Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Thực trạng phát triển và tổ chức quản lý chợ trên đại bàn quận Cầu Giấy hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.87 KB, 31 trang )

Thực trạng phát triển và tổ chức quản lý chợ trên đại bàn
quận Cầu Giấy hiện nay
I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
của mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy
1. Vị trí địa lý
Quận Cầu Giấy có vị trí hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và thương mại - dịch vụ nói riêng. Quận Cầu Giấy được thành lập và đi
vào hoạt động ngày 01/09/1997, trên cơ sở của 4 thị trấn Nghĩa Tân, Nghĩa Đô,
Mai Dịch, Cầu Giấy và 3 xã Yên Hoà, Trung Hoà, Dịch Vọng của huyện Từ
Liêm cũ, với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.204,5 ha trong đó có 78 ha là đất
nông nghiệp (năm 2005).
Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây, một trong những khu phát triển chính
của Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thành phố khoảng 6 km, phía Bắc giáp
Quận Tây Hồ, phía Nam giáp Quận Đống Đa, phía Đông giáp Quận Ba Đình,
phía tây giáp thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm.
Nằm trên trục đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bay
Quốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị vệ
tinh Hoà Lạc - Sơn Tây, bên cạnh đó sự phát triển của hệ thống giao thông và sự
phân bổ không gian công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho Quận Cầu Giấy
trong việc giao lưu kinh tế, lưu thông hàng hoá với các tỉnh lân cận.
Những yếu tố trên đóng vai trò rất quan trọng cho sự hình thành và phát
triển của mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy.
2. Về xã hội
2.1. Dân số và sự gia tăng dân số trên địa bàn Quận Cầu Giấy
Dân số trên địa bàn Quận trong những năm qua có tỉ lệ tăng bình quân rất
cao (4,4% giai đoạn 2000-2005), bình quân mỗi năm dân số tăng khoảng gần 7
nghìn người.
Bảng: biến động dân số trên địa bàn quận Cầu Giấy
Chỉ tiêu
Năm
Dân số trung


bình (người)
Mức tăng
(người)
Tỉ lệ tăng dân
số (%)
Mật độ dân số
(người/km
2
)
2000 136.029 7332 5,70 11.285
2001 142.529 6500 4,78 11.824
2002 150.029 7500 5,26 12.446
2003 158.831 8802 5,87 13.177
2004 162.834 4003 2,52 13.509
2005 168.834 6000 3,68 14.006
Nguồn: Phòng Lao động Thương binh Xã hội quận Cầu Giấy
Ta thấy tỷ lệ dân số bình quân của Quận tăng rất nhanh bao gồm cả tăng tự
nhiên và tăng cơ học, trong khi đó diện tích đất tự nhiên của Quận không đổi.
Điều đó làm cho mật độ dân số bình quân tăng nhanh. Khi mật độ dân cư càng
cao thì nhu cầu tiêu dùng càng lớn, nó đòi hỏi sự phát triển của mạng lưới chợ.
Như vậy, dân số đóng vai trò rất trong việc phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn
Quận Cầu Giấy, nó vừa có ảnh hưởng tiêu cực, vừa có ảnh hưởng tích cực.
Sự gia tăng dân số, mật độ dân số đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá,
phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tổng mức hàng
hoá bán lẻ trong những năm qua đạt mức tăng trưởng khá và chiếm tỷ trọng
ngày càng cao trong cơ cấu tổng mức hàng hoá bán ra đã cho thấy dân số đóng
một vai trò nhất định.
Bảng: Biến động doanh thu bán lẻ của quận Cầu Giấy
Chỉ tiêu
Năm

