Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình sản xuất và tính giá thành tại Công ty thương mại và dịch vụ xây dựng Yên Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.51 KB, 44 trang )

Mục lục

Trang

Lời mở đầu……………………………………………………………………1
Phần 1:Tổng quan lịch sử hình thành và phát triển của Công ty thương mại và
dịch vụ xây dựng Yên Mai
1.Quá trình hình thành và phát triển .
2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh .
3.Đặc điểm tổ chức quản lý.
4.Xu hướng hoạt động những năm gần đây
5.Kế hoạch hoạt động năm 2018.
Phần 2: Giới thiệu Bộ máy kế toán tại Công ty thương mại và dịch vụ xây dựng
Yên Mai
1.Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty
1.1.Đặc điểm tổ chức bộ phận kế toán
1.2.Chuẩn mực kế toán và các chính sách kế toán áp dụng
1.3.Đặc điểm về Chứng từ kế toán được sử dụng
1.4.Đặc điểm về Tài khoản kế toán được sử dụng
1.5.Đặc điểm về Hệ thống sổ kế toán
1.6.Đặc điểm về Hệ thống báo cáo kế toán


2.Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu
2.1.Phần hành kế toán Tiền lương
2.2.Phần hành kế toán Vốn bằng tiền
Phần 3: Nhận xét,đánh giá về tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty thương mại
và dịch vụ xây dựng Yên Mai
1.Ưu điểm
2.Tồn tại và kiến nghị
Kết luận


Tài liệu tham khảo
Phụ lục


Lời mở đầu
Qua thời gian thực tập tại Công ty thương mại và dịch vụ xây dựng Yên Mai
em nhận thấy Công ty thương mại và dịch vụ xây dựng Yên Mai là một trong
những doanh nghiệp xây dựng lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và là một công ty
làm ăn có hiệu quả,các sản phẩm,dịch vụ của công ty ngày càng đa dạng và đáp
ứng được yêu cầu của thị trường,hàng năm đem lại doanh thu cũng như lợi
nhuận cao cho công ty.
Trong thời gian thực tập,em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Giám đốc
công ty Đặng Công Tể , cô Nguyễn Thị Thắng - kế toán trưởng và tập thể nhân
viên kế toán tại đơn vị cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình của TS.Nguyễn Thị Thu
Liên ,giảng viên khoa kế toán trường Đại học Kinh tế quốc dân,đã giúp đỡ em
trong quá trình tìm hiểu,thu thập thông tin về công ty và những nghiệp vụ kế
toán áp dụng.
Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu tại Công ty thương mại và dịch vụ xây dựng
Yên Mai sẽ không tránh khỏi thiếu sót,em rất mong nhận được sự tư vấn của
các thầy cô và tất cả các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên : Đặng Tuấn Tiệp


Phần 1:Tổng quan lịch sử hình thành và phát triển của Công ty thương
mại và dịch vụ xây dựng Yên Mai
1.Quá trình hình thành và phát triển .
1.1.Tên,quy mô,địa chỉ
-Tên : Công ty TNHH thương mại và dịch vụ xây dựng Yên Mai

-Vốn điều lệ : 7.570.000.000 VNĐ (Bảy tỷ,năm trăm bảy mươi triệu Việt Nam
đồng)
-Trụ sở chính: Thị Trấn Chờ - Yên Phong – Bắc Ninh
-Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2300240020 do Phòng Kế hoạch và
Đầu tư huyện Yên Phong,tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 26 tháng 11 năm 2003.
1.2.Quá trình hình thành phát triển
Thành lập vào cuối tháng 11 năm 2003,thời điểm ban đầu số lượng thành viên
công ty giới hạn chưa đến 30 người và chỉ giới hạn ở lĩnh vực Xây dựng.
Những năm sau đó,nhờ địa thế thuận lợi và nắm bắt được nhu cầu của thị
trường,ban lãnh đạo công ty đã mạnh dạn bỏ vốn mở rộng thêm ngành nghề
kinh thuộc lĩnh vực thương mại,dịch vụ.Biểu hiện cụ thể là việc công ty đầu tư
máy móc thiết bị cho hoạt động sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chất
lượng cao và việc xây dựng các trạm xăng phân bố ở các xã trong huyện.


