TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NĂM 2020
THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM
Thuộc nhóm ngành khoa học: XH
NĂM 2020
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài................................... Error! Bookmark not defined.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................ Error! Bookmark not defined.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................... Error! Bookmark not defined.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 5
7. Bố cục của bài nghiên cứu ..................................................................................... 5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG .................. 6
1.1. Khái niệm an toàn, vệ sinh lao động .................................................................. 6
1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................................ 6
1.1.2. Đặc điểm của an toàn, vệ sinh lao động ........................................................... 9
1.2. Vai trò của an toàn, vệ sinh lao động ............................................................... 10
1.3. Sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về an toàn, vệ
sinh lao động ............................................................................................................ 12
1.3.1. Sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về an toàn, vệ sinh lao động.............. 12
1.3.2. Pháp luật quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động ............................................... 14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 18
Chương 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG...
.................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Quy định chung của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động . Error! Bookmark
not defined.
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động . Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong việc
bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động ............................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức khác trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh
lao
động……………………………………………………………………………….Error
! Bookmark not defined.
2.1.4. Quy định pháp luật về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Error!
Bookmark not defined.
2.2. Quy định riêng về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực xây dựng .... Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực xây dựng . Error! Bookmark
not defined.
2.2.1.1. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình ..... Error! Bookmark
not defined.
2.2.1.2. Trách nhiệm của chủ đầu tư ............................ Error! Bookmark not defined.
2.2.1.3. Trách nhiệm của người lao động trên công trường xây dựng ................. Error!
Bookmark not defined.
2.2.2. Quản lý đối với máy móc, thiết bị, vật tư trong thi công xây dựng .......... Error!
Bookmark not defined.
2.2.3. Khai báo, điều tra, báo cáo và giải quyết sự cố gây mất an toàn lao động trong
thi công xây dựng công trình ...................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 45
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 45
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ MỘT
SỐ KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 45
3.1. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh
lao động tại các doanh nghiệp xây dựng hiện nay .... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Công tác tập huấn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động .... Error! Bookmark
not defined.
3.1.2. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động ........... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Xây dựng nội quy, quy trình và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động tại
nơi làm việc ................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Những hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh
lao động tại các doanh nghiệp xây dựng hiện nay .... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Hạn chế trong việc tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động.. Error!
Bookmark not defined.
3.2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn, vệ sinh lao
động…………............................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Tai nạn lao động trong quá trình thi công công trình xây dựng ............. Error!
Bookmark not defined.
3.2.4. Công tác xử lý khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ............... Error!
Bookmark not defined.
3.2.4.1. Hoạt động khai báo, điều tra và báo cáo tai nạn lao động .. Error! Bookmark
not defined.
3.2.4.2. Giải quyết quyền lợi cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp
…………………………………………………………………………...E
rror! Bookmark not defined.
3.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực xây
dựng…………. ........................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong việc thực hiện pháp luật về an toàn, vệ
sinh lao động tại các doanh nghiệp xây dựng hiện nay .......... Error! Bookmark not
defined.
3.3.1. Về phía doanh nghiệp xây dựng ....................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Về phía người lao động ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Về phía các cơ quan, tổ chức khác ................... Error! Bookmark not defined.
3.4. Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động .......... Error!
Bookmark not defined.
3.4.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao
động trong lĩnh vực xây dựng ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao
động trong lĩnh vực xây dựng ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Một số đề xuất hoàn thiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ........... Error!
Bookmark not defined.
3.5. Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh
lao động tại các doanh nghiêp xây dựng ở Việt Nam hiện nay .... Error! Bookmark
not defined.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................... 78
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………. 80
PHỤ LỤC 1. ............................................................................................................................. 87
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................................ 90
PHỤ LỤC 3…………………………………………………………………………………………………………………………....... 94
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ATLĐ
Nội dung đầy đủ
An toàn lao động
ATVSLĐ
BHLĐ
BLLĐ
BNN
An toàn, vệ sinh lao động
Bảo hộ lao động
Bộ Luật lao động
Bệnh nghề nghiệp
Bộ LĐTBXH
BXD
ILO
Luật ATVSLĐ
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bộ Xây dựng
Tổ chức Lao động thế giới
Luật an toàn, vệ sinh lao động
NLĐ
NSDLĐ
VSLĐ
TNLĐ
Người lao động
Người sử dụng lao động
Vệ sinh lao động
Tai nạn lao động
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 14/3/1959 tại Hội nghị cán bộ Công đoàn toàn quốc ở Hà Nội, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã phát biểu rằng: “Nhiều nơi thiếu giáo dục công nhân về kỷ luật lao động,
về ý thức làm chủ và về BHLĐ, điều đó rất đáng tiếc. Chúng ta phải chú trọng con
người, nhất là công nhân, vì công nhân là vốn quý nhất của xã hội. Chúng ta cần phải
hết sức bảo vệ, không để xảy ra TNLĐ…”1. Trong bất kì xã hội nào, con người cũng
đều được xem là nhân tố quan trọng nhất, sức lao động của con người là nguồn lực
quý giá nhất để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Do đó, ở đâu có hoạt động lao
động, sản xuất thì ở đó phải tiến hành công tác đảm bảo ATVSLĐ, hạn chế tối đa các
yếu tố nguy hiểm, độc hại có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe, tính mạng của NLĐ,
đồng thời ngăn ngừa TNLĐ, BNN xảy ra trên thực tế. Để thực hiện được mục tiêu nói
trên, Quốc hội đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như BLLĐ 2012, Luật
ATVSLĐ 2015 nhằm tạo cơ sở pháp lý, điều chỉnh vấn đề ATVSLĐ ở nước ta.
Thế giới bước vào thời kì hội nhập, các doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề khác
nhau có điều kiện để phát triển, vươn mình cạnh tranh với các nước trên thế giới, đặc
Nguồn: , truy cập ngày 26/02/2020
1
2
biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Xây dựng đang là lĩnh vực thu hút một lực lượng lao
động đông đảo tham gia làm việc. Vì vậy, vấn đề đảm bảo ATVSLĐ tại các doanh
nghiệp xây dựng ở nước ta hiện nay cần được chú trọng và quan tâm. Năm 2017, theo
thống kê của Bộ LĐTBXH trên toàn quốc đã xảy ra 8.956 vụ TNLĐ làm 9.173 người
bị nạn, trong đó lĩnh vực xây dựng chiếm 20,8% tổng số vụ tai nạn và 19,7 % tổng số
người chết2. Tiếp theo, thống kê năm 2018 của Bộ LĐTBXH cho thấy trên toàn quốc
đã xảy ra 7.997 vụ TNLĐ làm 8.229 người bị nạn - Lĩnh vực xây dựng chiếm 15,79%
tổng số vụ tai nạn và 15,57 % tổng số người chết3. Số liệu thống kê những năm qua
cho thấy thấy lĩnh vực xây dựng trong luôn đứng đầu về tỷ lệ TNLĐ xảy ra. Nguyên
nhân dẫn đến tình trạng đáng báo động này một mặt là do doanh nghiệp chưa ý thức
được tầm quan trọng của công tác đảm bảo ATVSLĐ trong quá trình thi công xây
dựng công trình. Mặt khác, NLĐ chưa thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật
về ATVSLĐ; đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức khác còn chưa sát
sao, chậm trễ trong việc thanh tra, xử lý vi phạm về ATVSLĐ. Những rủi ro về TNLĐ,
BNN xảy ra không chỉ gây thiệt hại đến sức lao động hay thậm chí là tính mạng đối
với NLĐ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của doanh nghiệp xây dựng và
sự phát triển của cả xã hội.
Có thể nói, Nhà nước đã có sự quan tâm đến việc đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ
thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề này.
Tuy nhiên, qua những con số thống kê của Bộ LĐTBXH về tình hình TNLĐ, BNN
trong những năm gần đây cho thấy pháp luật chưa thực sự đi vào đời sống sản xuất
cũng như chưa đạt được những hiệu quả như mong muốn. Để xây dựng hệ thống pháp
luật về ATVSLĐ phù hợp, có tính thực thi cao trên thực tế, đảm bảo sự an toàn sức
khỏe, tính mạng cho lực lượng lao động, góp phần vào sự phát triển và nâng cao khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới.
