Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNN PTNT THỊ XÃ NGÃ BẢY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.58 KB, 7 trang )

Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHN
O
& PTNT TX Ngã Bảy
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NHNN PTNT THỊ XÃ NGÃ BẢY
5.1 GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN VỐN:
Qua phân tích ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng có bước tiến triển
tốt hơn thể hiện qua mức huy động năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng được nhu
cầu vay vốn của khách hàng. Vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp nên cũng huy
động tối đa công suất trên địa bàn.
Tuy nhiên huy động vốn của Ngân hàng còn một số tồn tại:
-Lãi suất tiền gửi trước đây còn rất đơn điệu và thường thấp hơn so với
ngân hàng cổ phần.
-Công nghệ thông tin là một nguyên nhân rất quan trọng ảnh hưởng đến
công tác huy động vốn. Chưa có hệ thống máy ATM (Automated Teller Machine)
trên địa bàn để huy động vốn.
-Chính sách khách hàng:
Ngoài các yếu tố nêu ở trên, vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến thu hút nguồn
vốn là công tác chăm sóc khách hàng. Làm thế nào để khách hàng thấy được ngân
hàng luôn quan tâm đến và muốn gởi tiền lâu dài tại ngân hàng.
Chính vì một số tồn tại trên nên ta có một số giải pháp nhằm tăng trưởng
nguồn vốn trong thời gian tới.
- Đẩy mạnh hoạt động chuyển tiền kiều hối
-Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với lãi suất thị trường. Đa
dạng các kỳ hạn gởi và lãi suất cụ thể không thấp hơn lãi suất huy động của các
NHTM trên địa bàn.
-Áp dụng các hình thức huy động dự thưởng trúng vàng, quà tặng khuyến
mãi cho khách hàng gửi vào và một số hình thức huy động khuyến mãi khác phù
hợp với sở thích người dân trên địa bàn theo từng thời kỳ.
-Đối với các tổ chức kinh tế: tăng cường giao lưu tạo sự quan hệ giữa ngân
hàng với đơn vị, từ đó tranh thủ sự đồng tình và khuyến khích đơn vị giao dịch


GVHD: Trần Ái Kết 1 SVTH: Nguyễn Thị Như Ý
Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHN
O
& PTNT TX Ngã Bảy
qua Ngân hàng để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi, đặc biệt là các đơn vị lớn như: kho
bạc nhà nước, bưu điện, bảo hiểm xã hội…và các đơn vị kinh tế ngoài địa bàn.
-Tăng cuờng các thông tin tuyên truyền tiếp thị, tiến hành chỉnh sửa và
nâng cấp các trụ sở làm việc, các phòng giao dịch, tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu với
khách hàng. Đồng thời, mở đợt thông tin tuyên truyền tiếp thị lớn thông qua đài
phát thanh, băng rôn quảng cáo, phát các tờ bướm, tờ rơi tới từng cơ quan đơn vị
và hộ gia đình.
-Kết hợp với ban đền bù giải toả, tìm hiểu những hộ có nguồn thu từ đền bù
giải toả để có hướng tiếp thị khuyến khích khách hàng gởi vào.
-Triển khai các sản phẩm dịch vụ hiện đại như: thẻ ATM, thẻ thanh toán,
thẻ ghi nợ để thu hút tiền nhàn rỗi với lãi suất thấp.
-Tiến hành khoán tới từng phòng ban và người lao động về công tác huy
động vốn và khuyến khích khách hàng. Có chế độ hoa hồng phù hợp cho những tổ
chức cá nhân có công việc vận động khách hàng gởi vào Ngân hàng
-Quảng cáo tiếp thị khách hàng: phát hành tờ rơi, tờ bướm được gởi tới
từng nhà, từng khách hàng để giới thiệu sản phẩm dịch vụ đồng thời tạo lòng tin
và giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng, mục tiêu nhằm thu hút ngày càng
nhiều khách hàng, tăng thị phần tạo ra lượng khách hàng truyền thống ổn định
trong kinh doanh.
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG:
Muốn hoạt động tín dụng đạt được có hiệu quả thì trước mắt ta cần giải quyết
những vấn đề về doanh số cho vay và doanh số thu nợ như thế nào cho hợp lý.
Như đã phân tích ngân hàng nên tăng trưởng doanh số cho vay đối với hộ sản
xuất kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân. Ta chọn tăng trưởng cho vay đối với thành
phần kinh tế này bởi họ là khách hàng mục tiêu, tiềm năng trong tương lai, là

khách hàng mang lợi ích rất lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng (như huy
động nguồn vốn thanh toán, thu dịch vụ thanh toán, cho vay doanh số lớn) cũng
như các ngành nghề kinh tế cũng vậy, để phát triển theo đúng cơ cấu chuyển dịch
kinh tế và thực tế ngân hàng tăng trưởng đầu tư ngành truyền thống và ngành có
tiềm năng thương mại. Tuy nhiên, sự thay đổi tỷ trọng giữa các thành phần kinh tế,
giữa các ngành kinh tế sẽ thay đổi không lớn vì ngân hàng sẽ không tập trung cho
GVHD: Trần Ái Kết 2 SVTH: Nguyễn Thị Như Ý
Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHN
O
& PTNT TX Ngã Bảy
vay quá nhiều cho một số đối tượng nhằm phân tán rủi ro. Để thực hiện được điều
này thì sau đây ta có một số giải pháp để phát triển doanh số cho vay:
-Ưu đãi về lãi suất cho vay.
-Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của khách hàng.
-Thực hiện việc cho vay cho khách hàng nhanh chống, gọn gàng.
-Thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của
cán bộ tín dụng.
-Đầu tư xây dựng cơ cở vật chất hiện đại khang trang, để thu hút thêm
nhiều khách hàng mới.
Tăng cho vay đồng thời phải có giải pháp tăng doanh số thu nợ trong thời
gian tới.
-Nâng cao chất lượng thẩm định là khâu quan trọng nhất nhằm giúp ngân
hàng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chuẩn xác.
-Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay.
-Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ phù hợp đối với các khoản nợ quá hạn
nhỏ, cán bộ tín dụng phải tăng cường đôn đốc thu hồi nợ kết hợp với việc kiểm tra
tình hình sử dụng vốn, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo.
-Xử lý tài sản làm đảm bảo: khi khách hàng sản xuất kinh doanh bị phá sản
hoặc kém hiệu quả, không có khả năng trả nợ. Vì vậy, sau khi thực hiện các biện

pháp đôn đốc, xử lý nợ mà khách hàng vẫn không trả đựơc nợ thì ngân hàng tiến
hành xử lý tài sản của khách hàng.
- Giảm bớt thủ tục vay vốn để giảm bớt chi phí, thời gian đi lại của khách hàng
- Khuyến khích đầu tư cho những mô hình sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật đạt
hiệu quả
- Kết hợp với hộ nông dân tổ chức các buổi khuyến nông
- Đối với hộ nuôi trồng thủy sản đẩy mạnh cho vay theo tổ nhóm
5.3 HẠN CHẾ NỢ QUÁ HẠN:
Qua phân tích ta thấy nợ quá hạn của ngân hàng năm 2006 tăng cao. Là một
rủi ro trong hoạt động tín dụng. Đây là vấn đề khó khăn của ngân hàng.
GVHD: Trần Ái Kết 3 SVTH: Nguyễn Thị Như Ý
Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHN
O
& PTNT TX Ngã Bảy
Để hạn chế nợ quá hạn ngân hàng thực hiện những vấn đề sau:
 Công tác thẩm định:
Cán bộ tín dụng cần phải thẩm định thật kỹ trước khi quyết định cho vay về
năng lực và tài chính (nguồn thu nhập chính của khách hàng từ đâu? Có ổn định
hay không?). Đối với khách hàng truyền thống cũng cần phải thẩm định trước và
sau khi cho vay là nhằm nắm rõ về tình hình sản xuất kinh doanh của họ, không vì
chủ quan mà đánh giá sai khách hàng.
 Chú trọng công tác thu nợ:
Cán bộ tín dụng cần giám sát, theo dõi khách hàng để đảm bảo thu nợ vào
thời điểm kết thúc mùa vụ hoặc kỳ sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo trả nợ đúng
hạn tránh để khách hàng sử dụng vốn sang kinh doanh lĩnh vực khác dẫn đến rủi
ro không thu hồi được nợ sau này.
 Đánh giá tình hình cho vay của từng cán bộ tín dụng:
Sau khi kết thúc một quý, ngân hàng cần tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình
cho vay của từng cán bộ tín dụng để có chế độ khen thưởng cho những cán bộ tín
dụng thực hiện tốt nhiệm vụ.