Sau mỗi năm,hiệu quả hoạt động của công ty ngày càng nâng cao và cho đến
thời điểm này số lượng cán bộ công nhân viên đã đạt gần 200 người,quy mô
các ngành nghề sản xuất đều được mở rộng.
2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
-Các ngành nghề sản xuất kinh doanh:
+Dịch vụ kinh doanh xăng dầu
+Sản xuất,kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
+Xây dựng công trình,nhà ở
Trong đó,lĩnh vực xây dựng được công ty chú trọng đầu tư vốn,công nghệ kĩ
thuật chiếm tỷ trọng lớn nhất.
-Trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu,công ty có mở 8 trạm bán xăng dầu phân
bố ở 8 xã trong huyện.Đặc điểm tiêu thụ là bán buôn xuất hóa đơn cho các cơ
quan tổ chức,doanh nghiệp trong tỉnh,bán lẻ cho khách hàng.
-Trong lĩnh vực sản xuất thủ công mỹ nghệ,sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ
trong tỉnh Bắc Ninh và một số tỉnh thành lân cận ,công ty đang đàm phán với

một số doanh nghiệp đến từ trung Quốc,qua đó bước đầu tiến tới xuất khẩu các
mặt hàng này.
-Trong lĩnh vực xây dựng,công ty có 4 tổ ,đội xây dựng sản xuất.Hoạt động
chủ yếu của công ty trong lĩnh vực này là xây dựng các hạng mục công trình do
đơn đặt hàng của các cơ quan ban ngành,tổ chức..trong huyện,tỉnh như đường
xá,trường học,nhà ở…


3.Đặc điểm tổ chức quản lý
Bộ máy quản lý của công ty tinh gọn,linh hoạt,có hiệu lực cao,phù hợp với cơ
chế thị trường.Giám đốc là người trực tiếp chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý và
các bộ phận khác.
Bộ máy quản lý của công ty gồm:
-Giám đốc :đứng đầu công ty,điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty,chịu trách nhiệm trước pháp luật,trước toàn bộ cán bộ công nhân viên
của công ty.
Giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc
-Phó giám đốc kinh doanh:phụ trách hoạt động kinh doanh,quản lý phòng hành
chính và phòng kế toán tài chính
-Phó giám đốc kỹ thuật:phụ trách mặt kỹ thuật và quản lý các phòng vật tư,
phòng kỹ thuật nghiệp vụ
Hiện công ty có 4 phòng ban chức năng:
-Phòng tổ chức lao động-hành chính:gồm 4 người có trình độ chuyên môn,giúp
giám đốc trong việc sắp xếp của toàn bộ máy công ty,thực hiện tốt các đường
lối chủ trương,chính sách của nhà nước,quản lý việc thực hiện tiền
lương,thưởng tại đơn vị..
-Phòng kỹ thuật-kế hoạch nghiệp vụ:chuyên trách về mảng kỹ thuật,tiếp thị và
quan hệ với các đối tác,tham gia đấu thầu các dự án,quản lý dự án,giám sát kỹ
thuật công trình,quyết toán công trình…



-Phòng tài chính-kế toán: gồm 6 người được phân chia nhiệm vụ rõ ràng,tham
mưu giúp giám đốc quản lý điều hành các mặt hoạt động kinh doanh thông qua
việc quản lý tài chính..thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch tài chính kế
toán,thống kê theo dõi thu chi của toàn công ty..
-Phòng kinh doanh và quản lý vật tư: nghiên cứu,lập kế hoạch về vật tư cho
việc thi công từng công trình,giám sát thi công về tiến độ cũng như chất lượng
công trình…
Ngoài 4 phòng ban trên còn có các tổ,đội xây dựng số 1,số 2,số 3,số 4,số 5.Các
phòng ban và các tổ đội xây dựng có mối liên hệ mật thiết với nhau,các phòng
ban hướng dẫn và tạo điều kiện để các tổ,đọi xây dựng hoàn thành nhiệm vụ..
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý :

Giám đốc

Phó giám đốc kỹ thuật

Đội xây
Phòng
dựngkỹ
số 1
thuật-kế hoạch
nghiệp vụ

Phó giám đốc kinh doanh

Đội xây
Đội xây
Đội xây
Phòng

tài số 4
dựng
số 2 kinh dựng số 3Phòng dựng
doanh và
chính-kế toán
quản lý vật


Đội xây
Phòng
dựngtổsốchức
5
lao động-hành
chính


4.Xu hướng hoạt động những năm gần đây
Dưới đây là một số chỉ tiêu được trích trên báo cáo tài chính 3 năm
2016,2017,2018 phản ánh kết quả hoạt động của công ty:
Đơn vị tính : Việt nam đồng

