Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tieu luan cao học, mon to chuc va nhan su hanh chinh nha nuoc, thực trạng và giải pháp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.73 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Trong công tác quản lý cán bộ, công chức việc đào tạo, bồi dưỡng phục
vụ tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức đặc biệt có vai trò quan trọng, là khâu
không thể thiếu được trong toàn bộ quy trình xây dựng và thực hiện kế hoạch.
Do đó, trong công tác quy hoạch cán bộ, điều cần nhấn mạnh là phải nắm vững
tiêu chuẩn cán bộ, công chức để đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đúng, đồng
thời đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện theo
yêu cầu tiêu chuẩn đề ra. Nhìn chung đội ngũ cán bộ công chức hiện nay, xét về
mặt chất lượng và cơ cấu còn nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho nên phải tăng cường công tác đào
tạo, bồi dưỡng sao cho đội ngũ cán bộ, công chức toàn diện cả về lý luận chính
trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn. Việc xây
dựng kế hoạch và chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên cơ sở
đảm bảo tính hiệu quả và thực hiện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng
chính là nhằm góp phần để đạt mục tiêu và các yêu cầu đã đề ra trong việc xây
dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ mới mà
Nghị quyết của Đảng ta đã đề ra.
Với những yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong tình hình mới nên
tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức trên địa bàn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang”.

1


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
trên địa bàn huyện
1.1. Thực trạng về trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo
quản lý trong huyện:
* Chất lượng về kiến thức trình độ đội ngũ cán bộ cấp huyện: tổng số cán
bộ 175 đ/c trong đó:


+ Về trình độ chuyên môn: trung cấp 46 đ/c, cao đẳng, đại học 102 đ/c.
+ Về chính trị: sơ cấp: 11 đ/c, trung cấp 164 đ/c, cử nhân, cao cấp 45 đ/c.
+ Về trình độ ngoại ngữ: chứng chỉ A 25 đ/c, chứng chỉ B 15 đ/c.
+ Về trình độ tin học: chứng chỉ A 88 đ/c, chứng chỉ B 3 đ/c.
* Chất lượng về kiến thức trình độ của đội ngũ cán bộ cấp xã: tổng số cán
bộ 515 đ/c, trong đó:
+ Về trình độ chuyên môn: trung cấp 211đ/c, cao đẳng, đại học 35 đ/c.
+ Về chính trị: sơ cấp: 74 đ/c, trung cấp 255 đ/c, cử nhân, cao cấp 24 đ/c.
+ Về trình độ ngoại ngữ: chứng chỉ A 43 đ/c, chứng chỉ B 2 đ/c.
+ Về trình độ tin học: chứng chỉ A 93 đ/c, chứng chỉ B 2 đ/c.
* Ban Chấp hành Đảng bộ huyện: 38 đ/c đã chuẩn hoá về chuyên môn đại
học 31 đ/c; trung học 2 đ/c đạt 86,84%; còn 5 đ/c chiếm 13,15%, không có khả
năng đào tạo chuyên môn đại học do lớn tuổi 2 đ/c và trình độ học vấn không
đạt THPT 3 đ/c; về chính trị đạt 100%;
- Trưởng phó ban, ngành, đoàn thể huyện 105 đ/c đã chuẩn hoá về chuyên
môn 91đ/c đạt 86,67 %; còn 14 đ/c (chiếm 13,33 %), không có khả năng đào tạo
chuyên môn đại học do lớn tuổi 13 đ/c và trình độ học vấn không đạt THPT 1
đ/c; về chính trị 99,04%; (còn 1 đ/c chưa là đảng viên).
- Ban Chấp hành Đảng bộ xã 151 đ/c đã chuẩn về chuyên môn 64 đ/c đạt
42,38%; về chính trị 100%; còn lại 87 đ/c (chiếm 57,61%), không có khả năng
đào tạo chuyên môn đại học do lớn tuổi 34 đ/c và trình độ học vấn không đạt
THPT 24 đ/c. Số cán bộ trong độ tuổi (nam từ 45, nữ 40 trở xuống) có khả năng
đào tạo chuyên môn 29 đ/c, (nữ 14).
2


- Cán bộ chuyên trách xã 116 đ/c đã chuẩn về chuyên môn 60 đ/c đạt
48,27%; về chính trị 93,96%; còn lại 56 đ/c (chiếm 48,27%) chưa qua đào tạo.
- Cán bộ công chức xã 93 đ/c đã chuẩn về chuyên môn 75 đ/c đạt 80,64%;
về chính trị 60 đ/c đạt 64,51%; còn lại 18 đ/c (chiếm 19,35%) chưa qua đào tạo.

