Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Lập kế hoạch & thiết kế các phương pháp kiểm toán trong kiểm toán BCTC ở Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.48 KB, 32 trang )

L ời nói đầu

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của một loạt
xu thế mới đã có tác động tích cực tới nền kinh tế thế giới, nổi bật là xu thế phát
triển mang tính bùng nổ của Cách mạng khoa học-kỹ thuật và công nghệ, xu thế
quốc tế hoá đời sống và xu thế chuyển đổi từ đối đầu sang đối thoại,từ biệt lập
sang hợp tác.
Cùng với sự phát triển và xu hướng hội nhập quốc tế, hoạt động dịch vụ mà
trước hết là dịch vụ tài chính, dịch vụ kế toán- kiểm toán là hoạt động nhạy cảm
và có thể ưu tiên trong tiến trình hội nhập. Trong đó, kiểm toán là một loại hình
dịch vụ mới đặc biệt là trong những năm gần đây, ngành dịch vụ kế toán- kiểm
toán đã hình thành và phát triển khá mạnh mẽ ở Việt Nam. Sự lớn mạnh về số
lượng và quy mô của các công ty kiểm toán cho thấy một sức sống tiềm tàng,
một thế mạnh mà chúng ta chưa khai thác được, đặc biệt là kiểm toán Báo cáo
tài chính. Do đó, với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến của mình; kiểm toán
đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo tính trung thực, hợp lý của các Báo
cáo tài chính.
Nhưng để một cuộc kiểm toán được thực hiện có chất lượng và hiệu quả thì
trước hết chúng ta phải có một kế hoạch và các phương pháp kiểm toán đầy đủ,
hợp lý. Việc lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán là nhằm chuẩn
bị những điều kiện cơ bản trong tổ chức công tác kiểm toán, bởi nó không chỉ
xuất phát từ yêu cầu chính của việc quản lý mà còn đảm bảo thực hiện theo
nguyên tắc đã được quy định thành chuẩn mực đòi hỏi các kiểm toán viên phải
tuân theo để đạt đến một quy trình kiểm toán thống nhất và hợp lý.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm
toán chưa đầy đủ, nội dung, quy trình cũng như phương pháp được vận dụng
trong các cuộc kiểm toán mới ở giai đoạn đầu, nguồn tài liệu thiếu cả về số
lượng, tính đồng bộ và hạn chế về mặt chất lượng. Do vậy, kế hoạch kiểm toán
- 1 –
cần được coi trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán. Thực
tiễn hoạt động kiểm toán ở nước ta trong những năm vừa qua cho thấy kế hoạch


kiểm toán được lập đầy đủ và chu đáo là một trong những nhân tố hàng đầu đưa
đến sự thành công của cuộc kiểm toán cũng như dẫn đến sự thành công của các
doanh nghiệp.
Đề tài: “Lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán trong kiểm
toán báo cáo tài chính ở Việt Nam” được nghiên cứu dựa trên cơ sở những bài
giảng về kiểm toán tài chính và tìm hiểu thông tin sách báo, tạp chí... nhằm làm
rõ thêm đề tài.
Đây là một vấn đề lớn nhưng trong giới hạn cho phép của đề tài này xin đề cập
một số nội dung chính sau:
Phần I: Trình tự giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp
các phương pháp kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính.
Phần II: Thực tế lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán
trong các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
Phần III: Một số kiến nghị và phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác kiểm toán Báo cáo tài chính ở Việt nam.
Trong quá trình thực hiện bài viết của mình. Em nhận được sự hướng dẫn
nhiệt tình của thầy giáo Th.s Phan Trung Kiên.
Mặc dù đã cố gắng song do nhận thức và khả năng còn hạn chế nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến góp ý
của thầy và các thầy, cô giáo bộ môn để đề tài này được hoàn thiện hơn.
- 2 –
P HẦN I : LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I. Quy trình, trình tự các giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và ý nghĩa của việc
lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính.
1. Khái niệm:
Kiểm toán tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng
khai tài chính của các thực thể kinh tế do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp
vụ tương xứng đảm nhận và dựa trên hệ thống pháp lý có hiệu lực.
2. Quy trình kiểm toán:

Để đảm bảo tính hiệu quả, kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm
toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn
cứ cho kết luận của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên
Báo cáo tài chính, cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình gồm ba
giai đoạn như sau:
- Lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán
- Thực hiện kế hoạch kiểm toán
- Hoàn thành kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán
Sơ đồ 1: Ba giai đoạn của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính.


