Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

27 đề 27 (giang 09) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.43 KB, 10 trang )

THẦN TỐC LUYỆN ĐỀ
Đề 27 – Giang 09

ĐỀ THI KHẢO SÁT
CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA NĂM 2020
MÔN: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút; không kể thời gian phát đề

A. ĐỊNH HƯỚNG RA ĐỀ:
1. Cấu trúc đề vẫn gồm hai phần, đó là phần Đọc hiểu (3 điểm) và Làm văn (7 điểm).
- Trong đó, câu hỏi Đọc hiểu gồm ngữ liệu nằm ngoài sách giáo khoa cùng 4 câu hỏi đọc
hiểu theo các mức độ: Nhận biết/ thông hiểu/ vận dụng và vận dụng cao. Đó là những dạng
câu hỏi quen thuộc với học trò từ nhiều năm nay. Theo đúng cấu trúc đề thi minh họa của
Bộ GD&ĐT năm 2020.
- Trong phần Làm văn, câu Nghị luận xã hội (2 điểm) với yêu cầu viết một đoạn văn
khoảng 200 chữ, nội dung nghị luận là vấn đề có quan hệ hữu cơ với nội dung trong ngữ
liệu đọc hiểu.
2. Nội dung:
- Đề đảm bảo kiến thức cơ bản, và không có kiến thức trong nội dung tinh giản mà Bộ
mới công bố ngày 31.3.2020. Đề không khó, vừa sức với học sinh, học sinh trung bình
không khó để đạt mức điểm 5 - 6; học sinh khá đạt 7 - 8. Tuy nhiên để đạt mức điểm 9-10
đòi hỏi học sinh phải phát huy được tư duy phản biện, các trình bày vấn đề nghị luận sắc
bén, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo.
- Phần Đọc hiểu trong đề thi sử dụng ngữ liệu nằm ngoài sách giáo khoa, gồm một đoạn
trích dẫn cho trước và 4 câu hỏi. Để trả lời được 4 câu hỏi này, đòi hỏi học sinh phải nắm
chắc kiến thức về Tiếng Việt, đọc hiểu nội dung và suy ngẫm, đánh giá. Đặc biệt ở câu 3,
câu 4 đòi hỏi người làm bài phải hiểu sâu sắc đoạn trích, câu trích dẫn thì bài làm mới hay,
hiểu đúng vấn đề.
- Trong phần Làm văn:
+ Đề thi yêu cầu học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội: Câu này vẫn giữ nguyên tắc ra
đề truyền thống, yêu cầu học sinh viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một


vấn đề được rút ra từ ngữ liệu ở phần Đọc hiểu.
+ Ở câu nghị luận văn học, nội dung câu hỏi nằm ở phần kiến thức chương trình học kì I
lớp 12, không ra ngoài nội dung tinh giản của Bộ GDĐT, mức độ phù hợp giống với câu
nghị luận học trong đề thi chính thức năm 2019, và đề minh họa 2020. Và đây là đơn vị kiến
thức nhỏ (không phải toàn bộ tác phẩm), phù hợp với dung lượng bài văn 5 điểm trong thời
lượng đề thi 120 phút.
B. RA ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và
lạnh. Mỗi người chỉ còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.
Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa
nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng. Người thứ hai lướt qua các bộ
mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là


thanh củi cũng bị thu về. Người thứ ba trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta
kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm: “Tại sao mình lại phải hi sinh thanh củi
để sưởi ấm cho con heo béo ị giàu có kia?”. Người đàn ông giàu lui lại một chút, nhẩm
tính: “Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với
tên khố rách áo ôm lười biếng đó?”. Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người
da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: “Không, ta không cho phép mình dùng
thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!”.
Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im
lặng, anh ta tự nhủ: “Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa
trước.”
Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những que
củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả
sáu đều chết cóng…
(Theo Quà tặng cuộc sống)


Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Với sáu người trong câu chuyện trên, mỗi người đã có suy nghĩ như thế nào khi
không cho thanh củi vào đống lửa đang lụi dần?
Câu 3: Theo anh/chị, trong văn bản trên, có những nguyên nhân nào khiến cả sáu người
chết cóng?
Câu 4: Bài học kĩ năng sống mà anh/ chị rút ra khi đọc câu chuyện?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề
tác hại to lớn của lối sống ích kỉ.
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”
(trích “Sóng” – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2019)


HƯỚNG DẪN GIẢI
Nội dung
I. ĐỌC, HIỂU
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên: Phương

thức tụ sự/ phương thức biểu đạt tự sự/tự sự.
Câu 2:
Với sáu người trong câu chuyện trên, mỗi người đã có suy nghĩ riêng khi không
cho thanh củi vào đống lửa đang lụi.
- Người phụ nữ đầu tiên, bà vừa nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm
người da trắng. (Phân biệt chủng tộc)
- Người thứ hai lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó
không đi chung nhà thờ với ông ta. (Kì thị tôn giáo)
- Với người thứ 3, ông ta nhìn người đối diện, nghĩ thầm: “Tại sao mình lại phải
hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị giàu có kia?”.
- Người đàn ông giàu lui lại một chút, nhẩm tính: “Thanh củi trong tay, phải khó
nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười
biếng đó?”.
- Người da đen: “Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm
những gã da trắng!”. (Phân biệt chủng tộc, lòng hận thù).
- Người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng,
anh ta tự nhủ: “Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống
lửa trước.”

Điểm
3,0
0,50
0,50


Mức điểm: Dựa vào văn bản, thí sinh tìm ra nội dung câu hỏi yêu cầu.
- Thí sinh nêu ra đầy đủ, rõ ràng, chuẩn xác bốn cách trở lên.
- Thí sinh nêu ra dưới bốn cách.
- Thí sinh nêu ra dưới hai cách
- Thí sinh không làm được gì, làm sai.

Câu 3:Thí sinh trình bày suy nghĩ của bản thân:
Theo tôi, trong văn bản trên, có những nguyên nhân sau khiến cả sáu người

0,50
0,25
0,15
0,00
1,00

chết cóng trong hang:
- Khách quan: Trước hết là vì hoàn cảnh khắc nghiệt: cái lạnh của hang đá làm họ
kiệt sức.
- Chủ quan: Tuy nhiên, nếu các nhân vật biết cách sẻ chia thanh củi của mình thì
có lẽ họ đã không chết cóng. Họ không chỉ chết vì cái lạnh của hang đá mà còn
chết vì chính cái lạnh từ tâm hồn họ. Đó là sự phân biệt chủng tộc, sự kì thị tôn
giáo, sự phân biệt giàu nghèo... Nói cách khác là do lối sống hẹp hòi, ích kỉ, thiếu
tình yêu thương đồng loại, thiếu tinh thần đoàn kết cộng đồng trong hoàn cảnh
thử thách.
Mức điểm:
- Thí sinh trình bày đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi câu sai, dùng từ.
- Thí sinh trình bày đầy đủ, có vài chỗ còn lủng củng, không mắc lỗi câu sai.
- Thí sinh trình bày khá đầy đủ, có mắc sai xót nhỏ trong trình bày.
- Thí sinh trình bày quá sơ sài, qua loa.
- Thí sinh không làm được gì, làm sai.
Câu 4:
Thí sinh tự do nêu quan điểm, suy nghĩ của mình và lí giải hợp lí, thuyết phục,
làm rõ vấn đề:
Gợi ý:
- Chẳng hạn khẳng định: Tôi (em) đồng tình với quan điểm của tác giả: Giặc
Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt,

