Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

041_Hệ thống quản lý nhân sự ngành giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.39 KB, 2 trang )

- 32 -
HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Hoàng Xuân Hào
MSV: 0121877
Email:

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Vỵ
ThS. Đặng Đức Hạnh

1. Giới thiệu
Nhu cầu tin học hóa công tác quản lý nhân
sự cho các doanh nghiệp, các ngành nói chung
cho ngành giáo dục và đào tạo nói riêng là rất
cần thiết.
Hệ thống quản lý nhân sự cho phép cập nhật
hồ sơ dữ liệu về các nhân viên một cách đồng
bộ và được tự động hóa đến mức tối đa bằng
việc sử dụng các bảng danh mục. Giúp cho
người quản lý dễ dàng thao tác trên cơ sở dữ
liệu, thao tác nghiệ
p vụ, và đưa ra các báo cáo
thống kê nhanh chóng về tình hình nhân sự
trình lãnh đạo ngành.
Với cách tiếp cận hệ thống bằng việc dùng
công nghệ hướng đối tượng sẽ giúp chúng ta dễ
dàng quản lý các đối tượng, tăng khả năng bảo
trì, đóng gói và đặc biệt tính tái sử dụng các
thành phần của hệ thống.


Đó là mục đích mà khóa luận tốt nghiệp này
hướng tới
2. Cơ sở lý thuyết
Sử dụng phương pháp phân tích và thiết kế
theo công nghệ mới: công nghệ hướng đối
tượng. Phương pháp này giúp giải quyết bài
toán theo cái nhìn hướng đối tượng. Xem các
yêu cầu của hệ thống như các ca sử dụng tương
ứng. Triển khai các ca sử dụng tìm được theo
phương pháp hướng đối tượng. Dùng ngôn ngữ
mô hình hóa thống nhất UML để mô tả nghiệp
vụ của bài toán và để xây dựng bản thiết kế
hệ
thống.
Phương pháp này tuy là rất mới ở Việt Nam,
nhưng đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới,
đặc biệt ở các nước tiên tiến.
3. Các vấn đề về thiết kế các lớp ánh xạ
đối tượng vào cơ sở dữ liệu
Với mỗi lớp thực thể trong hệ thống chúng
ta sẽ thiết kế một lớp ánh xạ của thực thể đó
vào cơ sở dữ liệu.
Ví dụ: lớp thực thể NhanVien chứa các
thông tin cơ bản về một nhân viên, để ánh xạ
lớp thực thể NhanVien vào trong cơ sở dữ liệu,
chúng ta tạo ra một lớp ánh xạ tương ứng là
NhanVienDBMapper. Lớp ánh xạ

NhanVienDBMapper sẽ chịu trách nhiệm thực
hiện việc lưu trữ và truy xuất thông tin cho các

lớp thực thể NhanVien.
Để phân biệt các đối tượng thực thể cùng
loại, mỗi đối tượng thực thể đều phải có định
danh để phân biệt với các đối tượng cùng loại.
Ví dụ: nhân viên A và nhân viên B phân biệt
với nhau bằng mã số của họ. Chẳng hạn A có
mã số là 1 phân biệt với B có mã số là 2.
Chú ý: các lớp ánh xạ đều phải thi hành giao
diện IMapper với hai phương thức cơ bản là
Get và Put.
VD: interface IMapper {
object Get(OID oid);
void Put(OID oid, object obj);
}

class NhanVienDBMapper: IMapper
{
object Get(OID oid)
{
các câu lệnh SQL lấy
nhân viên có định danh
là oid trong CSDL (từ
bảng nhan_vien).
return (đối tượng nhân
viên);
}
void Put(OID oid, object obj)
{
các câu lệnh SQL chèn
đối tượng obj với định

