Tải bản đầy đủ (.ppt) (57 trang)

slide thuyết trình giáo dục thể chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.41 MB, 57 trang )

GIÁO DỤC
THỂ CHẤT


Nhiệm vụ
1. Phát triển sức khỏe thể lực
- Tăng cường sức khỏe
- Nâng cao sự phát triển thể chất
- Rèn luyện cơ thể
2. Hình thành kiến thức và kỹ năng
Hình thành các kỹ năng vận động cơ bản.
Phát triển các tố chất thể lực: nhanh, khéo léo, linh hoạt, mềm
dẻo, sức chịu đựng, sức mạnh.
Hình thành các thói quen về tư thế , về vệ sinh.
Có được các kiến thức cơ bản về vệ sinh, dinh dưỡng, an toàn


3. Nhiệm vụ giáo dục

Tình yêu, sự ham thích các hoạt động vận động, thể dục, thể
thao.

Hình thành các phẩm chất về ý chí ( sự dũng cảm, cương
quyết, kiên trì, khả năng chịu đựng…), về đạo đức ( trung
thực, công bằng, giúp đỡ lẫn nhau, làm việc cùng bạn, chấp
hành kỷ luật, giữ gìn đồ dùng…)

Phát triển các quá trình tâm lý ( tri giác, quan sát, hình dung,
tư duy, trí nhớ, tưởng tượng…) và các thao tác tư duy ( so
sánh, phân tích, khái quát…)


Hình thành tinh thần sống tích cực, vui vẻ, yêu đời và yêu
thiên nhiên.


HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI
GIỜ HỌC THỂ CHẤT


HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI
Lợi ích của hoạt động chơi ngoài trời
Học được nhiều điều về bản thân và thế giới xung quanh .
Trải nghiệm thế giới xung quanh thông qua các giác quan và hoạt
động
Phát triển cảm nhận về cái đẹp
Tăng tính tò mò và lòng yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên.
Rèn luyện và phát triển thể chất.
Phát triển cơ bắp lớn nhỏ, tăng cường khả năng kiểm soát cơ thể.
Phát triển sự nhanh nhẹn, phối hợp tay/mắt, khả năng giữ thăng
bằng.
Phát triển nhận thức về cơ thể (biết được vị trí các bộ phận trên cơ
thể).
Hứng thú hoạt động thể chất, có cuộc sống khỏe mạnh và đam mê
chơi các môn thể thao sau này.


Phát triển sự cân đối thể chất, sức mạnh và khả năng chịu đựng.
Những lợi ích về mặt nhận thức
Phát triển nhận thức về không gian ( trên, dưới, giữa, thông nhau…), thị
giác, lôgic, ngôn ngữ, và toán học.
Học các kĩ năng giải quyết vấn đề.

Phát triển khả năng phán đoán, suy xét, giải thích, thảo luận, lên kế hoạch,
ghi nhớ.
Những lợi ích về giao tiếp xã hội và cảm xúc
Học cách hợp tác và chia sẻ với những người khác.
Hiểu những gì có thể làm được, góp phần làm tăng sự tự tin cho trẻ.
Tin tưởng và làm chủ được bản thân, nâng cao lòng tự trọng.
Giải tỏa căng thẳng.
Học cách phân công công việc và có kỹ năng thỏa thuận.
Diễn đạt ý kiến theo cách riêng.
Học cách chơi một mình và chơi cùng với trẻ khác.
 


Nội dung hoạt động ngoài trời

1.

2.
3.

4.
5.

Chơi vận động: Phát triển cơ nhỏ, lớn, sức bền
và sức mạnh thể chất
Chơi cát, nước
Khám phá thiên nhiên: Quan sát, miêu tả, trò
chuyện, lý giải, tưởng tượng, sưu tầm.
Chăm sóc cây, con vật
Hoạt động nghệ thuật, nhận thức



Phương tiện chơi ngoài trời tốt nhất cho trẻ gồm:
Các vật liệu tự nhiên – ví dụ: các ụ đất, cát, lóng gỗ, gốc
cây, cây, đá, sỏi, cây cỏ.
Các vật liệu tái chế - ví dụ: lốp xe cũ, hộp gỗ, các tấm
ván, gạch, dây thừng, các loại thùng, giấy cứng, dây
cáp, ống nước.
Dụng cụ dễ di chuyển – ví dụ: thang, các loại hộp, cầu
trượt nhỏ, bập bênh, các phương tiện để leo trèo, dây
thừng, ròng rọc, vòi nước, dù vải.
Các đồ chơi linh hoạt– là những đồ chơi có nhiều cách sử
dụng khác nhau – ví dụ quả bóng, vòng lắc, xe đẩy, xô
nước...


Các khu vực chơi ngoài trời
1. Khu vực có thể chơi bên trong hoặc đi vào bên trong.
2. Khu vực chơi thăng bằng
Thăng bằng trên các lóng gỗ/ các bánh xe/ các thanh gỗ và khối gỗ.
3. Khu vực trèo
Trèo trên thang dây/dây thừng/lốp xe/mô hình đơn giản/ tường/ván.
4. Khu cầu trượt
5. Khu vực chơi đá, sỏi, cát, nước
6. Khu kéo và đẩy
7. Khu bò – trườn
8. Khu chơi bóng và lắc vòng
9. Khu chạy nhảy
10. Khu nghệ thuật
11. Khu làm vườn



Đảm bảo an toàn

Giáo viên phải luôn ở trong khu vực chơi ngoài
trời cùng trẻ.
Đặt các dụng cụ cố định ở vị trí hợp lý để giáo
viên có thể quan sát toàn bộ sân chơi.
Những khu leo trèo nên được bố trí thấp. Có
các bục cao thấp khác nhau để phù hợp với trẻ
ở mọi độ tuổi.
Các bề mặt sân phải an toàn.
 


GIỜ HỌC
THỂ CHẤT


Các nhiệm vụ giáo dục của giờ học nói
chung
1. MỤC TIÊU DẠY HỌC
2. MỤC TIÊU GIÁO DỤC


1. Mục tiêu dạy học
Hình thành cho trẻ một số kiến thức và kỹ năng mới đáp
ứng yêu cầu của chương trình giáo dục
2. Mục tiêu giáo dục
2.1.Hình thành quan điểm, nhân cách của trẻ:

 Sự ham muốn khám phá cái mới, tích cực tham gia vào
các hoạt động
Khả năng tập trung ý chí, sửa sai khi bị thất bại
Trải nghiệm sự tự hào, sung sướng khi đạt được kết quả
Mong muốn vươn tới những thành tích cao hơn
Sẵn sàng tiếp các nhiệm vụ học tập mới


2.2. Chuẩn bị sẵn sàng về đạo đức- ý chí đối với hoạt
động học tập :
Khả năng thực hiện các hoạt động trí não lâu dài.
Sự cố gắng vượt các khó khăn nảy sinh
Tinh thần trách nhiệm với công việc (thực hiện ngay,
thực hiện đến cùng công việc được giao)
Tính tự lực (tự làm, tự phục vụ bản thân, không chờ
đợi sự giúp đỡ của người khác…)
Tính tổ chức (tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động
của mình so với yêu cầu đặt ra…)


Nguyên nhân giờ học thất bại
Hoạt động nghèo nàn, trẻ không nhiệt tình;
 Nội dung quá dễ hoặc quá xa vời với trẻ;
 Nặng về cung cấp thông tin nhưng hạn chế hoạt động
của trẻ;
 Tốc độ giờ học quá chậm. Trẻ phải chờ đợi nhiều
“ Một bài học chậm chạp là một bài học thất bại. Nó luôn
là sự sỉ nhục với khả năng học của trẻ”. (Glenn
Doman, Janet Doman)
 Chưa tạo được cho trẻ ý thức tập trung ý chí để học

tập










GV cứng nhắc theo giáo án, không quan tâm đến
phản ứng của trẻ;
Những nhận xét, phê phán của giáo viên quá nghiêm
khắc;
Hình thức tổ chức lớp không khoa học.
Nhóm trẻ quá đông.


Vài gợi ý tổ chức giờ học thành công













Từng trẻ có nhiều cơ hội hoạt động và đủ thời gian để làm
Nội dung kiến thức và kĩ năng phù hợp, có ý nghĩa với trẻ
Học cụ hấp dẫn
Trẻ chú ý ngay từ khi bắt đầu.
Cô giáo luôn tỏ ra nhiệt tình.
Lắng nghe những phản hồi của trẻ.
Giảm các hoạt động quá náo nhiệt.
Kích thích các ý tưởng riêng của trẻ.
Giảm thời gian chờ đợi.
Luôn kiểm soát thời gian cho phép của mỗi hoạt động.
Kết thúc trước khi trẻ cảm thấy chán.


3 nhóm phương pháp trong giờ học thể chất

Nhóm phương pháp trực quan
2. Nhóm phương pháp dùng lời
3. Nhóm phương pháp thực hành
1.


Nhóm phương pháp trực quan
1. Làm mẫu
- Làm mẫu tổng thể và làm mẫu các chi tiết cần thiết
- Không nên sử dụng PP làm mẫu khi trẻ đã biết và đã thực hành
được vận động
2. Bắt chước: Bắt chước các hành động của con vật, các hiện tượng
tự nhiên và cuộc sống xã hội.

