Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.87 KB, 21 trang )

SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên.

MỤC LỤC
Mục lục ………………………………………………………….........................trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài………………………………..............................................trang 2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài…………………..............................................trang 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……...........................................................trang 3
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu..........................................................................trang 4
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................... .......................trang 4
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………………...trang 5
a. Khái niệm………………………………………………………………………trang 5
b. Các nguyên tắc kiểm tra…..…………………………………………………...trang 5
c.Hình thức kiểm tra……………………………………………………………trang 5,6
d.Quy trình tổ chức kiểm tra….……………….………………………………….trang 7
2. Cở sở pháp lý
3.Thực trạng vấn đề nghiên cứu……………………………………………….. trang 8
a.Thuận lợi, khó khăn…...…………………………………………………….trang 7 ; 8
4. Nội dung và hình thức của giải pháp …………………………… …............trang 9
4.1. Mục tiêu của giải pháp

……………………………………… …............trang 9

4.2. Nội dung và cách thực hiện các giải pháp ………………………….trang 10 ;11 ;12
5. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
………………………………………………………………………….trang 13, 14,15
PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận………………………………………… …………...........................trang 16
2. Kiến nghị ……………...……………………… …………………….....trang 16 ; 17


Tài liệu tham khảo …………………………………………...............................trang 18
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Cấp trường………………………………….………..…….………................trang 19
2 .Cấp huyện………….……………………….…………….…………………..trang 20

Người viết : Hoàng Thị Hương- Phó hiệu trưởng – Trường TH Trần Cao Vân-Huyện CưM’gar


SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .
Những năm qua, nhất là từ khi đất nước đổi mới, chúng ta đã xây dựng được đội
ngũ nhà giáo đông đảo, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ. Đội ngũ này đã: "Đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần vào công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục thành
công.
Giờ lên lớp của giáo viên là hình thức cơ bản, chủ yếu nhất của dạy học phổ thông.
Giờ lên lớp của giáo viên thể hiện năng lực, kinh nghiệm tổ chức, điều khiển, hướng
dẫn, sử dụng phương tiện, đồ dùng, phương pháp dạy học; nghệ thuật sư phạm trong
giảng dạy, giao tiếp, xử lý tình huống trong và ngoài dự kiến… nó giữ vai trò quyết định
đến chất lượng dạy học. Phó Hiệu trưởng tổ chức theo dõi tình hình chất lượng dạy học
qua thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy của giáo viên, dự giờ thường xuyên và đột xuất,
góp ý giờ dạy một cách cụ thể theo hướng đổi mới phương pháp dạy học sẽ tạo động lực
thúc đẩy hoạt động chuyên môn của nhà trường đi lên.
Trên thực thế không phải giáo viên nào lên lớp cũng tự giác, giảng dạy hết khả
năng của mình mà lên lớp chỉ dựa vào sách giáo khoa thậm chí chỉ là thầy đọc trò chép
sao cho hết bài, hết tiết vì thế dẫn đến chất lượng tiết dạy chưa cao, đứng trước thực
trạng đó bản thân tôi mạnh dạn nêu ra những giải pháp tích cực để quản lý tốt giờ dạy
của giáo viên nhằm góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục của trường, cũng như của

huyện nhà ngày một đi lên.
Thực tế cho thấy: Bất kỳ một nhà trường nào để đạt được mục tiêu giáo dục cũng
phải thực hiện nhiều hoạt động khác nhau. Trong các hoạt động đó thì công tác kiểm tra
đánh giá có vị trí rất quan trọng, đặc biệt là công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo
viên có tính chất quyết định trong công tác quản lý nhà trường. Vì thông qua công tác
kiểm tra giúp người quản lý nắm bắt được nhanh nhất thực trạng trình độ chuyên môn
của đội ngũ, từ đó mà có kế hoạch dài hạn, hoặc ngắn hạn để khắc phục tồn tại, điều
chỉnh và phát triển nhà trường theo đúng hướng phù hợp với yêu cầu thực tế trong từng
năm học, trong từng giai đoạn của ngành và của xã hội .

Người viết : Hoàng Thị Hương- Phó hiệu trưởng – Trường TH Trần Cao Vân-Huyện CưM’gar


SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên.