Trong đó lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các kiểm toán viên
cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng
như các điều kiện cần thiết khác cho kiểm toán.
- 3 –
Giai đoạn III
Hoàn thành kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán
Giai đoạn I
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn I
Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán
3. Ý nghĩa của lập kế hoạch kiểm toán và là nhân tố quan trọng đối với hoạt
động kiểm toán nước ta:
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán. Giai
đoạn lập kế hoạch kiểm toán bao gồm các công việc tìm hiểu về đơn vị được
kiểm toán. Từ đó xác định kế hoạch tiến hành công việc kiểm toán, trong đó bao
gồm : kế hoạch chiến lược và kế hoạch chi tiết để tiến hành kiểm toán.
Lập kế hoạch kiểm toán có ý nghĩa rất quan trọng. Nó trợ giúp rất tích cực đối
với mọi cuộc kiểm toán, chi phối chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Ý nghĩa của giai đoạn này được thể hiện :

- Kế hoạch kiểm toán giúp kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng
kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về các
Báo cáo tài chính, từ đó giúp các kiểm toán viên hạn chế những sai sót, giảm
thiểu trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ vững được uy tín
nghề nghiệp đối với khách hàng.
- Kế hoạch kiểm toán giúp các kiểm toán viên phối hợp hiệu quả với nhau
cũng như phối hợp hiệu quả với các bộ phận có liên quan như kiểm toán nội bộ,
các chuyên gia bên ngoài ... Đồng thời qua sự phối hợp hiệu quả đó, kiểm toán
viên có thể tiến hành cuộc kiểm toán theo đúng chương trình đã lập với các chi
phí ở mức hợp lý, tăng cường sức mạnh cạnh tranh cho Công ty kiểm toán và
giữ uy tín với khách hàng trong mối quan hệ làm ăn lâu dài.
- Kế hoạch kiểm toán thích hợp là căn cứ để Công ty kiểm toán tránh xảy ra
những bất đồng với khách hàng . Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã lập kiểm
toán viên thống nhất với khách hàng về nội dung công việc sẽ thực hiện, thời
gian tiến hành kiểm toán cũng như là trách nhiệm của mỗi bên.... Điều này tránh
xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc giữa hai bên.
- Ngoài ra, căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được lập, kiểm toán viên có
thể kiểm soát và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán đã và đang thực hiện,
góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán, từ đó càng thắt
chặt hơn mối quan hệ giữa công ty kiểm toán với khách hàng.
4.Trình tự giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán.
Nhằm giúp việc lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán được thực
hiện có hiệu quả, các Giám đốc kiểm toán và các kiểm toán viên thường lập
chiến lược kiểm toán .
- 4 –
Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm:
+ Kế hoạch kiểm toán tổng quát.
+ Kế hoạch kiểm toán chi tiết.
Gồm sáu bước công việc như sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán

II. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán :
Quy trình kiểm toán được bắt đầu khi kiểm toán viên và công ty kiểm
toán thu nhận một khách hàng. Thu nhận khách hàng là một quá trình gồm 2
bước:
- Thứ nhất, phải có sự liên lạc giữa kiểm toán viên với khách hàng tiềm
năng mà khách hàng này yêu cầu được kiểm toán và khi có yêu cầu kiểm toán,
kiểm toán viên phải đánh giá liệu có chấp nhận đó hay không?
- Thứ hai, đối với những khách hàng hiện tại, kiểm toán viên phải quyết
định liệu có tiếp tục kiểm toán hay không?
- 5 –
Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát
Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình
kiểm toán
Thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng và thực
hiện các thủ tục phân tích
Trên cơ sở đã xác định được đối tượng khách hàng có thể phục vụ cho
tương lai, Công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập
kế hoạch kiểm toán bao gồm: Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận
diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và ký hợp đồng
kiểm toán.
1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
Kiểm toán viên phải đánh giá xem việc chấp nhận một khách hàng mới
hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ có làm tăng rủi ro cho hoạt động
của kiểm toán viên hay hại đến uy tín của công ty kiểm toán hay không?
Để làm được điều đó, kiểm toán viên phải tiến hành các công việc như
sau:

_ Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng :
Chuẩn mực kiểm toán số 220 “Kiểm toán chất lượng đối với việc
thực hiện một hợp đồng kiểm toán” của một công ty kiểm toán cho rằng kiểm
toán viên phải xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng khi đánh giá khả năng
chấp nhận kiểm toán.
Để đưa ra quyết định chấp nhận hay giữ một khách hàng thì Công ty
kiểm toán phải xem xét tính độc lập của kiểm toán viên, khả năng phục vụ tốt
khách hàng của Công ty kiểm toán và tính liêm chính của Ban Giám đốc khách
hàng.
_ Tính liêm chính của Ban giám đốc công ty khách hàng:
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 “ Đánh giá rủi ro và kiểm
soát nội bộ ”, tính liêm chính của Ban giám đốc là bộ phận cấu thành then chốt
của môi trường kiểm soát, đây là nền tảng cho tất cả các bộ phận khác của hệ
thống kiểm soát nội bộ. Vì vậy, tính liêm chính của Ban giám đốc rất quan trọng
đối với quy trình kiểm toán bởi lẽ Ban giám đốc có thể phản ánh sai các nghiệp
vụ hoặc giấu diếm các thông tin dẫn tới các sai sót trọng yếu trên Báo cáo tài
chính.Thêm vào đó, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 “Gian lận và sai
sót” nhấn mạnh tầm quan trọng về đặc thù của Ban giám đốc và ảnh hưởng của
nó tới môi trường kiểm soát như là nhân tố rủi ro ban đầu của việc báo cáo gian
lận các thông tin tài chính. Nếu Ban giám đốc thiếu liêm chính, kiểm toán viên
không thể dựa vào bất kỳ bản giải trình nào của Ban giám đốc cũng như không
thể dựa vào các sổ kế toán. Thêm vào đó Ban giám đốc là chủ thể có trách
- 6 –

×