mỏng manh, nhỏ bé biết bao.
- Vì: Trên thực tế…
+ “Giặc Covid” rất dễ lây truyền từ người sang người bằng nhiều con đường.
Virus này đang áp dụng luật chơi cho loài người: Nó chỉ cần chọc thủng “phòng
tuyến ở một người”, mà người đó lại chủ quan, tiếp xúc với người khác, thì như
phản ứng “dây truyền”, nó nhanh chóng tràn lan cả cộng đồng, hủy diệt con
người, tàn phá mọi thành tựu con người gây dựng nên.
+ Trên thế giới có hàng triệu người bị nhiễm virus corona, hàng trăm nghìn người
chết vì dịch bệnh này. Ngay ở các cường quốc lớn trên thế giới có nền y học hiện
đại, phát triển, cũng bị giặc Covid 19 hành hoành, gây cảnh chết chóc, đau
thương, bị thiệt hại nặng nề trên mọi lĩnh vực…Thế giới đã và đang điêu đứng vì
đại dịch này.

1,00
0,75
0,50
0,25
0,00
1,00


+ Cuộc chiến chống lại “giặc Covid ” vô cùng nan giải, đòi hỏi con người phải
đoàn kết lại, cùng chung tay đẩy lùi đại dịch.
Mức điểm:
- Thí sinh trình bày đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi câu sai, dùng từ.
- Thí sinh trình bày đầy đủ, có vài chỗ còn lủng củng, không mắc lỗi câu sai,
dùng từ.
- Thí sinh trình bày khá đầy đủ, có mắc sai xót nhỏ trong trình bày.

1,00

0,75
0,50

- Thí sinh trình bày còn sơ sài, qua loa.

0,25

- Thí sinh không làm được gì, làm sai.

0,00

II. LÀM VĂN
Câu 1:
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ; học sinh có thể trình bày đoạn
văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân- hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề đời sống con người: tác hại
to lớn của lối sống ích kỉ.
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận
theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ về: tác hại to lớn của lối sống ích kỉ.
Có thể triển khai theo hướng sau:
* Giới thiệu, giải thích vấn đề:
- Một trong những tính xấu mà ai cũng nên tránh xa đó chính là sự ích kỷ vì nó có
tác hại vô cùng to lớn.
- Người có tính kỷ là người chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, nghĩ đến những lợi
ích cho mình, luôn so đo, suy tính cốt làm sao để mình được lợi và không bao giờ
suy nghĩ đến người khác.
* Bàn luận: tác hại to lớn của lối sống ích kỉ. (phần thân đoạn ít nhất phải có một
dẫn chứng phù hợp)
Sống ích kỷ là một lối sống tiêu cực, ảnh hưởng rất xấu đến nhân cách con người,
đến các mối quan hệ giữa con người với nhau và đặc biệt là sự phát triển của xã

hội.
+ Đối với cá nhân: Người sống ích kỷ sẽ làm hại bản thân. Căn bệnh ích kỉ khiến
cá nhân con người ngày càng trở nên xấu tính, lòng dạ hẹp hòi và tự mình tách
biệt ra khỏi mọi người, sống lâu với căn bệnh ích kỷ sẽ biến con người ta trở nên
cô đơn, bị mọi người xung quanh ghét bỏ, xa lánh. Vì quyền lợi của bản thân,
người ích kỷ có thể làm tổn hại đến người khác, thậm chí hủy hoại chính mình.
+ Đối với xã hội:
-> Sự ích kỉ sẽ khiến xã hội mất đi tính nhân văn vốn có, làm cho sự vô cảm, tàn
độc có cơ hội sinh sôi. Một xã hội ích kỉ là một xã hội suy đồi và xuống cấp, thối
nát đạo đức và vô nhân đạo, sẽ chẳng có tình thương nào được hiện diện khi con
người chỉ biết nghĩ cho bản thân mình.
-> Lối sống ích kỉ bào mòn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh thân

