ĐỀ THI THỬ THPT SỐ 24 – (THẢO 15)
THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA NĂM 2020
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Con mèo nằm thản nhiên
trong mảnh thảm nhung góc nhà
Nó bị xích như xích chó
Thức ăn phục vụ tại chỗ
Thấy chuột tôi thả mèo ra
Mèo nhìn chuột dửng dung, lạnh lùng
Rồi lại nằm khoèo trên mảnh thảm nhung
gối đầu lên cái xích…
(Trích Con mèo – Trần Nhuận Minh)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Các từ dửng dưng, lạnh lùng, nằm khoèo thể hiện điều gì?
Câu 3. Nêu nội dung của đoạn thơ trên.
Câu 4. Có ý kiến cho rằng: Bài thơ Con mèo của Trần Nhuận Minh đã lên tiếng cảnh
báo về một thế hệ thích sống hưởng thụ, ỷ lại, thụ động. Anh/chị có đồng tình với ý kiến
trên không? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Qua đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về tác hại của lối sống hưởng thụ, ỷ lại, thụ động.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận về đoạn trích sau:
“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai ?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi đê rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?
(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu – SGK Ngữ văn 12 – tập 1 – NXB Giáo dục)
ĐỊNH HƯỚNG RA ĐỀ:
- Mức độ: Trung bình
- Nhận xét: Đề đảm bảo kiến thức cơ bản, và không có kiến thức trong nội dung tinh
giản mà Bộ mới công bố ngày 31.3.2020. Đề không khó, vừa sức với học sinh, học sinh
trung bình không khó để đạt mức điểm 5 - 6; học sinh khá đạt 7 - 8. Tuy nhiên để đạt mức
điểm 9-10 đòi hỏi học sinh phải phát huy được tư duy phản biện, các trình bày vấn đề nghị
luận sắc bén, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo.
Phần Đọc hiểu trong đề thi minh hoạ THPT quốc gia năm 2020 sử dụng ngữ liệu nằm
ngoài sách giáo khoa, gồm một đoạn trích dẫn cho trước và 4 câu hỏi. Đặc biệt ở câu 3, 4
đòi hỏi người làm bài phải hiểu sâu sắc đoạn văn, câu trích dẫn thì bài làm mới hay, hiểu
đúng vấn đề mà đoạn trích truyền tải.
Ở câu nghị luận văn học, nội dung câu hỏi nằm ở phần kiến thức chương trình lớp 12,
không ra vào phần nội dung tinh giản của Bộ GDĐT.
PHẦN
Đọc hiểu
Làm văn
CÂU
1
2
3
4
1
2
MA TRẬN
CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
X
x
x
x
Vận dụng cao
x
x
PHẦN
I
CÂU
1
2
3
4
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
NỘI DUNG
ĐỌC HIỂU
Phương thức biểu đạt chính: miêu tả
Cách dùng các từ dửng dưng, lạnh lùng, nằm khoèo thể
hiện:
+ Thái độ không quan tâm của con mèo đối với loại thức ăn
tự nhiên (là chuột) mà chúng yêu thích.
+ Đây là hành động trái với bản năng động vật của chúng
+ Gây sự tò mò cho người đọc, khiến độc giả đi tìm lí do
cho thái độ ấy.
Nội dung:
- Miêu tả hình ảnh con mèo được nuôi đầy đủ về vật
chất nên lâu ngày đánh mất bản năng sinh tồn của động vật,
thấy chuột cũng không muốn bắt.
- Từ đó, muốn nói tới lối sống hưởng thụ, ỷ lại, bị phụ
thuộc và không biết đấu tranh, phản kháng.
HS trả lời theo quan điểm cá nhân và có lí giải hợp lí.
- Đồng tình/ không đồng tình
- Lí lẽ thuyết phục
ĐIỂM
3,0
0,5
1,0
0,5
0,5
0,5
II
1
LÀM VĂN
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
về tác hại của lối sống hưởng thụ, ỷ lại, thụ động
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi
hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã
hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và
chính kiến của mình để làm bài.
-Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng
phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến
của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc,
phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu cụ thể
Hình thức:
Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, đặt câu,...