3. Phương tiện trực quan: tranh, ảnh, băng hình
4. Giúp đỡ. Giúp đỡ được thực hiện khi cần giúp trẻ cảm nhận chính
xác các tư thế của cơ thể.
Cô giáo có thể giúp đỡ trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện hỗ
trợ.


Nhóm phương pháp dùng lời
1. Gọi tên bài thể dục/ động tác
2. Mô tả. Mô tả đi kèm với động tác
3. Giải thích: Nhấn mạnh và làm rõ hơn các yếu tố kỹ thuật mà trẻ cần
chú ý. Lời giải thích cần: ngắn gọn – chính xác – dễ hiểu – cảm xúc.
Quan sát sự chú ý của trẻ khi cô nói.
4. Chỉ dẫn: Chỉ cách hành động, chính xác hóa nhiệm vụ, cảnh báo hoặc
sửa sai, khen ngợi, đánh giá.
5. Hiệu lệnh. Hiệu lệnh có 2 phần ( chuẩn bị và thực hiện)
Cách đưa ra hiệu lệnh sẽ giúp trẻ nhanh chóng ổn định và thúc đẩy việc
thực hiện nhiệm vụ.
6. Câu hỏi dành cho trẻ: Có tác dụng khuyến khích trẻ tích cực quan
sát, suy nghĩ, tập trung chú ý, ghi nhớ.

Chú ý: Lời giải thích quá tường tận sẽ tạo ra tình trạng thực hiện
công việc một cách thụ động ở trẻ
1


Nhóm phương pháp thực hành
1. Luyện tập thực hiện vận động
Với các vận động phức tạp có thể chia theo mức độ khó tăng
dần. Ví dụ, thực hiện vận động nhảy cao có chạy lấy đà, lúc

đầu trẻ luyện tập nhảy cao với các đồ vật treo trên dây, sau đó
mới tiến đến chạy lấy đà và nhảy cao.
2. Thực hiện bài tập dưới hình thức trò chơi, với mục đích củng
cố các kỹ năng vận động và phát triển khả năng ứng dụng vào
các tình huống khác nhau. Điểm yếu của PP này là khả năng
hạn chế liều lượng về áp lực thể chất.
3. Thực hiện bài tập dưới hình thức thi đua
- Chỉ thực hiện khi trẻ đã có nắm vững kỹ năng vận động
- Thực hiện nhanh, thực hiện với cả lớp
- Lúc đầu tập trung vào yếu tố thực hiện đúng vận động, sau đó
mới đến các yếu tố nhanh, mạnh, khéo léo…


Đồ dùng học tập
- Đồ dùng học tập phải phù hợp với kích thước cho riêng cô và trẻ,
không cầu kỳ, phức tạp, đắt tiền hoặc tốn nhiều công để làm
- Đủ cho mục đích học, đặc biệt cho hoạt động luyện tập của cá
nhân/ nhóm nhỏ, nhưng không lạm dụng quá nhiều thể loại
- Đồ dùng phải an toàn
- Tăng cường tận dụng các đồ có sẵn trong lớp


Cấu trúc giờ học thể chất
Lập đội hình - Khởi động
Trọng động
Hồi tĩnh
Hình thức tổ chức
Cả lớp
Nhóm nhỏ
Cá nhân

Luân phiên


Cách tổ chức tập vận động cơ bản
1. Lần lượt từng trẻ: Khi vận động khó về kỹ thuật và
cô cần sửa cho từng trẻ.
2. Nối tiếp nhau liên tục: Khi trẻ đã nắm được kỹ thuật
và cô giáo chỉ cần điều chỉnh chút ít.
3. Tập theo nhóm/ cá nhân: Khi trẻ đã nắm được kỹ
thuật và cần nhiều thời gian để luyện tập.
4. Trò chơi: Ôn luyện tập thể để củng cố kỹ năng


Lập đội hình
1. Các bài tập đội hình bao gồm: sắp xếp đội hình, dàn
hàng, chuyển đội hình, quay, đứng rộng ra, đứng sát
lại.
2. Mục đích : - Nhanh chóng đưa trẻ vào tư thế chuẩn bị
thực hiện bài tập.
- - Phát triển tư thế đúng, sự phối hợp tay mắt, sự cảm
nhận nhịp điệu và tốc độ, định nhướng trong không
gian, giữ thăng bằng, phát triển kỹ năng phối hợp động
tác và chuyển động cùng các bạn.
3. Xếp các loại đội hình: Hàng dọc, hàng ngang, vòng
tròn, nửa vòng tròn theo 1,2,3,4 hàng


×