Kiểm tra giờ lên lớp sẽ giúp cho người quản lý xác định được thực trạng giảng
dạy của nhà trường, xác định được điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên để có kế hoạch
bố trí, sử dụng hợp lý, động viên kịp thời cũng như có biện pháp khắc phục.
Như vậy, kiểm tra - đánh giá giờ lên lớp vừa là để đôn đốc cũng là để người quản
lý nắm được thông tin ngược từ đó thực hiện mục tiêu của công tác giáo dục.
Từ thực tế, bản thân là một cán bộ quản lý giáo dục được trang bị những kiến thức
về lý luận quản lý, đặc biệt là lý luận về công tác kiểm tra nội bộ trường học, chính vì lẽ
đó tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Tăng cường kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên
lớp của giáo viên”.
2. MỤC TIÊU,NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
- Nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động kiểm tra giờ
dạy trên lớp ở đơn vị và soi rọi cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý. Từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm, đề xuất cải tiến công tác kiểm tra giờ học trên lớp ở đơn vị và vận dụng khi
tham gia công tác thanh kiểm tra các đơn vị bạn ngày một hiệu quả hơn.
- Tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của việc kiểm tra giờ dạy trên lớp. Phân tích

thực trạng của việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp tại đơn vị.Rút ra bài học kinh
nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp, đề xuất những giải pháp thiết thực để
cải tiến việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp
\3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu:
Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trường Tiểu học Trần Cao Vân –
CưM’gar- Đắk Lắk.
- Phạm vi nghiên cứu:
Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trường Tiểu học Trần Cao Vân –
CưM’gar- Đắk Lắk, năm học: 2017-2018.
4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Trong nhà trường phổ thông các hoạt động về kiểm tra giáo viên diễn ra rất đa
dạng và phong phú. Do thời gian không cho phép và khả năng có hạn trong phạm vi đề
tài, tôi xin được phép đi sâu về vấn đề “Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trường
Tiểu học Trần Cao Vân huyện ČưMgar, tỉnh Đăk Lăk” năm học 2017-2018.
Người viết : Hoàng Thị Hương- Phó hiệu trưởng – Trường TH Trần Cao Vân-Huyện CưM’gar


SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên.

\5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Để thực hiện được mục đích và nhiện vụ nêu trên, tôi đã sử dung các phương pháp sau:
1- Phương pháp nghiên cứu lý luận và cơ sở pháp lý liên quan đến sáng kiến.
2- Phương pháp quan sát.
3- Phương pháp điều tra nghiên cứu.
4 - Phương pháp phân tích và tổng hợp

Người viết : Hoàng Thị Hương- Phó hiệu trưởng – Trường TH Trần Cao Vân-Huyện CưM’gar



SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên.

PHẦN NỘI DUNG
1- CƠ SỞ LÝ LUẬN :
a. Khái niệm
- Giờ học trên lớp của giáo viên : Là nơi diễn ra hoạt động dạy của giáo viên, hoạt
động học của học sinh, khả năng giao tiếp của thầy và trò còn là nơi thể hiện trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và nghệ thuật sư phạm, kỷ năng linh hoạt của giáo viên, thể hiện
sự hiểu biết suy nghĩ, phát triển tư duy của học sinh.
- Kiểm tra : Là chức năng quản lý, thực hiện các nhiệm vụ đánh giá thực trạng,
phát hiện ưu khuyết điểm những sai lệch để tư vấn thúc đẩy nhằm hoàn thiện hoạt động
sư phạm của giáo viên, góp phần phát triển nâng cao chất lượng dạy và học.
- Kiểm tra giờ học trên lớp của giáo viên : Là hoạt động xem xét, đánh giá trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và năng lực nghệ thuật sư phạm của giáo viên. Qua đó phát hiện
những thiếu sót, những sai lệch của giáo viên trong quá trình sư phạm mà có hướng điều
chỉnh kịp thời nhằm nâng cao chất lượng dạy học đạt hiệu quả đào tạo của nhà trường.
b. Các nguyên tắc kiểm tra
Kiểm tra giờ học trên lớp cũng tuân theo các nguyên tắc kiểm tra trong quản lý giáo
dục, cụ thể như sau :
- Kiểm tra phải chính xác, khách quan, công bằng kết quả kiểm tra phải phản ánh
đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra, tránh định kiến, suy diễn và các hình thức giả tạo.
- Kiểm tra phải có hiệu quả, kiểm tra không phải là “Vạch lá tìm sâu” kiểm tra
phải có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên được tốt hơn
không để giáo viên hiểu lầm là kiểm tra để đánh giá.
- Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời không phải đợi có “Vấn đề” mới tiến hành
kiểm tra, mà phải xem đây là việc làm thường xuyên, liên tục của Phó hiệu trưởng.
- Kiểm tra phải công khai, dân chủ, Phó hiệu trưởng phải làm sao cho giáo viên
thấy được việc kiểm tra giờ dạy trên lớp là việc làm không thể thiếu được , để qua đó
biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra, quá trình tự bồi dưỡng của giáo viên.
c. Hình thức kiểm tra

Hình thức kiểm tra chủ yếu giờ dạy trên lớp của giáo viên là dự giờ, tuy nhiên cần có sự
lựa chọn đối tượng để tiến hành kiểm tra có chủ định.
Người viết : Hoàng Thị Hương- Phó hiệu trưởng – Trường TH Trần Cao Vân-Huyện CưM’gar


SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên.

c.1 Các hình thức dự giờ
- Dự giờ báo trước : Nhận xét năng lực cao nhất mà giáo viên sau khi đã có điều
kiện chuẩn bị thể hiện trong giờ lên lớp.
- Dự giờ đột xuất : Nhằm xác định rõ giáo viên đã chuẩn bị bài như thế nào, lớp
học đa chuẩn bị ra sao trong điều kiện bình thường.
- Dự giờ chuyên đề : Nhằm mục đích nghiên cứu toàn diện hệ thống làm việc và
kinh nghiệm tích luỹ tiến bộ của mỗi giáo viên.
- Dự giờ lên lớp song song : Nhằm phát hiện những đặc điểm thuộc về bản lĩnh
của mỗi thầy giáo, hiệu quả của phương pháp này hay phương pháp mới.
d. Quy trình tổ chức kiểm tra
d.1 Xây dựng chuẩn kiểm tra và đánh giá
Chuẩn kiểm tra là công cụ để phó hiệu trưởng đánh giá giáo viên
d.2 Xây dựng lực lượng kiểm tra
Lực lượng kiểm tra có ý nghĩa quyết định chất lượng và hiệu quả của việc kiểm tra,
do đó khi xây dựng lực lượng kiểm tra phải thực hiện các bước sau :
* Xác định cơ chế kiểm tra tuyến kiểm tra
- Cơ chế kiểm tra
+ Cơ chế trực tiếp : Do ban kiểm tra chuyên môn thực hiện
+ Cơ chế gián tiếp : Do tổ chuyên môn và các giáo viên trong tổ thực hiện.
- Tuyến kiểm tra : Tuyến trường, tuyến tổ chuyên môn, tuyến cá nhân nhưng tuyến
kiểm tra tổ chuyên môn là quan trọng nhất vì quá trình sư phạm được diễn ra chủ yếu ở
tổ chuyên môn và trên lớp.
* Xây dựng lực lượng kiểm tra

- Khi tuyển chọn nhân sự phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng, nghĩa là phải hết sức
chú ý vào trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, uy tín.
- Phải phân công phân nhiệm rõ ràng, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra và thực hiện
chế độ chính sách cho giáo viên làm công tác kiểm tra.
d.3 Xây dựng kế hoạch kiểm tra

Người viết : Hoàng Thị Hương- Phó hiệu trưởng – Trường TH Trần Cao Vân-Huyện CưM’gar


SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên.

Kế hoạch kiểm tra nhất là kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, phải
được xây dựng đồng thời với kế hoạch năm học kế hoạch phải cụ thể : Mục đích, hình
thức, đối tượng, nội dung, lực lượng, thời gian kiểm tra, kế hoạch kiểm tra phải được rải
đều từ đầu năm đến cuối năm học.
d.4 Thực hiện kiểm tra : Thực hiện theo quy trình ba bước đã nêu ở trên.
d.5 Tổng hợp điều chỉnh :
- Sau kết quả của các tiết dự giờ Phó hiệu trưởng phải tổng hợp các thông tin thu
được và xử lý các thông tin đó làm cơ sở cho việc ra các quyết định quản lý.
- Từ những thông tin thu được qua xử lý người hiệu trưởng phải ra các quyết định
điều chỉnh hoạt động của giáo viên nhằm cải tiến quá trình dạy học nâng cao trình độ
chuyên môn, chất lượng giờ dạy và hiệu quả đào tạo của nhà trường.
- Kết quả kiểm tra của giáo viên phải lưu trữ vào hồ sơ cá nhân
2. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp trong nhà trường phổ thông dựa trên cơ sở pháp
lý sau :
- Luật giáo dục (năm 2005)
Thông tư 14/2011/TT.BGD&ĐT ngày 08/4/2011 của Bộ GD&ĐT v/v chuẩn Hiệu
trưởng trường Tiểu học là phải có các tiêu chí về đạo đức nghề nghiệp, nghiệp vụ sư
phạm, năng lực quản lý nhà trường và nhiều tiêu chí khác nữa.

Quyết định số:14/2007/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên tiểu học
Thông tư Số: 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ GD&ĐT Hướng dẫn
về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục
Kế hoạch năm học
3.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
3.1.Thuận lợi,khó khăn:
a.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của UBND huyện CưMgar, Phòng giáo dục đào tạo, Đảng uỷ,
UBND xã EaTar về mục tiêu xây dựng và phát triển đơn vị trường

Người viết : Hoàng Thị Hương- Phó hiệu trưởng – Trường TH Trần Cao Vân-Huyện CưM’gar


SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên.