Với những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: “Thực thi pháp luật về an
toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam” để làm nghiên
cứu khoa học với mong muốn góp một phần công sức vào công tác nghiên cứu, xây
dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật về ATVSLĐ cũng như nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật ATVSLĐ ở nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói, ATVSLĐ là hoạt động quan trọng, cần thiết và cần được nghiêm túc
thực hiện ở tất cả các ngành nghề sản xuất. Với vai trò to lớn của mình, vấn đề
ATVSLĐ nói chung và trong lĩnh vực xây dựng nói riêng đã thu hút được sự quan tâm
2
3
Thông báo số 908/TB-LĐTBXH của Bộ LĐTBXH về tình hình TNLĐ năm 2017
Thông báo số 1033/TB-LĐTBXH của Bộ LĐTBXH về tình hình TNLĐ năm 2018
3
của độc giả và nhiều tác giả. Cụ thể có thể kể đến một số công trình mà nhóm nghiên
cứu đã tiếp cận dưới đây:
- Bài đăng “Về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo đảm an toàn, vệ
sinh lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động” của tác giả Đỗ Thị Dung trên tạp
chí Luật học, số 12/2011. Đề tài tập trung làm rõ trách nhiệm của doanh nghiệp ở ba
khía cạnh chính là: thực hiện tiêu chuẩn ATVSLĐ, bảo đảm sức khỏe của NLĐ và
trách nhiệm khi NLĐ xảy ra TNLĐ, BNN. Đề tài đã cho thấy vai trò và tầm quan
trọng của doanh nghiệp trong công tác đảm bảo ATVSLĐ.
- Một số bài đăng trên báo, tạp chí khác như: “Một số giải pháp hoàn thiện pháp
luật về an toàn lao động ở Việt Nam” của tác giả Trần Trọng Đào trên Tạp chí Nghề
luật, số 01/2013 đã phân tích thực trạng pháp luật và đưa ra một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật về ATLĐ, hay “Công đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động” của tác giả Nguyễn Hiền trên Tạp chí Lao
động và Xã hội, số 550/2017 đã nêu lên vai trò, vị trí và trách nhiệm của tổ chức Công
đoàn trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng như trong việc huấn luyện
ATVSLĐ hiện nay…
- Luận án “Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp
khai thác đá ở Việt Nam” (năm 2015) của tác giả Hà Tất Thắng. Nội dung cơ bản của
Luận án này chủ yếu xoay quanh việc phân tích các cơ sở (lý luận và thực tiễn) cũng
như thực trạng việc quản lý nhà nước về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp khai thác đá.
Từ đó, tác giả đã đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về
ATVSLĐ trong các doanh nghiệp khai thác đá.
- Luận văn “An toàn lao động, vệ sinh lao động theo pháp luật lao động Việt
Nam” (2013) của tác giả Cẩm Thùy Dung. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn,
tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật lao động Việt Nam về
vấn đề ATLĐ, VSLĐ. Cụ thể: quy định về an toàn nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe; quy
định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; các quy định khắc phục hậu quả TNLĐ,
BNN…. Qua đó, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật cho
phù hợp với tình hình thực tế.
- Luận văn “Pháp luật về an toàn lao động và thực tiễn thi hành tại các doanh
nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội” (năm 2018) của tác giả Hồ Thị
Thùy Linh. Trong luận văn này, tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận
về ATLĐ, pháp luật về ATLĐ và qua phân tích thực tiễn thi hành tại các doanh nghiệp
xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật về ATLĐ và nâng cao hiệu quả áp dụng, đáp ứng yêu cầu bối cảnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
4
Những công trình trên đã tập trung nghiên cứu, phân tích và bày tỏ quan điểm của
mình về pháp luật về ATLĐ, VSLĐ một cách tổng quát, chỉ một số ít công trình đề
cập tới vấn đề ATVSLĐ ở phạm vi các ngành hoặc các địa phương cụ thể. Từ đây có
thể rút ra, vấn đề pháp luật về ATVSLĐ luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều tác
giả bởi vai trò quan trọng, tính cấp thiết cũng như tính thời sự của nó.
Trên cơ sở những thành tựu của các công trình khoa học nêu trên, sẽ là nền tảng lý
luận quan trọng cho việc phân tích các quy định pháp luật về ATVSLĐ được toàn diện
và chi tiết hơn. Vì vậy, việc tiếp tục hướng nghiên cứu pháp luật ATVSLĐ trong một
ngành nghề cụ thể là cần thiết, và đề tài “Thực thi pháp luật về an toàn, vệ sinh lao
động tại các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam” là hoàn toàn phù hợp, có ý nghĩa
thiết thực về cả mặt lý luận và thực tiễn, góp phần soi chiếu lại và làm cơ sở để hoàn
thiện pháp luật về ATVSLĐ, nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài nghiên cứu khoa học là nhằm tìm hiểu, phân tích các quy định
pháp luật về ATVSLĐ nói chung và ATVSLĐ trong lĩnh vực xây dựng. Cùng với đó
là tìm hiểu việc thực thi pháp luật về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp xây dựng ở Việt
Nam hiện nay. Qua đó đưa ra các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và
các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ATVSLĐ tại các doanh
nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục đích trên, đề tài nghiên cứu khoa học tập trung làm rõ các
nhiệm vụ sau đây:
Một là, tập trung phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về ATVSLĐ về các
khía cạnh như: khái niệm, vai trò của hoạt động ATVSLĐ, quy định về quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ lao động trong việc đảm bảo ATVSLĐ.
Hai là, làm rõ việc thực thi pháp luật về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp xây dựng
ở Việt Nam hiện nay. Theo đó, bài nghiên cứu chỉ ra những kết quả đạt được, những
tồn tại, từ đó đưa ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
Ba là, đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về ATVSLĐ và
các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ATVSLĐ tại các doanh
nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay để đảm bảo tối đa sự an toàn về sức khỏe, tính
mạng cho NLĐ trong quá trình làm việc.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề ATVSLĐ dưới góc độ
pháp luật, trong phạm vi pháp luật lao động, cụ thể là các quy định của pháp luật và
thực tiễn thi hành pháp luật.
- Phạm vi nghiên cứu
5
Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành về ATVSLĐ trong phạm vi BLLĐ 2012, Luật ATVSLĐ 2015 với những nội
dung tác động trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của NLĐ.
Về thời gian: đề tài phân tích thực trạng thi hành pháp luật về ATVSLĐ trong thời
gian từ khi Bộ Luật lao động năm 2012 có hiệu lực đến nay.
Về không gian: đề tài nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật tại các doanh nghiệp
xây dựng tại Việt Nam, tập trung nhiều tại các thành phố lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng,…
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp luận khoa
học của chủ nghĩa Mác – Lênin, hệ thống quan điểm lí luận của Đảng và Nhà nước về
vấn đề ATVSLĐ.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được vận dụng trong bài nghiên cứu khoa học
như:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng chủ yếu và xuyên suốt bài
nghiên cứu nhằm tìm hiểu các quy định của pháp luật, tìm hiểu việc thực thi pháp luật
về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp thống kê: phương pháp này được sử dụng để đưa ra các số liệu
thống kê về tình hình TNLĐ, BNN xảy ra trong lĩnh vực xây dựng qua các năm để làm
nổi bật những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện pháp luật về ATVSLĐ ở các doanh
nghiệp xây dựng.
- Phương pháp chứng minh: thông qua các số liệu thống kê nhằm chứng minh
những kết quả đạt được hoặc những hạn chế, tồn tại trong công tác đảm bảo ATVSLĐ
ở các doanh nghiệp xây dựng hiện nay.
