĐẦU PHÂN TÍCH
CƠ CHẾ, NGUYÊN NHÂN GÂY SẠT LỞ BỜ SÔNG HẬU CHẢY QUA
HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG

Chuyên ngành: Thủy văn học
Mã số: 8440224.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS NGUYỄN THANH SƠN



Hà Nội – Năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sỹ khoa học “Đánh giá hiện trạng sạt lở bờ và bước đầu phân
tích cơ chế, nguyên nhân gây sạt lở bờ sông Hậu chảy qua huyện Chợ Mới tỉnh An
Giang” được hoàn thành năm 2019 tại Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương
học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ
của quý thầy, cô và đồng nghiệp.
Trước hết, tác giả xin trân trọng cảm ơn Thầy PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn là
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình hoàn thành luận văn. Tác
giả xin cảm ơn TS. Cấn Thu Văn đã tận tình góp ý và hướng dẫn kỹ thuật cho luận
văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo, đồng nghiệp Đài Khí tượng
Thủy văn tỉnh Kiên Gianng, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Tổng cục
Khí tượng Thủy văn và Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, quý Thầy,
Cô trong Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, ĐHQGHN đã tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng, tác giả cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Luận văn có lẽ vẫn còn không ít hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, tác giả mong
muốn nhận được sự góp ý quý báu của độc giả và các bạn đồng nghiệp.
Trân trọng.
Tác giả
Hoàng Bá Tiến



MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng hạ lƣu cuối cùng của lƣu vực
sông Mekong, đƣợc giới hạn bởi vịnh Thái Lan ở phía Tây Nam, biển Đông ở phía
Nam và Đông Nam, sông Vàm Cỏ ở phía Bắc và Đông Bắc, có diện tích tự nhiên
xấp xỉ 40.000 km2, chiếm trên 4% diện tích toàn khu vực sông Mekong. ĐBSCL
với hệ thống sông ngòi chằng chịt đƣợc hình thành trên các trầm tích Đệ tứ có chiều
dày lớn, vẫn đang trong quá trình cố kết nên hiện tƣợng tai biến địa chất nhƣ sụt lún
mặt đất, trƣợt lở, xói lở bờ sông và bồi lắng dòng chảy diễn ra ngày càng phức tạp,
cƣờng độ ngày càng mạnh hơn đồng thời kéo dài hơn trƣớc. Điển hình về sạt lở bờ
sông và bồi lắng dòng chảy ở Nam Bộ là tỉnh An Giang.
An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long
phần trên địa phận Việt Nam, có hệ thống sông, kênh mƣơng khá dày nhƣ sông
Tiền, sông Hậu, Vàm Nao, Bình Ghi, Châu Đốc cùng với các kênh rạch lớn nhƣ
Vàm Sáng, Ông Chƣởng, Long Xuyên, bờ sông kênh bị sạt lở nghiêm trọng, làm
mất hàng chục ha đất mỗi năm, gây nhiều thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản tại
các khu vực kinh tế, dân cƣ ven sông. Sạt lở trên địa bàn tỉnh An Giang thƣờng xảy
ra vào cả 2 mùa trong năm: Thời điểm đỉnh lũ của những năm có mực nƣớc lũ lớn,
đất bị ngập nên bão hòa nƣớc và ở trạng thái bở rời, lƣu tốc dòng chảy lớn gây sạt
lở; Vào thời điểm mùa cạn, xuất hiện khi mực nƣớc chân triều thấp nhất trong năm
làm giảm áp lực nƣớc lên đƣờng bờ và xảy ra hiện tƣợng trƣợt mái bờ gây sạt lở.
Những năm gần đây, dƣới tác động ngày càng bất lợi của chế độ dòng chảy và các
hoạt động của con ngƣời, tình hình sạt lở bờ sông diễn biến ngày càng phức tạp và
thƣờng xuyên hơn. Hàng năm thiệt hại do sạt lở ƣớc tính hàng trăm tỷ đồng, chƣa
tính đến tổn thất do mất tài nguyên đất, sinh vật và những cơ sở vật chất khác, ảnh
hƣởng xấu đến các mục tiêu phát triển KT-XH hội của địa phƣơng.
Trong những năm gần đây, tình hình sạt lở bờ sông Hậu diễn ra với tần suất
và mức độ ngày càng nguy hiểm. Theo kết quả quan trắc và dữ liệu thu thập thấy
rằng Chợ Mới là một trong những huyện có nhiều điểm với mức độ sạt lở nhất tỉnh
An Giang. Các điểm sạt lở thƣờng xuyên và mức độ nghiêm trọng nhƣ ở Kiến An,
thị trấn Chợ Mới, Long Điền A, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phƣớc Xuân, thị trấn Mỹ

Luông.
Luận văn với tên đề tài ―Đánh giá hiện trạng sạt lở bờ và bước đầu phân
tích cơ chế, nguyên nhân gây sạt lở bờ sông Hậu chảy qua huyện Chợ Mới tỉnh An


Giang” đã thống kê tình hình sạt lở bờ sông, bƣớc đầu phân tích một số nguyên
nhân và cơ chế. Từ đó có cái nhìn khái quát chung về sạt lở bờ sông của ĐBSCL
nói chung và tỉnh An Giang nói riêng.
Ngoài các phần Mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan chung
Chƣơng 2: Đánh giá tình hình sạt lở bờ sông vùng ĐBSCL
Chƣơng 3: Bƣớc đầu phân tích cơ chế, nguyên nhân sạt lở bờ sông Hậu đoạn
chảy qua Huyện Chợ Mới Tỉnh An Giang.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
MỤC LỤC ................................................................................................................. 6
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... 8
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... 9
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN ................................................................................. 11
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG ĐBSCL ................................................. 11
1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................... 11
1.1.2. Đặc điểm địa hình................................................................................ 12
1.1.3. Đặc điểm địa chất ................................................................................ 16
1.1.4. Đặc điểm thổ nhƣỡng .......................................................................... 19
1.1.5. Đặc điểm địa chất thủy văn ................................................................. 21
1.1.6. Đặc điểm khí hậu, khí tƣợng ............................................................... 27
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ................................................................ 30
1.2.1. Dân số, dân tộc .................................................................................... 30

1.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế ................................................................ 33
1.2.3. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2020 . 36
1.3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU SẠT LỞ ĐBSCL ..................................... 38
1.3.1. Trên thế giới ........................................................................................ 38
1.3.2. Các nghiên cứu trong nƣớc ................................................................. 43
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẠT LỞ BỜ SÔNG VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................................................................... 53
2.1. ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG SÔNG KÊNH VÙNG ĐBSCL ....................... 53
2.1.1. Mạng lƣới sông kênh ........................................................................... 53
2.1.2. Đặc điểm chế độ thủy văn ................................................................... 54
2.1.3. Đặc điểm chế độ thủy văn tỉnh An Giang ........................................... 56
2.2. DIỄN BIẾN MỨC ĐỘ SẠT LỞ BỜ SÔNG Ở ĐBSCL ........................... 65
2.2.1. Sạt lở vùng ĐBSCL ............................................................................. 65
2.2.2. Tình hình sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh An Giang .......................... 66
6


2.3. ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN MỨC ĐỘ SẠT LỞ BỚ SÔNG HẬU CHẢY QUA
HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG ........................................................... 69
CHƢƠNG 3: BƢỚC ĐẦU PHÂN TÍCH CƠ CHẾ SẠT LỞ VÀ NGUYÊN NHÂN
GÂY SẠT LỞ BỜ SÔNG HẬU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH
AN GIANG .............................................................................................................. 79
3.1. TÌNH HÌNH SẠT LỞ BỜ SÔNG Ở HUYỆN CHỢ MỚI ....................... 80
3.1.1 Đoạn Kiến An, huyện Chợ Mới ........................................................... 80
3.1.2 Đoạn Thị trấn Chợ Mới - Long Điền A, huyện Chợ Mới .................... 80
3.1.3 Đoạn Long Điền A, huyện Chợ Mới .................................................... 81
3.1.4 Đoạn Tấn Mỹ - Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới .......................................... 81
3.1.5 Đoạn xã Bình Phƣớc Xuân, huyện Chợ Mới ....................................... 82
3.1.6 Đoạn Thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới .......................................... 82
3.1.7. Đoạn xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới ............................................. 82