* Số cán bộ trong độ tuổi có khả năng đào tạo: (nam từ 45, nữ từ 40 trở
xuống).
Tổng số có 545 đồng chí (nữ 64 đ/c) được phân kỳ đưa đi đào tạo từ nay
đến năm 2020 vừa đào tạo về chuyên môn (đại học 208 đ/c; CĐẳng 170 đ/c;
Trung cấp 448 đ/c) đề từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ huyện và cơ sở.
1.2- Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:
1.2.1- công tác đào tạo cán bộ:
Sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ II, ngày 14 tháng 11 năm 2010. Ban
Thường vụ Huyện ủy đã tiến hành xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ các cấp
giai đoạn 2010-2015 và 2020, trên cơ sở quy hoạch chung cả nhiệm kỳ, hàng
năm có xây dựng quy hoạch phân kỳ đào tạo nguồn cán bộ đương chức, cán bộ
chủ chốt xã, trưởng phó ban ngành cấp huyện, Ban Chấp hành Huyện ủy, cán bộ
trong diện quy hoạch các cấp về chính trị, chuyên môn.
Nhìn chung, công tác đào tạo cán bộ trong những năm qua được các cấp
ủy quan tâm cả về đào tạo văn hóa, chính trị, chuyên môn, hàng năm có quy
hoạch đào tạo cán bộ các loại, huyện liên kết với các trường trong và ngoài tỉnh
để mở các lớp trung cấp, cao đẳng về chuyên môn ở những ngành phù hợp với
điều kiện của huyên, do vậy cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt
cũng như về lâu dài, từng bước đáp ứng về tiêu chẩn cán bộ, bố trí hợp lý hơn
theo ngành nghề, theo năng lực và sở trường của cán bộ, sử dụng có hiệu quả, đa
số phát huy tốt phẩm chất, năng lực trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được
giao, góp phần đưa Huyện nhà từng bước phát triển đi lên. Chất lượng đào tạo
ngày được nâng lên, chương trình đào tạo sát với thực tiễn và vận dụng nhiều
hình thức đào tạo tập trung, tại chức, từ xa...Đảm bảo đúng chế độ chính sách về
công tác đào tạo, nguồn kinh phí cho đào tạo chủ yếu là cá nhân tự đóng góp, cơ
quan, đơn vị hỗ trợ một phần tiền xăng xe cho cán bộ đi học. Cơ sở vật chất của
3


trung tậm bồi dưỡng chính trị huyện cơ bản đảm bảo đáp ứng cho công tác đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ của Huyện.
Kết quả công tác đào tạo:
- Về chính trị: tổng số cán bộ được đào tạo 506 đ/c. Trong đó: mở tại
huyện 4 lớp sơ cấp chính trị, có 272 đ/c; đưa đi đào tạo ở Tỉnh 14 lớp trung cấp
có 95 đ/c, 01 lớp tại huyện có 99đ/c; cao cấp: 4 lớp 35 đ/c, 5 lớp cao cấp ở TP
Hồ Chí Minh 5 đ/c.
- Về chuyên môn: tổng số được đào tạo 605 đ/c,(hình thức chính quy
170 đ/c, tại chức 434 đ/c). Trong đó: Liên kết với trường Đại học luật Hà Nội
mở tại huyện 1 lớp trung cấp luật có 83 đ/c; liên kết với trường Cao đẳng cộng
đồng Tỉnh mở 5 lớp có 299 đ/c (cao đẳng kế toán; cao đẳng tin học; trung cấp kế
toán). Đưa đi đào tạo ở tỉnh 18 lớp trung cấp có 156 đ/c ; 7 lớp đại học có 61 đ/c
và 06 đ/c thạc sĩ (05 thạc sĩ giáo dục và 01 thạc sĩ nông nghiệp.
- Số lượng đưa vào quy hoạch nguồn nhân lực trẻ là 132 đ/c (nữ 52 đ/c);
đã thực hiện đào tạo 63 đ/c, trong đó đại học 15, Cao đẳng 02 đ/c; trung học
chuyên nghiệp 46 đ/c; về công tác xã 110 đ/c, công tác cấp huyện 22 đ/c, đã
phát triển đảng 103 đ/c.
- Về đào tạo trên đại học: cử cán bộ đi học cao học chính quy có 6 đ/c, đã
tốt nghiệp ra trường 2 đ/c, còn đang tập trung 4 đ/c; về quy trình tuyển chọn: sau
khi có thông báo chiêu sinh, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ làm công văn đề
nghị cơ quan Ban Tổ chức và Phòng Nội vụ xem xét trình Ban Thường vụ
Huyện ủy cho ý kiến, đồng thời lập danh sách gởi về Sở Nội vụ xem xét trình
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; sau khi học xong Ban Thường vụ Huyện ủy có
cân nhắc xem xét bố trí công việc phù hợp với năng lực trình độ; kinh phí đào
tạo Ủy ban nhân dân huyện hỗ trợ.

1.2.2. Bồi dưỡng cán bộ:

4



- Tổng số 4697 học viên. Trong đó: Ngoại ngữ chứng chỉ A 1839 đ/c,
chứng chỉ B 52 đ/c; Tin học chứng chỉ A 1329 đ/c, chứng chỉ B 26 đ/c; Chuyên
môn nghiệp vụ khác 1451 đ/c.
1.3. Nhận xét.
1.3.1- Mặt đạt được:
Sau khi tiếp thu Quyết định số 1386, Kế hoạch số 20 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo,
quản lý. Trên cơ sở các văn bản của TW và của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện
ủy tiến hành xây dựng Kế hoạch số 32 về công tác quy hoạch đào tạo cán bộ giai
đoạn năm 2015 và 2020, đồng thời mở hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện
(có mở rộng) để triển khai quán triệt. Nhìn chung các cấp ủy và cán bộ, đảng
viên đồng tình, nhất trí cao, nhận thức rõ hơn yêu và sự cần thiết của công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Cấp ủy luôn quan tâm chỉ đạo cho các cơ quan tham
mưu thường xuyên kiểm tra rà soát, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời việc tổ
chức thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, từ đó giúp cho
việc tổ chức thực hiện đúng với quy định, quy trình hướng dẫn của cấp trên.
Hàng năm huyện đều có xây dựng quy hoạch đào, bồi dưỡng cán bộ; bằng khả
năng của huyện, thời gian qua đã liên kết với các trường ngoài huyện mở được 3
lớp trung cấp, cao đẳng tại huyện.
Kết quả qua 5 năm đã đào tạo về chính trị, chuyên môn được 1042 đ/c;
bồi dưỡng các lớp được 4697 đ/c. Công tác đào tạo trong những năm qua cơ bản
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như về lâu dài, từng bước đáp
ứng về tiêu chuẩn cán bộ; sử dụng, bố trí cán bộ hợp lý theo ngnh nghề đả đào
tạo theo năng lực và sở trường của cán bộ.
* Về nguyên nhân:
Ban Chấp hành và Ban Thường vụ các cấp ủy nhận thức rõ và xác định
tầm quan trọng Quy định của Trung ương, chương trình, kế hoạch, đề án của
Tỉnh ủy về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; luôn nêu cao tinh
thần trách nhiệm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
sự nổ lực và quyết tâm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các đơn vị, địa