Tổng doanh thu bán
lẻ (triệu đồng)
Mức tăng
(triệu đồng)
Tỉ lệ tăng
(%)
2000 1.651.995 - -
2001 2.432.874 780.879 47,27
2002 3.357.435 924.561 38,00
2003 4.728.198 1.370.763 40,83
2004 5.724.486 996.288 21,07
2005 6.812.982 1.088.496 19,01
Nguồn: Phòng Thống kê quận Cầu Giấy
Tuy nhiên, việc gia tăng dân số, nhất là dân nhập cư dã ảnh hưởng tiêu cực
đến sự phát triển và hoat động của chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy. Số lượng
chợ phát triển không tương xứng với việc gia tăng dân số, nhất là các khu dân
cư mới hình thành, khu đô thị mới… đã dẫn đến việc hình thành các chợ tự
phát. Mặt khác, một bộ phận dân cư chủ yếu là dân nhập cư không có công ăn
việc làm thường tụ tập vào các chợ, các khu vực đông dân cư để buôn bán kiếm
sống qua ngày dẫn đến hình thành các chơ tự phát ở nhiều khu vực, kể cả những
khu vực ở xung quanh chợ chính thức. Các chính quyền địa phương cần kiên
quyết giải quyết các chợ tự phát, lấn chiếm lòng lề đường, thực hiện nếp sống
văn minh, trật tự đô thị và an toàn giao thông.
2.2. Mức sống dân cư
Nhìn chung, đời sống của người dân trên địa bàn Quận ngày càng được cải
thiện, thu nhập bình quân tăng lên rất nhanh, thể hiện ở bảng sau:
Bảng: Mức biến động thu nhập bình quân của người dân ở quận Cầu Giấy:
Đơn vị: nghìn đồng
Năm 1998 2000 2002 2004
Thu nhập bình

quân / người / tháng
469 601 774 994
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Về cơ cấu chi tiêu, một người một tháng chi cho ăn uống cao nhất khoảng
45-48% tổng chi, kế đến là chi cho nhà ở, điện nước, thiết bị, đồ dùng khoảng
30-33%, chi cho học hành, y tế, vui chơi giải trí từ 22-24%.
Mức sống của người dân trong Quận trong những năm qua đã ảnh hưởng
lớn đến hoạt động kinh doanh khu vực thương mại - dịch vụ nói cung và chợ
nói riêng. Mức sống dân cư mặc dù tăng lên rất nhanh nhưng nhìn chung vẫn
còn thấp, nhất là khu vực nông thôn, công nhân làm việc ở các khu công nghiệp,
khu chế xuất… chi tiêu chủ yếu là cho hoạt động ăn uống hàng ngày với chất
lượng hàng hoá ở mức trung bình. Các kết quả khảo sát về nhu cầu mua sắm
trong thời gian qua cho thấy, hàng lương thực, thực phẩm vẫn còn chiếm tỷ
trọng lớn. Điều này cho thấy chợ vẫn đóng vai trò quan trọng đối với đời sống
của người dân trong Quận.
Tuy nhiên, trong những năm qua cũng đã diễn ra sự phân hoá về mức sống
dân cư trên địa bàn. Một bộ phận dân cư có mức sống cao đã được hình thành
và quy mô ngày càng lớn, tầng lớp này có những nhu cầu về những loại hàng
hoá chất lượng cao từ hàng tiêu dùng đến hàng lương thực, thực phẩm, các loại
thực phẩm an toàn… Thói quen mua sắm ở các siêu thị, trung tâm thương mại
đã xuất hiện ở tầng lớp dân cư có mức thu nhập từ trung bình trở lên. Một xu
hướng mua sắm mới đã hình thành và từng bước phát triển trên địa bàn Quận.
Đó là mua sắm ở các siêu thị, trung tâm thương mại của bộ phận dân cư có thu
nhập cao, lan toả đến bộ phận dân cư có thu nhập khá và trung bình.
3. Về kinh tế
Mặc dù Quận mới được thành lập, có xuất phát điểm thấp so với các quận
khác trong Thành phố nhưng trong những năm qua Quận đã đạt được tăng
trưởng khá về kinh tế, thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng: Biến động giá trị GDP của quận Cầu Giấy theo khu vực kinh tế:
Đơn vị: triệu đồng

Chỉ
tiêu
Năm
Tổng
Trong đó
Khu vực I
Nông nghiêp
Khu vực II
Công nghiệp -
Xây dựng
Khu vực III
Thương mại -
Dịch vụ
2000 1.010.851 13.377 755.268 242.206
2001 1.564.642 8.661 1.262.313 293.668
2002 1.923.656 8.633 1.545.425 369.598
2003 2.589.960 6.858 1.858.961 724.141
2004 2.900.199 1.741 2.037.355 861.023
2005 3.347.601 1.020 2.325.688 1.021.893
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Chú thích: GDP tính theo giá hiện hành
Ta thấy giá trị GDP của Quận tăng lên rất nhanh, năm 2005 cao gấp 3 lần
so với năm 2000, trong đó đặc biệt khu vực Thương mại - Dịch vụ tăng gấp
khoảng 4 lần.
Sự tăng trưởng kinh tế dẫn đến việc gia tăng khối lượng hàng hoá sản xuất
ra, từ đó gia tăng tổng mực hàng hoá bán ra trên thị trường; hàng hoá ngày càng
phong phú, đa dạng về chủng loại, lượng hàng hoá về các chợ cũng nhiều hơn,
người tiêu dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn.
Như vậy, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua có ảnh
hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn Quận.