 Tổ chức phân tích nợ quá hạn sau kỳ báo cáo:
Để đảm bảo an toàn cho vốn vay Ngân hàng cần phải tổ chức kiểm tra định
kỳ hàng tháng, quý để phân loại nợ tốt, nợ xấu để kịp thời xử lý.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
GVHD: Trần Ái Kết 4 SVTH: Nguyễn Thị Như Ý
Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHN
O
& PTNT TX Ngã Bảy
Nhìn chung trong thời gian qua NHN
O
& PTNT Thị xã Ngã Bảy đã nhanh
thích ứng với cơ chế thị trường, bám sát mục tiêu nhiệm vụ kinh tế của tỉnh, đã
xác định đúng đối tương phục vụ chủ yếu là “nông nghiệp nông thôn” và khi trở
thành NHTM thì ngân hàng còn đa dạng giao dịch với nhiều đối tượng khác nhau.
Với sự nỗ lực không ngừng quyết tâm của toàn bộ cán bộ trong ngân hàng
thì trong ba năm qua ngân hàng đã đạt được một số kết quả khả quan như nguồn
vốn huy động ngày càng tăng, quy mô hoạt động tín dụng từng bước được mở
rộng, trong các kết quả đạt được của ngân hàng thì hoạt động tín dụng của ngân
hàng không ngừng tăng, doanh số cho vay liên tục tăng, khả năng thu hồi đạt kết
quả khá tốt, dư nợ tăng theo tương ứng, bên cạnh đó thì nợ quá hạn cũng tăng cao
do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá cả tăng cao do những khách hàng đến vay phần
lớn là nông dân làm nông nghiệp nên phục thuộc vào điều kiện khách quan rất
nhiều, ngân hàng không ngừng đơn giản hoá thủ tục cho vay để tạo điều kiện
thuận lợi cho khách hàng giao dịch với ngân hàng ít tốn thời gian hơn. Những kết
quả đạt được như thế của ngân hàng góp phần làm cho ngân hàng thực hiện đúng
phương châm “an toàn nhanh chống hiệu quả, uy tín hàng đầu”. Hoạt động của
ngân hàng cũng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế địa phương.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh

của mình thì ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Số lượng cán bộ tín dụng còn ít
nhưng khách hàng ngày càng nhiều gây tình trạng quá tải. Trong tương lai sẽ chịu
áp lực cạnh tranh gay gắt trên địa bàn hoạt động của mình, các hoạt động dịch vụ
tỷ trọng còn thấp, sản phẩm chưa phát triển đến Ngân hàng như dịch vụ thẻ ATM.
Hoạt động ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và còn phụ thuộc vào thiên nhiên
như: bão, lũ lụt vì đối tượng chủ yếu của Ngân hàng là nông dân.
Tóm lại:
Hiệu quả hoạt động tín dụng đạt được trong thời gian qua thể hiện uy tín
của ngân hàng được nâng cao, khẳng định vị thế cạnh tranh trên địa bàn hoạt động
của mình. Đạt được kết quả như trên là nhờ sự lãnh đạo tốt của ban giám đốc, với
tinh thần đoàn kết nội bộ, phong cách phục vụ chu đáo, tận tình, vui vẽ, thực hiện
đơn vị trong sạch vững mạnh.
6.2 KIẾN NGHỊ
GVHD: Trần Ái Kết 5 SVTH: Nguyễn Thị Như Ý

×