- Phương pháp khảo sát: nhóm nghiên cứu đã thực hiện cuộc khảo sát xã hội học
nhằm tìm hiểu ý kiến của mọi người về việc thực hiện pháp luật về ATVSLĐ tại các
doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay cũng như tìm hiểu ý kiến nhằm hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ATVSLĐ.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thứ nhất, với đề tài này, bài nghiên cứu đã phân tích, đánh giá một cách cơ bản
và khá toàn diện các quy định pháp luật về ATVSLĐ. Cụ thể là khái niệm, vai trò của
ATVSLĐ, các nguyên tắc bảo đảm ATVSLĐ, cũng như các nội dung quy định của
pháp luật về ATVSLĐ. Từ đó, tạo cơ sở để đánh giá việc thực thi pháp luật về
ATVSLĐ tại các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, đề tài đã tìm hiểu, trích dẫn những số liệu thống kê và dẫn chứng mới
nhất nhằm làm nổi bật những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại
trong việc thực thi pháp luật về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp xây dựng ở nước ta
6
hiện nay. Thông qua việc phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về ATVSLĐ tại các
doanh nghiệp này, bài nghiên cứu cũng đã đưa ra các ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện
quy định pháp luật. Qua đó giúp hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm đảm bảo an toàn sức
khỏe, tính mạng cho NLĐ trong quá trình làm việc.
Thứ ba, dựa trên những yêu cầu khách quan cần tăng cường hơn nữa công tác
ATVSLĐ trong quá trình lao động, đề tài đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả thực hiện pháp luật về ATVSLĐ trên thực tế. ATVSLĐ là trách nhiệm của tất
cả các chủ thể tham gia vào quan hệ lao động. Một khi các chủ thể nắm vững quy định
của pháp luật về thực hiện nghiêm túc hoạt động này trên thực tế sẽ góp phần tạo nên
một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, hiệu quả và chất lượng.
7. Bố cục của bài nghiên cứu
Ngoài các phần Danh mục từ viết tắt, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ
lục thì nội dung chính của bài nghiên cứu gồm 3 Chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về an toàn, vệ sinh lao động
Chương 2: Quy định pháp luật hiện hành về an toàn, vệ sinh lao động
Chương 3: Pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp xây
dựng ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và một số kiến nghị
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
1.1 . Khái niệm an toàn, vệ sinh lao động
1.1.1. Định nghĩa
Khi tham gia quan hệ lao động, để sức lao động có thể kết hợp được với tư liệu
sản xuất cần có môi trường làm việc. Môi trường làm việc được hiểu là tổng thể các
yếu tố kĩ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên thể hiện thông qua công
nghệ, phương tiện, đối tượng lao động, năng lực NLĐ và sự tác động qua lại giữa các
yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động. Căn cứ
vào các yếu tố tồn tại trong môi trường làm việc và khả năng gây ảnh hưởng đến sức
khỏe của NLĐ, có thể chia làm hai loại: môi trường làm việc thuận lợi và môi trường
làm việc không thuận lợi. Để bảo vệ sức khỏe cho NLĐ, pháp luật nước ta đặt ra các
quy định về ATVSLĐ.
Trên phương diện quốc tế, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã xây dựng nhiều
Công ước, Khuyến nghị liên quan đến vấn đề ATVSLĐ như Công ước số 155 về an
toàn và sức khỏe nghề nghiệp năm 1981, Nghị định thư năm 2002, Công ước số 167
về an toàn về sinh lao động trong ngành xây dựng năm 1988,… Trong các văn bản
này, ILO không đưa ra khái niệm cụ thể nào về hoạt động ATLĐ hay VSLĐ mà thông
7
qua các nội dung khác để có cách hiểu toàn diện về vấn đề này. Từ "sức khỏe" theo
công ước 155 về ATLĐ, VSLĐ và môi trường lao động được giải thích là “sức khỏe,
liên quan đến công việc, không chỉ là tình trạng không có bệnh tật, mà còn bao gồm cả
các yếu tố về thể chất và tinh thần có tác động đến sức khỏe và có liên quan trực tiếp
đến an toàn và vệ sinh lao động”4.
Xét về mặt ngôn ngữ học, theo từ điển Tiếng việt năm 2003, thuật ngữ “an toàn
lao động” được giải thích là: “Tình trạng điều kiện lao động không gây ra sự nguy
hiểm trong sản xuất”, còn vệ sinh lao động được giải thích theo nghĩa khái quát của từ
“vệ sinh” là “ Những biện pháp phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe”5. Dưới
góc độ kĩ thuật, ATLĐ được hiểu là “tình trạng điều kiện lao động không gây ra sự
nguy hiểm trong sản xuất”6.
Với mục đích tạo dựng một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, cân bằng
giữa bảo vệ sức khỏe và cơ hội việc làm cho NLĐ thì ATVSLĐ cũng là một vấn đề
được pháp luật các nước trên thế giới quan tâm, có thể kể đến một số quốc gia tiêu
biểu dưới đây:
Tại Mỹ, Luật về an toàn sức khỏe nghề nghiệp năm 1970, bổ sung ngày
01/01/2004 không ra khái niệm về ATLĐ, VSLĐ mà chỉ đưa ra khái niệm tiêu chuẩn
an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (occupational safety and health standard) cụ thể tại
khoản 8 Điều 652 của Luật này7. Thuật ngữ tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp, có nghĩa là một tiêu chuẩn đòi hỏi các điều kiện, hoặc việc áp dụng hoặc sử
dụng một hoặc nhiều thực hành, phương tiện, phương pháp, hoạt động hoặc quy trình,
cần thiết hoặc phù hợp để cung cấp việc làm và nơi làm việc an toàn hoặc lành mạnh.
Tại Hàn Quốc, các nhà xây dựng pháp luật không đưa ra một định nghĩa cụ thể về
ATLĐ, VSLĐ mà trực tiếp đưa ra những quy định về TNLĐ, BNN với mục đích duy
trì và thúc đẩy môi trường làm việc an toàn cho NLĐ thông qua việc phòng ngừa
TNLĐ, BNN bằng cách xây dựng và đảm bảo thực hiện những tiêu chuẩn về an toàn
và sức khỏe lao động8.
Tại Việt Nam, để bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe cho NLĐ, đồng thời
thực hiện thông lệ quốc tế, Nhà nước đã xây dựng hệ thống các quy định về ATVSLĐ.
Dưới góc độ pháp lý, ATVSLĐ được hiểu là chế định bao gồm tổng thể các quy phạm
pháp luật do nhà nước ban hành, xác định các điều kiện lao động, an toàn, vệ sinh có
Bùi Thị Chuyên (2013), Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về an toàn lao động, vệ
sinh lao động, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 26
5
Hoàng phê, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, 2003
6
TCVN 3153:1979 Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động – Các khái niệm cơ bản – Thuật ngữ và định nghĩa
7
(8)The term “occupational safety and health standard” means a standard which requires conditions, or the
adoption or use of one or more practices, means, methods, operations, or processes, reasonably necessary or
appropriate to provide safe or healthful employment and places of employment
8
Hồ Thị Thùy Linh, Pháp luật về an toàn lao động và thực tiễn thi hành tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa
bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ,Đại học Luật Hà Nội, tr 11
4
8
tính chất bắt buộc, các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc khắc phục những yếu tố
nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân
cách của NLĐ. Theo nghĩa rộng, ATVSLĐ được hiểu là tổng hợp các quy định về việc
bảo vệ NLĐ khi tham gia quá trình lao động, nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích
tốt nhất của NLĐ. Theo nghĩa này, các quy định về ATVSLĐ và bảo vệ sức khỏe, tính
mạng của NLĐ trong quan hệ lao động chỉ là bộ phận trong số các quy định về
ATVSLĐ. Theo nghĩa hẹp, ATVSLĐ được hiểu là những quy định của nhà nước liên
quan đến việc đảm bảo ATLĐ, VSLĐ và các chế độ lao động khác nhằm bảo vệ tính
mạng, sức khỏe và trong một số trường hợp nhằm bảo vệ nhân cách của NLĐ. Đây là
cách hiểu tương đối phổ biến ở Việt Nam từ trước đến nay, thường được sử dụng để
giải thích thuật ngữ “an toàn, vệ sinh lao động” và xác định khái niệm “chế độ an toàn,
vệ sinh lao động”9.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật ATVSLĐ 2015 thì “An toàn lao động là
giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy
ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động…”10. Yếu tố nguy
hiểm được hiểu là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con
người trong quá trình lao động11. ATLĐ luôn gắn liền với công cụ lao động và phương
tiện lao động. Bởi lẽ, để có thể tiến hành sản xuất - kinh doanh, con người phải sử
dụng công cụ lao động, phương tiện lao động để sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ. Trên thực tế, nếu thực hiện tốt công tác ATLĐ thì sẽ giảm thiểu rủi ro về nguy cơ
xảy ra TNLĐ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 142 BLLĐ 2012, TNLĐ được hiểu là: “
tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử
vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện
công việc, nhiệm vụ lao động...”12. TNLĐ xuất hiện cùng với quá trình lao động của
con người, có thể xảy ra ở mọi ngành nghề, mọi quốc gia. Vấn đề cốt lõi khi xác định
TNLĐ là ở phạm vi liên quan đến thực hiện nhiệm vụ lao động. Ngoài trường hợp bị
tai nạn khi đang làm việc, pháp luật còn quy định một số trường hợp như NLĐ bị tai
nạn khi đang nghỉ giữa ca, trên đường từ nơi ở đến nơi làm việc… TNLĐ có tính bất
ngờ, do đó, việc phòng ngừa và khắc phục hậu quả do TNLĐ thường gặp rất nhiều khó
khăn13.
