Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN xây dựng và phát triển phong trào văn nghệ trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

MÃ SKKN
(Dùng cho HĐ chấm của Sở)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO VĂN NGHỆ
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

Lĩnh vực/ Môn: Âm nhạc

NĂM HỌC 2015 - 2016


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAI B

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO VĂN NGHỆ
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

Lĩnh vực/ Môn: Âm nhạc
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Vân

NĂM HỌC 2015 - 2016


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
I .Lý do chọn dề tài................................................................................................1


II. Mục đích nghiên cứu........................................................................................1
III. Khách thể, đối tượng nghiên cứu....................................................................2
IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.....................................................................2
V. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 2
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2
3. Các phương pháp hỗ trợ khác
3
VI. Phạm vi nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 3 năm 2016................3
NỘI DUNG...........................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
PHONG TRÀO VĂN NGHỆ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC............................4
1. Căn cứ khoa học của đề tài................................................................................4
1.1. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2012 - 2013, 2013 - 2014, 2014- 2015, 2015
- 2016.
4
1.2. Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường 4
2. Xây dựng và phát triển phong trào văn nghệ....................................................4
2.1. Khái niệm về văn nghệ
4
2.2. Vai trò của việc xây dựng và phát triển phong trào văn nghệ
4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
PHONG TRÀO VĂN NGHỆ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC............................6
1. Đặc điểm của trường nơi tôi đang công tác.......................................................6
1.1. Thuận lợi
6
1.2. Khó khăn
7
2. Điều tra thực trạng.............................................................................................7

2.1. Mục đích điều tra 7
2.2. Đối tượng điều tra 7
2.3. Phương pháp điều tra
8
2.3.1. Điều tra bằng câu hỏi trắc nghiệm
8
2.3.2. Điều tra bằng phương pháp trao đổi tọa đàm 8
2.3.3. Phương pháp quan sát 8
2.4. Kết quả điều tra
8
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN............................................................11
1. Quan sát, phát hiện các hạt giống văn nghệ qua các tiết học Ấm nhạc, các
chương trình văn nghệ của lớp, trường...............................................................11


2. Thành lập đội măng non tham gia luyện tập hàng tuần...................................11
3. Xây dựng kế hoạch hoạt động văn nghệ.........................................................12
3.1. Xây dựng kế hoạch theo chủ đề. 12
3.2. Xây dựng kế hoạch theo đợt thi đua của bên Đội thiếu niên 17
4. Đổi mới hình thức tổ chức hội diễn văn nghệ của trường...............................17
4.1. Xây dựng kế hoạch cho các kì hội thi, hội diễn:
17
4.2. Các bước tiến hành: 18
5. Tổ chức hội thi múa hát tập thể.......................................................................19
6. Phương pháp dạy cho học sinh cách hát bè vào bài hát.................................20
7. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường...................20
7.1. Phối hợp với các ban ngành trong nhà trường. 20
7.2. Phối kết hợp với ban cán sự của các lớp 21
7.3. Phối hợp với hội cha mẹ học sinh.
21

7.4. Phối hợp với ban văn hóa Phường, Tổ dân phố.
22
8. Kết quả và bài học kinh nghiệm......................................................................22
8.1. Kết quả 22
8.2. Bài học kinh nghiệm.23
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................24
1. Kết luận...........................................................................................................24
2. Khuyến nghị....................................................................................................24
2.1. Đối với Phòng Giáo dục - Đào tạo
24
2.2. Đối với trường tiểu học tôi đang công tác
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................25
Một số hình ảnh minh họa...................................................................................26


MỞ ĐẦU
I .Lý do chọn dề tài
Trong phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, hoạt
động văn hóa văn nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi đây là hoạt động khơi
nguồn cho những sáng tạo nghệ thuật, đồng thời tạo cho con người những nhận
thức thẩm mĩ, biết yêu quí cái đẹp, biết sống độ lượng hơn với con người và trên
tất cả là biết hoàn thiện nhân cách của chính mình.
Âm nhạc làm cho mỗi con người chúng ta thêm yêu cuộc sống, cỏ cây
hoa lá như gần gũi với con người hơn qua những giai điệu đẹp. Âm nhạc làm
cho chúng ta thêm gần nhau hơn, thân thiện với nhau hơn. Nhu cầu thường thức
văn hóa văn nghệ là vô cùng quan trọng với đời sống con người.
Phong trào văn nghệ ở trường Tiểu học nói chung và môn Âm nhạc nói
riêng giúp các em học sinh thấy thoải mái hơn sau những tiết học căng thẳng,
giúp các em có tinh thần đoàn kết, thương yêu lẫn nhau, lời ca tiếng hát giúp các

em thấy cuộc sống xung quanh mình thật là tươi đẹp.
Phong trào văn hóa văn nghệ trong nhà trường còn có một tác dụng vô
cùng to lớn đó là tính giáo dục, qua các hội thi, hội diễn văn nghệ, qua các lời
ca điệu nhạc đã giúp cho các thầy cô giáo và các em học sinh thêm gần gũi và
hiểu hơn về nhau.
Phong trào văn nghệ trong nhà trường cần rất lớn nguồn kinh phí để hoạt
động, qua các phong trào này đã giúp phong trào xã hội hoá giáo dục ngày càng
phát triển. Nó phát huy được mọi nguồn kinh phí từ phía cha mẹ học sinh, từ các
ban nghành đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
Các hoạt động đội nói chung và phong trào văn nghệ nói riêng đã thu hút
rất đông học sinh trong nhà trường nhiệt tình hưởng ướng. Nhận thấy tác dụng
to lớn của phong trào văn nghệ đem lại ở trường Tiểu học, tôi đã mạnh dạn viết
sáng kiến: Xây dựng và phát triển phong trào văn nghệ trong trường Tiểu
học. Qua đó, giúp phong trào văn nghệ trong nhà trường ngày càng đi vào chiều
sâu. Thông qua hoạt động văn nghệ giúp các em học sinh có thêm những niềm
vui, góp phần tích cực vào giáo dục văn thể mĩ cho các em học sinh trong nhà
trường góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ cho các hoạt động chung của nhà
trường.
II. Mục đích nghiên cứu
1. Từ các hoạt động văn nghệ tại nhà trường Tiểu học nhằm phát hiện
những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, năng khiếu múa của các lớp nhằm
bổ sung cho đội tuyên truyền măng non của nhà trường, cho nhà văn hóa của
1


quận, tham gia vào các kì hội diễn diễn do các cấp tổ chức, tham gia biểu diễn
tại địa phương và tại trường.
2. Phong trào văn nghệ giúp học sinh nói chung và học sinh trường Tiểu
học thấy thoải mái, tự tin lên rất nhiều sau những giờ học trên lớp.
3. Ngày nay khi xã hội phát triển bên cạnh việc học tập trên lớp rất nhiều

em học sinh tiếp tục tham gia bổ sung kiến thức cho bản thân ở nhiều nơi, chính
vì vậy mà kĩ năng sống của các em còn rất nhiều hạn chế. Thông qua phong trào
văn nghệ giúp cho các em học sinh đặc biệt là các em học sinh nam trong nhà
trường có thêm kĩ năng sinh hoạt tập thể. Các em mạnh dạn hơn rất nhiều khi
tham gia chung với các bạn trong lớp, từ đó nó giúp cho các em có tinh thần
đoàn kết thương yêu nhau như anh em trong một gia đình.
4. Qua phong trào văn nghệ đã phát huy được sự phối kết hợp chặt chẽ
các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường như: Ban giám hiệu nhà
trường, Đoàn thanh niên, Ban công đoàn, các đồng chí giáo viên chủ nhiệm, tổ
Văn - Thể - Mĩ, hội cha mẹ học sinh của các lớp hỗ trợ về con người, về kinh
phí cho các phong trào văn nghệ tại nhà trường.
5. Một mục đích vô cùng to lớn đó là thông qua các tiết mục văn nghệ,
thông qua các kì hội diễn, giúp các em học sinh trong nhà trường có được sự
đoàn kết, giúp đỡ nhau, biết phát huy được những mặt mạnh của bản thân các
em học sinh, của tập thể lớp.
III. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Xây dựng và phát triển phong trào văn nghệ
trong trường Tiểu học.
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp xây dựng phong trào văn nghệ của
trường Tiểu học
IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
- Đối tượng khảo sát: Học sinh ở trường tiểu học tôi đang công tác
- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh ở trường tiểu học tôi đang công tác.
V. Phương pháp nghiên cứu
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn liên quan đến phong trào văn nghệ.
- Phương pháp phân loại: Phân loại những học sinh có năng khiếu về văn
nghệ nhằm bồi dưỡng và phát triển khả năng.
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra: Điều tra về học sinh
2


- Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh trong các giờ học Âm nhạc, trong
các giờ hoạt động văn nghệ.
- Phương pháp trao đổi tọa đàm: Trao đổi với học sinh về các chương trình,
hội diễn văn nghệ của nhà trường.
3. Các phương pháp hỗ trợ khác
- Phương pháp thống kê.
VI. Phạm vi nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 3 năm 2016.

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN PHONG
TRÀO VĂN NGHỆ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Căn cứ khoa học của đề tài
1.1. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2012 - 2013, 2013 - 2014, 2014- 2015,
2015 - 2016.
- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2012 - 2013, 2013 - 2014, 2014 - 2015,
2015 - 2016,đẩy mạnh các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ nhằm hướng
học sinh trở thành con người phát triển toàn diện Đức-trí-thể-mĩ.
1.2. Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường
- Căn cứ vào kế hoạch năm học 2012 - 2013, 2013 - 2014, 2014 - 2015,
2015 - 2016. Nhằm hưởng ứng phong trào thi đua “xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực” năm học 2012 - 2013, 2013 - 2014, 2014 - 2015, 2015 2016.
2. Xây dựng và phát triển phong trào văn nghệ

2.1. Khái niệm về văn nghệ
Văn nghệ là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hoá, là đỉnh cao của đời
sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc.
2.2. Vai trò của việc xây dựng và phát triển phong trào văn nghệ
Trong phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, hoạt
động văn hóa văn nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi đây là hoạt động khơi
nguồn cho những sáng tạo nghệ thuật, đồng thời tạo cho con người những nhận
thức thẫm mĩ, biết yêu quí cái đẹp, biết sống độ lượng hơn với con người và trên
tất cả là biết hoàn thiện nhân cách của chính mình. Chính vì vậy mà việc xây
dựng và phát triển phong trào văn nghệ là việc làm hết sức cần thiết và quan
trọng nhằm giúp học sinh trong nhà trường mạnh dạn hơn, có thêm sân chơi lành
mạnh để các em có thể phát triển một cách toàn diện hơn. Nhìn nhận vai trò
quan trọng của phong trào văn nghệ, những năm qua, nhà trường đã luôn đề cao
hoạt động văn nghệ, xem hoạt động văn nghệ là một trong những mục tiêu quan
trọng, cùng với những mục tiêu khác, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách
học sinh và tạo dựng bầu không khí thân thiện trong đội ngũ thầy cô giáo.
Tiểu kết chương 1
Như vậy, tuy không trực tiếp tạo nên những thành tích về học tập, nhưng
theo các thầy cô giáo và học sinh ở trường tôi, phong trào văn nghệ là chất men
xúc tác, tạo cho các em niềm hứng thú, say mê, yêu trường, yêu bạn bè, thầy cô,
4


thích đến trường, đến lớp và các em cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày
vui tạo ngôi trường thân thiện, học sinh tích cực. Điều đó chính là cơ sở lí luận
để tôi viết nên sáng kiến này.

