Chương III
Hình thức pháp luật
Mục đích nghiên cứu
Kết thúc chương này, các bạn cần nắm
được:
Cách thức nhà nước biến ý chí của giai
cấp thống trị thành pháp luật.
Hệ thống nguồn luật của các quốc gia
trên thế giới
Hệ thống nguồn luật của Việt Nam
Đề cương bài giảng
Khái niệm, phân loại hình thức pháp
luật
Văn bản quy phạm pháp luật – Hình
thức pháp luật của nhà nước CHXHCN
Việt Nam
Hiệu lực và nguyên tắc áp dụng
VBQPPL
Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia
Khái niệm, phân loại hình thức
pháp luật
Khái niệm hình thức pháp luật
Phân loại hình thức pháp luật
Khái niệm hình thức pháp luật
Hình thức pháp luật
(hay còn gọi là
nguồn pháp luật) là cách thức biểu hiện
ý chí của giai cấp thống trị mà thông
qua đó, ý chí trở thành pháp luật.
Phân loại hình thức pháp luật
Tập quán pháp
Tiền lệ pháp
Văn bản quy phạm pháp luật
Tập quán pháp
Tập quán pháp
là hình thức Nhà nước thừa
nhận các phong tục, tập quán lưu truyền
trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp
thống trị và nâng chúng lên thành pháp luật.
Tập quán pháp là hình thức pháp luật ra đời
sớm nhất.
Vẫn còn tồn tại ở một số quốc gia kém phát
triển trên thế giới.
Tiền lệ pháp
Tiền lệ pháp
(còn gọi là án lệ) là việc nhà nước thừa
nhận các bản án của Toà án hoặc quyết định của cơ
quan hành chính, lấy các bản án hoặc quyết định đó
làm căn cứ để giải quyết những sự việc tương tự xảy
ra sau này.
Hình thức pháp luật này đã được sử dụng trong nhà
nước chủ nô và được sử dụng rộng rãi trong các nhà
nước phong kiến.
Hiện nay tiền lệ pháp vẫn còn có vị trí quan trọng
trong pháp luật tư sản, nhất là ở các nước thuộc hệ
thống pháp luật Anh - Mỹ. Hình thức pháp luật này
xuất phát từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư
pháp.
Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật
do các cơ quan nhà nước ban hành dưới hình thức
văn bản (pháp luật thành văn).
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật
tiến bộ nhất, nó có khả năng phản ánh rõ nét nhất nội
dung và các dấu hiệu thuộc bản chất của pháp luật,
tức là phản ánh rõ tính giai cấp, tính quy phạm phổ
biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và có
hiệu lực cao trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Văn bản quy phạm pháp luật với các hình thức cụ thể
như Hiến pháp, luật, sắc lệnh v.v.
Nguồn luật của các nước theo
hệ thống luật Châu Âu lục địa
Hiến pháp
Các đạo luật
Văn bản cơ quan hành chính
Các nước thuộc EU: Luật của EU
Nguồn luật của các nước theo hệ
thống thông luật (common law)
Hiến pháp
Án lệ
Các đạo luật
Văn bản của cơ quan hành chính
Văn bản quy phạm pháp luật – Hình thức
pháp luật của nhà nước CHXHCN Việt
Nam
Khái niệm
Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp
luật
Nguyên tắc ban hành văn bản quy
phạm pháp luật
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
của cơ quan Nhà nước ta
Khái niệm
"
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có
các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo
đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa"
(Điều 1, Luật ban hành VBQPPL 1996 được
sửa đổi bổ sung theo Luật ngày 16/12/2002).
Đặc điểm của văn bản quy
phạm pháp luật
Phải do các cơ quan Nhà nước, người có
thẩm quyền ban hành với những hình thức do
pháp luật quy định.
Trình tự, thủ tục ban hành văn bản được quy
định chặt chẽ trong Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật và các văn bản pháp luật
khác có liên quan.
Nội dung của văn bản có chứa các quy tắc xử
sự chung.
Nhà nước bảo đảm việc thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật.
Nguyên tắc ban hành văn bản
quy phạm pháp luật
Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính
thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật.
Bảo đảm sự tham gia ý kiến rộng rãi trong
việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Bảo đảm tính cụ thể, dễ hiểu của văn bản
quy phạm pháp luật
Bảo đảm tính ổn định của văn bản quy phạm
pháp luật