Tiếp theo, tại khoản 3 Điều 3 Luật ATVSLĐ 2015 cũng quy định: “Vệ sinh lao
động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm
Trường Đại học Luật Hà Nội (2018) Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr
423
10
Xem khoản 2 Điều 3 Luật ATVSLĐ năm 2015
11
Xem khoản 4 Điều 3 Luật ATVSLĐ năm 2015
12
Xem khoản 1 Điều 142 BLLĐ năm 2012
13
Trường Đại học Luật Hà Nội (2018) Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr
436
9
9
sức khỏe cho con người trong quá trình lao động…”14. Yếu tố có hại là yếu tố gây
bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động15. Trong hoạt
động sản xuất, nếu không đảm bảo tốt VSLĐ thì sẽ gây ra BNN cho NLĐ. BNN được
hiểu là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với
người lao động16. Có thể gọi BNN là tình trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề
nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân của BNN là do điều kiện lao
động nặng nhọc, độc hại, tác động lên cơ thể sau thời gian dài nhất định. BNN có thể
phát sinh trong hoặc sau quá trình lao động. Danh mục BNN được quy định cụ thể
trong Thông tư 15/2016/TT-BYT.
Như vậy chúng ta có thể hiểu dưới góc độ pháp lý, ATVSLĐ là tổng hợp những
quy định pháp luật về các biện pháp nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của NLĐ, đồng
thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của NLĐ. Từ đó, ngăn ngừa TNLĐ, BNN
xảy ra trong quá trình lao động, sản xuất.
Tóm lại, “An toàn lao động được hiểu là tổng thể những biện pháp nhằm bảo vệ
tính mạng, sức khỏe của NLĐ bằng cách tạo điều kiện cho NLĐ được làm việc trong
một môi trường an toàn, không tồn tại những yếu tố nguy hiểm có thể gây chấn thương
hoặc tử vong cho NLĐ”.
Còn “Vệ sinh lao động là tổng hợp những giải pháp để đảm bảo môi trường lao
động sạch sẽ, an toàn, thoáng mát, ngăn chặn những nhân tố độc hại, nguy hiểm tác
động trực tiếp có thể gây bệnh tật hoặc suy giảm sức khỏe cho NLĐ”.
Có thể nói, ATLĐ và VSLĐ là hai phạm trù không thể tách rời trong quá trình lao
động tạo ra sản phẩm, đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe nghề nghiệp cho NLĐ.
Khi nói đến ATLĐ phải gắn với VSLĐ vì trong quá trình lao động tạo ra sản phẩm,
hai phạm trù này luôn song hành cùng nhau. Sự phát triển của ATVSLĐ phụ thuộc
vào trình độ phát triển của nền kinh tế, khoa học công nghệ và yêu cầu của mỗi quốc
gia.
1.1.2. Đặc điểm của an toàn, vệ sinh lao động
Một là, an toàn, vệ sinh lao động mang tính kĩ thuật
ATVSLĐ là hoạt động mang tính kĩ thuật đặc thù do sự phát triển của ATVSLĐ
luôn gắn liền với công nghệ sản xuất. Việc khắc phục các yếu tố độc hại, nguy hiểm
trong quá trình lao động luôn gắn liền với việc thực hiện các biện pháp mang tính khoa
học – kĩ thuật. Chính vì vậy, các quy phạm pháp luật về ATVSLĐ không chỉ mang
tính pháp lý thuần túy mà còn mang tính kĩ thuật. Các tiêu chuẩn ATLĐ, VSLĐ như
ánh sáng, độ ẩm, nồng độ bụi… được quy định trong các văn bản pháp luật và được
Xem khoản 3 Điều 3 Luật ATVSLĐ năm 2015
Xem khoản 5 Điều 3 Luật ATVSLĐ năm 2015
16
Xem khoản 1 Điều 143 BLLĐ năm 2012
14
15
10
bắt buộc thực hiện đối với các doanh nghiệp ở các ngành nghề sản xuất là kết quả
nghiên cứu của ngành khoa học về ATVSLĐ và nhiều ngành khoa học khác được thể
chế hóa thành các quy phạm pháp luật có tính bắt buộc17.
ATVSLĐ không chỉ là ban hành các tiêu chuẩn an toàn mà còn là hoạt động điều
tra, phân tích, đánh giá và phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây mất ATLĐ
hoặc ảnh hưởng lâu dài dẫn đến các BNN. Mà những hoạt động này cần phải sử dụng
các phương tiện kĩ thuật để thực hiện, ví dụ như sử dụng máy móc để phân tích tác
động của bụi đến hệ hô hấp của NLĐ khi làm việc trong một ngành nghề nào đó; hay
sử dụng thiết bị để xử lý ô nhiễm môi trường làm việc do yếu tố nguy hại nào đó gây
ra… Hơn nữa, việc thực hiện hoạt động ATVSLĐ trên thực tế còn phụ thuộc rất nhiều
vào trình độ khoa học kĩ thuật. Đó là việc sử dụng máy móc, thiết bị vào trong quá
trình sản xuất nhằm giảm sức lao động của con người. Đó còn là việc nâng cao, phát
triển các loại phương tiện kĩ thuật, máy móc để cải thiện điều kiện lao động, giúp môi
trường làm việc được an toàn, sạch sẽ và hiệu quả hơn. Hay nói cách khác sự thay đổi
và phát triển của khoa học kĩ thuật chính là sự thay đổi của công tác đảm bảo
ATVSLĐ.
Hai là, an toàn, vệ sinh lao động có tính pháp lý
ATVSLĐ là hoạt động hết sức quan trọng và cần thiết đối với các chủ thể tham gia
quan hệ lao động ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực. Vì vậy, Nhà nước đã tiến hành luật
hóa các quy định về vấn đề này. Chúng ta thấy, phần lớn, các quy định về ATVSLĐ
hoặc liên quan đến hoạt động ATVSLĐ đều có “tính bắt buộc cứng”, nhằm hạn chế
những hậu quả nghiêm trọng của việc không tuân thủ đúng các quy trình an toàn, vệ
sinh lao động. Trừ một số quy định có thể thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức tối
thiểu do pháp luật quy định (như vấn đề bồi dưỡng bằng hiện vật hay phụ cấp nặng
nhọc, độc hại…), đa số quy định về ATVSLĐ đều bắt buộc các chủ thể phải thực hiện
đúng các thông số kĩ thuật ATVSLĐ cho phép18.
Các quy trình, quy định và các tiêu chuẩn về ATVSLĐ phải được thực hiện
nghiêm túc trên thực tế bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn sức khỏe, tính mạng
của con người trong xã hội. Việc không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định bị coi
là vi phạm pháp luật và phải chịu các chế tài tương ứng.
Ba là, an toàn, vệ sinh lao động có tính quần chúng
Hoạt động ATVSLĐ được thực hiện bởi đông đảo NLĐ, NSDLĐ. NLĐ trực tiếp
làm việc và tiếp xúc với máy móc trong quá trình lao động nên họ là người có khả
năng phát hiện các yếu tố nguy hiểm, độc hại, đề xuất hoặc tự mình giải quyết để
Trường Đại học Luật Hà Nội (2018) Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr
425
18
Trường Đại học Luật Hà Nội (2018) Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr
426
17
11
phòng ngừa các TNLĐ, BNN. Do đó, cần vận động, tổ chức, thu hút sự tham gia đông
đảo của NLĐ, NSDLĐ trong việc tiến hành các hoạt động nhằm đảm bảo ATVSLĐ.