5



CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN PHONG
TRÀO VĂN NGHỆ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Đặc điểm của trường nơi tôi đang công tác
1.1. Thuận lợi
Trường Tiểu học, nơi tôi đang dạy là một ngôi trường mới được thành lập
được hơn 3 năm trên địa bàn quận. Trong năm học 2014 - 2015, nhà trường đã
được đón bằng công nhận là trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 nên được đầu tư
về cơ sở vật chất như hệ thống trang âm, phòng chức năng hỗ trợ cho việc phát
triển các phong trào văn nghệ của học sinh. Không chỉ môn Âm nhạc nhà trường
còn dần đầu tư những trang thiết bị âm thanh tốt nhất phục vụ cho các hoạt động
tập thể nói chung. Không những vậy môn âm nhạc còn có phòng học nhạc
chuyên biệt phục vụ cho công tác giảng dạy môn âm nhạc, tạo điều kiện rất lớn
cho sự thành công của mỗi tiết học nhạc. Từ đó phát hiện và bồi dưỡng những
em học sinh có năng khiếu văn nghệ. Bên cạnh đó ban giám hiệu nhà trường
cũng rất quan tâm đến phong trào văn nghệ trong và ngoài nhà trường.
Phong trào văn nghệ của trường còn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của
Phòng giáo dục đào tạo quận, chính sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp
lãnh đạo là nguồn cổ vũ động viên đến tinh thần của thầy và trò nhà trường giúp
cho phong trào văn nghệ ngày càng phát triển .
Bên cạnh sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của các thầy cô giáo trong
nhà trường phong trào văn nghệ còn nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình từ phía
cha mẹ học sinh. Hội cha mẹ học sinh trong nhà trường không những hỗ trợ
nguồn kinh phí cho các em hoạt động mà còn tạo mọi điều kiện về thời gian
không kể sớm tối cho các em tham gia tập luyện vào mỗi kì hội thi, kì hội diễn.
Điều đặc biệt hơn có rất nhiều bậc cha mẹ học sinh từ các khối lớp có năng
khiếu ca hát đã phối kết hợp với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tham gia tập
luyện, cùng uốn nắn cho các con những động tác đẹp, không kể sớm tối cùng
các con đi thuê những bộ trang phục biểu diễn đẹp nhất. Có lẽ tất cả những điều
đó đã góp một phần không nhỏ góp vào thành công của các kì hội diễn.

Trong nhà trường, tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc và phụ trách
về phong trào văn nghệ trong trường, 18 năm trực tiếp đứng trên bục giảng, tuổi
nghề chưa nhiều so với các anh chị trong trường nhưng giúp cho tôi rất nhiều
mỗi khi thiết kế bất kì hoạt động tập thể nào. Phong trào văn nghệ không nằm
ngoài các hoạt động đó. Hàng ngày đứng trên bục giảng đem lại những kiến thức
Âm nhạc cho các em, giúp các em thấy được cuộc sống xung quanh mình là
những giai điệu đẹp, thấy được tình cảm mà gia đình, thầy cô giành cho mình.
6


Mỗi một tiết dạy Âm nhạc trên lớp trôi qua tôi trăn trở rất nhiều, mình
phải làm điều gì đây để các em học sinh có năng khiếu Âm nhạc biết phát huy
sở trường của mình, mình tổ chức các hoạt động tập thể ra sao để các em học
sinh chưa tiến bộ có thể tham gia hoà đồng vào trong các hoạt động tập thể và
phong trào chung của nhà trường. Mỗi điểu trăn trở của tôi đã là những động lực
vô cùng to lớn, nó là những nguồn động viên khích lệ giúp tôi mạnh dạn hơn khi
tổ chức các hoạt động văn nghệ trong nhà trường.
1.2. Khó khăn
Với đặc thù ngôi trường nằm trên địa bàn mà hầu hết phụ huynh đều làm
ruộng hoặc đi chợ buôn bán nhỏ. Vì thế, phần lớn không có điều kiện chăm sóc
các em trong học tập, hoặc nhiều bậc cha mẹ còn phó mặc việc học tập của con
em mình cho các thầy cô giáo. Chính vì lẽ đó, học sinh chưa thực sự được quan
tâm từ phía gia đình. Do vậy, ngoài thời gian học trên lớp các em hầu như không
có điều kiện được tham gia các câu lạc bộ nghệ thuật hay tham gia sinh hoạt ở
các loại hình nghệ thuật khác. Các em rất nhút nhát khi cô giáo gọi mình tham
gia vào các hoạt động văn nghệ của lớp, của trường hay tham gia các trò chơi
tập thể, dân gian.
Bên cạnh sự ủng hộ và tạo điều kiện cho con em mình tham gia các hoạt
động của nhà trường thì còn có một số bậc phụ huynh cho rằng con em mình chỉ
cần học kiến thức trên lớp là đủ hay cho rằng ngoài thời gian học trên lớp con

em mình phải giành thời gian cho những lớp học khác chứ không cần tham gia
các họat động khác của nhà trường vì nó làm ảnh hưởng đến thời gian của các
con. Không ít các bậc cha mẹ học sinh ở trường tôi còn phó mặc hoàn toàn việc
dạy con em mình cho các thầy cô giáo.
Ngày nay khi công nghệ thông tin phát triển phục vụ đắc lực cho hiểu biết
của con người giúp mỗi chúng ta tiếp cận với tri thức của nhân loại. Nhưng lại
kéo theo rất nhiều mặt trái của nó, còn có hiện tượng học sinh ngoài thời gian
học trên lớp sa vào các trò chơi điện tử làm ảnh hưởng rất lớn đến thời gian học
tập của các em trên lớp, trong nhiều trường hợp còn ảnh hưởng đến vấn đề đạo
đức, nhân cách của học sinh.
2. Điều tra thực trạng
2.1. Mục đích điều tra
Nhằm xây dựng và phát triển phong trào văn nghệ trong trường tiểu học
đi vào cả chiều sâu cả về số lượng, chất lượng tôi đã dùng một số phương pháp
điều tra như sau:
2.2. Đối tượng điều tra
Giáo viên, học sinh lớp 3, 4, 5.
7


2.3. Phương pháp điều tra
2.3.1. Điều tra bằng câu hỏi trắc nghiệm
Câu số 1: Em có thích xem các tiết mục văn nghệ do các bạn trong trường
mình hay lớp mình biểu diễn không? (Đồng ý với một trong các ý kiến nào
sâu đây thì em hãy đánh dấu x vào ô trống bên cạnh)
- Rất thích xem:

- Thích xem:

- Bình thường:


- Không thích xem: 
Câu số 2: Em có thích tham gia vào các hoạt động văn nghệ do trường mình
hay lớp mình tổ chức không? (Đồng ý với một trong các ý kiến nào sâu đây
thì em hãy đánh dấu x vào ô trống bên cạnh)
- Có thích tham gia:

- Tham gia:

- Không thích tham gia: 
2.3.2. Điều tra bằng phương pháp trao đổi tọa đàm
Tôi đã gặp gỡ, tiếp xúc và trao đổi với một số em học sinh ở các lớp (đối
tượng học sinh các lớp học giỏi, chăm ngoan và học sinh chưa ngoan), với giáo
viên chủ nhiệm của các lớp. Khi trao đổi, tiếp xúc trực tiếp như vậy, tôi đã thu
được kinh nghiệm sau:
Một là: Các hoạt động văn nghệ do lớp hay nhà trường tổ chức thu hút số
đông các em học sinh tham gia nhất là các em học sinh nam đã rất nhiệt tình, các
em không kể sớm tối tập luyện.
Hai là: Các em học sinh trong nhà trường rất thích xem các chương trình
văn nghệ do nhà trường, lớp biểu diễn.
2.3.3. Phương pháp quan sát
Bên cạnh công tác giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở các khối lớp, tôi còn
đảm nhận công tác phụ trách phong trào văn nghệ. Qua quan sát của mình, tôi
nhận thấy học sinh trong nhà trường khi xem các bạn trong lớp mình, trường
mình biểu diễn văn nghệ thì các em lại đến bên tôi và nói: “Con xin phép cô lần
sau cho con được tham gia vào đội văn nghệ với ạ!”. Nghe những lời nói ngây
thơ và thật lòng đó của các em, tôi thực sự cảm thấy mình phải cố gắng, cố gắng
nhiều hơn nữa để có thể xây dựng và phát triển phong trào văn nghệ của nhà
trường ngày một đi lên.