II. Thực trạng chung về phát triển mạng lưới chợ
1. Thực trạng về số lượng và phân bổ mạng lưới chợ
Những năm qua, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cùng với sự tham gia
của các thành phần kinh tế đã làm có nhu cầu ngày càng tăng về việc tổ chức
địa điểm trao đổi, mua bán hàng hoá phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng
của dân cư. Ngoài ra, từ ngày thành lập Quận cho đến nay, công tác phát triển
mạng lưới chợ trên địa bàn cũng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao
của các cấp, các ngành. Vì thế, số lượng chợ tăng lên rất nhanh. Tính đến hết
năm 2005, trên địa bàn Quận có tất cả 10 chợ đang hoạt động, tăng thêm 7 chợ
so với năm 1997. Bảy chợ xây mới sau khi Quận thành lập là: chợ Quan Hoa,
chợ Xe máy - đồ cũ Dịch Vọng, chợ đêm Nông sản Dịch Vọng, chợ Đồng Xa,
chợ Trần Duy Hưng, chợ Hợp Nhất và chợ 337 Dịch Vọng.
Bảng: Số lượng và phân bổ mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy
(tính đến hết tháng 12/2005)
Chỉ tiêu
Phường
Số chợ
(chợ)
Dân số
(người)
Dân số bình
quân một chợ
(người/chợ)
Toàn quận 10 168.834 16.883
Trung Hoà 1 20.108 20.108
Yên Hoà 1 21.093 21.093
Quan Hoa 3 22.634 7.545
Dịch Vọng 3 19.748 6.583
Dịch Vọng Hậu 0 16.609 -
Mai Dịch 1 25.459 25.459

Nghĩa Tân 1 20.490 20.490
Nghĩa Đô 0 22.693 -
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Tuy nhiên, sự phân bổ mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay
vẫn chưa đồng đều giữa các phường, các khu vực. Có phường có đến 3 chợ như
phường Quan Hoa, phường Dịch Vọng, do đó mật độ dân số bình quân của một
chợ ở các phường này thấp hơn hẳn các phường khác. Trong đó có những
phường chưa có chợ nào (phường Dịch Vọng Hậu, phường nghĩa Đô). Bên cạnh
đó sự quy hoạch mạng lưới chợ không theo kịp với sự quy hoạch đô thị nên
không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của dân cư ở đây. Từ đó dẫn đến việc hình
thành các tụ điểm chợ xanh, chợ tạm, chợ cóc như chợ hoa tươi trước cổng Khu
Tổng cục chính trị (phường Mai Dịch); chợ Bái Ân, chợ K800 (phường Nghĩa
Đô); chợ đầu cầu Yên Hoà, chợ Xóm chùa (phường Yên Hoà), chợ Sân vận
động Nghĩa Tân (phường Nghĩa Tân)…
2. Thực trạng phân loại chợ
Các chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy theo các tiêu chí khác nhau được phân
loại như sau:
Tiêu chí phân
loại
Tên chợ
Theo tính
chất mua bán
Theo đặc điểm
mặt hàng
Theo tính chất
và quy mô
xây dựng
Theo số lượng
hộ kinh doanh,
vị trí và mặt

bằng của chợ
Bán
buôn
Bán lẻ
Tổng
hợp
Chuyên
doanh
Kiên cố
Bán
kiên cố
Loại
1
Loại
2
Loại
3
Cầu Giấy x - x
Quan Hoa
Nhà Xanh
Nghĩa Tân
Đồng Xa
Nông sản DV
Xe máy DV
337 DV
Hợp Nhất
Trần Duy Hưng
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Chú thích: Nông sản DV: Nông sản Dịch Vọng;
Xe máy DV: Xe máy Dịch Vọng; 337 DV: 337 Dịch Vọng