Bên cạnh việc quy định quyền và nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ, pháp luật cần xác
định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp có liên
quan trong lĩnh vực ATVSLĐ19.
Ba tính chất của ATVSLĐ trên không tồn tại riêng biệt mà luôn có mối quan hệ,
gắn bó mật thiết, hỗ trợ cho nhau. Để đạt được mục tiêu thiết lập môi trường lao động
an toàn, vệ sinh, hạn chế được TNLĐ, BNN nhất thiết phải đảm bảo đủ ba tính chất
trên. Đó là tiền đề, là điều kiện tiên quyết thực hiện thành công chiến lược bảo vệ sức
khỏe, tính mạng NLĐ. Do ba tính chất này, chúng ta cần huy động đồng bộ các biện
pháp khoa học kĩ thuật, vận động tổ chức quần chúng, kết hợp với các biện pháp về
pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi tổ chức, các nhân, mang lại
hiệu quả hoạt động ngày một tốt hơn, phấn đấu vì mục tiêu chung là phát triển kinh tế
và giữ vững ổn định xã hội20.
1.2. Vai trò của an toàn, vệ sinh lao động
Thứ nhất, đối với người lao động
Có thể suy ra từ phần khái niệm, nếu không thực hiện tốt ATLĐ thì rất dễ xảy ra
TNLĐ; nếu lơ là các quy định về VSLĐ thì sẽ dẫn đến những hậu quả xấu do
BNN. Chúng ta đều biết rằng, nếu phải làm việc trong một môi trường độc hại, tiếp
xúc với hóa chất mà NLĐ không được bảo vệ bởi các biện pháp bảo vệ ATVSLĐ cần
thiết thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới NLĐ, đặc biệt là hệ lụy về sức khỏe.
Như vậy, được đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng trong quá trình lao động vừa là
yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, là
nguyện vọng chính đáng của NLĐ. Từ đó, những quy định về ATVSLĐ giống như
hành lang pháp lý, bảo vệ NLĐ một cách tối đa nhất trong quá trình lao động. Tùy
theo đặc thù của từng lĩnh vực khác nhau sẽ có những quy định riêng của pháp luật về
an toàn lao động cho các ngành nghề đó.
Có thể nói, quy định của pháp luật về ATVSLĐ chính là chăm lo đến đời sống và
hạnh phúc của NLĐ. Đặc biệt, đối với ATVSLĐ, NLĐ không chỉ được đảm bảo sự an
toàn về mặt “vật chất” mà còn được bảo đảm an toàn về cả “tinh thần”.
Thứ hai, đối với người sử dụng lao động
Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ lao động hầu hết là mong muốn tìm kiếm lợi
ích về kinh tế. NSDLĐ “mua” sức lao động của NLĐ để tạo ra lợi nhuận. NLĐ “bán”
sức lao động của chính mình để có thu nhập nhằm duy trì cuộc sống. Nếu thực hiện tốt
Trường Đại học Luật Hà Nội (2018) Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr
426
20
Đỗ Ngân Bình (2001), Pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn,
Đại học Luật Hà Nội, tr 8
19
12
pháp luật về ATVSLĐ sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt cho cả hai chủ thể, đặc biệt là về
phía NSDLĐ. Trong sản xuất, nếu NLĐ được bảo vệ tốt, có sức khoẻ, không bị đau
ốm, bệnh tật, điều kiện làm việc thoải mái, không lo sợ bị TNLĐ hay mắc BNN thì sẽ
an tâm, phấn khởi sản xuất, sẽ có ngày công, giờ công cao, năng suất lao động cao,
chất lượng sản phẩm tốt, luôn luôn hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất và công tác. Do
vậy, phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm những điều kiện để cải thiện đời sống vật
chất và tinh thần của cá nhân NLĐ và tập thể lao động. Nó có tác dụng tích cực đảm
bảo đoàn kết nội bộ để đẩy mạnh sản xuất.
Ngược lại, nếu để môi trường làm việc không đảm bảo, TNLĐ hoặc ốm đau xảy ra
sẽ gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất. Người bị TNLĐ ốm đau phải nghỉ việc để
chữa trị, ngày công lao động giảm; nếu nhiều người lao động bị tàn phế, mất sức lao
động thì ngoài việc khả năng lao động của họ sẽ giảm và sức lao động của xã hội vì
thế cũng giảm sút, xã hội còn phải chăm lo việc chăm sóc, chữa trị và các chính sách
xã hội liên quan khác. Chi phí về bồi thường TNLĐ, ốm đau, điều trị… rất lớn; đồng
thời kéo theo những chi phí lớn do máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu bị hư
hỏng21.
Nói chung TNLĐ, BNN, ốm đau xảy ra dù nhiều hay ít đều dẫn tới sự thiệt hại về
người và tài sản, gây trở ngại cho sản xuất. Vì vậy, pháp luật về ATVSLĐ một cách
gián tiếp đã đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
NSDLĐ.
Thứ ba, đối với xã hội
Một xã hội có tỷ lệ TNLĐ thấp, NLĐ khoẻ mạnh, không mắc BNN có thể xem là
một xã hội an toàn và hạnh phúc mà bất kì ai cũng muốn hướng tới. Pháp luật về
ATVSLĐ được thực hiện tốt sẽ góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khoẻ, tính mạng
và đời sống NLĐ. Trong xã hội, con người luôn luôn là vốn quý nhất, lực lượng lao
động luôn luôn được bảo vệ và phát triển, vai trò của con người trong xã hội được tôn
trọng. Nếu TNLĐ, BNN không xảy ra, sức khoẻ của NLĐ được đảm bảo thì Nhà nước
và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung
đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội. Từ đó, điều kiện sống của con người trong
xã hội được cải thiện và nâng cao rất nhiều.
Ngược lại, nếu công tác ATVSLĐ không được thực hiện tốt, điều kiện lao động
quá nặng nhọc, độc hại, dễ xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng, tỷ lệ NLĐ mắc BNN ở
mức cao thì chắn chắn NLĐ nói riêng và mọi người trong xã hội luôn cảm thấy không
an tâm khi tham gia lao động, sản xuất. Từ đó, kéo theo những hệ lụy về hoạt động sản
xuất của toàn xã hội.
Cẩm Thùy Dung, An toàn lao động, vệ sinh lao động theo pháp luật lao động Việt Nam, Luận văn,Đại học
quốc gia Hà Nội, tr 22
21
13
Về cơ bản, chúng ta thấy rằng ATVSLĐ có vai trò to lớn với các chủ thể khi tham
gia vào quan hệ lao động, nhưng rộng hơn nữa chính là bảo vệ quyền lợi cho con
người trong xã hội. Bởi vậy, thực hiện pháp luật về ATVSLĐ là trách nhiệm của quần
chúng. Và hơn cả, hiệu quả của công tác này chỉ được bảo đảm trên thực tế nếu như
mọi chủ thể từ NLĐ, NSDLĐ, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội… cùng
chung tay thực hiện.