8


2.4. Kết quả điều tra
* Đối với học sinh tôi đã tiến hành điều tra bằng phương pháp trắc
nghiệm:
- Câu hỏi 1: Tôi điều tra ở các lớp 3 và 4. Trong đó lớp 3 phần lớn học
sinh có học lực giỏi, chăm ngoan. Lớp 4 đối tượng học sinh ở lớp này có học lực
trung bình, khá nhiều em học sinh còn hiếu động đặc biệt là đối tượng học sinh
nam đông hơn học sinh nữ.
- Câu hỏi 2: Tôi điều tra ở lớp 5 đối tượng học sinh là các em có lực học
trung bình, khá, học sinh nam khá hiếu động và nghịch. Lớp 4 đa phần học sinh
có ý thức học tập tốt, chăm ngoan.
*Kết quả tổng hợp vào các bảng thống kê và biểu đồ sau đây:
Bảng 1: Khảo sát mức độ học sinh tham gia hoạt động văn nghệ.
TT

Mức độ

Số lượng

%

1

Rất thích xem

22

35%


2

Thích xem

20

32%

3

Bình thường

13

21%

4

Không thích xem

07

12%

Biểu đồ 1:

35
30
25

20

Số lượng

15

%

10
5
0

Rất thích xem

Thích xem

Bình thường

Không thích

Bảng 2: Khảo sát mức độ học sinh có thích tham gia, tham gia hay không thích
tham gia vào các hoạt động văn nghệ.
TT

Mức độ

Số lượng

%


1

Có thích tham gia

35

52%

2

Tham gia

25

37%

3

Không thích tham gia

7

11%

9


Biểu đồ 2:
60
50

40

Số lượng

30

%

20
10
0

Có thích
tham gia

Tham gia

Không thích
tham gia

Tiểu kết chương 2
Như vậy, qua điều tra thực trạng tôi nhận thấy xây dựng và phát triển
phong trào văn nghệ trong trường Tiểu học là hết sức cần thiết. Nó như một
món ăn tinh thần không thể thiếu trong các nhà trường nói chung và ở trường
tiểu học nói riêng khi lứa tuổi các em vẫn còn là thiếu niên, nhi đồng.

10


CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Quan sát, phát hiện các hạt giống văn nghệ qua các tiết học Ấm nhạc, các
chương trình văn nghệ của lớp, trường.
Để có thể phát triển mạnh được phong trào văn nghệ hay không là sự
tham gia rất đắc lực của các hạt nhân văn nghệ đến từ các khối lớp. Vậy những
hạt nhân đó có được phát hiện và phát triển hết khả năng của mình lại phụ thuộc
rất lớn vào sự phát hiện ra các em của giáo viên dạy bộ môn Âm nhạc.
Thông qua các giờ dạy trên lớp, giáo viên cần tạo mọi điều kiện để học
sinh phát huy những cảm xúc nghệ thuật, năng khiếu cá nhân, khuyến khích
học sinh tự tìm tòi, sáng tạo.
Tổ chức biểu diễn trước nhóm, lớp. Từ đó, giáo viên phát hiện và lựa
chọn những học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng làm nòng cốt cho lớp và cho
nhà trường.
Ngày ngày, trực tiếp giảng dạy các em trong các giờ Âm nhạc song song
với việc truyền đạt cho các em những kiến thức, những giai điệu đẹp qua các bài
hát thì việc phát hiện ra những giọng ca có khả năng ca hát tốt được tôi phát
hiện và giúp các em phát huy khả năng của mình.
Ngay từ đầu năm học mới khi các em học sinh lớp 1 bước những bước
chân đầu tiên vào ngôi trường Tiểu học cũng là lúc tôi có thêm những hạt nhân
văn nghệ mới. Trong những năm học vừa qua, tôi phát hiện ra nhiều em có
giọng hát tốt và có lòng say mê ca hát như em Khánh Ly, Ánh Minh, Gia Mỹ,
Ánh Nguyệt, Thu Lan, Phương Anh, Thanh Phương, Phương Na, Hải Vy, Thanh
Hà, Thanh Tùng, Hữu Phong, Anh Tuấn, Cao Phong, Hữu Tiến, Bích Thảo, Trần
Phương..., các em đến từ khối lớp 1 đến khối lớp 5. Các em có giọng hát trong
trẻo, trầm ấm, không những thế các em còn là một cán bộ lớp rất năng nổ trong
mọi hoạt động của lớp.
Khi những hạt nhân văn nghệ tham gia biểu diễn các chương trình tôi thấy
các em đã mạnh dạn lên rất nhiều, thấy tự tin hơn, phát biểu sôi nổi hơn trong
các giờ học hay các buổi tọa đàm, các giờ sinh hoạt tập thể của nhà trường. Từ
đó, tôi trực tiếp trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp của các em phân công các

em làm cán sự phụ trách phong trào văn nghệ của lớp. Khi đứng trên cương vị
cán bộ phụ trách của lớp thì các em sẽ phát huy hết sở trường và có trách nhiệm
nhiều hơn trong phong trào của lớp cũng như của trường.
2. Thành lập đội măng non tham gia luyện tập hàng tuần.

11


Từ việc phát hiện ra những hạt nhân văn nghệ của các lớp từ khối 1 đến
khối 5 qua các tiết dạy Âm nhạc trên lớp, tôi đã thành lập ra một đội ca khúc
măng non khoảng 30 đến 45 em và sắp xếp thời gian hợp lí để luyện tập cho
các em hàng tuần. Tôi đã phân chia các em theo sở trường để luyện tập theo
nhóm: Nhóm chuyên luyện tập các bài múa, nhóm thì chuyên luyện tập các bài
hát, có nhóm thì luyện các bài nhảy, khiêu vũ.... Nhờ vào sự phân công luyện tập
theo nhóm như vậy mà các em đã trở nên chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Các em
được rèn luyện nên khi có chương trình, hoạt động văn nghệ nhà trường rất
thuận tiện, các em không còn e ngại, bỡ ngỡ khi lên sân khấu, các tiết mục được
dàn dựng cũng được các em nắm bắt nhanh hơn hẳn. Các tiết mục văn nghệ
cũng được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng, các tiết mục biểu diễn cũng
sinh động và phong phú hơn rất nhiều.
3. Xây dựng kế hoạch hoạt động văn nghệ.
3.1. Xây dựng kế hoạch theo chủ đề.
Hàng năm, tôi đều xây dựng một kế hoạch theo chủ điểm từng tháng để
có thể tập luyện cho đội văn nghệ có tiết mục biểu diễn theo chủ đề các đợt thi
đua của Đội cũng như các phong trào chung phù hợp với các chương trình, ngày
lễ được tổ chức trong nhà trường.
Ngoài những giờ học nội khóa, tôi thường tổ chức thêm các hoạt động
học tập ngoài chương trình để học sinh được tiếp cận sâu hơn với nghệ thuật âm
nhạc, các em được rèn luyện thêm về phong cách biểu diễn như: Biểu diễn các
tiết mục văn nghệ theo chủ điểm tháng vào các buổi sinh hoạt dưới cờ hàng

tuần, tổ chức các hội thi: "Thầy cô và mái trường", “Vững bước tiến lên Đoàn”...
để các em học sinh có năng khiếu về môn Âm nhạc không những được thể hiện
trước đông người mà còn là người hướng dẫn, tổ chức giúp đỡ các bạn học sinh
khác trong lớp của mình mạnh dạn, tự tin hơn.
Thường xuyên cho các em tham gia chương trình văn nghệ chào mừng
kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm học, các hội nghị, đại hội, các buổi lễ khai
giảng, sơ kết, tổng kết, các chương trình của phường, của Quận…để học sinh
được biểu diễn, tích lũy thêm kinh nghiệm và xử lý tốt bài hát.
Tuyên truyền với phụ huynh bố trí thời gian cho học sinh xem các
chương trình ca nhạc thiếu nhi ở nhà để các em mở rộng thêm kiến thức và khả
năng diễn xuất, các em biết thêm nhiều bài hát với các chủ đề khác nhau.
Kế hoạch lựa chọn tiết mục và luyện tập từng tháng
Tháng 8:
a. Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho khai giảng năm học mới có thể lực chọn
các bài hát sau:
12


- Chào người bạn mới đến
- Múa sen
- Chắp cánh ước mơ
- Mùa thu ngày khai trường
- Gửi chú hải quân
- Hoa thơm dâng Bác
- Ước mơ ngày khai trường
b. Lên thời gian tập luyện
- Vào các buổi chiều thứ 2, 4, 6. Các buổi sáng thứ 3, 5 trong tuần bắt đầu từ
ngày 1/8/2014.
Tháng 9:
a. Tiếp tục tập luyện các tiết mục khai giảng năm học mới

b. Tập múa hát sân trường:
- Dân vũ rửa tay
- Dân vũ Việt Nam ơi
- Mái trường nơi học bao điều hay.
- Chúng em với an toàn giao thông.
c. Ghép nhạc và tập các tiết mục văn nghệ thứ 2 (Chào cờ đầu tuần) do các lớp
trực tuần chuẩn bị.
d. Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho Hội nghị cán bộ, giáo viên, nhân viên các
tiết mục như:
- Bụi phấn
- Sắc hương Hà Nội
- Mái trường mến yêu
- Bông hồng tặng cô
Tháng 10:
a. Duy trì múa hát tập thể sân trường
- Hát dưới trời Hà Nội
- Dân vũ Việt Nam ơi
- Mái trường nơi học bao điều hay
- Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội
b. Duy trì nếp biểu diễn các tiết mục văn nghệ vào thứ 2 (Chào cờ đầu tuần) của
các lớp trực tuần.
c. Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho Đại hội Liên đội:
- Mơ ước ngày mai
- Đi ta đi lên
- Khăn quàng thắp sáng bình minh
13


- Đội ta lớn lên cùng đất nước
Tháng 11:

a. Duy trì múa hát tập thể sân trường
- Dân vũ Bông hồng tặng cô
- Dân vũ Khăn quàng thắp sáng bình minh
- Cô giáo em
- Nhớ ơn thầy cô
b. Duy trì nếp biểu diễn các tiết mục văn nghệ vào thứ 2 (Chào cờ đầu tuần) của
các lớp trực tuần.
c. Chuẩn bị cho hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
- Triển khai đến tất cả các lớp về nội dung hội diễn như:
+ Chủ đề hội diễn “Thầy cô và mái trường”
+ Thể lệ mỗi lớp chuẩn bị 1 tiết mục: Đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca, múa ...
+ Thời gian đăng kí tiết mục: 10/11/2014
+ Thời gian khớp nhạc: 14/11/2014
+ Thời gian sơ khảo: 17/11/2014
+ Thời gian chung khảo: 20/11/2014
Tháng 12:
a. Duy trì múa hát tập thể sân trường
- Chú bộ đội
- Anh bộ đội của em
- Chú bộ đội đảo xa
- Dân vũ Việt Nam ơi
- Dân vũ Khăn quàng thắp sáng bình minh
b. Duy trì nếp biểu diễn các tiết mục văn nghệ vào thứ 2 (Chào cờ đầu tuần) của
các lớp trực tuần.
c. Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Thành lập Quân đội nhân
dân Việt Nam 22/12.
- Chú bộ đội và cơn mưa
- Anh bộ đội của em
- Theo bước các anh
- Gửi chú hải quân

- Chú bộ đội đảo xa
- Màu áo chú bộ đội
d. Chuẩn bị các tiết mục cho chương trình Noel như:
- Jingle bell
- We wish you a Merry christmas
14


- Happy new year
- Nhảy hiện đại
Tháng 1:
a. Duy trì múa hát tập thể sân trường
- Ngày Tết quê em
- Dân vũ Việt Nam ơi
- Dân vũ Khăn quàng thắp sáng bình minh
- Mùa xuân ơi
b. Duy trì nếp biểu diễn các tiết mục văn nghệ vào thứ 2 (Chào cờ đầu tuần) của
các lớp trực tuần.
c. Chuẩn bị tiết mục thi văn nghệ do ngành Giáo dục tổ chức.
d. Chuẩn bị các tiết mục mừng xuân, sơ kết kì I
- Em yêu trường em
- Mùa xuân tình bạn
- Mùa xuân ơi
e. Chuẩn bị tiết mục tham gia hội thi festival cấp Quận
- Jingle bell
- We wish you a Merry christmas
- Hello Vietnam
Tháng 2:
a. Duy trì múa hát tập thể sân trường
- Dân vũ Việt Nam ơi

- Dân vũ Khăn quàng thắp sáng bình minh
- Mùa xuân ơi
- Em là mầm non của Đảng
b. Duy trì nếp biểu diễn các tiết mục văn nghệ vào thứ 2 (Chào cờ đầu tuần) của
các lớp trực tuần.
c. Chuẩn bị tiết mục thi văn nghệ do ngành Giáo dục tổ chức.
d. Chuẩn bị các tiết mục Mừng Đảng - Mừng xuân
- Em là mầm non của Đảng
- Hoa lá mùa xuân
- Nhớ ơn Bác
- Hoa thơm dâng Bác
- Dâng Người tiếng hát mùa xuân
Tháng 3:
a. Duy trì múa hát tập thể sân trường
- Dân vũ Việt Nam ơi
15


- Dân vũ Khăn quàng thắp sáng bình minh
- Tiến lên Đoàn viên
b. Duy trì nếp biểu diễn các tiết mục văn nghệ vào thứ 2 (Chào cờ đầu tuần) của
các lớp trực tuần.
c. Chuẩn bị các tiết mục cho hội thi kể chuyện về Bác Hồ.
- Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
- Bác Hồ Người cho em tất cả
- Hoa thơm dâng Bác
Tháng 4:
a. Duy trì múa hát tập thể sân trường
- Dân vũ Việt Nam ơi
- Dân vũ Khăn quàng thắp sáng bình minh

- Hè đến rồi
b. Duy trì nếp biểu diễn các tiết mục văn nghệ vào thứ 2 (Chào cờ đầu tuần) của
các lớp trực tuần.
c. Tiếp tục luyện tập các tiết mục chào mừng ngày 30/4, 1/5
- Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
- Bác Hồ Người cho em tất cả
- Như có Bác trong ngày vui đại thắng
Tháng 5:
a. Duy trì múa hát tập thể sân trường
- Em yêu mùa hè
- Dân vũ Việt Nam ơi
- Dân vũ Khăn quàng thắp sáng bình minh
- Dân vũ Trống cơm
b. Duy trì nếp biểu diễn các tiết mục văn nghệ vào thứ 2 (Chào cờ đầu tuần) của
các lớp trực tuần.
c. Chuẩn bị các tiết mục mừng ngày sinh nhật Đội, mừng ngày sinh nhật Bác,
tổng kết năm học
- Đội ta lớn lên cùng đất nước
- Ngày mai là đoàn viên
- Ngàn hoa dâng Bác
- Nhớ ơn Bác
- Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác
- Mùa hè của em
- Hè về vui quá
- Khiêu vũ thể thao
16


- Thời trang hè
Với giải pháp thực hiện như trên trong những năm học qua nhà trường đã

đạt được một số kết quả đáng kể như các cuộc thi cấp Quận nhà trường đều đạt
được những giải như nhất, nhì...
Qua các hội thi, các em đã bộc lộ và phát huy được hết khả năng, năng lực
của bản thân cả về kỹ năng giao tiếp, khả năng ứng xử trong học tâp, lao động.
Trong cuộc sống hàng ngày các em đã mạnh dạn tự tin hơn rất nhiều khi biểu
diễn hay phát biểu trước đám đông, có ý thức kỷ luật tốt.
Thúc đẩy các em học tập tốt. (Tất cả những học sinh có năng khiếu âm
nhạc trong nhà trường đều có học lực khá, giỏi ở tất cả các môn học). Mỗi ngày
các em càng thêm yêu thích môn Âm nhạc, thích ca hát. Phong trào văn nghệ
của nhà trường ngày càng lớn mạnh.
3.2. Xây dựng kế hoạch theo đợt thi đua của bên Đội thiếu niên
Mỗi đợt thi đua của Đội thiếu niên đặc biệt là đợt thi đua có các ngày lễ kỉ
niệm như ngày lễ kỉ niệm 20-11, Mừng Đảng, mừng xuân hay ngày thành lập
Đoàn 26-3, hội thi do hội đồng dội quận tổ chức... đều cần có các hoạt động văn
nghệ. Chính vì vậy, tôi đều kết hợp với giáo viên tổng phụ trách để đưa hoạt
động văn nghệ lồng ghép vào chương trình công tác đội. Khi đưa các hoạt động
văn nghệ vào trong các đợt thi đua của đội, tôi nhận thấy các lớp nghiêm túc
tham gia bởi nếu lớp không tham gia nhiệt tình thì cuối mỗi đợt thi đua của lớp
sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến thi đua của lớp. Trong đợt thi đua chào mừng ngày
20-11 có hội diễn văn nghệ với chủ đề “Thầy cô và mái trường” nếu lớp nào
tham gia nhiệt tình có hiệu quả thì lớp đó sẽ được đánh giá xuất sắc ở hoạt động
văn nghệ và được cộng điểm thi đua. Trên cương vị là một giáo viên dạy môn
Âm nhạc - phụ trách phong trào văn nghệ, tôi kết hợp với giáo viên Tổng phụ
trách Đội xây dựng kế hoạch hội diễn văn nghệ với những nội dung như sau:
1. Làm thông báo gửi đến các lớp về thể lệ, chủ đề, thời gian, yêu cầu của
hội thi để các lớp chuẩn bị tập luyện.
2. Khớp nhạc cho các tiết mục của các lớp.
3. Tổ chức vòng sơ khảo.
4. Ban tổ chức họp rút kinh nghiệm.
5. Tổ chức vòng chung khảo chọn tiết mục đạt giải.