- Địa phương có đồng bào các dân tộc biết đoàn kết, thật thà chịu thương chịu khó,
cần cù lao động.
- Lãnh đạo nhà trường đoàn kết nhất trí, đội ngũ giáo viên nhiệt tình.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh quan tâm, giúp đỡ các hoạt động dạy và học.
b.Khó khăn:
Đội ngũ giáo viên không đồng đều,nhà ở xa trường, năng lực giảng dạy khá nhưng
một số ít chưa thực sự được năng động.
- Học sinh là con em đồng bào dân tộc, đều làm nông thu nhập thấp nên đời sống
kinh tế gặp nhiều khó khăn.
- Một số phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, do đó thiếu
sự quan tâm, phối hợp đến việc học tập của các em.
- Cơ sở vật chất còn thiếu : Các phòng chức năng chưa có.
- Về tình hình đội ngũ của đơn vị năm học 2017- 2018:
Tổng số CB, NV: 30 (trong đó 09 giáo viên hợp đồng)

- Cán bộ quản lý: 02 ( Hiệu trưởng 01; Phó hiệu trưởng 01)
- Giáo viên đứng lớp: 23; Tổng phụ trách Đội :01; Nhân viên: 04
-Trình độ giáo viên đạt chuẩn: 100% và trên chuẩn: 16(69,5%).
- Có chi bộ Đảng với số Đảng viên là : 09 đ/c
- Tình hình về học sinh năm học 2017- 2018.
- Tổng số học sinh: 340 em;trong đó HS dân tộc 340 em, HS nữ 152 em; HS nữ dân
tộc: 140 em; HSKT 5 em.
Khối 1: 4 lớp, 89 em, nữ 38 em; Dân tộc: 89 em; khuyết tật: 01 em
Khối 2: 4 lớp, 56 em, nữ 13 em; Dân tộc: 56 em; khuyết tật: 01 em
Khối 3: 3 lớp, 61 em, nữ 23 em; Dân tộc: 61 em; khuyết tật: 01 em
Khối 4: 3 lớp, 71 em, nữ 36 em; Dân tộc: 71 em; khuyết tật: 02 em
Khối 5: 3 lớp, 63 em, nữ 23 em; Dân tộc: 63 em; khuyết tật: 0 em
Với thực trạng chất lượng giảng dạy của nhà trường kết quả học tập của học sinh
chưa cao, đây là vấn đề bản thân luôn suy nghĩ, trăn trở, tìm hiểu nguyên nhân, để đề ra
những biện pháp thiết thực khả thi trong quá trình của giáo viên giảng dạy giảng trên lớp
để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy tại đơn vị.
Người viết : Hoàng Thị Hương- Phó hiệu trưởng – Trường TH Trần Cao Vân-Huyện CưM’gar


SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên.

Hạn chế của kế hoạch là giáo viên chủ động đăng ký chọn bài dạy thì thường do
những bài để dạy hoặc theo các chủ đề trong các ngày lễ trong năm thường được lặp lại,
hoặc những bài có tình huống nên kết quả đánh giá giờ dạy chủ yếu là khá giỏi điều này
dẫn đến giáo viên dễ sinh bệnh “Chủ quan”
4. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA GIẢI PHÁP:
4.1. Mục tiêu của giải pháp:
Mục tiêu của công tác kiểm tra nhằm đạt được ba tác dụng : Tác dụng giáo dục, tác
dụng phát triển và tác dụng tổ chức. Ba tác dụng này của công tác kiểm tra là thống nhất
và liên hệ hữu cơ với nhau tạo ra mục đích kiểm tra trong quản lý trường học.

4.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
a- Tổ chức việc kiểm tra thực hiện chương trình:
Thực hiện đúng, đủ Chương trình của từng môn học, ở từng khối lớp. Đảm bảo
truyền thụ đủ, đúng nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của từng môn học ở từng khối
lớp của từng dạng bài .
Có hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho từng môn học của từng khối lớp.
Giúp giáo viên nắm vững chương trình của từng môn học, của từng khối lớp mà
mình phụ trách.
Để giáo viên thực hiện tốt chương trình Ban giám hiệu đã :
- Phổ biến đầu năm những những vấn đề mới về chương trình .
- Giúp giáo viên lập kế hoạch thực hiện chương trình thông qua tổ nhóm chuyên
môn .
- Có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chương trình ở các môn học.
b. Tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp
Căn cứ vào hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy trên lớp giáo viên TH của Bộ giáo
dục & đào tạo: Phiếu đánh giá tiết dạy ở cấp Tiểu học (Kèm theo công văn số
10358 /BGD&ĐT-GDTH ngày 28/9/2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo)và của Sở giáo
dục – đào tạo tỉnh Đăk Lăk.
Thông tư số 30 /2014/TT-BGDĐT; Thông tư 22/ 2016 ban hành quy định đánh giá
xếp loại học sinh Tiểu học;

Người viết : Hoàng Thị Hương- Phó hiệu trưởng – Trường TH Trần Cao Vân-Huyện CưM’gar


SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên.