1.3. Sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về an toàn, vệ
sinh lao động
1.3.1. Sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về an toàn, vệ sinh lao động
a) Đối tượng điều chỉnh
Là các quan hệ phát sinh trong quá trình lao động, sản xuất. Đối tượng áp dụng ở
đây bao gồm: NSDLĐ, NLĐ (làm việc theo hợp đồng lao động và làm việc không theo
hợp đồng lao động); người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho
NSDLĐ; Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
NLĐ Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; NLĐ nước ngoài làm việc
tại Việt Nam; Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác ATVSLĐ22.
b) Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
Có thể nói, ATVSLĐ đóng vai trò quan trọng đối với không chỉ NLĐ, NSDLĐ mà
còn cả với toàn xã hội. Do đó, để thực hiện công tác này một cách nghiêm chỉnh, pháp
luật đã đặt ra những nguyên tắc cụ thể. Thứ nhất, bảo đảm cho NLĐ làm việc trong
điều kiện ATVSLĐ. Thứ hai, tuân thủ các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ trong quá
trình làm việc. Thứ ba, nguyên tắc đề cao và đảm bảo quyền và trách nhiệm của tổ
chức công đoàn trong việc thực hiện ATVSLĐ. Thứ tư, Nhà nước thống nhất quản lý
các hoạt động ATVSLĐ. Thứ năm, thực hiện ATVSLĐ một cách toàn diện. Những
nguyên tắc này giống như một bộ khung pháp lý, giúp hoạt động ATVSLĐ trên thực tế
được thực hiện đồng bộ, quy củ và hiệu quả hơn.
c) Nội dung quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
Đảm bảo ATVSLĐ là yêu cầu quan trọng nhất của công tác bảo hộ lao động. Nếu
không thiết lập được môi trường lao động thuận lợi, hạn chế đến mức thấp nhất sự tồn
tại của các yếu tố nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại trong quá trình sản xuất, nguy cơ
TNLĐ, BNN sẽ luôn đe dọa tính mạng, sức khỏe NLĐ. Trên cơ sở đó, Nhà nước ban
hành các quy phạm pháp luật có tính chất bắt buộc nhằm đảm bảo ATLĐ, VSLĐ tại
các đơn vị sử dụng lao động23, theo quy định tại Điều 133 BLLĐ 2012 về tuân thủ
pháp luật về ATLĐ, VSLĐ: “Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
Xem Điều 2, Luật ATVSLĐ năm 2015
Trường Đại học Luật Hà Nội (2018) Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr
429
22
23
14
quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao
động, vệ sinh lao động”24.
Tiêu chuẩn ATVSLĐ là những quy định có tính chất nghiêm ngặt về ATLĐ hay
VSLĐ, bắt buộc áp dụng đối với các đơn vị sử dụng lao động. Theo quy định tại Điều
10 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật năm 2006, hệ thống tiêu chuẩn gồm hai loại
tiêu chuẩn là tiêu chuẩn cấp quốc gia (áp dụng với mọi đơn vị sử dụng lao động) và
tiêu chuẩn cơ sở (áp dụng trong phạm vi mỗi ngành kinh tế kĩ thuật do đặc thù riêng
của ngành đó chi phối)25. Tiêu chuẩn cấp quốc gia do Bộ khoa học và công nghệ
nghiên cứu, xây dựng và ban hành (có sự phối hợp tham gia của các cơ quan chức
năng như Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ Y tế, Tổng liên đoàn lao động Việt
Nam). Tính đến thời điểm hiện nay, Nhà nước đã thông qua và ban hành hệ thống tiêu
chuẩn về ATVSLĐ và được áp dụng trong nhiều ngành kinh tế kĩ thuật khác nhau.
Còn tiêu chuẩn ATVSLĐ cấp cơ sở do các Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm xây
dựng, ban hành, hướng dẫn áp dụng tại các đơn vị sử dụng lao động trong phạm vi
ngành đó, tùy thuộc vào đặc thù nghề nghiệp và điều kiện lao động. Có thể nói, tiêu
chuẩn ATVSLĐ là loại quy phạm pháp luật đặc biệt, vừa mang tính pháp lí, vừa mang
tính khoa học - kĩ thuật. Việc thực hiện các tiêu chuẩn về ATVSLĐ được quy định tại
khoản 2 Điều 136 BLLĐ như sau: “Người sử dụng lao động căn cứ tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn lao động, vệ sinh
lao động để xây dựng nội quy, quy trình làm việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh
lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, nơi làm việc”26. Tính chất bắt buộc thực
hiện của loại quy phạm về ATVSLĐ đã thể hiện tầm quan trọng đặc biệt của nó trong
việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng của NLĐ.
Bên cạnh việc tuân thủ các tiêu chuẩn ATVSLĐ có tính chất bắt buộc nêu trên, để
đảm bảo thiết lập môi trường lao động thuận lợi, các đơn vị sử dụng lao động phải
thực hiện thêm các yêu cầu sau: phải đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không
gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc… Mục
đích của quy định này nhằm thiết lập nơi làm việc hợp lí, máy móc, thiết bị được bố trí
khoa học, phù hợp với trình tự gia công, vận chuyển và đi lại trong quá trình sản
xuất… Ngoài ra, NSDLĐ cũng phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm ATLĐ,
VSLĐ đối với nơi làm việc của NLĐ và môi trường, trình cơ quan có thẩm quyền cho
phép xây dựng mới, mở rộng, cải tạo công trình, cơ sở,…27.
Tóm lại, các quy định pháp luật về ATVSLĐ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
NSDLĐ tuân thủ các tiêu chuẩn về ATLĐ, VSLĐ thì sẽ đảm bảo được môi trường làm
Xem Điều 133 BLLĐ 2012
XemĐiều 10 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật năm 2006
26
Xem khoản 2 Điều 136 BLLĐ
27
Xem khoản 1 Điều 10 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Bộ luật lao động 2012
24
25
15
việc an toàn, sạch sẽ cho NLĐ trong quá trình làm việc. Đồng thời, thực hiện tốt các
quy định về ATLĐ sẽ hạn chế được rủi ro xảy ra TNLĐ, đảm bảo được VSLĐ sẽ
phòng ngừa tối đa nguy cơ mắc BNN.
1.3.2. Pháp luật quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động
Có thể nói, việc được đảm bảo về sức khỏe, tính mạng trong quá trình lao động
của NLĐ cũng chính là quyền con người đã được ghi nhận trong các công ước quốc tế
về quyền con người. Theo quy định tại Điều 6 Công ước Quốc tế về quyền dân sự và
chính trị như sau: “Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải
được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện…”28.
Quyền sống ở đây không nên hiểu theo nghĩa hẹp chỉ là sự toàn vẹn về tính mạng. Hơn
thế, quyền này bao gồm cả những khía cạnh nhằm bảo đảm sự tồn tại của con người.
Như vậy, NLĐ có quyền được làm việc trong một môi trường lao động an toàn, lành
mạnh, có quyền được bảo vệ sức khỏe và tính mạng của chính mình. Và ATVSLĐ là
một trong những yếu tố quyết định những điều này. Nhận thức được tầm quan trọng
của ATVSLĐ, Tổ chức Lao động quốc tế ( ILO) đã ban hành các công ước và văn bản
quy định về ATVSLĐ. Cụ thể:
a) Công ước quốc tế về An toàn lao động và Vệ sinh lao động, 1981 (Số 155)
Điểm đáng chú ý trong Công ước này là quy định về chính sách quốc gia và hoạt
động ở cấp quốc gia cũng như ở cơ sở sản xuất. Theo quy đinh tại khoản 1 Điều 4 của
Công ước này: “Mỗi nước thành viên theo điều kiện, thực tiễn quốc gia và tham khảo ý
kiến các tổ chức đại diện tiêu biểu nhất của người sử dụng lao động và của người lao
động, sẽ hình thành, thực hiện và sẽ định kỳ xem xét lại chính sách quốc gia về an toàn
lao động, vệ sinh lao động và môi trường làm việc…”29. ATVSLĐ là vấn đề quan
trọng và cần được các nước thành viên thực hiện một cách nghiêm túc. Theo đó, tùy
thuộc vào điều kiện thực tế về kinh tế, xã hội, cũng như dựa trên ý kiến tham khảo của
các tổ chức đại diện cho các chủ thể tham gia vào quan hệ lao động, mỗi nước thành
viên cần ban hành, thực hiện và xem xét lại chính sách quốc gia về ATVSLĐ. Chính
sách quốc gia về ATVSLĐ nhằm phòng ngừa TNLĐ, BNN và giảm đến mức thấp
nhất những tổn thương về sức khỏe phát sinh do công việc, có liên quan tới công việc
hoặc trong khi tiến hành công việc cho NLĐ. Để có thể thực hiện được chính sách
quốc gia về ATVSLĐ, Công ước này cũng quy định rõ hoạt động của từng cấp.