6. Tổ chức công diễn vào ngày 20-11.
4. Đổi mới hình thức tổ chức hội diễn văn nghệ của trường.
4.1. Xây dựng kế hoạch cho các kì hội thi, hội diễn:
Từ lúc trường được thành lập đến nay, hội diễn văn nghệ của trường tôi tổ
chức hàng năm vào dịp lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Đây là một
17


phong trào đã được các lớp tham gia nhiệt tình. Để đảm bảo đúng tiến độ của
hội diễn, tôi kết hợp cùng giáo viên Tổng phụ trách Đội đã hoàn thành kế hoạch
của hội diễn vào đầu tháng 11, sau khi được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà
trường chúng tôi triển khai kế hoạch hội diễn văn nghệ tới tất cả các lớp. Hội
diễn đã được các lớp tham gia rất nhiệt tình, hơn thế nữa phong trào còn nhận
được sự đầu tư rất lớn về trang phục từ phía hội cha mẹ học sinh, sự quan tâm
của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Chính vì vậy, các lớp đã bắt tay ngay vào
tập luyện và tìm cho lớp mình những tiết mục đặc sắc nhất phù hợp với khả
năng của các em.
Từ khi nhận được kế hoạch hội thi, hội diễn văn nghệ, các em cán sự phụ
trách văn nghệ của lớp lúc này thể hiện hết khả năng của mình. Qua thực tế, tôi
thấy có nhiều em rất có khả năng từ khâu chọn bài, chọn nhạc đến khâu chọn
các bạn trong lớp biểu diễn như thế nào. Trong hội diễn văn nghệ chào mừng
ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11-2014 em Bích Thảo học sinh lớp 5A1, em Trần
Phương lớp 5A2, em Gia Mỹ lớp 4A1, em Thu Lan lớp 4A2 đã rất tích cực và là
hạt nhân của lớp, các em đã lựa chọn cho lớp mình tiết mục hát, múa như:
“Nhớ ơn thầy cô”, “Những bông hoa những bài ca”, “Bài thơ màu mực tím”,
“Bông hồng tặng cô”...bên cạnh chọn lựa tiết mục em đã tập luyện, dàn dựng
cho lớp và đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
4.2. Các bước tiến hành:
Khi đã xây dựng xong kế hoạch tôi kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách
Đội tiến hành các bước cho hội diễn văn nghệ như sau:

1. Triển khai kế hoạch tới các lớp vào đầu tháng 11 bằng văn bản.
2. Triển khai cụ thể kế hoạch tới giáo viên chủ nhiệm các lớp trong cuộc họp
Hội đồng sư phạm đầu tháng11.
3. Hướng dẫn các lớp về hội diễn văn nghệ bằng văn bản cụ thể trong đó có
yêu cầu cụ thể về cách chuẩn bị của hội thi.
4. Hướng dẫn các lớp về cách chọn bài sao cho phù hợp.
5. Tổ chức tư vấn cho các tiết mục đăng kí dự thi.
6. Tổ chức họp tiểu ban của hội diễn văn nghệ.
7. Tổ chức vòng sơ loại các tiết mục tham gia hội diễn, từ tổng số 20 tiết mục
vòng sơ loại tôi chỉ chọn 10 tiết mục vào vòng chung khảo.
8. Tổ chức chung khảo hội diễn văn nghệ chào mừng ngày 20-11.
9. Tổ chức công bố tiết mục đạt giải và công diễn vào lễ kỉ niệm ngày Nhà
Giáo Việt Nam 20-11.
10. Họp rút kinh nghiệm sau hội diễn tới giáo viên chủ nhiệm lớp.
18


Sau khi đã hoàn thành các bước như ở trên, kết quả của hội diễn văn nghệ
tổ chức hàng năm của trường tôi chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, các
tiết mục tham gia hội diễn không chỉ thu hút lượng lớn học sinh các lớp tham
gia, mà các tiết mục tham gia còn đảm bảo về chất lượng nghệ thuật. Mỗi lời ca,
tiếng hát của các em như những lời cám ơn đến các thầy, các cô đã không quản
ngày đêm vất vả dìu dắt các em nên Người.
5. Tổ chức hội thi múa hát tập thể.
Rất nhiều năm trở lại đây, phong trào múa hát tập thể của nghành giáo dục
và đào tạo Quận được tất cả các trường nhiệt tình hưởng ứng. Sau các giờ học
trên lớp, mỗi lời ca, điệu nhạc, động tác nhảy, múa đã giúp các em học sinh thấy
thoải mái, tự tin lên rất nhiều. Phong trào múa hát tập thể của trường tôi cũng đã
được các em học sinh tham gia sôi nổi. Để phát triển phong trào múa hát tập thể
của nhà trường được duy trì và đi vào nề nếp, ngay từ đầu năm học mới, tôi đã

nghiên cứu các bài hát, múa, dân vũ để dạy sao cho phù hợp với lứa tuổi các em.
Nhằm thu hút các lớp tham gia đặc biệt là các em nam ở khối lớp 5 còn ngại khi
tham gia tôi đã triển khai hội thi múa hát tập thể theo các bước như sau :
1: Tổ chức tập huấn bài múa hát tập thể mới tới các cán sự văn nghệ lớp
(mỗi lớp 4 em tham gia). Sau khi tham gia tập huấn các em sẽ về triển khai tới
các bạn trong lớp.
2: Khi học sinh ở các lớp đã nắm được một số động tác cơ bản của các
bài, tôi tổ chức tập cho học sinh toàn trường vào các tiết hoạt động tập thể của
toàn trường và giờ ra chơi.
3: Nhằm khích lệ phong trào múa hát, tinh thần tập luyện của các lớp tôi
tổ chức hội thi “Múa hát tập thể” vào ngày 26-3 hàng năm.
4: Tổ chức tổng kết và trao giải hội thi
Hội thi múa hát tập thể đã được tất cả các lớp tham gia nhiệt tình. Ngoài
giờ học các em lại có những phút giây thư giãn thoải mái để cùng tập luyện,
những động tác của các bài múa hát như những sợi dây gắn kết các em lại với
nhau. Không chỉ có sự tập luyện miệt mài mà còn là sự sẻ chia, quan tâm của
các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp. Sau những lúc tập luyện cô và trò lại có những
thời gian bên nhau, hiểu về nhau hơn. Có lẽ những phút giây ấy tuy ngắn ngủi
nhưng các cô sẽ hiểu hơn về cá tính của từng em học sinh lớp mình chủ nhiệm.
Trong hội thi này, ngoài các em có năng khiếu còn có cả các em hàng ngày ít
tham gia các hoạt động nhưng vì tập thể các em sẵn sàng tham gia rất tích cực.
Động tác của các em học sinh có thể chưa đẹp nhưng nó nói lên tinh thần tập
thể, tinh thần đoàn kết của các thành viên trong lớp.
6. Phương pháp dạy cho học sinh cách hát bè vào bài hát.
19