5


phương. Xây dựng quy hoạch đào tạo hàng năm có rà soát, điều chỉnh quy
hoạch.
Ban Thường vụ Huyện ủy và các cấp ủy đánh giá sát, đúng trình độ, năng
lực, phẩm chất đạo đức và chiều hướng phát triển của cán bộ, trên cơ sở đó mà
quy hoạch đào tạo đúng hướng; sự nổ lực phấn đấu, nêu cao tinh thần trách
nhiệm của cán bộ, đảng viên về tinh thần học tập để nâng cao trình độ.
Cấp ủy luôn quan tâm chỉ đạo cho các cơ quan tham mưu thường xuyên
kiểm tra rà soát, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời việc tổ chức thực hiện công tác
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, từ đó giúp cho việc tổ chức thực hiện
đúng với quy định, quy trình hướng dẫn của cấp trên.
1.3.2. Mặt hạn chế:
Một số tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên chưa thật sự chuyển biến
về tư tưởng, nhận thức chưa sâu tính cấp thiết trong đào tạo cán bộ, từ đó mà
việc quy hoạch đào tạo cán bộ còn gặp nhiều khó khăn.
Đội ngũ cán bộ được hình thnh từ nhiều nguồn, trình độ không đồng đều
ở từng cấp, từng ngành; công tác quy hoạch, đào tạo chưa chặt chẽ, đồng bộ; đào
tạo chuẩn hoá đội ngũ cán bộ chưa kịp thời, số lượng đào tạo hàng năm phân bổ
chỉ tiêu cho huyện còn ít; việc bố trí xắp xếp sau khi đào tạo có trường hợp
không phù hợp; tính tự giác của một số cán bộ không cao, ngại đi học xa hoặc
không thích học trung cấp mà chờ đi học đại học.
Đội ngũ cán bộ số chưa đạt chuẩn về trình độ còn cao tập trung ở cơ sở,
không đạt về trình độ học vấn THPT, số cán bộ lớn tuổi không có khả năng đào
tạo còn nhiều, chính sách để giải quyết đầu ra cho số cán bộ này còn chậm, chưa
kịp thời; kinh phí hỗ trợ cho công tác đào tạo hạn hẹp; chỉ tiêu mở các lớp đại
học hàng năm còn ít (tại chức); tính tự giác của cán bộ tự rèn luyên học tập bằng
mọi cách để nâng cao trình độ còn yếu (trong chờ tổ chức cử đi học).
* Về nguyên nhân:


6


Sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy, người đứng đầu địa phương, đơn vị có
lúc chưa quyết liệt, tinh thần trách nhiệm chưa thể hiện cao trong công tác quy
hoạch đưa đi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Nhận thức, trách nhiệm và việc rèn luyện của bản thân cán bộ được cử đi
học có lúc chưa cao.
Việc kiểm tra, sơ tổng kết, phát hiện và chấn chỉnh những vướng mắc tồn
tại trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa kịp thời.
1.3.3. Một số kinh nghiệm:
- Quán triệt sâu sắc các văn bản của Trung ương, của tỉnh, huyện làm cho
từng cấp ủy đảng và cán bộ, đảng viên nâng lên nhận thức và hành động, nâng
cao vai trị trch nhiệm trong từng cấp, từng ngành trong việc quy hoạch và đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ
- Công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với nhiệm vụ chính trị
của địa phương và yêu cầu xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh; sau
khi đào tạo xong phải bố trí công việc đúng với chuyên ngành.
- Mạnh dạn đưa cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, khắc phục công việc ở cơ
quan đơn vị, tạo điền kiện thuận lợi, kịp thời động viên khuyến khích cán bộ để
yên tâm đi học.
- Thường xuyên kiểm tra, uốn nắn sơ kết rút kinh nghiệm kịp thời, khắc
phục khó khăn, yếu kém, đồng thời qua đó nhân rộng điển hình những nơi làm
tốt.

