Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

HÌNH THỨC PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.5 KB, 12 trang )

HÌNH THỨC PHÁP LUẬT
3.1. Khái niệm, các hình thức pháp luật
3.1.1. Khái niệm hình thức pháp luật
Pháp luật với bản chất của nó là ý chí của giai cấp thống trị, giai cấp cầm
quyền trong xã hội. Nhưng nếu chỉ tồn tại dưới dạng ý chí thì ý chí đó chưa thể coi
là pháp luật. Để trở thành pháp luật, giai cấp cầm quyền phải tìm cách thể hiện ý
chí của mình thành ý chí của nhà nước. Thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ý chí của giai cấp thống trị được biểu hiện thành pháp luật. Cách thức biểu
hiện ý chí đó chính là hình thức pháp luật.
Hình thức pháp luật là cách thức biểu hiện ý chí của giai cấp thống trị mà
thông qua đó ý chí trở thành luật pháp.
3.1.2. Các hình thức pháp luật
Trong lịch sử xã hội loài người đã tồn tại ba hình thức pháp luật đó là: tập
quán; tiền tệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật.
T
ập quán pháp: là hình thức pháp luật ra đời sớm nhất. Trong thời kỳ đồ đá
cổ đại nhà nước đã lựa chọn các phong tục tập quán được lưu truyền trong xã hội,
những quy tắc xử sự phù hợp với lợi ích của giai cấp mình,
nâng chúng lên thành
pháp luật, bắt buộc mọi người phải thực hiện. Những quy tắc này không được ghi
thành văn bản (gọi là pháp luật bất thành văn) mà chỉ được nhà nước phê chuẩn hoặc
thừa nhận. Đây là hình thức pháp luật chủ yếu của nhà nước chiếm hữu nô lệ và nhà
nước phong kiến trong thời kỳ đầu. Ở một số nhà nước tư sản đặc biệt là nhà nước
quân chủ vẫn còn giữ một vị trí nhất định trong hệ thống pháp luật của nhà nước. Do
tập quán về nguồn gốc được hình thành một cách tự phát, chậm thay đổi và có tính
cục bộ cho nên về nguyên tắc không phù hợp với bản chất của nhà nước dân chủ.
Tiền lệ pháp ( hay còn gọi là án lệ): là hình thức nhà nước thừa nhận các bản
án của toà án hoặc quyết định của cơ quan hành chính trong quá trình xét sử một vụ
án hoặc giải quyết một sự việc. Lấp các bản án hoặc quyết định đó làm quy tắc để
giải quyết một sự việc tương tự. Hình thức pháp luật này được sử dụng trong nhà
nước phong kiến. Hiện nay trong một số nước như: Anh, Mỹ và một số nước khác


hình thức này vẫn chiếm vị trí nhất định trong pháp luật của các quốc gia đó. Hình
thức pháp luật này xuất phát từ hoạt động của các cơ quan hành pháp và tư pháp,
rất dễ tạo ra sự tuỳ tiện trong việc áp dụng pháp luật, do đó không phù hợp với
nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Văn bản quy phạm pháp luật: là hình thức pháp luật do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành dưới hình thức văn bản (pháp luật thành văn). Đây là hình
thức pháp luật tiến bộ nhất, hiện nay đang được áp dụng một cách rộng rãi ở các
quốc gia trên thế giới.
3.2. Văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
3.2.1. Khái niệm, đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật
Nhà nước CHXHCN Việt Nam sử dụng văn bản quy phạm pháp luật là hình
thức pháp luật chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Điều 1 Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 1996 quy định:
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được
nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Văn bản quy phạm pháp luật có đặc điểm sau:
- Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhất định ban hành. Thẩm quyền
ban hành văn bản được quy định trong hiến pháp và luật.
- Hình thức, tên gọi văn bản và thủ tục ban hành văn bản được quy định cụ
thể trong các văn bản pháp luật.
- Nội dung quy định trong văn bản là các quy phạm pháp luật, nghĩa là các
quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung, áp dụng trên một phạm vi rộng, áp dụng
nhiều lần trong đời sống xã hội khi có những sự kiện pháp lý xảy ra.
Những đặc điểm nói trên giúp ta phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với
những văn bản khác như công văn, thông báo, bản tuyên bố v.v…
3.2.2. Các nguyên tắc ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một hoạt động quan trọng của quản
lý nhà nước, vì vậy nó phải được quy định chặt chẽ dựa trên những nguyên tắc chỉ