3.2. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH TẠI CÁC
ĐIỂM SẠT LỞ NGHIÊM TRỌNG Ở HUYỆN CHỢ MỚI .......................... 83
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 119

7


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Nhiệt độ trung bình của một số tỉnh ở ĐBSCL từ năm 2010-2013 ......... 28
Bảng 1.2: Lƣợng mƣa các tháng trong năm của một số trạm ở ĐBSCL ................. 29
Bảng 2.1: Một số con kênh chính ở ĐBSCL ............................................................ 54
Bảng 2.2: Mực nƣớc đỉnh lũ đầu mùa (m) một số năm điển hình ở An Giang ........ 56
Bảng 2.3: Mực nƣớc đỉnh lũ năm (m) các trạm dọc sông Tiền, sông Hậu .............. 57
Bảng 2.4: Lƣu lƣợng lũ trung bình ngày lớn nhất năm trên sông chính ở An Giang58
Bảng 2.5: Mực nƣớc đỉnh lũ lớn nhất năm (m) các trạm nội đồng TGLX .............. 59
Bảng 2.6: Mực nƣớc thấp nhất năm (m) các trạm dọc sông Tiền, sông Hậu ........... 59
Bảng 2.7: Mực nƣớc thấp nhất năm (m) các trạm nội đồng Tứ giác Long Xuyên .. 60
Bảng 2.8: Lƣu lƣợng trung bình ngày nhỏ nhất trên sông chính ở An Giang .......... 60
Bảng 2.9: Lƣu lƣợng triều lên trung bình ngày lớn nhất (m3/s) trên sông chính ở An
Giang ........................................................................................................................ 62
Bảng 2.10: Hàm lƣợng phù sa lơ lửng chảy xuôi bình quân ngày lớn nhất năm ..... 63
Bảng 3.1: Các đặc trƣng tạo lòng của sông Vàm Nao.............................................. 91
Bảng 3.2: Các thông số và kết quả tính Uo ............................................................... 93
Bảng 3.3: Tốc độ Vmaxmùa lũ , Vmaxmùa kiệt , VTLvà Uo ................................................ 93
Bảng 3.4: Các thông số và kết quả tính S ................................................................. 94

8



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí địa lý khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.................................... 11
Hình 1.2: Bản đồ địa hình khu vực ĐBSCL ............................................................. 16

Hình 2.1: Đƣờng quá trình mực nƣớc giờ các trạm tỉnh An Giang trong mùa lũ .... 57
Hình 2.2: Quá trình mực nƣớc giờ cao điểm mùa lũ dọc sông Tiền và Vũng Tàu .. 61
Hình 2.3: Quá trình mực nƣớc giờ cao điểm mùa khô dọc sông Hậu-Vũng Tàu .... 61
Hình 2.4: Quá trình mực nƣớc giờ cao điểm mùa lũ trong vùng TGLX.................. 63
Hình 2.5: Quá trình mực nƣớc giờ cao điểm mùa khô trong vùng TGLX ............... 63
Hình 2.6: Hàm lƣợng chất lơ lửng lớn nhất, nhỏ nhất trạm Tân Châu .................... 64
Hình 2.7: Hàm lƣợng chất lơ lửng lớn nhất, nhỏ nhất trạm Châu Đốc .................... 64
Hình 2.8: Tổng lƣợng chất lơ lủng vào sông Tiền tại Tân Châu .............................. 65
Hình 2.9: Tổng lƣợng chất lơ lủng vào sông Hậu tại Châu Đốc .............................. 65
Hình 2.10: Sạt lở tại xã Tân An, thị xã Tân Châu .................................................... 70
Hình 2.11: Sạt lở đoạn xã Bình Mỹ - huyện Châu Phú ............................................ 71
Hình 2.12: Sạt lở tại phƣờng Bình Đức, Bình Khánh, Mỹ Bình – TP. Long Xuyên 72
Hình 2.13: Sạt lở tại đoạn cuối kè Nguyễn Du, phƣờng Mỹ Bình ........................... 73
Hình 2.14: Sạt lở tại phƣờng Bình Đức – TP Long Xuyên ...................................... 74
Hình 2.15: Sạt lở đoạn bờ phƣờng Bình Đức – TP Long Xuyên tháng 6/2013 ....... 75
Hình 2.16:Sạt lở khu vực ấp Phú Quới, xã Phú An, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang76

Hình 3.1: Vị trí sông Vàm Nao trên bản đồ ............................................................. 84
Hình 3.2: Mặt cắt ngang hố xói ngã ba sông Hậu – Vàm Nao ................................. 86
Hình 3.3: Mặt cắt Sông Vàm Nao Kỳ 2(13/5/2017), Kỳ 4(06/11/2017) ................. 87
Hình 3.4: Bình đồ ngã ba sông Hậu – Vàm Nao, khu vực sạt lở năm 2017 ............ 88
Hình 3.5: Vị trí phân tích đoạn sạt lở tại xã Kiến An, Chợ Mới .............................. 98
Hình 3.6: Hình ảnh đoạn sạt lở tại xã Kiến An, Chợ Mới năm 2015 và 2018 ......... 99
Hình 3.7: Biểu đồ sự thay đổi mặt cắt tại điểm sạt lở tại xã Kiến An, Chợ Mới từ năm
2016 đến 2018 .......................................................................................................... 99
9



Hình 3.8: Vị trí phân tích đoạn sạt lở tại ấp Long Hòa 2 xã Long Điền A, Chợ Mới100
Hình 3.9: Vị trí phân tích đoạn sạt lở tại ấp Long Bình xã Long Điền A, Chợ Mới101
Hình 3.10: Một số hình ảnh sạt lở tại xã Long Điền A, Chợ Mới.......................... 102
Hình 3.11: Biểu đồ sự thay đổi mặt cắt tại điểm sạt lở tại xã Long Điền A, Chợ Mới từ
năm 2016 đến 2018 (Vị trí 1) ................................................................................. 103
Hình 3.12: Biểu đồ sự thay đổi mặt cắt tại điểm sạt lở tại xã Long Điền A, Chợ Mới từ
năm 2016 đến 2018 (Vị trí 2) ................................................................................. 103
Hình 3.13: Vị trí phân tích đoạn sạt lở tại xã Tấn Mỹ, Chợ Mới ........................... 104
Hình 3.14: Một số hình ảnh sạt lở tại xã Tấn Mỹ, Chợ Mới .................................. 105
Hình 3.15: Biểu đồ sự thay đổi mặt cắt tại điểm sạt lở tại xã Tấn Mỹ, Chợ Mới từ năm
2016 đến 2018 ........................................................................................................ 105
Hình 3.16: Vị trí phân tích đoạn sạt lở tại xã Tấn Hiệp, Chợ Mới ......................... 106
Hình 3.17: Biểu đồ sự thay đổi mặt cắt tại điểm sạt lở tại xã Tấn Hiệp, Chợ Mới từ
năm 2016 đến 2018 ................................................................................................ 107
Hình 3.18: Hình ảnh sạt lở tại xã Tấn Hiệp, Chợ Mới ........................................... 108
Hình 3.19: Vị trí phân tích đoạn sạt lở tại xã Bình Phƣớc Xuân, Chợ Mới ........... 109
Hình 3.20: Hình ảnh sạt lở tại xã Bình Phƣớc Xuân, Chợ Mới ............................. 110
Hình 3.21: Biểu đồ sự thay đổi mặt cắt tại điểm sạt lở tại xã Bình Phƣớc Xuân, Chợ
Mới từ năm 2016 đến 2018 .................................................................................... 110
Hình 3.22: Vị trí phân tích đoạn sạt lở tại thị trấn Mỹ Luông, Chợ Mới ............... 111
Hình 3.23: Một số hình ảnh sạt lở tại thị trấn Mỹ Luông, Chợ Mới ...................... 112
Hình 3.24: Biểu đồ sự thay đổi mặt cắt tại điểm sạt lở tại thị trấn Mỹ Luông, Chợ Mới
từ năm 2016 đến 2018 ............................................................................................ 112
Hình 3.25: Vị trí phân tích đoạn sạt lở tại thị xã Mỹ Hội Đông, Chợ Mới ............ 113
Hình 3.26: Một số hình ảnh sạt lở tại xã Mỹ Hội Đông, Chợ Mới ........................ 114
Hình 3.27: Biểu đồ sự thay đổi mặt cắt tại điểm sạt lở tại xã Mỹ Hội Đông, Chợ Mới
từ năm 2016 đến 2018 ............................................................................................ 115
Hình 3.28: Biểu đồ sự thay đổi mặt cắt tại điểm sạt lở tại xã Nhơn Mỹ, Chợ Mới từ

năm 2016 đến 2018 ................................................................................................ 115

10


CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG ĐBSCL
1.1.1. Vị trí địa lý
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng hạ lƣu cuối cùng của lƣu vực sông
Mekong, đƣợc giới hạn bởi vịnh Thái Lan ở phía Tây Nam, biển Đông ở phía Nam và
Đông Nam, sông Vàm Cỏ ở phía Bắc và Đông Bắc, có diện tích tự nhiên xấp xỉ 40.000
km2, chiếm trên 4% diện tích toàn khu vực sông Mekong. ĐBSCL có tọa độ:

Hình 1.1: Vị trí địa lý khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
Điểm cực Tây 106o26’ (xã Mỹ Đức, TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang); Điểm cực
Đông 106o48’ (xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang); Điểm cực Bắc
11o1’ B ( xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An); Điểm cực Nam ở 85o33’B
(huyện Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau).
ĐBSCL nằm ở phần cuối của bán đảo Đông Dƣơng, liền kề với vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam nên vùng có mối quan hệ hai chiều rất chặt chẽ và quan trọng.
Một mặt ĐBSCL giáp với Campuchia và cùng chung sông Mê Kông là điều kiện giao
lƣu hợp tác với các nƣớc trên bán đảo. Mặt khác ĐBSCL nằm ở vùng tận cùng Tây
Nam của Tổ quốc có bờ biển dài 73,2 km và nhiều đảo, quần đảo nhƣ Thổ Chu, Phú
Quốc là vùng đặc quyền kinh tế giáp biển Đông và vịnh Thái Lan.
11


1.1.2. Đặc điểm địa hình
ĐBSCL chiếm phần lớn châu thổ Mekong, với diện tích khoảng 39.400 km2,
nằm ở cuối lƣu vực, là phần thấp nhất của châu thổ và tiếp giáp với biển.

Địa hình địa mạo ĐBSCL không đồng nhất, nhiều khu vực có những đặc điểm
riêng biệt, có thể khái quát với 7 cấp cao độ nhƣ sau:
1/ Vùng đồi núi: nằm chủ yếu từ Hà Tiên đến Ba Hòn, địa hình tƣơng đối cao.
2/ Vùng đất có cao độ 0,0-0,5 m: phân bố chủ yếu ở phía Nam Bán đảo Cà Mau
và các huyện U Minh (tỉnh Cà Mau), An Minh, An Biên (Kiên Giang).
3/ Vùng đất có cao độ 0,5-1,0 m: chủ yếu ở Bắc vùng Bán Đảo Cà Mau và vùng
ven biển Tây.
4/ Vùng đất có cao độ 1,0-1,5 m: phân bố trải dài từ vùng hai sông Vàm Cỏ
xuống tận khu vực ven biển tỉnh Bạc Liêu.
5/ Vùng đất có cao độ 1,5-2,0 m: nằm rải rác ở các khu vực ven biển của các
tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và một phần nhỏ diện tích của các tỉnh
Cà Mau, Kiên Giang và dọc theo hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu.
6/ Vùng đất có cao độ 2,0-3,0 m và > 3,0 m: phân bố chủ yếu ở khu vực giáp
biên giới Việt Nam-Campuchia (xem hình 1).
ĐBSCL là một đồng bằng rộng lớn và bằng phẳng, với cao trình mặt đất đa phần
chỉ bằng hoặc cao hơn mực nƣớc biển trung bình từ 0,3-1,4 m. Một bậc thềm phù sa cổ
cao ven biên giới Việt Nam-Campuchia ở vùng Đồng Tháp Mƣời (ĐTM), vài chỏm
núi nhỏ ở Tịnh Biên-Tri Tôn vùng Tứ giác Long Xuyên (TGLX) là những dạng địa
hình đặc biệt hơn cả. Tuy nhiên, do sự không đồng chất trong bồi tụ phù sa và tác động
của thủy triều mà xen giữa các vùng bằng phẳng là các giồng đất cao trong vùng ngập
lũ hay các giồng cát hình vòng cung trong vùng ngập triều. Các giồng các và đất này
có tác dụng tạo thành các bờ bao bọc tự nhiên xung quanh các vùng trũng rộng lớn ở
vùng ngập lũ hay các dải nhỏ hẹp chạy dài theo bờ biển ở vùng ngập triều. Địa hình
châu thổ đƣợc chia làm ba xu thế chính:
-

Xu thế thấp dần từ thƣợng lƣu xuống hạ lƣu;

-


Xu thế thấp dần từ bờ sông vào vùng trũng nội đồng;

-

Và xu thế thấp dần từ bờ biển vào các vùng trũng thấp ven biển.
12


Chính các xu thế địa hình này lại có tác động cản trở quá trình hình thành và bồi
tụ phù sa trên sông, trong đồng, cửa sông và ven biển.
Chảy ra biển với hai chế độ triều khác nhau bằng 8 cửa chính và nhiều kênh rạch
nhỏ, sông Mekong hình thành một vùng cửa sông có chế độ thủy văn-thủy lực cực kỳ
phức tạp. Các hạn chế thiên nhiên chính đối với đời sống và sản xuất ở đây là ngập lũ,
chua phèn, xâm nhập mặn và thiếu nƣớc ngọt trong mùa khô.
Ngoài vùng kẹp giữa hai sông Tiền và Hậu, hai cánh đồng lớn ĐTM (diện tích
khoảng 700.000 ha) và TGLX (diện tích khoảng 500.000 ha) là hai vùng trũng thấp
vừa có vị trí quan trọng lại vừa có nhiều ―vấn đề‖ nhất ở ĐBSCL.
Hàng năm, ĐBSCL có thể bị ngập khoảng 1,3-1,5 triệu ha ứng với năm lũ trung
bình và 1,6-1,9 triệu ha ứng với năm lũ lớn, với độ sâu trên 0,5 m trải rộng trên địa bàn
của 9/13 tỉnh, trừ Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Ngập sâu nhất là hai tỉnh
Đồng Tháp và An Giang (2,0-4,0 m), kế đến là Long An và Kiên Giang (1,0-3,0 m),
Tiền Giang và Cần Thơ (0.5-1.5 m) và thấp nhất là Vĩnh Long, Hậu Giang và Bến Tre
(dƣới 1,0 m).
Vùng ngập lũ ĐBSCL đƣợc xem là từ dải biên giới với Campuchia ở thƣợng lƣu
cho đến dải ranh vắt ngang ĐBSCL, bắt đầu từ Đức Huệ (Long An), theo Vàm Cỏ
Đông xuống Bến Lức, qua kênh Thủ Thừa sang Vàm Cỏ Tây, xuống hạ lƣu rồi theo
kênh Chợ Gạo (Tiền Giang) ra sông Tiền, qua kênh Giao Hòa-Chẹt Sậy (Bến Tre) ra
Hàm Luông để lên đầu kênh Măng Thít (Vĩnh Long) và theo kênh này sang sông Hậu,
theo kênh Lai Hiếu (Cần Thơ) xuống sông Cái Lớn để ra Rạch Giá và từ đây men theo
bờ biển vịnh Thái Lan đến Hà Tiên.