7


Chương 2: giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ, công chức trên địa ban huyện U Minh Thượng trong giai đoạn hiện
nay.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là ở cơ sở xã,
nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu
sau:
2.1. Hoàn thành công tác quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức.
- Hoàn thành hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng. Việc hoàn thiện phải được thực hiện trên cơ sở rà soát
hệ thống các văn bản hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng, phát hiện những bất cập
để sửa đổi và hoàn thiện, đặc biệt chú trọng những văn bản quy định về quy
hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi
dưỡng đối với các đối tượng cụ thể, các văn bản về văn bằng, chứng chỉ và cấp
văn bằng, chứng chỉ, về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức tham gia
đào tạo, bồi dưỡng.
- Xây dựng hệ thống các chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp cán bộ, công
chức yên tâm và tích cực tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng đặc biệt là hệ
thống chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã theo hướng thúc đẩy
các công chức Nhà nước không ngừng nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ
của mình trong quá trình thực thi công vụ hành chính và quản lý Nhà nước. Chế
độ, chính sách phải đặt biệt chú trọng gắn với sử dụng và tạo động lực mạnh cho
cán bộ, công chức nhiệt tình tham gia học tập. Chế độ tiền lương thấp đang là
một vấn đề khó khăn, ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện nay.
- Tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo các cơ quan cấp huyện (phòng, ban), Ủy
ban nhân dân xã, lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và dài
hạn gửi về Ban Tổ chức Huyện ủy và Phòng Nội vụ huyện để tổng hợp quy
hoạch, kế hoạch của huyện gửi lên ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ. Huyện
cần khuyến khích sự tự chủ, năng động của cán bộ, công chức đặc biệt là các xã
trong việc tham gia đóng góp xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
8



việc lập quy hoạch, kế hoạch và tiến độ thực hiện kế hoạch trong các giai đoạn
để kịp thời điều chỉnh.
- Tổ chức thực hiện việc đánh giá đào tạo, bồi dưỡng một cách thường
xuyên, nghiêm túc và thực sự khoa học. Việc đánh giá thường xuyên để thu thập
thông tin phản hồi về quá trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm đưa ra những quyết
định, những điều chỉnh kịp thời cho công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng. Đánh
giá không những phải khoa học, không chỉ đánh giá việc học tập của cán bộ,
công chức mà còn phải thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình như việc xác
định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và đặc biệt là
đánh giá sau mỗi đợt đưa đi đào tạo, bồi dưỡng. việc đánh giá sau đào tạo, bồi
dưỡng là nhằm xem xét hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, xem người cán bộ, công
chức đã vận dụng những kiến thực đã học vào thực tiễn như thế nào, mang lại
những đóng góp gì cho quá trình phát triển tổ chức.
2.2. Hoàn thiện hệ thống các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
- Chần hóa nội dung, chương trình, giáo trình theo hướng gắn với thực tế,
dễ hiễu, dễ ứng dụng, chuẩn hóa hệ thống nội dung chương trình đối với các đối
tượng đào tạo, bồi dưỡng. Thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin, tài liệu
kịp thời cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
- Hoàn thiện phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chú trọng đến
thực hành và kiến thức thực tế. Hạn chế các phương pháp thiên về thuyết giảng.
- Hoàn thiện số lượng và chất lượng giảng viên Trung tâm bồi dưỡng
chính trị trên địa bàn Huyện, đồng thời với việc thực hiện những chính sách
khuyến khích vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện
công tác giảng dạy.
2.3. Đối với cán bộ, công chức.
1. Cần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về tầm quan trọng của
công tác này. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo nâng cao năng lực
công tác cho đội ngũ cán bộ, công chức. Đào tạo, bồi dưỡng không chỉ đảm bảo

hoàn chỉnh các tiêu chuẩn nghiệp vụ theo ngạch, chức danh mà chính là nâng
cao năng lực thực hiện công việc cho cán bộ, công chức, là đảm bảo chất lượng
9