7,00
2,00
0,25
0,25
1,00

0,25

0,50


nhân đạo, văn minh nhân loại như: tương thân tương ái, truyền thống đoàn kết,
hợp tác hữu nghị...
+ Nếu không cương quyết đấu tranh với lối sống ích kỷ, điều đó đồng nghĩa với
việc chúng ta đang dung túng, tạo điều kiện cho lối sống đó phát triển. Từ đó, dẫn
đến sự tha hóa về nhân cách, giá trị đạo đức truyền thống bị xuống cấp. Sống có
trách nhiệm hơn với bản thân và cộng đồng, thì chúng ta mới trở thành con người

hoàn thiện về nhân cách, đạo đức.
* Rút ra bài học nhận thức vài hành động:
Sự ích kỷ là một phần tất yếu của cuộc sống mà con người luôn đấu tranh để loại
bỏ nó. Bản thân của mỗi người phải nhận thức rõ tác hại của lối sống ích kỷ, luôn
biết lắng nghe, chia sẻ là yếu tố quan trọng giúp bạn loại bỏ tính ích kỷ. Thay vì
chỉ biết sống cho riêng mình, bạn hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác để
đồng cảm với họ. Bạn nên tham gia vào hoạt động xã hội và trải nghiệm cách
sống “mình vì mọi người, mọi người sẽ vì mình”. Hãy sống biết sẻ chia, gắn kết,
đem niềm vui đến cho mọi người, rồi bạn sẽ cảm nhận được cuộc sống hạnh
phúc, ý nghĩa.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Câu 2:
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề cần
nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, Kết bài khái quát được vấn
đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận khổ thơ thứ 5 của bài thơ
“Sóng”- Xuân Quỳnh
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cơ bản đảm bảo các nội dung sau:
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
- Xuân Quỳnh được xem là một trong số những thi sĩ viết thơ tình hay nhất trong
nền thơ Việt Nam hiện đại. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh vừa nồng nhiệt, táo
bạo, vừa thiết tha, say đắm, dịu dàng, hồn nhiên giàu trực cảm mà lắng sâu những
trải nghiệm suy tư, mãnh liệt khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị…
- “Sóng” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ Xuân Quỳnh. Bài
thơ là tiếng lòng thiết tha của người phụ nữ trước cuộc đời được sống, được yêu
đúng nghĩa, chân thành, tha thiết, nồng nàn, nhớ nhung mãnh liệt, đầy khát vọng
và sắt son chung thủy. Những vẻ đẹp trên của tâm hồn người con gái đang yêu

được thể hiện rõ nét ở đoạn thơ sau (trích dẫn đoạn thơ).
2. Cảm nhận đoạn thơ
* Khái quát chung trước khi cảm nhận cụ thể đoạn thơ:
- Thật vậy, tiếng lòng của nhân vật trữ tình trong “Sóng” cũng là tiếng lòng của
biết bao người con gái luôn da diết trong tình yêu và khát vọng hạnh phúc đời
thường. Bài thơ được sáng tác vào năm 1967 trong chuyến đi vùng biển Diêm

0,25

0,25
0,25
5,00
0,25

0,25
3,75
0,50

2,75
0,25


Điền (Thái Bình). Đây là một trong những vần thơ xuất sắc nhất viết về tình yêu,
rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh được in trong tập “Hoa dọc chiến
hào”.
- Bài thơ có hai hình tượng “sóng” và “em”. Hai hình tượng này lúc phân tách,
soi chiếu vào nhau, lúc nhập hòa làm một trong một cái tôi trữ tình duy nhất là
Xuân Quỳnh. Vì thế có thể nói rằng hai hình tượng này tuy hai mà một, tuy một
mà hai. Nhìn chung bài thơ được tổ chức theo lối kết cấu vừa song hành vừa
trùng phức. Song hành để thấu tỏ, trùng phức để khẳng định những khát khao