Một trong số những thành công cho việc phát triển phong trào văn nghệ,
chúng ta không thể bỏ qua phương pháp dạy cho học sinh cách hát bè vào bài
hát. Để tiến hành tốt cách dàn dựng bài hát theo bè tôi đã sử dụng phương pháp

sau:
- Tiến hành theo hòa thanh cùng một lúc: Trong cách tiến hành này các
âm thanh chiếu theo chiều dọc đã tạo ra hòa thanh, có nghĩa cả hai bè của bài hát
đều có chung lời ca. Các bè song song với nhau nên vẻ đẹp của hòa thanh sẽ làm
nổi ý của lời ca và giai điệu chính. Sự thống nhất về sắc thái và cách kết ngắt đã
làm cho người nghe cảm thấy thú vị và say mê.
- Tiến hành theo phức điệu: Ta phải tư duy được chất hợp xướng để các bè
được cấu thành một khối hoàn chỉnh. Câu nhạc dùng làm chủ đề hoặc đối đề
thường được chuyển lẫn sang bè khác theo thủ pháp bắt chước như như cách hát
canong hoặc mô phỏng tạo ra tính chất nhẹ nhàng, thú vị trong tác phẩm âm
nhạc.
- Tiến hành kết hợp cả phức điệu và hòa thanh: Là sự tổng hợp của cả hai
thể loại nêu ở trên.
- Việc dạy học sinh hát bè thành công hay không, giáo viên cần chọn
giọng hát của các em sao cho phù hợp với từng bè, phân công các bè trưởng, bè
phó nắm vững bè của mình đồng thời phân thành nhóm để luyện tập đúng sắc
thái tình cảm giúp cho việc tập luyện nhanh đạt được kết quả.
Như vậy, với các phương pháp dạy học sinh hát bè đã góp phần lớn cho
sự thành công trong công tác phát triển phong trào văn nghệ của trường tôi. Nhờ
cách dàn dựng này mà các bài hát các em thể hiện đã đạt tới nghệ thuật cao hơn,
các em có húng thú hơn khi tập luyện bài hát, người nghe cảm thấy hay và thú vị
hơn rất nhiều so với các bài hát không có bè. Chính vì vậy trong các cuộc thi cấp
Quận, các tiết mục văn nghệ của nhà trường cũng đã đạt được những kết quả
đáng kể.
7. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
7.1. Phối hợp với các ban ngành trong nhà trường.
Như chúng ta đã biết, mọi sự thành công đều nhờ vào tinh thần đoàn kết
tập thể. Chính vì vậy, thành công của phong trào văn nghệ trong nhà trường là
sự đóng góp rất lớn của các ban nghành trong nhà trường như :
- Ban giám hiệu nhà trường: Một vai trò vô cùng quan trọng trong các

phong trào đó là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, tạo mọi điều kiện của Ban giám
hiệu nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâmđến các phong trào
văn nghệ, tận tình, luôn động viên khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học
20


sinh nhà trường cố gắng tập luyện trong mọi phong trào để xây dựng một ngôi
trường lành mạnh, thân thiện.
- Đoàn thanh niên: Có lẽ đoàn thanh niên là lực lượng trẻ, khỏe và lòng
nhiệt huyết cao của các thầy cô giáo tôi đã kết hợp chặt chẽ với đồng chí Bí thư
chi đoàn phân công các thầy cô giáo là đoàn viên đến từng lớp, cùng với thầy
cô chủ nhiệm uốn nắn những động tác cho các em. Cử các đồng chí đoàn viên
chuẩn bị về trang thiết bị, làm thư kí, ban giám khảo của mỗi kì thi, hội diễn.
- Công đoàn nhà trường: Nhằm giúp cho tinh thần tham gia nhiệt tình
của mỗi cán bộ giáo viên và nhân viên trong nhà trường, sự phối kết hợp với
Ban chấp hành công đoàn là vô cùng cần thiết. Ban chấp hành công đoàn luôn
động viên kịp thời với các thầy cô giáo nhằm giúp cho các đồng chí giáo viên
nhiệt tình với phong trào chung của nhà trường nói chung và phong trào văn
nghệ nói riêng.
7.2. Phối kết hợp với ban cán sự của các lớp
Có lẽ vai trò của ban cán sự lớp cũng góp phần không nhỏ đến phong trào
văn nghệ của các lớp. Các em thường là những học sinh có năng khiếu về văn
nghệ nên cũng đã biết cách chọn bài, tìm tòi, sáng tạo những động tác múa để
dàn dựng cho các bạn lớp mình. Trong hội thi văn nghệ năm vừa qua, các em đã
thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình như em Nguyễn Thị Gia Mỹ lớp 5A1,
em Nguyễn Thu Lan lớp 5A2, em Nguyễn Khánh Ly lớp 4A1, các em đã dàn
dựng cho lớp mình những tiết mục khá đặc sắc và đã đạt giải cao trong hội thi
văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11-2015. Chính vì vậy mà sự
phối kết hợp với ban cán sự lớp cũng rất quan trọng. Tôi đã xem cách chọn bài
hát, múa, các động tác múa cho các em thấy phù hợp hoặc chưa phù hợp thì góp

ý và sửa cho các em để các em dàn dựng cho lớp mình.
7.3. Phối hợp với hội cha mẹ học sinh.
Hội cha mẹ học sinh của các lớp đóng một vai trò rất lớn với thành công
của mỗi kì hội thi, hội diễn. Muốn có sự gắn kết giữa nhà trường với hội cha mẹ
các lớp tôi đã tư vấn với Ban giám hiệu nhà trường thông báo về các hội thi như
hội diễn văn nghệ chào mừng ngày 20-11, hay hội thi múa hát tập thể tới tất cả
các chi hội các lớp. Chính vì sự vào cuộc rất nhiệt tình của hội cha mẹ học sinh
của các lớp và của nhà trường không những hội đã tạo mọi điều kiện để các em
học sinh có thời gian ở trường tập luyện mà cha mẹ của các em còn tạo mọi điều
kiện về nguồn kinh phí cho các em trong mỗi hội thi, hội diễn.
Cổ động viên của hội diễn văn nghệ chào mừng lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo
Việt Nam 20-11 hàng năm mà tôi tổ chức không chỉ có học sinh của các lớp mà
21


×