So với toàn ĐBSCL, vùng ngập lũ có xu thế cao hơn, phổ biến ở cao trình từ 0,51,5 m. Trong tổng diện tích 1.719.378 ha nằm trong ranh giới vùng ngập lũ (không kể
147.846 ha diện tích mặt sông rạch), vùng co cao trình từ 0,5-1,5 m chiến đến 74,3%
(1.276.500 ha), trong khi vùng có cao trình trên 1,5 m và dƣới 0,5 chỉ chiếm tỷ lệ
tƣơng ứng là 15,3% (264.378 ha) và 10,4% (177.500 ha). Ngoại trừ vùng đồi núi Tịnh
Biên-Tri Tôn của An Giang không ảnh hƣởng lũ, hầu nhƣ toàn bộ vùng nằm trong
ranh giới ngập lũ đều bị ngập chìm trong nƣớc suốt từ 1-5 tháng trong năm.

13


Các dải đất cao do phù sa bồi đắp ven sông Tiền và Hậu có cao độ từ 1,2-2,0 m,
đƣợc xem là các xƣơng sống chạy dọc vùng ngập lũ. Trên đó, các đô thị lớn và khu
dân cƣ đông đúc, trù phú nằm hai bên các trục đƣờng bộ đã hình thành khá lâu đời và
đang phát triển một cách ổn định.
ĐTM là một cánh đồng rộng lớn, trũng thấp, gần nhƣ khép kín bởi các gò đất cao
phía thƣợng lƣu có cao độ 2,5-3,5 m và bờ trái nhô cao ven sông Tiền có cao độ 1,31,7 m, hạ thấp dần xuống vùng trũng ven sông Vàm Cỏ Tây và sang đến bờ phải sông
Vàm Cỏ Đông, với cao độ 0,4-0,7 m.
Vùng TGLX có địa hình nghiêng hẳn theo hai hƣớng, từ sông Hậu xuống phía
vịnh Thái Lan và từ vùng biên giới xuống vùng Tây sông Hậu. Trừ khu Bảy Núi, cao
độ trung bình vùng này biến đổi từ 0,5-1,0 m, thấp hơn nhiều so với mực nƣớc lũ trên
sông chính. Vùng Tây sông Hậu nằm kế TGLX, có địa hình nghiêng từ sông Hậu về
sông Cái Bé-Cái Lớn, phần lớn có cao trình từ 0,3-0,7 m.
Nếu chỉ xét về địa thế, vùng Tứ giác Long Xuyên có nhiều lợi điểm hơn trong
thoát lũ so với vùng ĐTM. Trong khi kênh trục ngang vùng ĐTM có độ dài biến đổi từ
50-120 km và sau đó theo sông Vàm Cỏ Tây chừng 150-200 km nữa trƣớc khi ra biển,
thì ở vùng TGLX kênh chỉ dài không quá 60 km và đƣợc nối trực tiếp ra biển.
Chảy ra biển với hai chế độ triều khác nhau bằng 8 cửa chính và nhiều kênh rạch
nhỏ, sông Mekong hình thành một vùng cửa sông có chế độ thủy văn-thủy lực cực kỳ
phức tạp. Các hạn chế thiên nhiên chính đối với đời sống và sản xuất ở đây là ngập lũ,
chua phèn, xâm nhập mặn và thiếu nƣớc ngọt trong mùa khô.

Ngoài vùng kẹp giữa hai sông Tiền và Hậu, hai cánh đồng lớn ĐTM (diện tích
khoảng 700.000 ha) và TGLX (diện tích khoảng 500.000 ha) là hai vùng trũng thấp
vừa có vị trí quan trọng lại vừa có nhiều ―vấn đề‖ nhất ở ĐBSCL.
Hàng năm, ĐBSCL có thể bị ngập khoảng 1,3-1,5 triệu ha ứng với năm lũ trung
bình và 1,6-1,9 triệu ha ứng với năm lũ lớn, với độ sâu trên 0,5 m trải rộng trên địa bàn
của 9/13 tỉnh, trừ Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Ngập sâu nhất là hai tỉnh
Đồng Tháp và An Giang (2,0-4,0 m), kế đến là Long An và Kiên Giang (1,0-3,0 m),
Tiền Giang và Cần Thơ (0.5-1.5 m) và thấp nhất là Vĩnh Long, Hậu Giang và Bến Tre
(dƣới 1,0 m).
14


Vùng ngập lũ ĐBSCL đƣợc xem là từ dải biên giới với Campuchia ở thƣợng lƣu
cho đến dải ranh vắt ngang ĐBSCL, bắt đầu từ Đức Huệ (Long An), theo Vàm Cỏ
Đông xuống Bến Lức, qua kênh Thủ Thừa sang Vàm Cỏ Tây, xuống hạ lƣu rồi theo
kênh Chợ Gạo (Tiền Giang) ra sông Tiền, qua kênh Giao Hòa-Chẹt Sậy (Bến Tre) ra
Hàm Luông để lên đầu kênh Măng Thít (Vĩnh Long) và theo kênh này sang sông Hậu,
theo kênh Lai Hiếu (Cần Thơ) xuống sông Cái Lớn để ra Rạch Giá và từ đây men theo
bờ biển vịnh Thái Lan đến Hà Tiên.
So với toàn ĐBSCL, vùng ngập lũ có xu thế cao hơn, phổ biến ở cao trình từ 0,51,5 m. Trong tổng diện tích 1.719.378 ha nằm trong ranh giới vùng ngập lũ (không kể
147.846 ha diện tích mặt sông rạch), vùng co cao trình từ 0,5-1,5 m chiến đến 74,3%
(1.276.500 ha), trong khi vùng có cao trình trên 1,5 m và dƣới 0,5 chỉ chiếm tỷ lệ
tƣơng ứng là 15,3% (264.378 ha) và 10,4% (177.500 ha). Ngoại trừ vùng đồi núi Tịnh
Biên-Tri Tôn của An Giang không ảnh hƣởng lũ, hầu nhƣ toàn bộ vùng nằm trong
ranh giới ngập lũ đều bị ngập chìm trong nƣớc suốt từ 1-5 tháng trong năm.
Các dải đất cao do phù sa bồi đắp ven sông Tiền và Hậu có cao độ từ 1,2-2,0 m,
đƣợc xem là các xƣơng sống chạy dọc vùng ngập lũ. Trên đó, các đô thị lớn và khu
dân cƣ đông đúc, trù phú nằm hai bên các trục đƣờng bộ đã hình thành khá lâu đời và
đang phát triển một cách ổn định.
ĐTM là một cánh đồng rộng lớn, trũng thấp, gần nhƣ khép kín bởi các gò đất cao

phía thƣợng lƣu có cao độ 2,5-3,5 m và bờ trái nhô cao ven sông Tiền có cao độ 1,31,7 m, hạ thấp dần xuống vùng trũng ven sông Vàm Cỏ Tây và sang đến bờ phải sông
Vàm Cỏ Đông, với cao độ 0,4-0,7 m.
Vùng TGLX có địa hình nghiêng hẳn theo hai hƣớng, từ sông Hậu xuống phía
vịnh Thái Lan và từ vùng biên giới xuống vùng Tây sông Hậu. Trừ khu Bảy Núi, cao
độ trung bình vùng này biến đổi từ 0,5-1,0 m, thấp hơn nhiều so với mực nƣớc lũ trên
sông chính. Vùng Tây sông Hậu nằm kế TGLX, có địa hình nghiêng từ sông Hậu về
sông Cái Bé-Cái Lớn, phần lớn có cao trình từ 0,3-0,7 m.
Nếu chỉ xét về địa thế, vùng Tứ giác Long Xuyên có nhiều lợi điểm hơn trong
thoát lũ so với vùng ĐTM. Trong khi kênh trục ngang vùng ĐTM có độ dài biến đổi từ