Chuẩn đánh giá giờ dạy được in làm phiếu dự giờ – phiếu dự giờ để người dự căn
cứ cho điểm. Chính vì vậy tất cả giáo viên cũng biết được chuẩn đánh giá.
c. Xây dựng lực lượng kiểm tra
Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào tình hình đặc điểm của nhà trường. Phó hiệu

trưởng tham mưu với Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm tra chuyên môn –
Quy định quyền hạn trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong ban kiểm tra, đồng thời
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra – Phân cấp trong kiểm tra. Đây
là hình thức kiểm tra theo cơ chế trực tiếp.
Ngoài ra hàng tuần, hàng tháng tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm tổ chức dự
giờ thăm lớp, thao giảng ở tổ để rút kinh nghiệm hay minh hoạ cho đề tài nào đó chẳng
hạn như tiết dạy khó, tiết ôn tập …
d. Kiểm tra giờ dạy trên lớp.
d.1. Chuẩn bị dự giờ
Trước khi kiểm tra, trong cuộc họp hội đồng, ban giám hiệu đã nhấn mạnh đến ý nghĩa
của việc kiểm tra, nhắc nhở lực lượng kiểm tra làm đúng chức năng, người dạy chuẩn bị
kỹ bài dạy, tạo ra bầu không khí thi đua sôi nổi lành mạnh.
e. Dự giờ quan sát trên lớp
- Khi dự giờ các thành viên trong ban kiểm tra phải nghiêm túc, ghi chép đầy đủ,
quan sát tốt các hoạt động của thầy và trò trong suốt tiết dạy. Ghi nhận đầy đủ các thông
tin, các tình huống xảy ra trong tiết dạy. Cuối giờ đặt câu hỏi vấn đáp học sinh nhằm
kiểm tra việc tiếp thu kiến thức và sự vận dụng của học sinh.
- Sau tiết dạy với các sự kiện và dữ liệu ghi nhận được, các thành viên trong ban
kiểm tra phải nghiêm túc phân tích, đánh giá giờ dạy vì sự tiến bộ chung cho đồng
nghiệp và chính bản thân mình.
Qua phân tích sư phạm tiết dạy theo đúng các tiêu chí. Nội dung kiến thức, phương
pháp giảng dạy, cấu trúc của học sinh…
Từ đó xác định mức độ thực hiện nhiệm vụ của giáo viên qua tiết dạy.
- Các uỷ viên cũng đề ra được những giải pháp thiết thực giúp giáo viên cải tiến về
phương pháp, cách thức, nội dung truyền đạt nhằm hoàn thiện công tác giảng dạy của
họ.

Người viết : Hoàng Thị Hương- Phó hiệu trưởng – Trường TH Trần Cao Vân-Huyện CưM’gar



SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên.

Có thể nói nhờ thực hiện nghiêm túc bước phân tích giờ dạy,mà cả người dự lẫn
người dạy đều rút ra được những bài học tốt, những kinh nghiệm quý, không ngừng
nâng cao năng lực giảng dạy, nghiệp vụ của mình. Ban kiểm tra đã đảm bảo khá tốt
nguyên tắc thuyết phục và nguyên tắc hiệu quả trong kiểm tra.
Trao đổi với giáo viên – đánh giá xếp loại tiết dạy
- Phân tích kết quả học tập của học sinh
- Đề ra các giải pháp giúp giáo viên tiến bộ, hoàn thiện trong công tác giảng dạy.
- Đưa thông tin phản hồi về giờ dạy của giáo viên, tư vấn giúp đỡ giáo viên hoàn
thiện công tác của mình.
- Đề nghị giáo viên trình bày mục đích yêu cầu của bài, các nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học đã thực hiện so với dự kiến ban đầu đã đạt được đến đâu có
khó khăn gì ? thuận lợi gì ?
- Nêu nhận xét ưu, khuyết điểm của giờ dạy, hiệu quả, giờ dạy. Cùng với giáo viên
tìm phương án nâng cao chất lượng giờ dạy. Nêu ra những lời khuyên cụ thể thiết thực,
khả thi.
- Đánh giá, xếp loại giờ dạy.
- Chủ đề chính của cuộc trao đổi là việc giảng dạy học tập chứ không phải về giáo
viên.
- Cần tạo ra không khí thuận lợi, trao đổi thẳng thắn, chân tình, thoải mái tạo cảm
giác an toàn, tin tưởng. Tránh xúc phạm giáo viên hay làm nảy sinh hành vi tự vệ.
- Khuyến khích giáo viên thể hiện quan điểm, tự nhận xét và đánh giá kết quả của
giờ dạy .
- Quá trình trao đổi với giáo viên đảm bảo các yêu cầu của công tác kiểm tra. Tính
chính xác (đánh giá đúng năng lực thực trạng khách quan …) tính hiệu quả (đã phát hiện
ra những kinh nghiệm tốt để nhân rộng hay những sai sót được uốn nắn kịp thời) tính
dân chủ (người kiểm tra tự nhận xét, đánh giá tiết dạy của mình đồng thời lắng nghe học
tập kiểm tra).
Trước, trong và sau khi kiểm tra, lãnh đạo và ban kiểm tra hãy cố gắng tạo ra bầu