Chỉ tiêu
1.Tổng tài sản
2.Tổng doanh thu
3.Lợi nhuận trước thuế
4.Lợi nhuận sau thuế
5.Vốn chủ sở hữu
6.Giá vốn hàng bán
7.Chi phí lãi vay
8.Chi phí bán hàng

9.Chi phí quản lý doanh

2016
10.256.300.450
11.005.213.000
647.235.100
161.808.775
8.759.600.235
9.750.002.300
400.500.000
26.000.000
315.234.100

2017
15.316.524.726
14.658.218.700
813.158.200
203.289.550
9.259.491.620
12.976.130.200
480.500.000
28.000.000
360.430.300

2018
23.476.345.726
26.774.009.000
1.409.748.000
246.705.900
9.694.500.050

23.411.410.500
1.030.500.000
72.000.000
850.350.500

nghiệp

Nhìn qua bảng số liệu ta nhận thấy số liệu của Doanh thu,lợi nhuận đều tăng
qua các năm.Liệu có thể khẳng định doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu
quả ?,ta cần xem xét qua 1 số chỉ tiêu sau để đánh giá “hiệu quả hoạt động ’’
của công ty :
Công thức sử dụng :


 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROI)=(Lợi nhuận trước thuế + Chi
phí tài chính)*100/Tổng TSBQ
 Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)=Lợi nhuận sau thuế *100/Tổng
doanh thu
 Tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE)= Lợi nhuận sau thuế *100/VCSHBQ
 Tỷ suất sinh lời của Tổng chi phí (ROC)=Lợi nhuận trước thuế
*100/Tổng chi phí
Ta có :
 Tổng Tài sản bình quân (Tổng TSBQ) năm 2018 =(15.316.524.726 +
23.476.345.726)/2 =19.396.435.230 đ
 Tổng TSBQ năm 2017 =(10.256.300.450 + 15.316.524.726)/2 =
12.786.412.590 đ
 Vốn chủ sở hữu bình quân (VCSHBQ) năm 2018 = (9.259.491.620 +
9.694.500.050)/2 = 9.476.995.835 đ
 VCSHBQ năm 2017 = (8.759.600.235 + 9.259.491.620)/2 =
9.009.545.928 đ

 Tổng chi phí năm 2017=13.845.060.500 đ
Tổng chi phí năm 2018=25.364.261.000 đ

Chỉ tiêu
1.ROI
2.ROS
3.ROE
4.ROC

Năm 2017
10,12
1,39
2,3
5,87

Năm 2018
12,58
0,92
2,6
5,56

+/2,46
-0,47
0,3
-0,31


Chỉ tiêu ROI trong năm 2017 tăng nhẹ ở mức 2,46%,cùng với xu hướng này là
mức tăng không đáng kể 0,3% của chỉ tiêu ROE.Còn 2 chỉ tiêu ROS và ROC
trong năm 2018 đều giảm ở mức lần lượt là 0,47% và 0,31%.Qua xem xét các

chỉ tiêu ta thấy hiệu quả kinh doanh trong năm 2018 của công ty đã giảm so với
năm 2017,công ty cần phải khắc phục tình trạng này.
5. Kế hoạch hoạt động năm 2019.
Trong năm 2019,công ty tiếp tục tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo
kế hoạch đề ra.Ngoài việc tiến hành tiếp tục các hoạt động còn dang dở năm
trước,trong năm nay công ty tiếp tục nhận thêm các đơn đặt hàng mới trong
lĩnh vực sản xuất thủ công mỹ nghệ và xây dựng.Qua tìm hiểu em biết được
đầu tháng 1 năm 2019,công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu đồ mỹ nghệ với 1
công ty ở Quảng Đông – Trung Quốc với số lượng 100 bộ bàn ghế,tổng giá trị
ước tính gần 2 tỷ đồng.Trong lĩnh vực xây dựng,năm nay công ty đã trúng thầu
xây dựng công trình lớn như Trường tiểu học Xã Văn Môn,1 số công trình lớn
nhỏ khác như xây đường xá,nhà ở…

Phần 2: Giới thiệu Bộ máy kế toán tại Công ty thương mại và dịch vụ xây
dựng Yên Mai
1.Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty
1.1.Đặc điểm tổ chức bộ phận kế toán
Bộ phận kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung.Các nghiệp
vụ kế toán phát sinh được tập trung ở phòng kế toán của công ty,thuộc dãy nhà


văn phòng.Tại nơi này diễn ra vệc tổ chức hướng dẫn,kiểm tra thực hiện toàn
bộ phương pháp thu thập xử lý thông tin ban đầu,thực hiện đầy đủ chế độ hạch
toán và chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ tài chính.Qua đó
cung cấp một cách đầy đủ chính xác kịp thời những thông tin toàn cảnh về tình
hình tài chính của công ty để từ đó tham mưu cho Giám đốc để đề ra các biện
pháp phù hợp với đường lối phát triển của công ty.
Tại phòng kế toán của công ty có 6 nhân viên,bao gồm:
 Kế toán trưởng : là người đứng đầu phòng kế toán,có mối liên hệ trực
tuyến với các Kế toán viên thành phần,là người có năng lực điều hành và

tổ chức.Kế toán trưởng có sự liên hệ mật thiết với Phó giám đốc kinh
doanh,tham mưu cho Giám đốc về các chính sách tài chính – kế toán của
công ty.Là người trực tiếp ký duyệt các tài liệu kế toán,phổ biến chủ
trương,đường lối thực hiện chủ trương về chuyên môn,đồng thời yêu cầu
các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý ở đơn vị cùng phối
hợp thực hiện những công việc chuyên môn có liên quan đến bộ phận
chức năng.

Dưới Kế toán trưởng là các Kế toán viên,đảm nhận các chức năng
chuyên môn khác nhau,có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Chịu sự chỉ
đạo về nghiệp vụ của Kế toán trưởng,trao đổi với Kế toán trưởng về các
vấn đề liên quan đến nghiệp vụ cũng như chế độ chính sách kế toán.
 Kế toán phó : là nhân viên kế toán Nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ,chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.Nhiệm vụ là tổng hợp tài liệu từ


các phần hành kế toán khác nhau để theo dõi trên các bảng kê,bảng phân
bổ để làm cơ sở cho việc tính chi phí và giá thành sản phẩm.Đồng thời
kế toán cũng theo dõi sự biến động của công cụ dụng cụ.Hàng tháng
nhận các báo cáo,tiến hành lập báo cáo nguyên vật liệu,căn cứ vào bảng
phân bổ,bảng tổng hợp chi phí sản xuất để cuối tháng ghi vào bảng kê
tính giá.
 Kế toán tiền lương và Bảo hiểm xã hội (BHXH):có nhiệm vụ tính toán
và hạch toán tiền lương,BHXH,bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn,các
khoản khấu trừ vào lương,các khoản thu nhập,trợ cấp cho cán bộ,công
nhân viên trong công ty.Hàng tháng căn cứ vào sản lượng,đơn giá bán
cùng với hệ số lương,tiến hành lập bảng thanh toán lương của công ty
,lập bảng phân bổ.
 Kế toán Tài sản cố định(TSCĐ):chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ tình
hình biến động tăng giảm của TSCĐ trong công ty như các máy cắt,xẻ

gỗ,máy móc phục vụ cho xây dựng,…đồn thời tính và trích khấu hao cho
TSCĐ.Bên cạnh đó kế toán còn kiêm luôn phần đề xuất xây dựng,liên
kết đầu tư,tình hình vay trả trong đầu tư.
 Kế toán thanh toán:chịu trách nhiệm thanh toán ,tình hình thanh toán
công nợ phải thu với khách hàng và phải trả với người bán.Sau khi kiểm
tra sự hợp lý hợp lệ của các chứng từ gốc,kế toán thanh toán viết phiếu
thu chi(với tiền mặt),séc, ủy nhiệm chi..(với tiền gửi ngân hàng).Hàng
tháng tiến hành lập bảng kê tổng hợp séc,sổ chi tiết đối chiếu với sổ sách
thủ quỹ,sổ phụ ngân hàng..Quản lý các tài khoản 111,112 và các tài
khoản chi tiết;đồng thời theo dõi công nợ phải thu,phải trả qua các tài
khoản 131,331,333,336.


 Thủ quỹ : là người quản lý quỹ tiền mặt của công ty,hàng ngày căn cứ
vào phiếu thu chi tiền mặt để xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt,ghi sổ quỹ
phần thu chi,sau đó tiến hành tổng hợp đối chiếu thu chi với kế toán có
liên quan.
Sơ đồ tổ chức phòng kế toán:

Kế toán
trưởng
Kế toán phó

Thủ quỹ

Kế toán
TSCĐ

Kế toán tiền
lương và

BHXH

Kế toán
thanh toán

1.2.Chuẩn mực kế toán và các chính sách kế toán áp dụng
 Chế độ kế toán áp dụng: theo Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam,áp
dụng theo Thông tư 200-TT/BTC ban hành chế độ kế toán Doanh





nghiệp.
Kỳ kế toán :theo năm,bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12.
Đơn vị tiền tệ sử dụng : Việt nam đồng (VNĐ).
Hình thức kế toán áp dụng :Kế toán thủ công kết hợp Kế toán máy.
Hình thức sổ sách áp dụng: Chứng từ ghi sổ.