Nội dung.
a. Nêu vấn đề cần nghị luận: tác hại của lối sống
hưởng thụ, ỷ lại, thụ động.
b. Giải thích:
- Sống hưởng thụ,ỷ lại, thụ động là tự bản thân không
có ý thức trách nhiệm, không cố gắng trong cuộc sống mà
dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác một
cách thái quá.
- Lối sống này cần phê phán, có tác hại đối với mỗi cá
nhân và sự phát triển của xã hội.
c. Bàn luận: đưa ra lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết
phục. Có thể tham khảo các ý sau:
- Người sống hưởng thụ ỷ lại, thụ động quen dựa dẫm
thường lười lao động, suy nghĩ, tư duy, thiếu năng lực đưa
ra quyết định trong những hoàn cảnh cần thiết. Từ đó, họ
không làm chủ được cuộc đời, không có bản lĩnh, không có
sáng tạo,... dễ gặp thất bại trong mọi việc.
- Họ trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.
- Tương lai của đất nước không thể phát triển tốt đẹp nếu
những chủ nhân tương lai của đất nước đều lười biếng, ỷ lại
như vậy.
=> Đó là quan niệm sống lệch lạc.
- HS lấy dẫn chứng xác thực.
7,0
2,0
0,25
0,25
0,5
1,0
d. Bài học nhận thức và hành động:
2
a
b
c
- Thế hệ trẻ cần học cách tự đứng trên đôi chân của
mình, không được tự biến mình thành cây tầm gửi trong
cuộc sống.
Cần tích cực rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng
sống thật tốt để luôn là người có bản lĩnh, có chính kiến và
chủ động đưa ra những quyết định tỉnh táo, sáng suốt trong
mọi việc.
Cảm nhận về đoạn trích trong Việt Bắc – Tố Hữu
Yêu cầu chung:
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học,
đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn
học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng
cảm thụ văn chương để làm bài.. .
-Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách
khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không
được thoát li văn bản tác phẩm.
Yêu cầu cụ thể
Đầy đủ bố cục 3 phần:
Mở bài: Nêu đúng vấn đề cần nghị luận:
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Khái quát về tác giả, tác phẩm
Tác giả:
- Tố Hữu là một trong nhà lá cờ đầu của nền văn nghệ
cách mạng Việt Nam.
- Đường đời, đường thơ Tố Hữu luôn song hành cùng
con đường cách mạng của cả dân tộc.
- Phong cách thơ ông chính là sự hòa quyện giữa nội
dung trữ tình chính trị, khuynh hướng sử thi và cảm hứng
lãng mạn và nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc
Tác phẩm:
- Bài thơ được sáng tác tháng 10 năm 1954. Đây là
khúc giao thời của lịch sử: cuộc kháng chiến chống Pháp đã
kết thúc thắng lợi, hòa bình được lập lại ở miền Bắc, các cơ
quan Trung Ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu
Việt Bắc để trở về Hà Nội.
Khái quát chung về đoạn thơ
+ Đoạn thơ gợi lại những kỉ niệm sâu nặng về những
ngày xây dựng chiến khu gian khổ và thắm thiết nghĩa tình,
0,25
5,0
0,25
0,25
0,25
0,25
d
qua đó bày tỏ tình cảm tha thiết, lòng biết ơn sâu nặng đối
với quê hương cách mạng, với nhân dân, với đất nước.
+ Đọan thơ là sự tiếp nối cảm xúc chia ly "Cầm tay nhau
biết nói gì hôm nay " thật bồn chồn, da diết ở những câu thơ
đầu. Trong hoàn cảnh chia ly, nỗi buồn của kẻ ở, người đi
đều dâng trào nhưng người ở lại bao giờ cũng nhạy cảm hơn
với hoàn cảnh đổi thay cho nên nhà thơ đã để cho người ở
lại gợi nhắc kỉ niệm về những ngày xây dựng chiến khu
gian khổ mà thắm thiết nghĩa tình
Cảm nhận đoạn trích
3,0
- Cặp đại từ nhân xưng mình-ta: mang đến âm điệu ngọt 0,25
ngào, giống như câu ca dao giao duyên ý nhị mà tình tứ của
đôi trai gái yêu nhau:
Mình nhớ ta như cà nhớ muối
Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng
-> dùng những từ ngữ nói về tình cảm riêng tư, đôi lứa để
thể hiện tình cảm cách mạng, Tố Hữu đã đem đến một giá
trị mới: vẫn là mình – ta nhưng lại thể hiện tình cảm biết ơn
sâu nặng với kháng chiến, với đồng bào chiến khu, sự thủy
chung son sắt của nhân dân Việt Bắc với cách mạng.