danh là oid vào CSDL.
(vào bảng nhan_vien).
}
}
Cuối cùng chúng ta sẽ tạo ra một lớp khung
chứa tất cả các lớp ánh xạ tới cơ sở
dữ liệu.
- 33 -
Việc lưu trữ và truy xuất các đối tượng với cơ
sở dữ liệu đều thông qua lớp này;
VD:
class PersistenceFacade {
chứa các lớp ánh xạ.
Hashtable mapperList;
object Get(OID, class type);
..
}

nhan vien = (NhanVien)
PersistenceFacade.get(oid, typeof NhanVien)
4. Thực nghiệm
Tôi đã cài đặt hệ thống quản lý nhân sự với
các chức năng như:
• Quản lý việc đăng nhập hệ thống, quản
lý người dùng như cấp mật khẩu, sửa
thông tin account, thêm và xóa account
v.v.
• Cập nhật các thông tin hồ sơ của nhân
viên như: quan hệ gia đình, quá trình
học ngoại ngữ, thông tin cá nhân của

nhân viên, trình độ quản lý nhà nước
v.v.
• Cập nhật các bảng danh mục trong hệ
thống như: các đơn vị, hình thức khen
thưởng, loại cán bộ, chế độ bảo hiểm xã
hội v.v.
• Các chức năng quản lý nghiệp vụ của hệ
thống như: quản lý quá trình đi công
tác, quá trình bồi dưỡng, quá trình giảng
dạy của nhân viên, nâng lương, chuyển
ngạch và thuyên chuyển cán bộ v.v.
Kết quả thực nghiệm cho thấy hệ thống quản
lý nhân sự chạy ổn
định, dữ liệu chính xác và
đồng bộ, rất tiện lợi cho việc cập nhật dữ liệu.
Do các dữ liệu khảo sát còn ít nên chưa đánh
giá được tốc độ thực hiện của hệ thống. Công
việc khảo sát chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nên
các đánh giá thực nghiệm trên còn mang tính
chủ quan.
5. Kết luận
Trong khóa luận này, tôi đã xây dựng hệ
thống quản lý nhân sự theo phương pháp của
công nghệ hướng đối tượng, sử dụng ngôn ngữ
mô hình hóa thống nhất UML để diễn tả yêu
cầu bài toán và hướng giải quyết bài toán. Tuy
nhiên do thời gian, kinh nghiệm và sự hiểu biết
về công nghệ mới này còn hạn chế nên phần
phân tích cũng như thiết kế hệ thống còn chưa
được rõ ràng và đúng đắn. Việ

c khảo sát hệ
thống còn sơ sài nên chưa nắm rõ được nghiệp
vụ cũng như yêu cầu của hệ thống một cách
vững vàng. Tuy nhiên với phương pháp phân
tích và thiết kế theo công nghệ hướng đối tượng
này, hệ thống quản lý nhân sự được thi hành
theo đúng theo bản thiết kế. Hệ thống chạy ổn
định, xử lý dữ liệu tự động và đồng bộ, có khả
năng bảo trì, sửa lỗi, đặc biệt là khả năng tái sử
dụng rất cao.
Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: tìm hiểu
kỹ hơn phương pháp phân tích thiết kế theo
công nghệ hướng đối tượng, xây dựng hệ môi
giới giữa các đối tượng và cơ sở dữ liệu một
cách đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.
Tài liệu tham khảo
[1] Graig Larman, Applying UML and Patterns.
An Introduction to Object – Oriented
Analysis and Design. Prêntic Hall PTR,
1998 (ISSBN 0-13-748889-7).
[2] Nguyễn Văn Vỵ, Bài giảng Phân tích thiết
kế hệ thống phần mềm theo hướng
đối tượng, Bộ môn công nghệ phần mềm,
Đại học Công Nghệ, ĐHQGHN, Hà nội,
2004.109 tr.
[3] Nguyễn Văn Vỵ, Vũ Diệu Hương, Nguyễn
Anh Đức. (tài liệu dịch): Ngôn ngữ mô hình
hóa thống nhất. Hướng dãn sử dụng. Khoa
Công Nghệ, ĐHQGHN, Hà nội, 2002.361 tr


×