 Phương pháp tính khấu hao: TSCĐ gồm TSCĐ Hữu hình và TSCĐ Vô
hình.TSCĐ của công ty tính theo nguyên giá và khấu hao lũy kế,sử dụng
phương pháp “đường thẳng” để tính khấu hao.
Theo phương pháp này, “ mức khấu hao cơ bản hàng năm ’’của TSCĐ là
đều nhau trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ và được xác định như sau:
MK = NG / T ; trong đó :
MK : Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ
NG: Nguyên giá TSCĐ
T: Thời gian sử dụng TSCĐ
“Tỷ lệ khấu hao hàng năm” (Tk) được xác đinh như sau:

TK = MK / NG hoặc TK = 1 / T
 Phương pháp tính giá Hàng tồn kho (HTK): HTK được tính theo giá
gốc ; HTK được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên .
Giá hàng xuất kho và tồn kho được tính theo phương pháp “Bình quân
gia quyền”: Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho
được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và
giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương
pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một
lô hàng , phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
Cụ thể thì công ty áp dụng theo “ giá bình quân gia quyền sau mỗi lần
nhập”: Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác
định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Căn cứ
vào giá đơn vị bình quân và lượng xuất giữa 2 lần nhập kế tiếp để tính
giá xuất theo công thức sau:
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập = Trị giá thực tế vật tư, SP, hàng
hoá tồn kho sau mỗi lần nhập /Số lượngvật tư, SP, hàng hoá thực tế tồn
kho sau mỗi lần nhập
 Nguyên tắc tính thuế :


 Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) hàng xuất khẩu:0%
 Thuế GTGT hàng nội địa :10%
 Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp:theo tỷ lệ quy định của
Nhà nước trên Thu nhập chịu thuế
 Thuế khác :theo quy định của pháp luật
1.3.Đặc điểm về Chứng từ kế toán được sử dụng
Chứng từ kế toán sử dụng trong công ty áp dụng theo quy định của Bộ Tài
chính.Công ty sử dụng mẫu hóa đơn chứng từ riêng,hình thức là đặt in.Trình tự
luân chuyển chứng từ tại Công ty thương mại dịch vụ xây dựng Yên Mai áp
dụng theo quy định chung,gồm 4 khâu:

 Lập Chứng từ theo các yếu tố của Chứng từ hoặc tiếp nhận Chứng từ từ
bên ngoài.Tùy theo nội dung kinh tế mà sử dụng Chứng từ thích hợp.
 Kiểm tra Chứng từ:kiểm tra tính hợp lệ,hợp lý và hợp pháp của Chứng
từ,ví dụ như các Phiếu thu,chi tiền mặt phải do Kế toán trưởng ký
tên,đóng dấu của Giám đốc.
 Sử dụng Chứng từ cho Lãnh đạo nghiệp vụ và ghi sổ kế toán.
 Lưu trữ và hủy Chứng từ:Là căn cứ pháp lý để ghi sổ,Chứng từ đồng
thời còn là tài liệu lịch sử của doanh nghiệp.Vì vậy sau khi ghi sổ và kết
thúc kỳ hạch toán,Chứng từ được chuyển vào lưu trữ,đảm bảo an
toàn;khi hết hạn thì Chứng từ lưu trữ được đem hủy.
1.4.Đặc điểm về Tài khoản kế toán được sử dụng
Hệ thống tài khoản kế toán cấp 1 của công ty được áp dụng thống nhất theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC gồm 10 loại ,trong đó:
 TK loại 0 là nhóm TK ngoài Bảng cân dối kế toán.








TK loại 1,2 là TK phản ánh Tài sản.
TK loại 3,4 là TK phản ánh Nguồn vốn
TK loại 5 và loại 7 mang kết cấu TK phản ánh Nguồn vốn.
TK loại 6 và loại 8 mang kết cấu TK phản ánh Tài sản.
Cuối cùng là TK loại 9 có duy nhất TK 911 là TK xác định kết quả kinh
doanh.