Ở cấp quốc gia, “Mỗi nước thành viên, bằng pháp luật, pháp quy hoặc bằng bất kỳ
biện pháp nào khác phù hợp với các điều kiện và tập quán quốc gia và tham khảo ý
kiến các tổ chức đại diện người sử dụng lao động, người lao động, phải tiến hành
28
29
Xem Điều 6 Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị
Xem khoản1 Điều 4 của công ướcquốc tế về An toàn lao động và Vệ sinh lao động, 1981 (Số 155)
16
những biện pháp cần thiết để thi hành Điều 4, Công ước này….”30. Hay nói cách khác,
mỗi nhà nước phải xây dựng hệ thống pháp luật cụ thể để đảm bảo cho việc thực thi
chính sách quốc gia về ATVSLĐ. Đồng thời, phải hướng dẫn cho NLĐ và NSDLĐ
tuân thủ quy định và thanh tra, xử lý trong trường hợp có vi phạm. Ở cấp sản xuất, tại
Điều 16 Công ước này quy định như sau:
“1. Ở các mức độ phù hợp với thực tế, người sử dụng lao động phải bảo đảm cho
nơi làm việc, máy, thiết bị và các công đoạn sản xuất thuộc quyền kiểm soát của họ
được an toàn, không có nguy cơ đe dọa sức khỏe của người lao động.
2. Ở mức độ phù hợp với thực tế, người sử dụng lao động phải bảo đảm các chất
và các tác nhân hoá học, vật lư và sinh học do họ kiểm soát sẽ không có nguy cơ đe
dọa sức khỏe của người lao động khi đã áp dụng các biện pháp bảo hộ lao động thích
hợp…”31.
Công tác ATVSLĐ không chỉ được thực hiện bởi nhà nước mà còn là công cuộc
của các chủ thể tham gia vào quan hệ lao động. Theo đó, Công ước quy định về trách
nhiệm của NSDLĐ trong vấn đề đảm bảo an toàn cho NLĐ trong quá trình làm việc
bằng cách bố trí và đảm bảo an toàn từ máy móc thiết bị, các tác nhân hóa học, sinh
học cũng như cung cấp trang, thiết bị bảo hộ lao động cho NLĐ tùy vào tình hình thực
tế.
b) Công ước số 187 về cơ chế tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động
Công ước 187 về Cơ chế thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động 2006 được các nước
thành viên của ILO thông qua ngày 15/6/2006 tại Hội nghị toàn thể của ILO. Công
ước này nhằm thúc đẩy những nỗ lực của quốc gia trong việc cải thiện điều kiện lao
động, ngăn ngừa TNLĐ và BNN thông qua hệ thống chính sách và các chương trình
quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế. Với 14 Điều, Công ước đã tập trung
vào những vấn đề cơ bản như: chương trình quốc gia và hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ,
hệ thống ATVSLĐ quốc gia, dịch vụ ATVSLĐ. Công ước này có thể sử dụng như một
thước đo để đánh giá mức độ quản lý về ATVSLĐ quốc gia. Trong đó, ở mỗi các nước
thành viên điều phải thực hiện các chính sách quốc gia được quy định tại Điều 3 như
sau: “...tăng cường và thúc đẩy quyền của người lao động được làm việc trong môi
trường lao động an toàn và lành mạnh ở tất cả các cấp…”32. Tiếp theo, hệ thống quốc
gia, chương trình quốc gia của mỗi nước thành viên được quy định lần lượt ở Điều 4
và Điều 5 của Công ước này.
Công ước 187 cùng với Công ước 155 và đã trở thành một công cụ sử dụng rộng
rãi để phát triển tiêu chuẩn quốc gia và các chương trình ở cấp quốc gia và doanh
Xem Điều 8 Công ước quốc tế về An toàn lao động và Vệ sinh lao động, 1981 (Số 155)
Xem Điều 16 Công ướcquốc tế về An toàn lao động và Vệ sinh lao động, 1981 (Số 155)
32
Xem Điều 3 Công ước số 187 về Cơ chế tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động
30
31
17
nghiệp. Nhiều nước đã bắt đầu để thực hiện chúng thông qua một số cơ chế tự nguyện
hoặc quy định và đã xây dựng chiến lược quốc gia tích hợp hệ thống quản lý phương
pháp tiếp cận.
c) Khuyến nghị số 197 về Cơ chế tăng cường an toàn vệ sinh lao động
Khuyến nghị 197 là một số đề xuất về ATVSLĐ bổ sung cho Công ước số 187 về
Cơ chế tăng cường an toàn và vệ sinh lao động, 2006. Khuyến nghị cũng đề cập và
nhấn mạnh đến các vấn đề về chính sách quốc gia, hệ thống quốc gia, chương trình
quốc gia về an toàn vệ sinh lao động. Đặc biệt, trong khuyến nghị đã đề cập đến việc
xây dựng hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ nhằm thường xuyên cập nhật và tổng hợp công
tác ATVSLĐ. Theo đó, “Các thành viên cần chuẩn bị và định kỳ cập nhật hồ sơ quốc
gia tóm tắt hiện trạng về an toàn và vệ sinh lao động và các tiến triển để có được môi
trường làm việc an toàn và lành mạnh. Hồ sơ cần được dùng làm cơ sở để xây dựng
và xem xét chương trình quốc gia...”33. Nội dung của hồ sơ quốc gia được quy định cụ
thể trong Điều 14 của khuyến nghị này.
Tóm lại, các công ước quốc tế thường quy định những vấn đề nhằm đẩy mạnh
công tác ATVSLĐ cho các nước thành viên. Qua đó, chúng ta thấy được rằng
ATVSLĐ là vấn đề rất quan trọng, cần được thúc đẩy và đảm bảo hơn nữa.
Các công ước quốc tế là những văn bản mang tính chất định hướng chung, còn
việc áp dụng như thế nào sẽ do mỗi quốc gia tự thực hiện. Sau đây là pháp luật của
một số quốc gia trên thế giới cũng có sự quan tâm đến vấn đề ATVSLĐ.
Ở Hàn Quốc, về lĩnh vực lao động có 6 Đạo luật: Đạo luật Quan hệ lao động,
Đạo luật tiêu chuẩn lao động, Đạo luật Đảm bảo việc làm, Đạo luật Đào tạo nghề, Đạo
luật Bảo hiểm lao động, Đạo luật An toàn sức khỏe công nghiệp. Đồng thời, Hàn Quốc
cũng có các văn bản thi hành. Đặc biệt, Hàn Quốc có đạo luật riêng về an toàn sức
khỏe cho người lao động mà ở trong đạo luật này có đầy đủ các Chương, Điều, Khoản
quy định rất chi tiết từ cơ quan quản lý, các quy định chi tiết về an toàn sức khỏe, các
biện pháp phòng ngừa rủi ro, tai nạn, quản lý sức khỏe chính NLĐ cho đến các hành vi
giám sát.
Ở Trung Quốc, Luật lao động được Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân
toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa khóa 8 thông qua ngày 05/07/1994 tại
kì họp thứ 8. Về cơ bản, Luật lao động của Trung Quốc năm 94 với Bộ luật Lao động
Việt Nam là như nhau, có chăng chỉ khác về văn bản hướng dẫn thi hành. Sau đó, năm
2002 Trung Quốc ban hành 02 Luật riêng về an toàn, vệ sinh lao động, đó là Luật an
toàn nghề nghiệp và Luật phòng ngừa, điều trị bệnh nghề nghiệp.
33
Xem Điều 13 Khuyến nghị số 197 về Cơ chế tăng cường an toàn , vệ sinh lao động
18
Nhìn sang nước Mỹ, Bộ luật chung của Mỹ bao gồm nhiều chương, trong đó có
một chương quy định về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Chương này gồm 27 Điều
từ Điều 651 đến Điều 678. Hằng năm, Mỹ xem xét điều chỉnh, bổ sung khoản, điều mà
không điều chỉnh luật. Tuy nhiên, ngày 29 tháng 12 năm 1970, Thượng viện Mỹ thông
qua đạo luật về an toàn sức khỏe nghề nghiệp và được sửa đổi, bổ sung ngày
01/01/2004. Luật này quy định các tiêu chuẩn về ATLĐ, VSLĐ quốc gia. Các tiêu
chuẩn này thống nhất giữa các bang của Mỹ, trừ những trường hợp mâu thuẫn thì được
giải quyết cụ thể. Luật cũng quy định nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, cá nhân có
thẩm quyền được quy định chi tiết, không chồng chéo.
Như vậy, thông qua việc tìm hiều pháp luật quốc tế về ATVSLĐ, Việt Nam có
thể học hỏi được các quy định về tiêu chuẩn ATVSLĐ, các quy định về quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia lao động nhằm phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro về
TNLĐ, BNN xảy ra trên thực tế34.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ở Chương 1, nhóm nghiên cứu đã trình bày một số vấn đề lý luận về ATVSLĐ.
Trước hết, đó là việc phân tích, nhìn nhận khái niệm ATVSLĐ ở nhiều phương diện
khác nhau. Về cơ bản, chúng ta hiểu ATVSLĐ là hoạt động phòng chống các yếu tố
nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng hoặc có nguy cơ gây bệnh tật cho NLĐ trong quá
trình lao động. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm cũng như vai trò
của công tác ATVSLĐ. Có thể nói, việc đảm bảo ATVSLĐ trên thực tế là yêu cầu cần
thiết và hết sức quan trọng. Bởi lẽ hoạt động này không chỉ góp phần bảo vệ an toàn
cho NLĐ trong quá trình làm việc mà hơn cả, ATVSLĐ còn có vai trò to lớn đối với
các chủ thể khi tham gia quan hệ lao động và cả đối với xã hội. Ở tất cả ngành nghề,
chỉ cần có hoạt động sản xuất thì đều phải đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ. Bên cạnh đó,
với việc tìm hiểu về đối tượng, nguyên tắc bảo đảm và nội dung quy định của pháp
luật ở Chương này cũng đã đem đến những kiến thức về sự điều chỉnh của pháp luật
Việt Nam.
Ngoài ra, để mở rộng vấn đề, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các công ước quốc tế,
các văn bản của ILO, đồng thời tìm hiểu pháp luật của một số quốc gia tiêu biểu về
vấn đề ATVSLĐ. Qua đây, có thể khẳng định rằng, ATVSLĐ cũng là một trong
những vấn đề được quốc tế và các quốc gia quan tâm trong quá trình xây dựng chính
sách pháp luật. ATVSLĐ không chỉ là trách nhiệm của riêng bất kì một quốc gia nào
Đoàn Thùy Dung (2015), Pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động qua thực tiễn thực hiện tại ngành Giao thông
vận tải, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội, tr 40
34
19
cả mà là trách nhiệm toàn cầu bởi mục đích to lớn của hoạt động này nhằm bảo vệ sự
an toàn sức khỏe, tính mạng cho con người trong xã hội.
Với việc phân tích một số vấn đề lý luận về ATVSLĐ ở chương này giúp chúng ta
có một cái nhìn khái quát và cơ bản về ATVSLĐ. Từ đó, tạo nền tảng cho việc tìm
hiểu sâu hơn các quy định pháp luật về ATVSLĐ nói chung và ATVSLĐ trong lĩnh
vực xây dựng nói riêng ở Chương tiếp theo.
Chương 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
2.1. Quy định chung của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
Nguyên tắc của pháp luật về ATVSLĐ là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá
trình xây dựng và áp dụng các quy phạm về ATVSLĐ, bao gồm các nguyên tắc cơ bản
sau:
Thứ nhất, bảo đảm cho người lao động làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh
lao động
Nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 1, Điều 5 Luật ATVSLĐ. Nguyên tắc bảo
đảm cho NLĐ được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ ra đời xuất phát từ đặc điểm
của ATVSLĐ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của NLĐ. Nhà nước
giao cho cơ quan có thẩm quyền lập chương trình quốc gia về ATLĐ, VSLĐ; ban
hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về ATLĐ, VSLĐ. Các đơn vị sử dụng
lao động có nghĩa vụ cụ thể hóa các quy định này cho phù hợp với đơn vị mình và
nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định. Quyền được làm việc trong điều kiện đảm bảo
ATVSLĐ của NLĐ được nhắc đến tại Điểm a, khoản 1 và Điểm a, khoản 3, Điều 6
Luật ATVSLĐ và được phân ra làm hai đối tượng NLĐ như sau:
- NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có quyền được đảm bảo các điều kiện làm
việc công bằng; yêu cầu NSDLĐ có trách nhiệm đảm bảo điều kiện làm việc
ATVSLĐ trong quá trình lao động, tại nơi làm việc.
- NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động có quyền được bảo đảm các điều
kiện làm việc ATVSLĐ; được Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo đảm
điều kiện làm việc ATVSLĐ trong quá trình lao động, tại nơi làm việc 35.
NLĐ hoàn toàn có đầy đủ các “quyền con người” được ghi nhận trong các văn bản
pháp luật, một trong số đó là quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe
trong quá trình làm việc. Nguyên tắc này được đặt ra là vô cùng hợp lý, nó như lời
35
Nguồn: truy cập ngày 01/03/2020
20
khẳng định cho quyền của NLĐ, đồng thời giúp việc thực thi pháp luật về ATVSLĐ
được đảm bảo và hiệu quả hơn.
Thứ hai, nguyên tắc tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
trong quá trình làm việc
Theo quy định khoản 2 Điều 5 Luật ATVSLĐ về nguyên tắc bảo đảm ATVSLĐ
như sau: “Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao
động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu
tố có hại trong quá trình lao động...”. Bên cạnh đó, tại Điều 133 BLLĐ 2012 về tuân
thủ pháp luật về ATLĐ, VSLĐ thì: “Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao
động, vệ sinh lao động…”. Như vậy, các quy định về ATVSLĐ không chỉ có ý nghĩa
bắt buộc đối với NSDLĐ, NLĐ mà còn đặt ra đối với “mọi tổ chức và cá nhân có liên
quan”. Đó là các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp…
Có thể nói, công tác thực hiện ATVSLĐ là hoạt động mang tính xã hội. Thiếu sự
tham gia của các cá nhân, đơn vị và tổ chức, công tác này sẽ không thể triển khai trên
thực tế. Đặc biệt, sự tham gia của các bên trong quan hệ lao động là điều kiện tiên
quyết đảm bảo hiệu quả áp dụng pháp luật về ATVSLĐ. Vì vậy, nguyên tắc đảm bảo
nghĩa vụ bắt buộc của các bên trong việc thực hiện hoạt động này là điều kiện quan
trọng để nâng cao tính khả thi của pháp luật trên thực tế.
NSDLĐ là người đầu tư kinh phí và tổ chức các hoạt động ATVSLĐ tại cơ sở.
Việc NSDLĐ phải chịu chi phí cải tạo điều kiện lao động đã làm giảm sức cạnh tranh
sản phẩm của họ trên thị trường. Điều này gây nên xu hướng giảm đến mức thấp nhất
các chi phí đầu vào trong đó bao gồm cả chi phí dành cho công tác ATVSLĐ để hạ giá
thành sản phẩm. Xét về lợi ích trước mắt, hoạt động này ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Nhưng về lâu dài, công tác ATVSLĐ nếu được thực hiện tốt sẽ mang đến những lợi
ích quan trọng như ổn định sản xuất, tăng năng suất lao động, công nhân yên tâm làm
việc, giảm chi phí khắc phục TNLĐ và BNN. Không phải mọi chủ sử dụng lao động
đều ý thức đươc̣ vấn đề này. Do đó, Nhà nước nhấn mạnh tính chất bắt buộc trong việc
thực hiện các quy định về ATVSLĐ; coi đây là nghĩa vu c̣ ủa NSDLĐ và là một trong
những điều kiện để họ đ̣ ược phép sử dụng lao động.
NLĐ là một bên trong quan hê ̣lao động, là người hưởng lợi trực tiếp từ việc
thực hiện ATVSLĐ. Nhưng do chưa nhận thức được vấn đề này một cách nghiêm túc,
đôi khi người lao động không tự giác tuân thủ các quy trình ATVSLĐ; hoặc vì những
lợi ích trước mắt (như lương cao, chế độ phụ cấp kèm theo lương) mà bỏ qua việc thoả
thuận “ điều kiện làm việc” khi kí kết hợp đồng lao động. Vì vậy, các quy định về
ATVSLĐ cũng đề cập đến trách nhiệm của NLĐ trong việc thực hiện quy trình
ATVSLĐ, coi đây là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi lao động khi tham gia quá trình