đạo thống nhất nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật. Các cơ quan nhà nước khi ban hành văn bản
phải chú ý đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất
+ Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp,
đảm bảo tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống
pháp luật
+ Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành
phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
Theo nguyên tắc này, các vấn đề cơ bản, quan trọng nhất thuộc về quản lý
nhà nước trên lãnh thổ đất nước đều do quốc hội quy định trong văn bản luật (bao
gồm hiến pháp và luật). Các văn bản quy phạm pháp luật khác do các cơ quan nhà
nước khác ban hành, thuộc loại văn bản dưới luật, có giá trị pháp lý thấp hơn vì vậy
không được trái với văn bản luật. Các cơ quan nhà nước ở địa phương ( Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân) ban hành các văn bản của các cơ quan nhà nước trung
ương. Các cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật về những vấn đề thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình, nhưng
những văn bản này không được trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và
cơ quan quyền lực cùng cấp.
Các cơ quan nhà nước chỉ được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
trong phạm vi quyền hạn của mình với hình thức, tên gọi, nội dung đúng quy định
của pháp luật (Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và các văn bản
hướng dẫn thi hành).
Các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trái với các nguyên tắc trên thì phải
bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3.2.3. Các loại văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước CHXHCN Việt Nam
Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta có các loại văn
bản sau:
- Hiến pháp, là luật cơ bản, luật gốc của nhà nước và xã hội. Hiến pháp do cơ
quan quyền lực cao nhất là quốc hội ban hành. Hiến pháp quy định bao quát mọi

vấn đề cơ bản nhất của nhà nước và xã hội. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất
vì vậy mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với hiến pháp, nếu không phù
hợp sẽ bị đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ.
- Luật, là văn bản cụ thể hoá hiến pháp, điều chỉnh các quan hệ xã hội (luật
dân sự, luật hôn nhân và gia đình v.v…), quy định về tổ chức các cơ quan nhà
nước, các quy tắc cơ bản trong quản lý nhà nước ở các ngành, lĩnh vực khác nhau
(Luật tổ chức Quốc hội, Luật môi trường, Luật thuế v.v…) các vấn đề có liên quan
đến quyền và nghĩa vụ của công dân ( luật quốc tịch, luật nghĩa vụ quân sự v.v…)
Luật Quốc hội con ban hành các Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động.
- Nghị quyết của quốc hội, là văn bản do quốc hội ban hành để chỉ đạo các
công việc cụ thể. Nghị quyết của quốc hội thường không phải là văn bản quy phạm
pháp luật, mặc dù hiệu lực pháp lý của chúng rất cao, tuy nhiên trong một số trường
hợp nghị quyết của Quốc hội cũng là văn bản quy phạm pháp luật và có hiệu lực
pháp lý như luật, ví dụ Nghị quyết số 51/2001 – QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Hiến pháp năm 1992.
- Pháp lệnh, của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, là văn bản cụ thể hoá Hiến
pháp, có nội dung và vai trò gần như luật. Pháp lệnh có hiệu lực pháp lý thấp hơn
luật. Ngoài pháp lệnh UBTVQH còn ban hành Nghị quyết. Nghị quyết của
UBTVQH có thể mang tính cá biệt hoặc quy phạm. Trong một số trường hợp pháp
lệnh và nghịa quyết của UBTVQH có thể được Chủ tịch nước xem xét lại. Nếu
UBTVQH không nhất trí với ý kiến của Chủ tịch nước thì Chủ tịch nước trình
Quốc hội quyết định trong kỳ họp gần nhất.
- Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước: Lệnh là văn bản để chủ tịch nước công
bố hiến pháp, luật, pháp lệnh; ban bố tình trạng khẩn cấp, động viên hoặc tổng
động viên trong những trường hợp khẩn thiết. Quyết định là hình thức văn bản của
Chủ tịch nước thực hiện thẩm quyền của mình như quyết định phong tặng các
danh hiệu cao quí của nhà nước, quyết định đại xá, đặc xá v.v…
Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước thường là văn bản áp dụng quy phạm, ít
khi có văn bản quy phạm pháp luật.
- Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ: Nghị quyết của chính phủ là văn bản để

ban hành các chủ chương và chính sách cụ thể; thông qua dự án kế hoạch và ngân
sách; xử lý những công việc quan trọng khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×