Hệ thống TK cấp 2 được thiết kế phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh

của Công ty,trên cơ sở TK cấp 1 và các chỉ tiêu quản lý mục đích để quản lý và
hạch toán cho thuận tiện.
TK 112 được mở chi tiết tại một số Ngân hàng như Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn-Chi nhánh Yên Phong (mã TK 2604211000193),Quỹ tín
dụng nhân dân trung ương –Chi nhánh Bắc Ninh (mã TK 4211010000014)
,Ngân hàng công thương Việt nam –Chi nhánh Bắc Ninh (mã TK
71100300012379)
Công ty chi tiết TK 152 cho từng NVL được sử dụng trong sản xuất cũng như
xây dựng công trình.
Công ty chi tiết TK 154 theo địa điểm phát sinh chi phí như Phân xưởng,Bộ
phận sản xuất,Đội sản xuất,Công trường…
1.5.Đặc điểm về Hệ thống sổ kế toán
Để phù hợp với các nghiệp vụ phát sinh ,điều kiện kế toán thủ công kết hợp với
kế toán máy tại Công ty thương mại dịch vụ xây dựng Yên Mai,công ty lựa
chọn tổ chức bộ sổ sách kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ.


Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là "chứng từ ghi sổ". Quá trình ghi
sổ kế toán tách rời 02 quá trình :
 Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
 Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
Các loại sổ kế toán chủ yếu :
 Chứng từ ghi sổ
 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
 Sổ cái
 Các sổ, thẻ, kế toán chi tiết ( lưu ý: DN phát sinh sử dụng bao nhiêu TK
thì có bấy nhiêu sổ chi tiết )
Nội dung,trình tự ghi sổ :
 Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán căn cứ chứng từ kế toán đã kiểm tra để
lập chứng từ ghi sổ hoặc căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm

tra phân loại để lập bảng Tổng hợp chứng từ kế toán theo từng loại
nghiệp vụ, trên cơ sở số liệu của Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán để lập
chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi đã lập xong chuyển cho Kế
toán trưởng ( hoặc người phụ trách kế toán ) duyệt, rồi chuyển cho kế
toán tổng hợp đăng ký vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ để ghi số và ngày
tháng vào chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi đã ghi vào sổ Đăng
ký chứng từ ghi sổ mới được sử dụng để ghi vào sổ cái và các sổ, thẻ kế
toán chi tiết.
 Sau khi phản ánh tất cả chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng vào sổ cái, kế
toán tiến hành cộng số phát sinh nợ, số phát sinh có và tính số dư cuối


tháng của từng tài khoản. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ
cái được sử dụng lập "Bảng cân đối tài khoản".
 Đối với các tài khoản phải mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ kế
toán, Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán kèm theo chứng từ ghi sổ là căn
cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuôi
tháng tiến hành cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết, lấy kết quả lập Bảng
Tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với số liệu
trên sổ cái của từng tài khoản đó. Các Bảng Tổng hợp chi tiết của từng
tài khoản sau khi đối chiếu được dùng làm căn cứ lập Báo cáo tài chính.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “ Chứng từ ghi sổ ’’
Chứng từ kế toán

Sổ quỹ

Sổ đăng ký
chứng từ ghi
sổ


Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại

Sổ,thẻ kế
toán chi tiết

CHỨNG TỪ
GHI SỔ

Sổ cái

Bảng tổng hợp
chi tiết


Bảng cân đối
số phát sinh

Báo cáo tài chính

1.6.Đặc điểm về Hệ thống báo cáo kế toán
Công ty chỉ tiến hành lập Báo cáo tài chính năm , hệ thống báo cáo tài chính
của Công ty bao gồm :





Bảng cân đối kế toán,mẫu số B 01 - DN

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,mẫu số B 02 – DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ,mẫu số B 03 – DN
Bản thuyết minh báo cáo tài chính,mẫu số B 09 – DN

Thời điểm lập báo cáo tài chính: vào cuối niên độ kế toán,ở Công ty lập báo
cáo tài chính vào cuối năm dương lịch.
Kỳ lập báo cáo tài chính : theo năm dương lịch (12 tháng)
Phòng kế toán của công ty chịu trách nhiệm lập,tổng hợp báo cáo tài chính.
Sau khi hoàn thành,các báo cáo tài chính được sử dụng cho những đối tượng
quan tâm như người lao động,ban lãnh đạo công ty,nhà đầu tư,chủ nợ,ngân
hàng,….