Như vậy, toàn Quận có tất cả 10 chợ đang hoạt động, nhưng không có chợ
loại 1 nào, có 3 chợ loại 2, còn lại là các chợ loại 3. Chỉ có duy nhất một chợ
Nông sản Dịch Vọng là chợ bán buôn, còn lại các chợ đều là chợ bán lẻ. Có hai
chợ chuyên doanh là chợ xe máy cũ Dịch Vọng và chợ Nông sản Dịch Vọng,
các chợ còn lại đều là chợ tổng hợp. Không có chợ nào được xây dựng kiên cố
hoàn toàn, mà đa số các chợ đều được xây dựng bán kiên cố là chủ yếu hoặc
kiên cố lẫn bán kiên cố.
3. Thực trạng về quy mô các loại chợ
Ta phân tích thực trạng quy mô các loại chợ theo 2 tiêu thức diện tích chợ
và số người bán. Ta có bảng số liệu sau:
Tiêu thức
Chợ
Diệc tích (m
2
) Số người bán (người)
Tổng diện
tích
Diện tích
xây dựng
Tổng số người
bán (người)
Số người bán
cố định (người)
Toàn quận 35.166 16.102 2730 1830
Cầu Giấy 1685 2300 157 157
Quan Hoa 1200 900 89 69
Nhà Xanh 1755 1470 220 157
Nghĩa Tân 6220 3321 558 476
Đồng Xa 9739 3320 456 456
Nông sản DV 3964 898 700 0

Xe máy DV 5900 2220 195 195
Hợp Nhất 3203 873 170 150
Trần Duy Hưng 1500 800 185 170
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
3.1. Quy mô theo tiêu thức diện tích chợ
Với 9 chợ trên địa bàn toàn Quận (không kể chợ 337 Dịch Vọng xây dựng
năm 2005) có tổng diện tích là 35.166 m
2
, bình quân mỗi chợ có diện tích là
3907 m
2
; bình quân diện tích cho mỗi người bán là 12,9 m2/người, trong đó diệc
tích xây dựng là 5,9 m
2
/người.
Ta thấy đa số các chợ mặc dù có tổng diện tích không nhỏ nhưng diện tích
được xây dựng còn ít (chiếm chưa đến 50% tổng diện tích), do đó cần thiết phải
đầu tư để mở rộng quy mô diện tích được xây dựng, đặc biệt là xây dựng kiên
cố, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động kinh doanh buôn bán ở chợ được
thoải mái và đầy đủ.
3.2. Quy mô theo tiêu thức người bán
Hiện có khoảng 2730 người bán hàng tại các chợ trên địa bàn Quận, trong
đó số người bán cố định là 1830 người (chiếm 67%) và số người bán không cố
định trong đó bao gồm cả những người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm tự sản
xuất là khoảng 900 người (chiếm 33%).
Tuy nhiên, tỷ lệ số người bán cố định và không cố định này giữa các chợ là
không giống nhau, có chợ tỷ lệ này là 100% (chợ Cầu Giấy, chợ Đồng Xa, chợ
Xe máy cũ Dịch Vọng), số chợ còn lại tỷ lệ này khoảng 70-90%, riêng chợ
Nông sản Dịch Vọng số người bán trong chợ 100% là không cố định, điều này
hoàn toàn phù hợp với chức năng của chợ là chợ đầu mối, tập trung lượng hàng

nông sản từ các nguồn, các hộ trực tiếp sản xuất để tiếp tục phân phối tới các
chợ và các kênh lưu thông khác.
Từ đó ta có thể thấy, hoạt động buôn bán trong chợ chưa có tính chuyên
sâu, tức là trong chợ, hình thức tự sản xuất và tự bán thành phẩm vẫn xảy ra
tương đối, nó hạn chế sự phát triển của hoạt động thương mại trong chợ, các
hoạt động chợ sẽ dẫn tới sự thất thường do phụ thuộc một phần vào lực lượng
người bán không cố định này. Mặt khác, số lượng người bán trung bình trong
mỗi chợ chỉ khoảng 203 người, như thế quy mô đa số các chợ hiện nay trên địa
bàn Quận vẫn còn nhỏ. Vì vậy, cần thiết phải phát triển hệ thống chợ trên địa
bàn Quận, mở rộng hơn nữa cả về diện tích lẫn số người bán.
4. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật
Thực trạng về cơ sở vật chất của mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu
Giấy được thể hiện trong bảng sau:
Đơn vị: m2
Chợ
Diện tích kiên cố
(tầng, kiểu cách
xây dựng…)
Diện tích bán
kiên cố (khung
thép, mái tôn…)
Lều lán tạm
Toàn Quận 301 12.509 1863
Cầu Giấy 207 1.400 900
Quan Hoa 1.200
Nhà Xanh 1.795
Nghĩa Tân 94 2.406 763
Đồng Xa 2.720
Nông sản DV 720
Xe máy DV 800 200