không khí tâm lý thật sự thoải mái, nhẹ nhàng với tất cả mọi người. Để mọi người đều
hiểu, đều ý thức được kiểm tra cũng là nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi của bản thân
Người viết : Hoàng Thị Hương- Phó hiệu trưởng – Trường TH Trần Cao Vân-Huyện CưM’gar


SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên.

mình. Kiểm tra phải xuất phát từ tinh thần giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm và học tập lẫn
nhau.
Sau mỗi tiết dự, ban kiểm tra bố trí ngay địa điểm để cùng phân tích trao đổi đánh
giá xếp loại tiết dạy khi nêu những sai sót của đồng nghiệp phải có tính thuyết phục và
đề xuất ngay hướng khắc phục sai sót hướng cải tiến.
Lưu hồ sơ
Sau khi trao đổi, đánh giá xếp loại giờ dạy, ban kiểm tra, hoàn tất các phiếu nhận
xét, đánh giá tiết dạy với các nội dung cơ bản nhất về : Nội dung tiết dạy, phương pháp
…Những ý kiến tư vấn ….. thành phần ban kiểm tra ký tên vào phiếu dự giờ.
Giáo viên được kiểm tra đọc qua phiếu dự giờ nhận xét và ký tên. Nộp các phiếu dự
giờ, phiếu nhận xét đánh giá bài kiểm tra học sinh (nếu có) để lưu hồ sơ giáo viên.
f. Tổng hợp điều chỉnh
Sau khi hoàn tất các thủ tục dự giờ, trưởng ban kiểm tra chuyên môn, phó hiệu
trưởng, tổng hợp báo cáo kết quả cho Hiệu trưởng, Hiệu trưởng cùng họp bàn với Phó
hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn, để đưa ra quyết định điều chỉnh cho thích hợp
với việc phân công chuyên môn sao cho thích hợp với đội ngũ.
- Phó hiệu trưởng xác định được tầm quan trọng của tổng hợp điều chỉnh. Sau mỗi
đợt kiểm tra kết quả kiểm tra và hồ sơ kiểm tra của từng giáo viên đều được lưu trữ.
- Với các thông tin thu nhận được, Phó hiệu trưởng đã chủ động lên kế hoạch sơ kết
các đợt kiểm tra, báo cáo lên Hiệu trưởng để công khai rõ trước hội đồng sư phạm về kết
quả kiểm tra, từ cơ sở đề ra quyết định điều chỉnh. Có khi điều chỉnh ở đối tượng kiểm
tra, có khi điều chỉnh các thủ tục kiểm tra, hay điều chỉnh ngay chính lực lượng kiểm
tra…

5. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Từ công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp, đã thực hiện tương đối tốt các chức năng kiểm
tra đánh giá, tư vấn, kèm cặp và thúc đẩy, thể hiện rõ nhất là sự trưởng thành, lớn mạnh
về mọi mặt của đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục – đào tạo toàn diện ngày một
nâng lên.

Người viết : Hoàng Thị Hương- Phó hiệu trưởng – Trường TH Trần Cao Vân-Huyện CưM’gar


SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên.

Kết quả xếp loại chuyên môn giáo viên hàng năm:
Chất lượng giáo viên
Xếp loại giỏi

Xếp loại khá

SL

Tỉ lệ%

SL

Tỉ lệ%

SL

Tỉ lệ%

2015 – 2016


9/23

39,1

13/23

56,5

1/23

4,3

2016 – 2017

12/24

50,0

12/24

50,0

0

HKI: 2017 - 2018

14/23

60,8


9/24

39,1

0

Năm học

Xếp loại đạt yêu cầu

Tình hình về học sinh năm học 2016- 2017:
Khối

I
II
III
IV
V
Tổng
Khối

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ NĂM HỌC 2016-2017, TRƯỜNG TH TRẦN CAO VÂN
TS
Toán
Tiếng Việt
Khoa học
LS- ĐL
HTT
HT

C
HTT HT
C
HTT HT C
HTT HT C
H
H
H
H
T
T
T
T
56
13
37
6
12
38
6
68
20
42
6
15
47
6
73
22
51

16
57
61
9
52
10
51
12
49
16
45
56
19
36
1
10
42
4
19
37
20
36
314
83
218
13
63
235
16
31

