Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG HẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.46 KB, 12 trang )

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG HẢI
TỈNH BẠC LIÊU
3.1. Vị trí địa lý – dân số và diện tích - đặc điểm KT-XH của huyện Đông Hải
3.1.1. Vị trí địa lý, diện tích
Huyện Đông Hải nằm về hướng Tây Nam của tỉnh Bạc Liêu, có bờ biển dài 23
km.
- Hướng Đông giáp huyện Vĩnh Lợi và biển Đông.
- Hướng Tây giáp huyện Đầm Dơi (Tỉnh Cà Mau) và Thành phố Cà Mau.
- Hướng Tây giáp huyện Gía Rai và huyện Vĩnh Lợi.
- Hướng Nam giáp biển Đông và huyện Đầm Dơi (Tỉnh Cà Mau).
Đông Hải là huyện ven biển có hệ thống sông ngòi chằn chịt, có cửa sông Gành
Hào tiếp giáp với biển Đông, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, khai thác muối
và đánh bắt hải sản trên biển. Nơi đây được xác định là địa bàn trong yếu về kinh tế
cũng như về quốc phòng an ninh của tỉnh Bạc Liêu nói chung và huyện Đông Hải nói
riêng.
Tổng diện tích của huyện là 539,2668 km
2
Bảng 1: DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
STT Tên Đơn vị Diện tích (km
2
)

Số ấp
01 Thị Trấn Gạnh Hào 16.0155 05
02 Xã Long Điền 84.3618 15
03 Xã Long Điền Đông 81.3769 06
04 Xã Long Điền Đông A 44.3068 08
05 Xã Long Điền Tây 104.3178 12
06 Xã An Trạch 96.5959 17
07 Xã An Phúc 53.7536 07


08 Xã Định Thành 28.6760 05
09 Xã Định Thành A 29.8650 05
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
3.1.2. Dân số
Huyện Đông Hải được thành lập vào ngày 01/03/2002 trên cơ sở tách ra từ
huyện Gía Rai, gồm 9 xã, thị trấn, với 25.501 hộ, dân số là 132.608 người.
3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Huyện Đông Hải là vùng sinh thái nhiễm mặn ven biển (Nam Quốc lộ 1A), có
khả năng phát triển sản xuất đa dạng và tổng hợp nông- ngư – lâm – diêm nghiệp.
Trong những năm vừa qua, sản xuất lúa đạt năng suất thấp do đất bị nhiễm mặn,
lúa chỉ làm được một vụ, sâu và dịch bệnh thường xuyên phá hoại,…Vì vậy, nhiều bà
con nông dân gặp không ít những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo
cao so với chỉ tiêu chung của cả nước.
Trước những khó khăn đó, để vực dậy tiềm năng sẵn có của địa phương từ trước
đến nay chưa được quan tâm, lãnh đạo Tỉnh và Trung ương đã quyết định chuyển vùng
sản xuất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là con tôm. Đây là
một quyết định mang tính đột phá trong lĩnh vực điều chỉnh cơ cấu vật nuôi cây trồng
của tỉnh Bạc Liêu nói chung và huyện Đông Hải nói riêng. Hiện nay, toàn huyện có diện
tích nuôi trồng thuỷ sản là 41.056 ha (chuyên tôm 33.238 ha, riêng các xã, thị trấn đơn
vị quản lý là 17.371 ha), sản lượng đạt 25.250 tấn. Đến nay, cơ bản việc chuyển dịch từ
trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản tương đối ổn định, nông dân tận dụng
mặt nước để nuôi các loài thuỷ sản có giá trị cao như tôm sú, nghêu, ốc len,…bên cạnh
nuôi tôm quảng canh theo mô hình truyền thống. Trong những năm qua, Uỷ ban nhân
dân huyện và những ngành có chức năng liên quan đã chỉ đạo thí điểm nuôi tôm theo
mô hình quảng canh cải tiến, mô hình công nghiệp, bán công nghiệp cho năng suất cao
trên diện tích 300 ha.
3.2. Khái quát về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Hải
tỉnh Bạc liêu
3.2.1. Qúa trình hình thành và phát triển của ngân hàng
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải được thành lập

theo quyết định số 73/QĐ - HĐQT - TCCB ngày 30/03/2002 của Tổng Giám đốc Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Gía Rai. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt
động từ ngày 02/05/2002. Hiện nay, ngân hàng đã mở được chi nhánh cấp III tại Định
Thành (hoạt động từ ngày 02/02/2005) và Phòng Giao dịch Long Điền (khai trương từ
tháng 11/2005).
Trụ sở chính của chi nhánh: Khu vực 3, thị trấn Gành Hào.
3.2.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ
HOẠCH-KD
CHI NHÁNH CẤP III, PHÒNG GIAO DỊCH
PHÒNG KẾ TOÁN
KHO QUỸ
PHÓ
GIÁM ĐỐC
Nguồn: Phòng tín dụng
Hình 3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CHI NHÁNH HỘI SỞ NHN0&PTNT
HUYỆN ĐÔNG HẢI
3.2.2.1. Một số nét cơ bản về tổ chức và nhân sự của ngân hàng
Công tác tổ chức cán bộ luôn được Ban Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải quan tâm thực hiện tốt. Việc tuyển chọn, đề bạt,
bố trí cán bộ được thực hiện thận trọng, chính xác trên cơ sở trình độ, năng lực, sở
trường của từng người; bố trí đúng người, đúng việc để đạt hiệu quả cao nhất; những
người có đức, có tài được trân trọng và tạo điều kiện phát huy tài năng; những cán bộ
hạn chế về trình độ, có khó khăn được tạo điều kiện cho học tập, bồi dưỡng để đủ khả
năng đảm nhận công việc. Ban lãnh đạo thường xuyên quan tâm, động viên tinh thần
cán bộ học tập và làm việc tốt. Trong cơ quan luôn có sự đoàn kết, nhất trí cao, quyết
tâm vượt mọi khó khăn để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch hàng năm, góp
phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương và sự phát triển bền vững

của ngành, của cơ quan trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các
Ngân hàng Thương mại cổ phần và các Tổ chức tín dụng khác.
Hoạt động ngân hàng ngày nay đòi hỏi phải liên tục được đổi mới cả về nhận thức,
trình độ nghề nghiệp, tư duy kinh doanh,... để vừa đứng vững và phát triển trong hiện
tại, đồng thời có đủ lực để phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, đòi
hỏi phải chủ động thực hiện công tác bồi dưỡng đào tạo, đào tạo lại đối với đội ngũ cán
bộ; cùng với đó là quá trình xây dựng cho toàn thể cán bộ, công nhân viên ý thức tự học
tập, nghiên cứu để cập nhật kiến thức mới. Vấn đề này đã được Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải nhận thức đầy đủ và tổ chức thực hiện
có hiệu quả.
3.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận trong ngân hàng
a) Ban giám đốc:
- Trực tiếp điều hành toàn bộ các hoạt động của ngân hàng, tổ chức thực hiện
tốt các quy định, chế độ của ngân hàng cấp trên và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân các
cấp. Chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc
Liêu về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.
- Ban Giám đốc có 2 người, gồm:
+ Giám đốc chỉ đạo chung và trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch, tổ
chức cán bộ.
+ Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc theo phân công uỷ quyền.
b) Phòng kế hoạch kinh doanh:
Đây là phòng ban quan trọng và lớn nhất trong đơn vị, gồm 1 trưởng phòng, 1
phó phòng và các cán bộ tín dụng. Phòng kế hoạch kinh doanh chủ yếu thực hiện việc
cấp tín dụng và thu hồi nợ. Cụ thể là:
- Thống kê phân tích thông tin số liệu, xây dựng đề xuất chiến lược kinh
doanh.
- Xây dựng kế hoạch huy động vốn và cho vay các thành phần kinh tế theo
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh
và chỉ định của Chính phủ (nếu có).
- Xây dựng chương trình dự án, thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn phương án

khả thi để đầu tư.
- Điều chuyển vốn giữa chi nhánh Ngân hàng cấp III và Phòng giao dịch,
nhận thông tin báo cáo hoạt động từ Ngân hàng cấp III và Phòng giao dịch.
- Thực hiện chế độ báo cáo chuyên đề đối với Ngân hàng Nhà nước tỉnh và
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam theo chế độ.
- Tổ chức chỉ đạo thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng.
- Thực hiện báo cáo sơ kết, tổng kết tháng, quý, năm.
- Tổng hợp thông tin kinh tế, quản lý danh mục khách hàng.
c) Phòng kế toán – Kho quỹ:
Đây là phòng ban chiếm vị trí trung tâm trong đơn vị, gồm 1 trưởng phòng, 1
phó phòng và các kế toán viên. Các công việc chủ yếu của phòng ban này là:
- Tổ chức theo dõi hạch toán kế toán, hạch toán thống kê các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh theo quy định của chế độ tài chính hiện hành của hệ thống Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đảm bảo phản ánh chính xác, kịp thời, đầy
đủ mọi tình hình và sự biến động của tài sản có, tài sản nợ do đơn vị quản lý.
- Tổng hợp, xử lý, cung cấp, lưu trữ thông tin tại chi nhánh.
- Phân tích hoạt động tài chính và tham mưu cho Ban lãnh đạo trong công tác
quản lý tài chính, vốn, tài sản.
- Thực hiện các ngiệp vụ tin học và triển khai các chương trình ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh.
- Các nghiệp vụ kho quỹ về thu, chi, vận chuyển tiền.
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
d) Chi nhánh cấp III – Phòng giao dịch

×