cháy bỏng trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu.
- Đoạn thơ gồm 10 dòng thơ thuộc hai khổ 5,6 của bài thơ “Sóng”. Bao trùm
đoạn thơ là những nét tương đồng của “sóng” và “em”: luôn trăn trở, nhớ nhung
và bao giờ cũng thủy chung son sắt. Đây là hai khổ thơ vô cùng đặc biệt bởi nó
đã diễn đạt vẻ đẹp đặc trưng cơ bản và bất diệt của tình yêu. Xuân Quỳnh đã
dành trọn vẹn đoạn thơ đặc biệt này để dãi bày nỗi nhớ và tấm lòng chung thủy
của người phụ nữ đang yêu.
* Cảm nhận chi tiết đoạn thơ:
** Sáu câu đầu:
- Bốn câu đầu: Nỗi nhớ bao trùm không gian, thời gian.
+ Trước hết “sóng” hiện lên với nỗi nhớ bờ da diết.
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
-> Xuân Quỳnh với cách sử dụng điệp cấu trúc, điệp từ “con sóng” và cách sử
dụng tương quan đối lập ("dưới lòng sâu” đối lập với “trên mặt nước”) đã miêu tả
con sóng ở không gian khác nhau nhưng cùng mang một nỗi “nhớ bờ” da diết,
mãnh liệt. Nỗi nhớ ấy không chỉ hiện hữu trên mặt nước mà còn ở chiều sâu từng
mét nước. Và nỗi nhớ còn chạy dài xuyên thời gian (“Ôi con sóng nhớ bờ- Ngày
đêm không ngủ được”). Dường như con sóng mang nỗi nhớ dâng trào trong suốt
hành trình của mình, thấm đẫm từ ngọn sóng tới chân sóng.
-> Hình ảnh “sóng” lặp lại ba lần như một điệp khúc của một bản tình ca với
những giai điệu da diết, cồn cào, thường trực về tình yêu và nỗi nhớ.
+ “Sóng” là ẩn dụ nghệ thuật về những đợt “sóng lòng” đang trào dâng cho tâm
hồn người con gái đang yêu. Mượn hình tượng “sóng”, người phụ nữ đang yêu
trong bài thơ đang tự cảm nhận và chân thành bộc bạch trạng thái tâm lí, tình cảm
của một tâm hồn yêu đương, nhớ nhung mãnh liệt. Đúng là một nỗi nhớ cồn cào,
da diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi, nó cuồn cuộn dạt dào mọi lúc,
mọi nơi như những con sóng biển triền miên, vô hồi, vô hạn.

+ Dùng ngoại cảnh để thổ lộ nỗi nhớ của Xuân Quỳnh cũng là một biện pháp nghệ thuật
quen thuộc trong thơ ca. Ca dao dân ca từng có những câu “Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ- Buồn trông con nhện giăng tơ- Nhện ơi nhện hỡi,
nhện chờ mối ai? Buồn trông chênh chếch sao Mai- Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?”; hay
“Khăn thương nhớ ai- Khăn rơi xuống đất- Khăn thương nhớ ai- Khăn chùi nước

2,50
1,0


mắt…”. => Cách thể hiện nỗi hiện nỗi nhớ qua ẩn dụ “sóng” của Xuân Quỳnh ở bốn câu
đầu mang tính truyền thống, thể hiện được vẻ đẹp tình tứ, ý nhị, kín đáo mà mãnh liệt
trong tình yêu của người phụ nữ.