86
35
82
TS

I
II
III
IV
V
Tổng

56
68
73
61
56
314

Khối

TS

I
II
III
IV
V

56

68
73
61
56

HTT
13
16
14

TNXH
HT
43
52
59

43

154

CHT
0
0
0

Âm nhạc
HTT
HT
CHT
13

16
13
9
17

43
52
60
52
39

HTT
14
17
15
18
16
80

Đạo đức
HT
CHT
42
51
58
43
40
234

HTT

14
16
16
14
14
74

Thủ công
HT
CHT
42
52
57
47
42
240

Thể dục
HTT
HT
CHT
14
14
14
16
17

42
54
59

45
39

Người viết : Hoàng Thị Hương- Phó hiệu trưởng – Trường TH Trần Cao Vân-Huyện CưM’gar

HTT
13
15
16
13
16
73

Tin học
HT HT
C
T
H
T

13
9
12
34

34
38
37
109


Mĩ thuật
HT
CHT
43
53
57
48
40
241


SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên.

Tổng

314

68

246

75

239

Khối TS

I
II
III

IV
V

56
68
73
61
56

Tốt
26
21
27
16
15

Tổng

31
4

105

Năng lực
Đạt
30
47
46
45
41


CCG Tốt
27
35
25
27
15

Phẩm chất
Đạt
CCG
29
33
48
34
41

129

185

Khen
Lên
thưởng lớp
14
22
22
23
22


50
62
73
61
52

113

298

35,98%

95,0%

Lưu
ban

209

Tỉ lệ

41,08% 58,02%
33,43% 66,56%

Tỉ lệ lên lớp thẳng đạt 95,35 %, tỉ lệ học sinh rèn luyện trong hè: 4,1 % .
HS: HTCTTH : 53/56 em ( tỉ lệ 94,6%).
Tình hình về học sinh học kì I năm học 2017- 2018:
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018, TRƯỜNG TH TRẦN CAO VÂN
Khối


TS
HTT

I
II
III
IV
V
Tổng

Khối

I
II
III
IV
V
Tổng

Toán
HT

CH
T

Tiếng Việt
HTT
HT
CHT


89
56
61
71
63

35
21
21
24
22

48
31
37
45
41

6
4
3
2

39
21
22
24
22

44

31
37
47
41

6
4
2

340

123

202

15

128

200

12

TS

TNXH
HTT

HT


89
56
61
71
63

40

340

83

Khoa học
HTT
HT

24
22

47
41

24
22

47
41

46


88

46

88

CHT

HTT

HT

Đạo đức

CH
T

HT

49

51

38

37

21

35


25

31

23

38

21
24

Tin học
HTT
HT

15
19
17
51

Thủ công

HTT

123

CHT

C

H
T

LS- ĐL
HTT
HT

34
40
32
106

Mĩ thuật
CHT

HTT

HT

52

36

53

22

34

22


34

40

24

37

21

40

47

24

47

24

47

20

43

19

44


14

49

128

212

116

224

103

237

Người viết : Hoàng Thị Hương- Phó hiệu trưởng – Trường TH Trần Cao Vân-Huyện CưM’gar

CHT

C
H
T

2
2
4



SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên.
Khối

TS

Âm nhạc
HTT

HT

Thể dục
CHT

HTT

HT

CHT

I
II
III
IV
V

89
56
61
71
63


33

56

39

50

33

22

34

21

35

22

21

40

24

37

21


24

47

24

47

24

15

48

16

47

15

Tổng

340

103

237

111


229

103

Khối

TS
Năng lực
Tốt

I
II
III
IV
V

89
56
61
71
63

Tổng

340

Tỉ lệ

Đạt


Khen
Lên Lưu
thưởng lớp ban

Phẩm chất
CCG

35
21
21
24
22
123

48
31
37
45
41
202

6
4
3
2
15

35,88
%


56,47
%

3,52
%

Tốt

Đạt

CCG

57
31
21
32
27
161

32
25
40
39
36
179

35
21
21

24
22
123

47,35%

52,64%

36,17%

Người viết : Hoàng Thị Hương- Phó hiệu trưởng – Trường TH Trần Cao Vân-Huyện CưM’gar


SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên.

PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN
- Làm tốt công tác tư tưởng để mọi giáo viên hiểu được kiểm tra giờ dạy trên lớp là
nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm của họ luôn tạo được bầu không khí tâm lý lành mạnh
trong kiểm tra và họ hiểu rằng kiểm tra là để giúp đỡ nâng cao trình độ chuyên môn, góp
phần phát triển năng lực của mỗi giáo viên. Hiểu được như thế chắc chắn họ sẽ tự giác
thực hiện tốt các giờ dạy “vui vẻ ” đón nhận các lần kiểm tra đột xuất.
- Đã xác định rõ mục đích đối tượng dự giờ, để có những hình thức dự giờ phong
phú, tăng cường dự giờ đột xuất để phát hiện những vấn đề mới nảy sinh trong giờ lên
lớp, từ đó dễ dàng kiểm tra việc chuẩn bị bù dạy và việc sử dụng đồ dùng dạy học của
giáo viên trong điều kiện bình thường.
- Chỉ đạo sâu sắc hơn khâu chuẩn bị dự giờ của ban kiểm tra, kịp thời chuyển đến
ban kiểm tra phiếu đánh giá nhận xét của giáo viên được kiểm tra năm trước. Thường
xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho ban kiểm tra, nên ý thức trách nhiệm, về tác
phong thái độ khi dự giờ, khi phân tích sư phạm giờ dạy, khi trao đổi với giáo viên… Và

xây dựng chế độ phù hợp cho ban kiểm tra.
- Từ thực trạng công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp, đã thực sự tương đối tốt các
chức năng kiểm tra đánh giá, tư vấn, kèm cặp và thúc đẩy, thể hiện rõ nhất là sự trưởng
thành, lớn mạnh về mọi mặt của đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục – đào tạo toàn
diện ngày một nâng lên. Thành tích của trường được đánh dấu bằng kết quả các năm liền
đều đạt tiên tiến cấp huyện, năm học 2016-2017 đạt Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc UBND tỉnh Tặng Giấy khen.
Qua kiểm tra mọi giáo viên đều hiểu, đều ý thức được kiểm tra cũng là nhiệm vụ,
trách nhiệm và quyền lợi của bản thân mình. Kiểm tra phải xuất phát từ tinh thần giúp
đỡ, trao đổi kinh nghiệm và học tập lẫn nhau.
2. KIẾN NGHỊ
-. Đối với trường
- Nâng cao hơn nữa, vai trò trách nhiệm của tổ trưởng, tổ phó bộ môn trong việc tổ
chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Biến quá trình kiểm tra thành quá
trình tự kiểm tra chính của bản thân từ chuyên môn.
- Từng bước xây dựng cơ chế quản lý giao tiếp trong hoạt động kiểm tra chuyên
môn. Đặc biệt là kiểm tra hoạt động giờ dạy trên lớp.
- Khéo kiểm tra, kiểm tra kịp thời còn có khả năng ngăn chặn những cái sai phạm
trong quá trình hoạt động của hệ thống, điều này vô cùng quan trọng đối với hoạt động
sư phạm, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học để lôi kéo thu hút học sinh
tích cực tự giác học tập.
Người viết : Hoàng Thị Hương- Phó hiệu trưởng – Trường TH Trần Cao Vân-Huyện CưM’gar


SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên.

Kiểm tra càng được tổ chức tốt thì càng có nhiều tác dụng giúp giáo dục phát
triển./.
CưM’gar, Ngày . tháng 3 năm 2018
Người viết
Hoàng Thị Hương


Người viết : Hoàng Thị Hương- Phó hiệu trưởng – Trường TH Trần Cao Vân-Huyện CưM’gar


SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật giáo dục;
2. Điều lệ trường Tiểu học;
3. Thông tư 14/2011/TT.BGD&ĐT ngày 08/4/2011 của Bộ GD&ĐT v/v chuẩn Hiệu
trưởng trường tiểu học là phải có các tiêu chí về đạo đức nghề nghiệp, nghiệp vụ sư
phạm, năng lực quản lý nhà trường và nhiều tiêu chí khác nữa;
4. Quyết định số:14/2007/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên Tiểu học;
5. Thông tư Số: 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ GD&ĐT Hướng dẫn về
thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục;
6. Nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2017-2018 ;
7. Thông tư số 30 /2014/TT-BGDĐT; Thông tư 22/ 2016 ban hành quy định đánh giá
xếp loại học sinh Tiểu học;
8. PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY Ở CẤP TIỂU HỌC (Kèm theo công văn số
10358 /BGD&ĐT-GDTH ngày 28/9/2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo).

Người viết : Hoàng Thị Hương- Phó hiệu trưởng – Trường TH Trần Cao Vân-Huyện CưM’gar


SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên.

PHẦN THỨ TƯ
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN
1. CẤP TRƯỜNG :

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
2. CẤP HUYỆN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

Người viết : Hoàng Thị Hương- Phó hiệu trưởng – Trường TH Trần Cao Vân-Huyện CưM’gar


SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

Người viết : Hoàng Thị Hương- Phó hiệu trưởng – Trường TH Trần Cao Vân-Huyện CưM’gar


SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là giờ dạy trên lớp của giáo viên.

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

Người viết : Hoàng Thị Hương- Phó hiệu trưởng – Trường TH Trần Cao Vân-Huyện CưM’gar



×