15


50-120 km và sau đó theo sông Vàm Cỏ Tây chừng 150-200 km nữa trƣớc khi ra biển,
thì ở vùng TGLX kênh chỉ dài không quá 60 km và đƣợc nối trực tiếp ra biển.

Hình 1.2: Bản đồ địa hình khu vực ĐBSCL
1.1.3. Đặc điểm địa chất
+ Đặc điểm địa chất: tích Cách đây khoảng 8.000 năm, vùng ven biển cũ trải
rộng dọc theo triền phù sa cổ thuộc trầm tích Pleistocen từ Hà Tiên đến thềm bình
nguyên Đông Nam Bộ. Sự hạ thấp của mực nƣớc biển một cách đồng thời với việc lộ
ra từng phần vùng đồng bằng vào giai đoạn cuối của thời kỳ trầm Pleistocen. Một mẫu
than ở tầng mặt đất này đƣợc xác định bằng C14 cho thấy nó có tuổi tuyệt đối là 8.000
năm. Sau thời kỳ băng hà cuối cùng, mực mƣớc biển dâng cao tƣơng đối nhanh chóng
vào khoảng 3–4 m trong suốt giai đoạn khoảng 1.000 năm, gây ra sự lắng tụ của các
vật liệu trầm tích biển ở những chỗ trũng thấp của châu thổ. Tại đây, những sinh vật

16



biển (nhƣ hàu) đƣợc tìm thấy và việc xác định tuổi tuyệt đối của chúng bằng C14 cho
thấy trầm tích này đƣợc hình thành cách đây khoảng 5.680 năm.
Dƣới những ảnh hƣởng của môi trƣờng biển và nƣớc lợ, thực vật rừng ngập
mặn dày đặc đã bao phủ toàn vùng này, chủ yếu là đƣớc và mắm. Những thực vật
chịu mặn này đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại các vật liệu lắng tụ, làm giảm sự xói
mòn do nƣớc hoặc gió, và cung cấp sinh khối cho trầm tích châu thổ, và rồi những
đầm lầy biển đƣợc hình thành. Tại vùng này, cách đây 5.500 năm trƣớc công nguyên,
trầm tích lắng tụ theo chiều dọc dƣới điều kiện mực nƣớc biển dâng cao đã hình thành
những cánh đồng rộng lớn mang vật liệu sét. Sự lắng tụ kéo dài của các vật liệu trầm
tích bên dƣới những cánh rừng Đƣớc dày đặc đã tích lũy dần để hình thành một địa
tầng chứa nhiều vật liệu sinh phèn.
Mực nƣớc biển dâng cao, bao phủ cả vùng nhƣ thế hầu nhƣ hơi không ổn định
và bắt đầu có sự giảm xuống cách đây vào khoảng 5.000 năm. Sự hạ thấp mực nƣớc
biển dẫn đến việc hình thành một mực nƣớc biển mới, sau mỗi giai đoạn nhƣ thế có
một bờ biển mới đƣợc tạo lập, và cuối cùng hình thành nên những dải cồn cát chạy
song song với bờ biển hiện tại mà ta vẫn thấy ở ĐBSCL. Một cồn cát chia cắt vùng
ĐTM và vùng trầm tích phù sa đƣợc xác định bằng C14 cho thấy có tuổi tuyệt đối
vào khoảng 4.500 năm.
Sự hạ dần của mực nƣớc kèm theo những thay đổi về môi trƣờng trong vùng đầm
lầy biển, mà ở đây những thực vật chịu mặn mọc dày đặc đƣợc thay thế bởi những loài
thực vật khác của môi trƣờng nƣớc ngọt nhƣ tràm và những loài thực thực vật hoang
dại khác. Sự ổn định của mực nƣớc biển dẫn đến sự bồi lắng trầm tích ven biển khá
nhanh với vật liệu sinh phèn thấp hơn.
Sự tham gia của sông Mekong đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình
hình thành vùng châu thổ. Lƣợng nƣớc trung bình hàng năm của sông này cung cấp
vào khoảng 500 tỷ m³ nƣớc và vào khoảng 150 triệu tấn vật liệu phù sa, những mảnh
vỡ bị bào mòn từ lƣu vực sông, mặc dù một phần có thể dừng lại tạm thời dọc theo
hƣớng chảy, cuối cùng đƣợc mang đến cửa sông và đƣợc lắng tụ nhƣ một châu thổ.
Những vật liệu sông đƣợc lắng tụ dọc theo sông để hình thành những đê tự nhiên có
chiều cao 3–4 m, và một phần của những vật liệu phù sa phủ lên trên những trầm tích

17


pyrit thời kỳ Holocen với sự biến thiên khá rộng về độ dầy tầng đất vùng và không
gian vùng. Các con sông đƣợc chia cắt với trầm tích đê phù sa nhƣng những vùng rộng
lớn mang vật liệu trầm tích biển chứa phèn tiềm tàng vẫn còn lộ ra trong vùng đầm lầy
biển. Tuy nhiên, độ chua tiềm tàng không xuất hiện trong các vùng sông nhánh gần
cửa sông do tác dụng lọc rửa của thủy triều khá mạnh.
+ Địa tầng:
Địa tầng trƣớc Holoxen Các thành tạo trƣớc Holoxen vùng nghiên cứu bao gồm
các phân vị hệ tầng sau: Hệ tầng Ðray Linh (J1đl), hệ tầng Long Bình (J3lb), hệ tầng
Bến Tre(N12-3bt), hệ tầng Phụng Hiệp (N13ph), hệ tầng Cần Thơ (N21ct), hệ tầng
Năm Căn (N22nc), hệ tầng Bình Minh (aQ12bm), hệ tầng Đất Quốc (aQ13đc), hệ tầng
Mỹ Tho (amQ13 mt), hệ tầng Long Toàn (mQ12-3lt), hệ tầng Thủy Đông (amQ123tđg), hệ tầng Thủ Đức (aQ12-3tđ), hệ tầng mộc hóa (amQ23mh), hệ tầng Củ Chi
(aQ23cc) và hệ tầng Long Mỹ (mQ13lm).
+ Địa tầng Holoxen
 Hệ tầng Bình Đại (a, amb, am Q21 bđ)
Trầm tích hệ tầng Bình Đại gồm 3 kiểu nguồn gốc (nguồn gốc sông, sông đầm lấy
và sông biển) trong đó trầm tích nguồn gộc sông – đầm lầy đƣợc xác định mới dựa
trên tập hợp bào tử phấn hoa đặc trƣng cho môi trƣờng sông – đầm lấy. Thành phần
trầm tích bao gồm sạn sỏi, cát trung – mịn và bột sét, phân lớp ngang đến xiên chéo.
Phân bố ở độ sâu từ 65,3m đến 44m. Bề dày dao động từ 10 m đến 21 m.Tuổi của hệ
tầng Bình Đại xếp vào Holoxen sớm. Hệ tầng Bình Đại phủ bất chỉnh hợp trên trầm
tích hệ tầng Long Mỹ có tuổi Pleistoxen muộn và bị các trầm tích hệ tầng Hậu Giang
tuổi Holoxen giữa phủ lên trên.
 Hệ tầng Hậu Giang (amb, mb, ma, m) Q22 hg
Hệ tầng Hậu Giang vùng nghiên cứu có 4 kiểu nguồn gốc gồm: sông-biển-đầm lầy,
biển-đầm lầy, biển-sông và biển (amb, mb, ma, m), trong đó trầm tích nguồn gốc
sông-biển-đầm lầy đƣợc xác định mới dựa trên kết quả phân tích tập hợp vi cổ sinh.
Thành phần trầm tích chủ yếu là bột sét màu xám đen đến xám xanh, phân bố ở độ

sâu 44m đến 11,06m. Bề dày trầm tích từ 10 – 30m. Trầm tích của Hệ tầng Hậu
Giang tuổi Holoxen giữa, nằm phủ chỉnh hợp trên hệ tầng Bình Đại (Q21bđ)trong
18


thung lũng cắt xẻ tại Bến Tre và phủ bất chỉnh hợp trên hệ tầng Long Mỹ (Q13lm) đối
với ngoài thung lũng cắt xẻ.
 Hệ tầng Cửu Long (m, am, mb, amb, ab, a) Q23 cl
Trầm tích hệ tầng Cửu Long có 6 kiểu nguồn gốc bao gồm: biển, sông – biển, biển –
đầm lầy, sông-biển-đầm lầy, sông-đầm lầy và sông. Thành phần chủ yếu là cát, bột,
sét phân bố ở độ sâu từ 11,6m đến 0m, tuổi Holoxen muộn, nằm phủ chỉnh hợp trên
trầm tích của hệ tầng Hậu Giang (Q22hg).
+ Kiến tạo: Vùng nghiên cứu chiếm một diện tích nhỏ ở cánh tây bắc của bồn trũng
Cửu Long có tầng móng là các thành tạo Kainozoi, tầng phủ bao gồm các thành tạo
Kainozoi có bề dày trên 2.000m.
 Các hệ thống đứt gây và cơ chế hoạt động
Vùng nghiên cứu nằm trong phạm vi khống chế của 3 đứt gãy sâu: đứt Thuận
Hải – Minh Hải, đứt gãy sông Hậu và đứt gãy sông Sài Gòn. Ba đứt gãy này hoạt động
mạnh trong Kainozoi và đã chia khu vực ra 3 khối kiến trúc: khối nâng Đồng Nai –
Vũng Tàu, khối sụt Sông Hậu – sông Tiền và khối nâng sụt Đông Nam.
 Tân kiến tạo – địa động lực vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu đƣợc khống chế bởi các hệ thống đứt gãy sâu và bị phân cắt
thành các khối bởi các đứt gãy bậc cao hơn.
Trên cơ sở phân tích đặc điểm địa hình ven bờ phát triển các cửa sông hình phễu,
bề dày trầm tích KZ và trầm tích Holoxen khoanh định đƣợc trải dọc bờ là nơi đang
diễn ra vận động sụt lún hiện đại. Mặt khác, cũng trên cơ sở phân tích sự biến đổi bề
dầy trầm tích Đệ tứ và sự phân bố, diện lộ các trầm tích Pleistoxen muộn trên đáy
biển, đã khoanh định đƣợc hai vùng nâng hạ hiện đại.
1.1.4. Đặc điểm thổ nhƣỡng
Vùng ĐBSCL có 8 nhóm đất chính là đất cát giồng, đất mặn, nhóm đất phèn, đất

Phù sa, Nhóm đất than bùn lầy, đất xám, đất đỏ vàng và đất trơ sỏi đá.
Diện tích đất phèn đƣợc phân bố chủ yếu ở vùng kênh Chợ Bƣng, Bắc Đông, Bo
Bo, Tràm Chim (ĐTM), Tứ giác Hà Tiên, U Minh Thƣợng và U Minh Hạ. Đặc biệt,
phát triển nông nghiệp trên đất phèn hoạt động tầng nông ở vùng Bắc Đông - Bo Bo
gặp rất khó khăn.
19


+ Nhóm Đất cát giồng: Đất cát giồng ở ĐBSCL phần lớn phân bố ở vùng duyên
hải ven biển nhƣ Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu thành những giải hình vòng
cung song song với bờ biển, nhô cao so với vùng đất phù sa xung quanh. Những giải
cát giồng là dấu vết minh chứng cho việc tiến ra biển trong quá trình hình thành của
ĐBSCL. Vật liệu hình thành các giồng cát giồng có cát thạch anh và các khoáng vật
khác. Trong điều kiện nóng ẩm cao, mƣa nhiều của ĐBSCL đất cát giồng tiếp tục
phong hóa, có phẫu diện đất đã hình thành tầng tích tụ, thành phần đất mặt có nơi đã là
thịt nhẹ.
+ Nhóm Đất mặn: Nhóm đất mặn có diện tích đứng thứ 3 sau đất phèn và đất
phù sa. Về phân loại, đất mặn ở ĐBSCL đƣợc xếp vào mặn do triều hoặc do nƣớc
ngầm bị mặn gây ra. Vì phèn độc và cải tạo khó hơn mặn nên nếu đất mặn có cả quá
trình phèn đã đƣợc đƣa sang nhóm đất phèn. Đất mặn thƣờng có thành phần cơ giới
nặng, hàm lƣợng sét (<0,002 mm) 50 -60 %. Về mùa khô đất mặn nhiều ở tầng mặt Clcó thể đạt 0,5 - 0,7 và EC 10 - 12 ms/cm, nhƣng giảm nhanh trong mùa mƣa. Đất mặn
có hàm lƣợng hữu cơ và đạm, lân tổng số trung bình, lƣợng magiê trong cation trao đổi
luôn lớn hơn caxi thể hiện ảnh hƣởng của nƣớc biển.
+ Nhóm Đất phèn: Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất ở ĐBSCL. Phân loại
đất phèn căn cứ vào tầng phèn và tầng sinh phèn, độ sâu xuất hiện của các tầng này
trong phẫu diện đất. Tầng sinh phèn: tầng tích lũy vật liệu chứa phèn là tầng sét hoặc
hữu cơ ngập nƣớc thƣờng xuyên ở trạng thái yếm khí, có chứa lƣợng SO3 trên 1,75%
(tƣơng đƣơng với 0,75% S).
+ Nhóm đất phù sa: Nhóm đất phù sa phân bố dọc hai bờ sông Tiền và sông
Hậu. Diện tích là 1.184.857 ha, chiếm 30,4% diện tích đất ĐBSCL, có diện tích đứng

vị trí thứ 2 sau đất phèn. Về cơ bản nhóm đất phù sa có địa hình cao hơn đất phèn và
đất mặn. Đất phù sa nhiễm phèn và nhiễm mặn đã đƣợc xếp vào đất phèn và đất mặn.
Nhìn chung đất phù sa ĐBSCL có độ phì cao. Đất phù sa không đƣợc bồi có
loang lổ chua hơn các đất khác trong nhóm. Lân tổng số thƣờng trung bình hoặc
nghèo, đất phù sa mới bồi đạt gần 1%. Đất phù sa glây và đất phù sa loang lổ chiếm
diện tích lớn nhất trong nhóm đất phù sa và đang đƣợc thâm canh lúa, hàm lƣợng lân
tổng số chƣa đạt 0,05%, thể hiện thiếu lân.
20


+ Nhóm Đất than bùn lầy: Nhóm đất này có 1 đơn vị chú giải bản đồ đất là đất
than bùn phèn, ký hiệu là TS, diện tích là 24.027 ha, chiếm 0,6% diện tích ĐBSCL.
Đất này đƣợc hình thành trên các lòng sông cổ hay trầm tích đầm nội địa. Phân bố chủ
yếu ở U minh và tứ giác Long Xuyên.
Đất có nhiều nơi trồng rau, sắn, khóm, dƣa hấu. Than bùn còn đƣớc sử dụng làm
chất đốt, phân bón.
+ Nhóm Đất xám: Bậc thềm phù sa cổ phía Campuchia và đông nam bộ xuống
vùng ĐBSCL chỉ còn rải rác một ít diện tích. Do trầm tích phù sa cổ có hàm lƣợng cát
thạch anh nhiều nên hình thành đất xám có thành phần cơ giới nhẹ. Và cũng do đến
ĐBSCL địa hình thấp đi nhiều nên trầm tích đầm mặn đã chờm lên phù sa cổ, vì vậy
đất xám và đất phèn xen kẽ. Diện tích nhóm đất xám 134.656 ha.
1.1.5. Đặc điểm địa chất thủy văn
+ Phức hệ chứa nước lỗ hổng các trầm tích Đệ Tứ không phân chia (Q):
Các thành tạo chứa nƣớc Đệ Tứ không phân chia (Q) gồm sản phẩm phong hóa
và tích tụ do sông, lũ, tàn tích phân bố quanh rìa chân các ngọn núi cao ở An Giang và
Kiên Giang. Ở khu vực Bảy Núi-An Giang các thành tạo này phát triển trên quy mô
lớn, bao quanh các chân núi. Bề dày trầm tích 5-10 m. Các giếng đào có mực nƣớc
sâu từ 1,5-5,6 m, thƣờng gặp 2-5 m. Giếng nghèo nƣớc, lƣu lƣợng giếng từ 0,1-0,2 l/s.
Loại hình hóa học nƣớc thƣờng gặp Cl-HCO3-Na. Tổng khoáng hóa ở Bảy
Núi 0,1-0,5 g/l. Mức độ nhiễm bẩn các hợp chất nitơ trong nƣớc nhƣ sau: NH4+

không có mặt. Hàm lƣợng NO2- thƣờng gặp từ vết đến 0,03 mg/l và NO3- thƣờng
gặp 0,4-5,0 mg/l. Đặc biệt có một điểm (7007) ở An Giang hàm lƣợng NO3- là 17,54
mg/l, nhiễm bẩn do chất thải của dân cƣ.
Nƣớc tàng trữ trong các trầm tích này có mặt thoáng tự do. Mực nƣớc tĩnh
thƣờng gặp từ 2-5 m. Mức độ phong phú của Phức hệ chứa nƣớc các trầm tích đệ tứ
không phân chia thuộc loại kém (lƣu lƣợng 0,1-0,2 l/s), nên việc khai thác nƣớc gặp
nhiều khó khăn. Nhƣng, do hầu hết là nƣớc có tổng độ khoáng hóa (M) nhỏ, nhiễm
bẩn không nhiều nên có thể sử dụng ăn uống sinh hoạt cho dân cƣ địa phƣơng với
qui mô nhỏ, phân tán. Qua tài liệu quan trắc mực nƣớc cho thấy: mực nƣớc dao động
21


theo mùa. Mực nƣớc thấp nhất vào cuối mùa khô (tháng 4 hàng năm, một số giếng
trong vùng bị cạn). Vào mùa mƣa phức hệ nhận đƣợc cung cấp trực tiếp, mực nƣớc
dâng lên đạt cao nhất vào cuối mùa mƣa (tháng 10 hàng năm). Ở một vài giếng,
nƣớc có thể tràn miệng giếng.
+Phức hệ chứa nước lỗ hổng các trầm tích nhiều nguồn gốc Holoxen (qh):
Các trầm tích Holoxen phân bố rộng rãi trên quy mô lớn ở phía Nam và
Tây- Nam, từ Long An đến bờ biển phía Tây. Bề dày tăng dần từ Đông sang Tây và
từ Bắc xuống Nam, từ 2-5 m ở ven rìa đến 20-25 m ở Bắc sông Tiền và Tây-Nam
sông Hậu, sâu nhất là ở trũng giữa sông Tiền và sông Hậu, bề dày 48 m (LK 210), 61
m (LK Q214), 63 m (LK 9693), 76 m (LK Q209). Trên mặt cắt địa chất, các thành
tạo trầm tích (QIV1-2) chiếm ƣu thế và trong thành phần hạt, tỷ lệ hạt mịn là chủ
yếu nên mức độ chứa nƣớc phổ biến thuộc loại kém.
Mạng lƣới sông, kênh rạch phân cắt và đào lòng vào các trầm tích Holoxen,
trong đó các sông lớn nhƣ sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ có độ sâu có nơi
đến 40 m. Nƣớc sông có tác động rất lớn đến động thái của nƣớc dƣới đất, vùng
ven biển ảnh hƣởng thủy triều và nƣớc mặn xâm nhập sâu vào đất liền gây nhiễm
mặn phức hệ chứa nƣớc.
Phức hệ chứa nƣớc các trầm tích Holoxen có quá trình hình thành phức tạp,

thành phần thạch học chủ yếu là hạt mịn, mức độ chứa nƣớc rất kém. Nƣớc có chất
lƣợng kém thể hiện ở tổng khoáng hóa cao, nƣớc lợ, nƣớc mặn chiếm gần nửa diện
tích vùng trũng Cửu Long và chịu ảnh hƣởng của nƣớc biển. Mực nƣớc tĩnh thấp, dao
động theo mùa với biên độ nhỏ. Trong các giồng cát phân bố trên địa hình cao, nƣớc
có chất lƣợng tốt hơn, có thể sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt, nhƣng cần chú ý tăng
cƣờng phòng ngừa các nguồn nhiễm bẩn ở các khu dân cƣ. Mực nƣớc dao động theo
mùa rõ rệt.
+ Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistoxen giữa muộn (qp2-3):
Diện phân bố của tầng chứa nƣớc Pleistoxen rất rộng rãi, lộ ra ở phía Bắc tỉnh
Long An và Tri Tôn (An Giang). Diện tích còn lại bị phủ bởi các thành tạo trẻ
hơn. Chiều sâu mái tầng chứa nƣớc thay đổi từ 20-40 m ở vùng ven rìa (Long
22


An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau) đến 50-60 m ở trung tâm (Bến
Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ) và sâu nhất 60-70 m ở Bình Minh-Vĩnh Long.
Tầng chứa nƣớc qp2-3 lộ ra ở Long An, An Giang, là nơi trực tiếp nhận nguồn
cấp nƣớc khí quyển, thẩm thấu, vận chuyển chảy về phía Nam và Tây-Nam. Đồng
thời, đây cũng là nơi nhận trực tiếp nguồn cấp từ sông, suối, hồ, mƣơng, kênh,
không ngừng bổ cập làm giàu tầng chứa nƣớc.
Đƣờng đẳng áp +2 m (sau khi đã chuyển đổi đồng nhất tổng khoáng hóa) chạy
từ Mộc Hóa qua Tân An và lên Củ Chi-Hóc Môn. Vùng Trung Nam bộ, nƣớc trong
tầng di chuyển có hƣớng dọc theo hai con sông lớn và bổ sung cho hai bên là phụ
vùng ĐTM và Tây-Nam sông Hậu. Vùng Tây Nam bộ, áp lực giảm dần theo
hƣớng Tây-Tây Nam, thoát ra ở vịnh Rạch Giá.
Nƣớc tự chảy ở Long Toàn và Cái Nƣớc, Năm Căn, độ cao mực nƣớc đến +0,5
m. Mực nƣớc ở Cà Mau quan trắc đƣợc tại trung tâm thành phố từ 18-20 m trong
mùa khô và từ 12-13 m trong mùa mƣa. Sự hạ thấp mực nƣớc này liên quan đến lƣu
lƣợng khai thác nƣớc dƣới đất ở Nam sông Hậu. Theo tài liệu quan trắc động thái
nƣớc dƣới đất cho thấy mực nƣớc dao động theo mùa, thƣờng đạt cực đại vào cuối

mùa mƣa và cực tiểu vào cuối mùa khô. Gần vùng lộ của tầng chứa nƣớc nhƣ Tân
Châu (Q20302T), Vĩnh Hƣng (Q02702Z)..., mực nƣớc cao hơn, dao động với biên
độ lớn và có xu hƣớng dâng lên. Những nơi xa vùng lộ, mực nƣớc thấp hơn, dao
động với biên độ nhỏ. Nhất là những nơi khai thác nhiều nhƣ Long Mỹ
(Q211020), Thạnh Hƣng (Q206020) đã thấy mực nƣớc dƣới đất có xu hƣớng giảm
rõ rệt.Sông Tiền và sông Hậu chảy và đào lòng vào các trầm tích Holoxen
và Pleistoxen, có bổ cập cho tầng chứa nƣớc.
Theo hƣớng dòng chảy, áp lực nƣớc giữ thế cân bằng trong điều kiện tự nhiên
có xu hƣớng dịch chuyền vê phía Tây. So sánh chất lƣợng nƣớc và nguồn gốc thành
tạo của chúng ở các vùng có những điểm giống nhau và khác nhau. Nƣớc nhạt có
nguồn cấp theo chiều ngang và thẳng đứng. Các vùng nƣớc nhạt quan trọng nhƣ
Long Toàn, Rạch Giá, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau đƣợc hình thành từ nƣớc mƣa cổ
và đƣợc bổ cập của các con sông lớn cắt qua làm trẻ hóa tuổi của tầng chứa nƣớc.
Ở vùng Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre... tầng chứa nƣớc bị mặn, do
23


ảnh hƣởng của nƣớc biển trong các thời kỳ biển tiến trƣớc đây và biển hiện đại.
Tầng chứa nƣớc các trầm tích qp2-3 có diện phân bố rộng và điều kiện khai thác
thuận lợi nên cần chú ý các biện pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý
giá này.
+ Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistoxen sớm (qp1):
Tầng chứa nƣớc qp1 bị phủ bởi các trầm tích Pleistoxen giữa-muộn, có
mái nghiêng dần từ các vùng rìa phía Bắc và Tây về phía Đông-Nam, độ sâu mái từ
40-50 m ở Châu Đốc, Hà Tiên, từ 80-100 m ở Rạch Giá, Long Xuyên, Bến Lức và
từ 150-200 m ở Bến Tre, Cửu Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu.
Các trầm tích Pleistoxen sớm có nguồn gốc sông và lòng sông, thành phần
thạch học chủ yếu: cát, cuội, sỏi rời rạc. Riêng ở khoảnh mũi Cà Mau trầm tích có
nguồn gốc biển và ven bờ, thành phần hạt mịn chiếm ƣu thế.
Diện tích phân bố tầng chứa nƣớc chiếm gần 90% diện tích vùng nghiên cứu,

chúng bị phủ bởi các trầm tích Pleistoxen giữa- muộn. Bề dày tầng chứa nƣớc trung
bình từ 40-60 m ở phần rìa và 80-100 m ở vùng trũng. Mức độ giàu nƣớc thuộc loại
phong phú, phân bố ở trung tâm bồn (chiếm 70% diện tích), thuộc loại trung bình
và kém ở phần rìa. Mực nƣớc tĩnh thƣờng gặp từ 1-3 m. Nƣớc có áp lực tự chảy ở
Tân An, Bến Lức và Long Toàn. Đƣờng đẳng áp chung (sau khi hiệu chỉnh đồng
nhất tổng khoáng hóa) của tầng có hƣớng từ Bắc (Mộc Hóa, Châu Đốc) xuống phía
Nam và chuyển sang hƣớng Tây-Nam, thoát ra bờ biển phía Tây (vịnh Rạch Giá).
Nguồn cung cấp: Vùng lộ ở sông Bé, Đồng Nai đƣợc cung cấp trực tiếp từ
nƣớc mƣa và nƣớc sông suối; Các thành tạo chứa nƣớc ở Củ Chi, Hóc Môn và lân
cận đƣợc nhận nguồn cấp từ vùng cao, nƣớc khí quyển và sông, suối. Ở ĐTM, Gò
Công, Cần Giờ, Vũng Liêm, Bến Tre, nƣớc mặn dần dần đƣợc rửa nhạt. Nƣớc nhạt ở
Long Toàn và vùng Tây Nam bộ hình thành đồng thời hoặc sau thành tạo các trầm
tích Pleistoxen và tiếp tục đƣợc pha trộn với nƣớc khí quyển do đó mà tuổi của nƣớc
hiện tại trong tầng trẻ hơn nhiều lần so với tuổi của địa tầng (già nhất 40.000 năm).
Nƣớc ở tầng này có tốc độ di chuyển chậm. Theo tài liệu quan trắc cho thấy gần biên
giới với Campuchia mực nƣớc dao động theo mùa và cao hơn những vùng khác
(Vĩnh Hƣng-Q027030, An Phong- Q031030). Những nơi sâu trong ĐBSCL, mực
24


nƣớc dao động nhỏ hơn (Long Mỹ- Q211030) và có xu hƣớng hạ thấp mạnh mẽ (nhƣ
Cà Mau-Q188030).
Loại hình hóa học nƣớc: Nƣớc có M<1,0 g/l, loại hình HCO3-Na, HCO3-ClNa, Cl-HCO3-Na. Nƣớc có M>1,0g/l, loại hình Cl-Na. Chƣa có dấu hiệu nhiễm bẩn.
Tầng chứa nƣớc đƣợc khai thác phổ biến ở Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu...
+ Phức hệ chứa nước lỗ hổng các trầm tích Plioxen (n2):
Phức hệ chứa nƣớc n2 có diện phân bố rộng trên lãnh thổ ĐBSCL nhƣng chìm
sâu về phía Tây, Tây-Nam, với độ sâu từ 30-80 m ở các vùng rìa và đến 200-250 m
ở vùng trũng trung tâm. Vùng có mức độ chứa nƣớc phong phú đến trung bình,
chiếm khoảng 90% diện tích phân bố. Diện tích phân bố nƣớc nhạt chiếm trên nửa
diện tích phân bố của phức hệ và thƣờng ở độ sâu không lớn (400 m) nên thuận

tiện cho việc xây dựng công trình khai thác. Nguồn cung cấp cho phức hệ chứa nƣớc
này là nƣớc mƣa, tiếp nhận ở các vùng lộ, thấm và vận động xuống tầng sâu. Nƣớc
hiện đại ở ven vùng lộ làm trẻ hóa tuổi của nƣớc, phần phía Tây-Nam ít bị ảnh
hƣởng hơn. Phức hệ chứa nƣớc thuộc loại phục hồi trữ lƣợng khi khai thác (đƣợc bổ
sung nƣớc nhạt) nhƣng thực tế nlửng sông Vàm Nao
lớn gần gấp 3 lần của sông Tiền (qua mặt cắt Tân Châu) và lớn gấp 7 lần của sông Hậu
(qua mặt cắt Châu Đốc). Song do sông Vàm Nao chuyển tải dòng chảy lũ lớn hơn sông
Hậu khoảng 1000-2000m3/s (qua mặt cắt Châu Đốc) và chỉ xấp xỉ 40% của sông Tiền
91


×