nguồn nhân lực cho tương lai của tổ chức. Chỉ khi nào nhìn nhận đúng đắn về
đào tạo, bồi dưỡng ta mới có được sự đầu tư đúng mức để đáp ứng nhu cầu đào
tạo, bồi dưỡng.
2. Khuyến khích quá trình tự đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức.
Theo đó, mỗi cán bộ, công chức phải có kế hoạch thường xuyên tìm tòi học hỏi,
cập nhật kiến thức nâng cao trình độ và năng lực công tác. Thực hiện khen
thưởng các thành tích xuất sắc trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm khuyến khích
và mở rộng hình thức này.
2.4. Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
2.4.1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng.
* Đối với công chức hành chính:
- Tổ chức đào tạo tiền công vụ cho công chức dự bị. Công chức trong thời
gian tập sự phải được đào tạo trang bị kiến thức về nền hành chính Nhà nước,
pháp luật, kỹ năng hoạt động công vụ.
- Đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà
nước, tin học cho công chức ngạch cán sự, chuyên viên.
- Đào tạo, bồi dưỡng trang bị kỹ năng nghiệp vụ cho công chức các
ngành.
* Đối với cán bộ, công chức xã.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức theo tiêu chuẩn cho cán
bộ chuyên trách, công chức cấp xã.
- Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho
các chức danh lãnh đạo cấp xã.
+ Đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức tin học cho các đối tượng cán bộ
chuyên trách cấp xã, ưu tiên đối tượng là chức danh lãnh đạo cấp xã.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý. Làm
cho việc luân chuyển cán bộ từng bước đi vào nề nếp, thường xuyên, đạt hiệu
quả thiết thực, khắc phục khuynh hướng cục bộ, khép kín trong từng đơn vị,
từng xã.
2.4.2. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng.
10


- Đối với công chức, viên chức ngạch chuyên viên trong độ tuổi đều phải
qua chương trình đào tạo lại theo quy định của ngạch.
- Đối với công chức, viên chức đang trong thời gian tập sự phải qua bồi
dưỡng tiền công vụ.
- Đối với số cán bộ trẻ, có triển vọng, lớp cán bộ tạo nguồn cần phải đào
tạo cơ bản, toàn diện để có kiến thức cơ bản, có năng lực thực tiễn và có kỹ năng
thực hành nhất định để đảm đương được nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu về lâu dài.

11


KẾT LUẬN
Công tác đào tạo, bồi dưỡng là một khâu trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức trong chương trình tổng thể cải cách hành chính. Với nổ lực của các cấp
chính quyền địa phương, công tác đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian qua đã đạt
được nhiều kết quả khá quan trọng góp phần quan trọng trong xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức có năng lực phẩm chất đạo đức để tương xứng với nền hành
chính hiện đại mà chúng ta đang cố gắng xây dựng. đào tạo, bồi dưỡng là công
tác xuất phát từ đòi hỏi khách quan của công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn. Đào tạo, bồi
dưỡng nhằm trang bị, cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức giúp họ theo kịp
với tiến trình phát triển kinh tế, xã hội.


12


Mục lục
Trang
MỞ ĐẦU……………………………….
……………………………………………1
PHẦN NỘI
DUNG……………………………………………………………….....2
Chương 1: thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên
địa

bàn

huyện………………………………………………………………………..2
1.1. Thực trạng về trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý
trong
huyện:...................................................................................................................2
1.2.

Thực

trạng

công

tác

đào


tạo,

bồi

dưỡng

cán

bộ………………………………….3
1.2.1-

công

tác

đào

tạo

cán

bộ:......................................................................................3
1.2.2.

Bồi

dưỡng

cán


bộ:................................................................................................5
1.3.

Nhận

xét..................................................................................................................5
1.3.1-

Mặt

đạt

được:.......................................................................................................5
1.3.2.

Mặt

hạn

chế:.........................................................................................................6
1.3.3.

Một

số

kinh

nghiệm:............................................................................................7

Chương 2: giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

13


công chức trên địa ban huyện U Minh Thượng trong giai đoạn hiện
nay………...8
2.1. Hoàn thành công tác quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức……….....8
2.2.

Hoàn

thiện

hệ

thống

các

chương

trình

đào

tạo,

bồi


dưỡng……………………….9
2.3.

Đối

với

cán

bộ,

công

chức………………………………………………………...9
2.4. Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức………………….
….10
2.4.1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng……………………………………………….
….10
2.4.2.

Hình

thức

đào

tạo,

bồi


dưỡng………………………………………………….10
KẾT
LUẬN………………………………………………………………………….12

14



×