Tải bản đầy đủ (.docx) (402 trang)

SKKN áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn sinh học nhằm phát triển năng lực cho học sinh ở trường THCS nguyễn trường tộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.41 KB, 402 trang )

I – PHẦN MỞ ĐẦU

1


1/ Lí do chọn đề tài:

2


Ngày nay, với quan điểm dạy học hướng vào người học, thì việc phải hiểu đối
tượng mà người thầy đang tác động vào học sinh là điều vô cùng cần thiết.
Không chỉ cho công việc dạy học mà cho cả công tác giáo dục.

3


Việc giảng dạy môn Sinh học ở nhà trường không chỉ dừng lại ở việc làm cho
học sinh biết đầy đủ những kiến thức theo quy định trong chương trình mà còn
giúp học sinh hiểu được một cách sâu sắc các kiến thức, rèn luyện cho các em
khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết những nhiệm vụ học tập và những
vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Quan trọng hơn là rèn luyện phương pháp tự học,
hình thành và phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu cho học sinh trên hành
trình chiếm lĩnh tri thức. Sinh học là những kiến thức khoa học, thường liên
quan đến các hiện tượng đang xảy ra trong thiên nhiên và cuộc sống quanh ta.
Cho nên, con đường khám phá để thu nhận kiến thức cho bản thân phải được
thực hiện qua hoạt động nghiên cứu, quan sát, tiến hành thí nghiệm,... Song,
trong quá trình tổ chức các hoạt động, giáo viên chưa kích thích, lôi cuốn được
sự tích cực chủ động học tập của học sinh làm cho kiến thức học sinh được xây
dựng thiếu hệ thống, thiếu vững chắc, năng lực sáng tạo của học sinh chưa được
phát triển. Có nhiều phương pháp dạy học hay, thú vị trong việc khơi dậy năng


lực tìm tòi, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức Sinh học một cách nhanh chóng,
có hệ thống và có chiều sâu. Tuy nhiên, có một phương pháp mà tôi tâm đắc
nhất, đó là phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là
phương pháp dạy học hiện đại dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu khoa
học. Phương pháp này tạo cho học sinh tính tò mò, muốn khám phá và say mê
học tập, nhờ đó học sinh nắm vững, hiểu sâu, nhớ kiến thức lâu hơn. Đã có
nhiều đề tài nghiên cứu việc sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy
học đem lại hiệu quả lớn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và
môn Sinh học nói riêng. Vì lẽ đó, tôi quyết định đi sâu nghiên cứu việc áp dụng
phương pháp “Bàn tay nặn bột” nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn sinh
học

4


Với lí do trên, nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Áp dụng
phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn Sinh học nhằm phát triển
năng lực cho học sinh ở trường THCS Nguyễn Trường Tộ”

5


2/ Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

6


Trong đề tài này tôi đã đi tìm đáp án cho hai câu hỏi sau:

7



- Khi áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn Sinh học đem
lại hiệu quả cho sự phát triển tư duy, khả năng giao tiếp, thế giới quan, nhân
sinh quan cho học sinh hay không?

8


- Liệu việc quan tâm đến việc thay đổi phương pháp có ảnh hưởng đến chất
lượng giáo dục của bộ môn sinh học hay không?

9


Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu và thực tế cho thấy: Việc Áp dụng phương
pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn Sinh học nhằm phát triển năng lực cho
học sinh không chỉ bộ môn sinh học mà còn các môn học khác đều đem lại
những hiệu quả nhất định. Kết quả là học sinh tích cực, chủ động hơn trong việc
học của mình, bên cạnh đó còn giúp cho các em mạnh dạn hơn khi làm việc
nhóm.

10


3/ Đối tượng nghiên cứu:

11



Học sinh trường THCS Nguyễn Trường Tộ

12


4/ Giới hạn của đề tài:

13


Chương trình môn Sinh học cấp THCS rất rộng và nhiều kiến thức, nhưng vì
thời gian và trong điều kiện cho phép. Tôi chỉ nghiên cứu áp dụng ở một số bài
cụ thể sau đây:

14


* Sinh học lớp 6: Bài 9 - Các loại rễ, các miền của rễ

15


* Sinh học lớp 7: Bài 27 - Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ

16


* Sinh học lớp 8: Bài 21- Hoạt động hô hấp

17



* Sinh học lớp 9: Bài 2 - Lai một cặp tính trạng

18


5/ Phương pháp nghiên cứu

19


- Tìm tòi, nghiên cứu tài liệu

20


- Thực nghiệm

21


- Nghiên cứu lí luận

22


23



24


25


×