- Sự lặp lại những từ ngữ mình đi – mình về ở đoạn thơ này
còn tạo nên nhạc điệu quyến luyến, quấn quýt của kẻ ở
người đi với biết bao kỉ niệm nhớ thương chất chồng.
1,0
Câu 1, 2, 3, 4:
- Từ nhớ được lặp lại cũng góp phần tạo nên giai điệu
đặc biệt cho đoạn thơ so với toàn bài. Trong đoạn thơ này
từ nhớ xuất hiện với mức độ đậm đặc (7/12 câu thơ) gợi nên
một trời nhớ thương, hoài niệm. Nỗi nhớ ấy không hề đơn
điệu và được nhân lên ở nhiều cung bậc khác nhau theo sự
tiến triển của dòng cảm xúc.
+ Nếu như ở những câu đầu nỗi nhớ còn dàn trải theo thời
gian (nhớ những ngày), lan tỏa trong không gian (nhớ chiến
khu), thì đến những câu cuối của đoạn thơ nỗi nhớ đã trở
nên thân thiết, bình dị, gần gũi (nhớ những nhà) và lắng lại
trong tâm hồn (mình lại nhớ mình)
+ Trong nỗi nhớ ấy nhà thơ đã giúp ta sống lại những ngày
đầu xây dựng chiến khu với biết bao khó khăn, gian khổ.
- Để cho người Việt Bắc hỏi: vừa là những băn khoăn,
đồng thời muốn khơi gợi lại những kỉ niệm của những ngày
chiến đấu gian khó.
+ Những thành ngữ: mưa nguồn suối lũ, những mây cùng
mù được Tố Hữu sử dụng đã làm sống dậy những ngày đầu
gian khổ, cùng nhau chịu đựng, vượt qua bao thử thách của
thiên nhiên khắc nghiệt. Trong cái dữ dội của gió núi, mưa
ngàn nghĩa tình của con người càng thêm bền chặt.
- Những hình ảnh: miếng cơm chấm muối là một chi tiết
thực gợi về sự thiếu thốn, gian khổ của con người trong
kháng chiến, trong khó khăn.
- Hình ảnh hoán dụ “mối thù nặng vai” gợi liên tưởng đến
mối thù sâu nặng của nhận dân ta với những kẻ cướp nước
và bán nước.
-> Núi rừng Việt Bắc, con người Việt bắc đã cưu mang cán
bộ kháng chiến bằng “miếng cơm chấm muối” – hình ảnh
gợi bao nghĩa tình trong lòng người kháng chiến. Đồng thời,
câu thơ còn là lời nhắc nhở kín đáo của người ở lại về một
thời hào hùng mình và ta đã sát cánh bên nhau.
0,5
Câu 5, 6:
- Câu 5:
+ Câu thơ sáu chữ mang hình thức của một câu hỏi, nhưng
không để hỏi người ra đi mà chỉ để thể hiện nỗi lòng người
ở lại.
+ Rừng núi: hoán dụ cho người dân Việt Bắc,
+ Đại từ ai là người ra đi, mang tính chất phiếm chỉ khiến
hình ảnh người ra đi trở nên xa xôi trong ánh mắt nhớ
nhung của người ở lại.
Nỗi nhớ nhung mang chút ngậm ngùi, xao xuyến
- Câu 6:
+ Trám bùi và măng mai là những món ăn thường nhật của
bộ đội trong những ngày gian khó, cũng là đặc sản của thiên
nhiên Việt Bắc.
+ Phép điệp: để rụng, để già gợi lên hình ảnh cuộc sống như
ngưng trệ, núi rừng như hoang phế sau lưng người đi cungf
cảm giác hụt hẫng trong lòng người ở lại.
Người ra đi, tram bùi trên cây không ai hái, để rụng
không ai nhặt, măng mai để già hoang phí giữa rừng sâu.