2.Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu
2.1.Phần hành kế toán Tiền lương và BHXH
Đối với công ty thưong mại và dịch vụ xây dựng Yên Mai, số cán bộ công
nhân viên không nhiều nhưng bao gồm nhiều lĩnh vực nên việc hạch toán số
lao động rất phức tạp.
Dưới đây là “ Sơ đồ xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương ’’ tại
Công ty:
Đơn vị bộ
phận
Tổ sản xuất

Kho SP
KCS

Phòng tổ Kế toán
chức
tiền lương


KT
trưởng
Chủ TK

Kế toán
vốn bằng
tiền

thanh toán lương (duyệt)
Bảng
toán lương
(4) thanh Bảng
Nhập kho Bảng tính lương
(5)
Phiếu chi

(1)

(1)

Phiếu báo làm thêm giờ

Kế
liên

(12) Nhận tiền

(2)


nhận sản phẩm hoàn thành
BảngPhiếu
chấmxác
công
(3)

Ban quản lý

Thủ quỹ

(6)

(5) (6)

(

(8)

Bảng thanh toán lương

Phiếu chi (duyệt)(9) Phiếu chi

(16)

Bảng(duyệt)
tổng hợp lương
Bảng thanh toán lương

(3)
(17)

Bảng phân bổ tiền lương

(8)
(7)

(10)Phiếu chi
(11)

Xuất quỹ
Bảng thanh toán lương

(19)

Lu chøng tõ

Bảng thanh t

(12)
(18)

Bảng thanh toán lương

Chia lư

(15)

Ghi sổ kế toán liên quan




-Chú thích :
(1) Các tổ sản xuất,quản lý lập bảng chấm công
(2) Các tổ sản xuất nhập kho sản phẩm,bộ phận KCS viết phiếu xác nhận sản
phẩm hoàn thành
(3) cuối tháng chuyển Bảng chấm công,phiếu báo làm thêm giờ cho phòng tổ
chức lao động tiền lương
(4) phòng tổ chức lao động lập bảng tính lương,chuyển cho phòng kế toán (kế
toán trưởng)
(5) Kế toán trưởng lập bảng thanh toán lương à chuyển cho phòng tổ chức,kế
toán trưởng và chủ tài khoản duyệt
(6) Kế toán tiền lương nhận bảng thanh toán lương đã duyệt
(7) Chuyển bảng thanh toán lương cho kế toán thanh toán
(8) kế toán thanh toán nhận bảng thanh toán lương và viết phiếu chi chuyển
cho kế toán trưởng và chủ TK
(9) kế toán thanh toán chuyển Phiếu chi cho chủ TK ,kế toán trưởng đã duyệt
(10) kế toán thanh toán chuyển Phiếu chi cho thủ quỹ
(11) Căn cứ vào phiếu chi,thủ quỹ xuất quỹ
(12) Thống kê phân xưởng,tổ trưởng
(13) Thống kê phân xưởng ,cán bộ lương thực hiện việc chia lương cho từng cá
nhân
(14) Phát lương,từng cá nhân ký nhận vào bảng lương
(15) Thống kê phân xưởng chuyển bảng thanh toán lương về kế toán tiền lương
(16) Từ các bảng thanh toán lương,kế toán lập bảng tổng hợp tiền lương toàn
đơn vị
(17) Từ bảng tổng hợp tiền lương,kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và
BHXH


(18) Từ bảng phân bổ tiền lương chuyển cho các bộ phận kế toán có liên quan
để ghi sổ kế toán liên quan

(19) Lưu chứng từ,tài liệu
-Chứng từ để hạch toán lao động là “Bảng chấm công”. Bảng này được lập
hàng tháng, nó phản ánh số ngày làm việc thực tế, số ngày làm việc trong tháng
của người lao động. Bảng chấm công là cơ sở cho việc tính toán kết quả lao
động của từng cá nhân người lao động.
-Các hình thức trả lương trong đơn vị : hiện nay Công ty áp dụng 2 hình thức
trả lương cho công nhân đó là:
 Hình thức trả lương theo thời gian: Theo hình thức này sẽ dựa vào thời
gian lao động thực tế trong tháng để làm căn cứ tính lương cho người lao
động.
 Hình thức lương khoán: Tiền lương trả theo hình thức này sẽ phụ thuộc
kết quả khối lượng công việc hoàn thành (đối với lao động trực tiếp sản
xuất) hay phụ thuộc vào vị trí công tác, kết quả thực hiện nhiệm vụ của
mỗi CBCNV (đối với lực lượng lao động gián tiếp). Quy chế trả lương
được xây dựng trên cơ sở đảm bảo tiền lương được hưởng phù hợp với
trình độ năng lực, mức độ cống hiến của mỗi cá nhân đối với doanh
nghiệp. Thực hiện nguyên tắc người làm nhiều, đạt hiệu quả chất lượng
cao được phân phối tiền lương nhiều. Có như vậy mới đảm bảo được
tính công bằng, chính xác đối với việc trả lương cho người lao động.
-Các khoản phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho CNV.
 Quy định về phụ cấp trong Công ty.
Ngoài các khoản lương chính, CNV trong Công ty còn được các khoản
phụ cấp theo quy định của Nhà nước và của Tổng Công ty. Cụ thể là:


(1) Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với cán bộ CNV thường xuyên của
Công ty nhưng luôn phải di chuyển nơi ở và sinh hoạt theo công trình ở những
địa điểm khác nhau. Mức phụ cấp lưu động hiện nay ở Công ty là 0.25 tính trên
lương tối thiểu.
Cách xác định:

Mức phụ cấp lưu động = 0.25 x Mức lương tối thiểu.
 Phụ cấp đối với thành viên Ban giám đốc ở các mức 0,3; 0,4; 0,5
 Phụ cấp trách nhiệm: Mức phụ cấp này ở Công ty hiện nay là 0.3
tính trên lương tối thiểu (áp dụng đối với các trưởng phòng công
ty và giám đốc các xí nghiệp), và tính trên lương tối thiểu (áp
dụng đối với các phó phòng công ty và phó giám đốc các đơn vị).
-Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ.
Theo chế độ hiện hành,Công ty trích BHXH theo tỷ lệ 22 % trên tiền lương
thực tế trong đó Công ty chịu 16 % và Người lao động chịu 6 % ;trích BHYT
4,5 % trong đó Công ty chịu 3% và người lao động chịu 1,5 %.Còn đối với quỹ
KPCĐ theo như chế độ hiện hành, hàng tháng Công ty căn cứ vào tiền lương
thực tế của công nhân viên để trích 2% KPCĐ trên tiền lương thực tế của công
nhân viên trong tháng, trong đó 1% KPCĐ nộp lên cho cơ quản lý công đoàn
cấp trên, còn 1% công ty giữ lại để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh
nghiệp như: thăm hỏi khi công nhân viên ốm đau, bệnh tật hay tổ chức cho
công nhân viên đi tham quan du lịch, kỷ niệm những ngày lễ tết...
-Căn cứ vào bảng tính khối lượng chi phí nhân công cho từng công trình và
dựa vào bảng chấm công hàng ngày, kế toán dưới đội tập hợp để chuyển lên
phòng Kế toán công ty. Kế toán tiền lương sau khi kiểm tra toàn bộ số liệu của
các đội chuyển lên sẽ lập bảng thanh toán tiền lương cho các đội, sau đó lập
bảng tổng hợp tiền lương và bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.


-Các đội thi công khoán sản phẩm cho từng công nhân như sau:
Tiền lương LĐ nhận được = Lương khoán SP + Lương thời gian nghỉ việc
(nếu có) + Lương làm thêm giờ + Phụ cấp
-Tại công ty thương mại và dịch vụ xây dựng Yên Mai tiền lương thường được
thanh toán cho công nhân làm hai kỳ:
 Kỳ I: Tạm ứng lương vào ngày 20 hàng tháng, số tiền tạm ứng có thể là
cố định hoặc căn cứ vào số lương được lĩnh tháng trước của từng công

nhân và bảng chấm công thường số tiền tạm ứng khoảng 10 – 50% tiền
lương tháng trước.
 Kỳ II: Quyết toán lương vào đầu tháng sau (từ 1-10 của tháng sau) căn
cứ bảng thanh toán lương kế toán xác định số tiền phải trả cho công
nhân viên sau khi đã trừ đi số tiền tạm ứng kỳ I và các khoản trừ vào
lương.
Thủ tục thanh toán như sau: Giám đốc xí nghiệp lập “Giấy đề nghị tạm ứng
lương và kỳ I” hoặc kế toán lập bảng thanh toán lương xí nghiệp gửi lên phòng
lao động, tiền lương. Sau khi kiểm tra bảng thanh toán lương của xí nghiệp,
phòng lao động tiền lương duyệt chi và gửi xuống phòng tài vụ làm thủ tục
thanh toán.

2.2.Phần hành kế toán Vốn bằng tiền
Công ty sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam
A-Kế toán tiền mặt
-Các trường hợp thu tiền
Công ty Thương mại và dịch vụ xây dựng Yên Mai có các khoản thu chủ yếu
từ các nguồn sau:


×