- Hai câu tiếp: Người phụ nữ đang yêu bày tỏ nỗi nhớ trực tiếp.
+ Mượn hình tượng con sóng nhớ bờ “Ngày đêm không ngủ được” để diễn tả nỗi
nhớ da diết, mạnh mẽ của người phụ nữ khi yêu với Xuân Quỳnh dường như là
chưa đủ. Sang hai câu cuối, nhà thơ cần phải nhấn mạnh một lần nữa qua một
phát biểu trực tiếp. Cách biểu hiện nỗi nhớ rất hiện đại. Nỗi nhớ da diết mãnh
liệt, đi cùng với niềm trăn trở thường trực:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
+ Đến đây ta thấy, nhân vật trữ tình “em” vừa soi mình vào “sóng” vừa tự tách ra
để cảm nhận hết và cũng để thổ lộ hết những cung bậc tình cảm, cảm xúc tình
yêu của mình. Sóng thức trong lòng biển đã cồn cào, sóng thức trong lòng em còn
muôn vạn lần cồn cào hơn. Sóng chỉ nhớ bờ trong cõi này “Ngày đêm không ngủ
được”. Người phụ nữ khi yêu luôn toàn tâm, toàn ý, toàn hồn. Cho nên ngay đến
“Cả trong mơ còn thức”. “Thức” ở đây không phải là thức ngủ mà là sự thao thức
của tâm hồn, sự thổn thức của trái tim yêu đương mãnh liệt. Câu thơ cũng tựa
như một “con sóng tình” đi xuyên qua cả hai cõi thực và mơ. Giới hạn của sóng
biển là cõi thực. Còn “sóng tình”, nỗi nhớ của người phụ nữ khi yêu thì đã trộn cả

thực và mơ. Và nếu còn một cõi nào khác nữa thì người phụ nữ ấy cũng sẽ dành
chọn cho tình yêu. Cả cuộc đời là nỗi trăn trở lớn! Đã không ngủ trong cõi thực
lại thao thức cả trong cõi mộng để nâng niu, chắt chiu từng khoảng khắc hạnh
phúc. Ngỡ như chỉ cần chợp mắt trong giây lát thế là một khoảng khắc đã trôi qua
uổng phí, không kịp tận hưởng. Chẳng phải khi yêu, người ta cũng thường phấp
phỏng, lo âu vì nỗi sợ mất nhau? Cơ hồ chì cần chợp mắt một chút thôi, thì e
rằng, vì một lý do nào đó, người mình yêu bỗng nhiên tan biến. Cái hạnh phúc
mình đang cầm nắm sẽ tuột khỏi lòng tay! “Cả trong mơ còn thức”, lời thơ thật
phi lý mà khát khao giao cảm nhớ nhung bất tận thật cảm động. Lời thơ gieo vào
lòng ta về một nỗi nhớ trọn vẹn cả trong ý thức lẫn tiềm thức. Sự thao thức nhớ
thương của người phụ nữ đang yêu trong khổ thơ vừa riêng tư vừa mang tính tất
yếu của tình yêu chân chính muôn đời.
** Bốn câu sau:
- Sang bốn câu sau cho thấy trái tim người phụ nữ đang yêu còn muốn khẳng
định và hướng tới những phẩm chất cao đẹp, vững bền của tình yêu. Đó là sự
thủy chung.
- Nghệ thuật:
Chọn cách nói ngược “Dẫu xuôi về phương bắc- Dẫu ngược về phương nam”
(đáng lẽ phải là ngược về phương bắc, xuôi về phương nam), kết hợp với phép
lặp (hai câu đầu) và phép chêm xen ở câu cuối (Hướng về anh- một phương),
Xuân Quỳnh muốn khẳng định: dù cuộc đời có nhiều nghịch lí, trái ngang đến
mức nào thì em cũng chỉ hướng về “phương anh”- phương duy nhất. Ước nguyện

0,5

1,0


và tấm lòng thủy chung là sức mạnh, là lẽ tồn tại trong tình yêu không chỉ
3. Nhận xét, đáng giá khái quát:

- Nghệ thuật:
+ Cảm nhận đoạn thơ này của bài “Sóng”, ta thấy hai hình tượng “sóng” và “em”
vừa tương đồng vừa bổ sung soi chiếu vào nhau để làm rõ tình cảm nhớ nhung,
khát vọng của nhân vật trữ tình. Sóng hiển hiện không chỉ bởi hình ảnh mà còn
hiển hiện qua âm điệu. Âm điệu của bài thơ nói chung, đoạn thơ nói riêng là âm
điệu của những con sóng trên biển cả, là nhịp của những con sóng lòng trong trái
tim thi sĩ. Âm điệu đó được tạo nên bởi hai yếu tố chính: thể thơ năm chữ và cách
tổ chức ngôn từ, hình ảnh thể hiện tâm trạng bùng cháy ngọn lửa mãnh liệt của
người con gái trong tình yêu. Giọng điệu ấy cũng chính là giọng điệu tâm hồn
của thi nhân. Giọng thơ tha thiết, hình ảnh, từ ngữ giàu sức liên tưởng, cùng với
nghệ thuật xây dựng hình tượng ẩn dụ đích đáng “sóng” đã làm nên sức hấp dẫn
riêng của đoạn thơ, bài thơ.
+ Bên cạnh đó, trong sự thể hiện nỗi nhớ và sự thủy chung trong tình yêu của
người phụ nữ, Xuân Quỳnh đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật ẩn dụ,
điệp, đối kết hợp với từ ngữ giản dị mà tinh tế, gợi hình, gợi cảm. Nhà thơ đi từ
quy luật của tự nhiên để khẳng định quy luật của tâm hồn: sóng dưới lòng sâu là
sóng ngầm, sóng trên mặt nước là con sóng đã tự bộc lộ mình trọn vẹn; song dù
tồn tại ở dạng nào thì sóng vẫn luôn nhớ bờ cũng như “em” dù trong biểu hiện
bên ngoài hay ẩn kín tâm tư vẫn luôn nhớ, luôn hướng về anh. Và hơn thế nữa,
cách thể hiện nỗi nhớ qua ẩn dụ “sóng” ở bốn câu đầu và thổ lộ trực tiếp ở sáu
câu sau của đoạn đã chứng tỏ cái sâu sắc, mãnh liệt của nỗi nhớ, của tình yêu
chung thủy cũng chính là độ sâu sắc, mãnh liệt của tình yêu.
- Qua hình tượng sóng và trên cơ sở khám phá sự tương đồng giữa “sóng” và
“em”, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, một nhà thơ nữ đã lấy sóng để bộc lộ
chân thành, mạnh mẽ mà đầy nữ tính về trạng thái, tâm hồn của người phụ nữ
trong tình yêu. Đó là một trái tim yêu thiết tha, nồng nàn, luôn trăn trở, nhớ
thương, luôn yêu đương mãnh liệt, chung thủy, giàu bản lĩnh dám và đã vượt qua
mọi cách trở, gian nan của cuộc sống để vun đắp, nuôi dưỡng tình yêu. Vẻ đẹp
tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu ở đây vừa truyền thống vừa hiện đại,
vừa giản dị đời thường vừa rộng lớn, vĩnh hằng.

- Hai khổ thơ là những chiêm nghiệm, khám phá và đúc kết của nhà thơ về tình
yêu: yêu là nhớ, yêu là thủy chung. Những người đang yêu có lẽ thấy chính mình
cũng là “em”, cũng bồi hồi nhớ người yêu và một lòng mong ước bền chặt gắn
bó. Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã để lại trong lòng bạn đọc một dấu
ấn sâu sắc, khó phai nhòa. Trong biển lớn tình yêu cuộc đời hôm nay đã có biết
bao con sóng tới bờ và tìm về bờ . Tình yêu vẫn luôn luôn là đề tài hấp dẫn với
mọi lứa tuổi để mọi người đi tìm lời giải đáp cho ẩn số tình yêu trong một hành
trình tìm kiếm không mệt mỏi. Sống là được yêu, yêu là sống hết mình với cuộc
đời vốn rất nhiều yêu thương này.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp

0,50
0,25

0,25

0.25


e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới
mẻ.

0.50



×