Người ra đi đã để lại một khoảng trống mênh mông trong
lòng người ở lại.
0,5
Câu 7, 8:
- Cụm từ nhớ những nhà là biện pháp hoán dụ gợi cho
ta cảm nhận lo lắng: không biết cán bộ về xuôi có còn nhớ
đến những người dân Việt Bắc hay không?
Phép tương phản trong hai tiểu đối đã trở thành nét
khắc hoạc đặc trưng nhất cho cuộc sống và con người Việt
Bắc.
+ Hình ảnh: Hắt hiu lau xám vừa là hình ảnh thực gợi
không gian hoang vắng, tiêu sơ, buồn bã của núi rừng, vừa
mang ý nghĩa ẩn dụ cho cuộc sống nghèo khổ của người
dân nơi đây.
+ Đậm đà lòng son: là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi tấm lòng
trung hậu, nghĩa tình của những người dân Việt Bắc nghèo
khổ.
- Nghệ thuật tiểu đối kết hợp với cách ngắt nhịp 4/4:
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai
Hắt hiu lau xám đâm đà lòng son
Những câu thơ nhấn vào vế trước để làm nổi bật vế sau.
Cuộc sống càng khó khăn thì mối thù càng trĩu nặng, sự
hiểm nguy càng tăng thì niềm tin vào cách mạng càng đậm
đà hơn bao giờ hết. Rõ ràng, nhà thơ không bao giờ nói gian
khổ chỉ để thấy gian khổ, cái đích xa hơn là từ hiện thực
màu xám làm nổi bật lên cái chí nghĩa, chí tình.
0,75
Bốn câu cuối:
- Những câu hỏi cứ liên tiếp dội lên. Người Việt Bắc hỏi
cán bộ về xuôi có còn nhớ đến núi non, nhớ thiên nhiên
Việt Bắc hùng vĩ hay không? Có còn nhớ khoảng thời gian
cùng nhau “kháng Nhật”, cùng tham gia Việt Minh hay
không?
-> đó cũng là lời nhắc: Việt Bắc chính là quê hương của
Cách Mạng, cội nguồn nuôi dưỡng cho Cách Mạng.
- Câu thơ Mình đi, mình có nhớ mình có nhiều cách hiểu,
căn cứ vào những nét nghĩa khác nhau của từ mình ở cuối
câu thơ.
+ Nếu mình là người ở lại thì câu hỏi xao xuyến nỗi nhớ
nhung, day dứt niềm trăn trở -> sự hòa nhập gắn kết giữa kẻ
ở - người đi hòa quyện làm một.
+ Nếu mình là người ra đi, là cán bộ về xuôi -> câu thơ là
lời nhắc nhở: đừng đánh mất chính mình chốn phồn hoa đô
hội, đừng bao giờ quên đi quá khứ…
- Những địa danh: Tân Trào, Hồng Thái được gợi nhắc
khiến lòng người xúc động bởi nó chính là những gì thiêng
liêng nhất. Mái đình Hồng Thái – nơi họp quốc dân Đại hội,
e
g
h
cây đa Tân Trào – nơi chứng kiến sự ra đời của đội Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của lực lượng
vũ trang sau này. Thế mới biết, khi đã thực sự gắn bó máu
thịt, khi đã hòa nhập cảm xúc lòng mình với đất nước, với
nhân dân, tố Hữu đã thật sự đưa thơ chính trị lên trình đọ là
thơ rất đỗi trữ tình (Xuân Diệu)
0,5
Nhận xét:
- 12 câu thơ, Tố Hữu đã đưa ta về với thế giới của hoài
niệm và kỉ niệm, vào thế giới ngọt ngào du dương của tình
nghĩa Cách Mạng.
- Lối điệp cấu trúc, nhịp thơ 2/2/2 – 4/4 đều đặn, khiến
cho âm điệu thơ trở nên nhịp nhàng cân xứng, phù hợp với
phong cách trữ tình – chính trị trong thơ Tố Hữu.
- Giọng điệu ngọt ngào tha thiết, nghệ thuật biểu hiện
đậm đà tính dân tộc.
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, 0,25
dùng từ, đặt câu
- Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ 0,25
sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận