Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ LUẬT MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.35 KB, 7 trang )

CHƯƠNG 7
LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ LUẬT MÔI TRƯỜNG
I. LUẬT ĐẤT ĐAI
1. Khái niệm Luật đất đai.
a, Đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai
Đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai là nhóm các quan hệ đất đai phát sinh
một cách trực tiếp trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai được các
quy phạm pháp luật đất đai điều chỉnh. Bao gồm quan hệ giữa nhà nước với người
sử dụng đất và quan hệ giữa người sử dụng đất với người sử dụng đất.
b, Phương pháp điều chỉnh của Luật đất đai
Phương pháp điều chỉnh của Luật đất đai là cách thức nhà nước sử dụng
pháp luật để tác động vào cách xử sự của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp
luật đất đai. Luật đất đai sử dụng hai phương pháp điều chỉnh sau:
Phương pháp mệnh lệnh điều chỉnh mối quan hệ về đất đai giữa nhà nước và
người sử dụng đất như giao đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, giải quyết các tranh
chấp về đất đai,...
Phương pháp bình đẳng được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ giữa những
người sử dụng đất với nhau như chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp
quyền sử dụng đất. Chẳng hạn hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất trên cơ sở
thoả thuận bình đẳng theo các nguyên tắc của hợp đồng.
c, Định nghĩa Luật đất đai
Luật đất đai là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng hợp
các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ đất đai hình thành trong quá trình chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt đất đai, nhằm sử dụng đất đai có hiệu qủa vì lợi ích của nhà
nước, người sử dụng và của toàn xã hội.
d, Các nguyên tắc cơ bản của Luật đất đai
Ngoài những nguyên tắc của hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật đất đai có
một số nguyên tắc đặc trưng sau:
Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu nhà nước mà Chính phủ là đại diện chủ sở
hữu;
Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp


luật;
Nguyên tắc sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm; cải tạo và bồi bổ đất
đai;
Nguyên tắc quan tâm đến lợi ích của người sử dụng đất;
Nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp.
2. Một số chế định cơ bản của Luật đất đai
a, Quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất luôn gắn liền với nhau. Quyền và
nghĩa vụ cụ thể của người sử dụng đất được quy định ở nhiều điều luật khác nhau
trong Luật đất đai và trong nhiều văn bản luật khác nhau. Quyền và nghĩa vụ chung
của người sử dụng đất được quy định tại Điều 105 và 107 Luật đất đai 2003.
Thứ nhất, về quyền chung của người sử dụng đất bao gồm:
Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;
Hưởng các lợi ích do công trình nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông
nghiệp;
Được nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi dưỡng đất
nông nghiệp;
Được nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất
hợp pháp của mình;
Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất
hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Thứ hai, về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất bao gồm:
Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử
dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công
cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật;
Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo
lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất;
Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi
ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan;
Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất;
Giao lại đất khi nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc đã hết thời hạn sử
dụng đất.
b, Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của
người sử dụng đất. Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những
trường hợp sau đây:
- Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp
sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn;
Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993
đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 (ngày Luật đất đai 2003 có hiệu lực) mà chưa
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật đất đai
2003 mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền
sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh
bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được
hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
- Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết
định thi hành án cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;
- Người sử dụng đất khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế theo quy định
tại các Điều 90, 91 và 92 của Luật đất đai 2003;
- Người mua nhà gắn liền với đất ở;
- Người được nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở.

Nhà nước không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường
hợp sau:
- Đất do nhà nước giao để quản lý quy định tại Điều 3 của Nghị định 181/2004/ NĐ-
CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003;
- Đất nông nghiệp thuộc qũy đất công ích do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
quản lý sử dụng;
- Người sử dụng đất cho thuê, thuê lại của người khác mà không phải là đất thuê
hoặc thuê lại trong khu công nghiệp quy định tại điểm d khoản 5 Điều 41 Nghị định
181/2004/NĐ-CP;
- Người đang sử dụng đất mà không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật đất đai;
- Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường;
c, Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức trong nước; cơ sở tôn giáo; tổ
chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhà nước
giao đất, cho thuê đất;
Ủy ban nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng dân
cư; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng
đất ở.
- Thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Sở Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp giấy của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương
Phòng Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp giấy của Ủy ban nhân dân quận, huyện,
thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b
khoản 2 Điều 42 Luật đất đai

d, Giải quyết tranh chấp về đất đai
Tranh chấp đất đai là các mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của các chủ thể tham
gia vào quan hệ pháp luật đất đai khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của
mình bị xâm hại.
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải
quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở (Điều 135 Luật đất đai 2003).
Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không tự hoà giải được thì gửi đơn
đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tranh chấp.
Ủy ban nhân dân xã phường thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để
hoà giải tranh chấp đất đai.
Thời hạn hoà giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nhận được đơn.
Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký
của các bên tranh chấp và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi
có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có
thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:
Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:
Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5
Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân
dân giải quyết. Chẳng hạn tranh chấp quyền sử dụng đất mà đất đã có giấy chứng
nhận quyền sử dụng hoặc tranh chấp nhà, công trình xây dựng, cây lâu năm trên đất
thì có quyền khởi kiện tại Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự (trước khi khởi kiện
phải thông qua hoà giải tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã).
Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản

1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai 2003 thì được giải quyết như sau:
Một là, đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (gọi là cấp huyện) giải quyết lần đầu mà một trong các bên
đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi là cấp
tỉnh) là quyết định giải quyết cuối cùng.
Hai là, đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không
đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường là
quyết định giải quyết cuối cùng.
Đối với giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính.
Tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban
nhân dân của các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được
sự nhất trí hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải
quyết được quy định như sau:
Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thì do Quốc hội quyết định;
Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi là địa giới hành chính của cấp huyện) hoặc
xã, phường, thị trấn (cấp xã) do Chính phủ quyết định.
Bộ Tài nguyên và môi trường, Sở Tài nguyên và môi trường, Phòng Tài
nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp các tài liệu cần thiết và phối hợp
với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các tranh chấp đất đai liên
quan đến địa giới hành chính.

II. LUẬT MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm Luật môi trường
a. Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường

Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường là toàn bộ các quan hệ xã hội gắn
với việc quản lý và bảo vệ môi trường sinh thái. Đối tượng điều chỉnh của Luật môi
trường rất đa dạng và phong phú bao gồm các nhóm:
Thứ nhất, quan hệ giữa nhà nước và cá nhân, tổ chức trong hoạt động quản lý
nhà nước về môi trường như quan hệ về: Đánh giá tác động môi trường; thanh tra
môi trường; xử lý vi phạm pháp luật môi trường
Thứ hai, quan hệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau phát sinh do ý chí của các
bên như quan hệ về:
Bồi thường thiệt hại do việc gây ô nhiễm, suy thái như sự cố môi trường gây
ra như việc gây ô nhiễm của nhà máy M làm cho người dân sống xung quanh bị
ung thư, bị các bệnh hô hấp,… yêu cầu bồi thường.
Phát sinh từ việc giải quyết tranh chấp môi trường
Trong lĩnh vực phối hợp đầu tư vào các chương trình bảo vệ môi trường
b. Phương pháp điều chỉnh của Luật môi trường
Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh là hai nhóm quan hệ xã hội nêu trên, Luật
môi trường sử dụng hai phương pháp điều chỉnh đó là:
Phương pháp mệnh lệnh. Phương pháp này chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ
giữa nhà nước và cá nhân, tổ chức trong hoạt động quản lý nhà nước về môi trường
Phương pháp bình đẳng. Đây là phương pháp chủ yếu điều chỉnh mối quan
hệ giữa cá nhân, tổ chức phối hợp với nhau về bảo vệ môi trường.
c. Định nghĩa Luật môi trường
Trước hết, theo Điều 1 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao

×