Hợp Nhất 768
Trần Duy Hưng 700
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Ta thấy, hiện tại trung bình chỉ có khoảng 2% diện tích các chợ trong toàn
Quận được xây dựng kiên cố, có tới 85% diện tích xây dựng bán kiên cố; 12,7%
số diện tích các chợ vẫn trong tình trạng lều, lán tạm thời.
Một số chợ tuy đã được xây dựng kiên cố, sau một thời gian sử dụng, do
không được tu bổ kịp thời, cải tạo chắp vá và thiếu vốn để đầu tư sửa chữa,
nâng cấp nên đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh, không
phát huy hết tiềm năng của chợ và không đảm bảo được yêu cầu văn minh
thương nghiệp. Bên cạnh đó, các hạng mục như đường đi lại trong chợ, hệ
thống cấp nước, công trình vệ sinh, xử lý nước thải, rác thải… chưa được quan
tâm đúng mức nên điều kiện vệ sinh nói chung và vệ sinh an toàn thực phẩm nói
riêng không được đảm bảo.
Như vậy, có thể thấy, cơ sở vật chất mạng lưới chợ trên địa bàn toàn Quận
hiện nay vẫn chưa tương xứng với vị trí, vai trò của chợ, chưa đáp ứng được yêu
cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân. Do đó cần có sự đầu tư thoả đáng để phát
triển hơn nữa mạng lưới chợ cả về số lượng và chất lượng.
5. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy
5.1. Về hàng hoá kinh doanh tại chợ
Ngoài chợ Nông sản Dịch Vọng, chợ Xe máy cũ Dịch vọng là chợ chuyên
doanh, số chợ còn lại đều là chợ kinh doanh tổng hợp, nhưng chủ yếu vẫn là
hàng nông sản thực phẩm tươi sống và hàng tiêu dùng hàng ngày, bao gồm các
loại hàng hoá cụ thể sau:
- Hàng lương thực;
- Hàng thực phẩm;
- Hoa quả các loại;
- Nông sản;
- Lâm sản;
- Cây con giống;

- Hàng tiểu thủ công nghiệp;
- Hàng công nghiệp, điện tử.
Trong đó sự phân bổ hàng hoá như sau:
Hàng hoá Tỷ lệ (%)
Hàng lương thực 9
Hàng thực phẩm 43
Hoa quả các loại 12
Nông sản 7
Lâm sản 2
Cây con giống 3
Hàng tiểu thủ công nghiệp 14
Hàng công nghiệp, điện tử 10
Nguồn: Phòng Thống kê quận Cầu Giấy
Biểu đồ phân bổ cơ cấu hàng hoá tại chợ:
Ta thấy, các mặt hàng chủ yếu được bán trong chợ là hàng tiêu dùng (lương
thực, thực phẩm, hoa quả…), các mặt hàng trong chợ tỏ ra có lợi thế về chủng
loại, đa dạng và phong phú về hình thức, nhãn hiệu… Và vì thế, rất tiện lợi cho
công việc nội trợ, mua sắm, các hoạt động sinh hoạt cũng như sản xuất nhỏ.
Như thế nó đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, ta thấy được sự hạn chế rất lớn của các loại hàng hoá bán tại
chợ hiện nay đó là:
- Hàng hoá kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ hiện đang còn rất nhiều
trên thị trường, và đặc biệt là trong chợ.
- Giá cả hàng hoá trong chợ không theo một quy định nào, gây lên rất nhiều phiền
toái cho người tiêu dùng, giá cả giao bán tăng lên nhiều so với giá thực tế cần
bán làm cho nhiều người tiêu dùng hoang mang, thiệt thòi.
- Việc đo lường các đơn vị hàng hoá ở chợ còn nhiều bất cập, tình trạng gian lận
còn khá phổ biến, chưa có đầy đủ các dịch vụ đo lường chính xác ở chợ. Hiện
tượng này đang làm ảnh hưởng tới uy tín của các chợ.
- Hàng hoá trong chợ chưa được kiểm tra độ an toàn vệ sinh thực phẩm một cách

nghiêm chỉnh, trình độ của đội ngũ kiểm tra an toàn thực phẩm còn hạn chế.
5.2. Hiệu quả sử dụng mặt bằng kinh doanh ở các chợ
5.2.1. Khai thác mặt bằng kinh doanh ở các chợ
Về khai thác mặt bằng kinh doanh ở các chợ, có thể chia làm 3 loại: loại
chợ không khai thác hết mặt bằng kinh doanh, loại chợ khai thác hết mặt bằng
kinh doanh, loại chợ khai thác quá mức mặt bằng kinh doanh.
Theo kết quả khảo sát, đến hết năm 2005 đối với toàn bộ mạng lưới chợ
trong Quận có 23% số chợ không sử dụng hết công suất; 49,3% số chợ sử dụng
hết 100% công suất thiết kế và 27,7% số chợ sử dụng quá công suất thiết kế ban
đầu. Số liệu trên cho thấy, đa số các chợ khai thác hết công suất hoặc vượt quá
công suất thiết kế ban đầu. Một số chợ như chợ Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Nhà
Xanh…, các khoảng trống xung quanh chợ được bố trí các quầy sạp kinh doanh,
gây lên tình trạng quá tải, mất an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường. Việc các chợ
kinh doanh quá công suất thiết kế thường gắn liền với việc giải toả các chợ tự
phát lấn chiếm lòng, lề đường, đồng thời đưa các hộ tiểu thương vào kinh doanh
ở các chợ.
Như vậy, vẫn còn nhiều chợ khai thác không hiệu quả mặt bằng kinh
doanh. Một số chợ không sử dụng hết mặt bằng kinh doanh trong khi đó một số
chợ lại bị quá tải. Trong cùng một chợ, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu mặt bằng
kinh doanh diễn ra một cách khá phổ biến.
Dưới đây là một số biểu hiện của việc khai thác không hiệu quả mặt bằng
kinh doanh:
- Đối với chợ có tầng lầu (chợ Cầu Giấy) vẫn chưa khai thác mặt bằng tầng lầu để
đưa vào kinh doanh. Diện tích tầng lầu bị bỏ trống là 361 m
2
.
- Đã xảy ra hiện tượng các hộ tiểu thương không kinh doanh trong quầy mà lấn
chiếm ra ngoài kinh doanh dẫn đến tình trạng dư thừa mặt bằng trong các quầy
nhưng lại quá tải ở các khu vực ngoài khác, nhất là các tuyến đường vào chợ.
- Nhiều chợ không sử dụng hết công suất thiết kế ban đầu.

5.2.2. Nguyên nhân dẫn đến việc khai thác không hiệu quả mặt bằng kinh doanh
Việc khai thác mặt bằng kinh doanh ở một số chợ vẫn chưa hiệu quả là do
một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, một số chợ khai thác quá công suất thiết kế về mặt bằng kinh
doanh, có nhiều quầy sạp ở ngay cả lối đi vào chợ. Nhiều hộ kinh doanh trong
chợ có xu hướng bỏ cả ra ngoài để kinh doanh, nhất là các loại hàng thực phẩm
tươi sống, rau quả… Khai thác vượt quá công suất thiết kế còn gây lên tình
trạng mất an ninh trật tự, không đảm bảo vệ sinh môi trường, khó khăn trong
phòng cháy chữa cháy và làm mất mỹ quan chợ.
Thứ hai, vệ sinh môi trường ở các chợ không được đảm bảo. Việc không
đảm bảo vệ sinh môi trường ở các chợ làm cho người đi chợ không muốn vào
trong chợ mua hàng mà mua ở ngoài chợ, các sạp ở các tuyến đường vào chợ.
Điều này gây lên tình trạng phát sinh các hộ kinh doanh lấn chiếm lòng, lề
đường để kinh doanh.

×