Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận cao học, môn báo chí học xu hướng phát triển báo chí ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.05 KB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nền báo chí Việt nam đã có những bước phát triển rất lớn dù ra đời
muộn hơn so với các nước trên thế giới. Với mỗi thời kì lịch sử báo chí có
những vai trò nhất định và bước đi mới trên chặng đường của mình. Bước vào
thời kì hội nhập, xu thế toàn cầu hóa diễn ra trên thế giới đã và đang tác

động to lớn vào sự phát triển của ngành truyền thông nói chung và báo chí
nói riêng.
Hòa mình vào dòng chảy của xu hướng phát triển thế giới nền báo chí
Việt Nam đã có những sự thay đổi rõ nét về xu hướng truyền thông mới.
Trong thời đại mới, để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho độc giả báo
chí không ngừng phải nâng cao cả về chất và lượng. Hoạt động của báo chí
ảnh hưởng rất lớn đến các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội…
Nhất là trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay và sự phát triển mạnh
của các loại hình truyền thông kĩ thuật số. Sức lan tỏa của các mạng xã hội và
các hình thức truyền thông xã hội đang đặt báo chí truyền thống trước những
thách thức mới, hoặc phải thay đổi, hoặc sẽ mất sức thu hút, mất độc giả và tự
triệt tiêu.
Khi báo chí Việt nam bước vào thời kì hội nhập quốc tế, thế giới trở nên
phẳng hơn khi mọi thông tin được tiếp nhận không khoảng cách. Báo chí phải
tận dụng những lợi thế của mình, vượt qua rào cản trong quá trình hội nhập,
phải nâng cao tính chuyên nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển. Những xu
hướng phát triển của báo chí Việt Nam đang từng bước đưa nền báo chí Việt
Nam hội nhập quốc tế, bên cạnh việc cung cấp nguồn thông tin đa dạng,
phong phú thỏa mãn các nhu cầu thông tin trong xã hội còn đòi hỏi phải có
một cách tiếp cận hợp lý để hình thành dư luận xã hội tích cực, phục vụ công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

B. NỘI DUNG



I. NHỮNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM
Theo định nghĩa “Xu hướng” có nghĩa là xu thế thiên về một chiều
nào đó. Sự thiên về những hoạt động nào đó nhằm một mục tiêu có ý
nghĩa đối với bản thân trong một thời gian lâu dài. Từ định nghĩa đó, ta
có thể hiểu xu hướng phát triển báo chí đó là xu thế thiên về một chiều
hướng nào đó của truyền thông-giáo dục, có mục tiêu, ý nghĩa và ảnh
hưởng trong thời gian dài.
1. Hình thành các tập đoàn truyền thông
1.1
Điều kiện hình thành
Tập đoàn truyền thông là tổ hợp các cơ quan, đơn vị hoặc doanh nghiệp
kinh doanh chủ yếu về lĩnh vực truyền thông – báo chí và có sự kinh doanh
tổng hợp về một số lĩnh vực khác ngoài truyền thông – báo chí
Đây là một trong những xu hướng trong tương lai mà chúng ta đang
hướng tới để đưa Việt Nam sớm trở thành một nước mạnh về công nghệ thông
tin và truyền thông. So với các quốc gia trên thế giới hiện nay các tập đoàn
truyền thông đang phát triển ngày càng mạnh mẽ như: Mỹ, Anh, Thụy Điển,
Hàn Quốc…góp phần đưa truyền thông không chỉ đơn thuần là phục nhu cầu
giải trí, cung cấp thông tin cho công chúng mà còn trở thành một ngành kinh
tế mũi nhọn.
Mặc dù ra đời sau các loại hình kinh tế khác nhưng trong thời gian gần
đây truyền thông là một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ và tạo nên sức ảnh
hưởng lớn đối với xã hội. Truyền thông giúp con người đáp ứng nhu cầu trao
đổi thông tin, tri thức. Với sự hình thành các tập đoàn truyền thông, thông tin
sẽ được chuyển tải đến với công chúng nhanh hơn, cật nhật từng ngày, từng
giờ và đa chiều hơn. Đặc biệt trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, sản phẩm
của các tập đoàn truyền thông sẽ là một cầu nối giúp giảm bớt khoảng cách
giữa các quốc gia. Truyền thông giúp quảng bá hiệu quả, khẳng định vị trí của



công ty và quốc gia mình trên thế giới, góp phần đem lại nguồn thu lớn cho
nhà nước, chủ yếu là qua thuế.
Chính vì vậy việc hình thành các tập đoàn truyền thông ở Việt Nam là
một điều tất yếu. Nước ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh
nền kinh tế này. Trong những năm gần đây, truyền thông ở Việt Nam phát
triển với tốc độ nhanh. Các phương tiện thông tin đại chúng phát triển mạnh
mẽ. Tuy nhiên công chúng chưa hài lòng về các sản phẩm đến với họ. Với sự
đa dạng của các loại hình truyền thông thì công chúng có quyền lựa chọn
những thông tin phù hợp đối với họ. Chính những nhu cầu này của thị trường
đã thúc đẩy và tạo ra một động lực lớn cho các tập đoàn truyền thông ở Việt
Nam hình thành và phát triển. Bên cạnh đó, nguồn tài chính ở Việt Nam cho
truyền thông cũng khá rộng mở. Có rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước
sẵn sàng đầu tư vốn cho những tập đoàn truyền thông có triển vọng
Dù có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng khó khăn lớn nhất để
hình thành các tập đoàn truyền thông đó là cơ chế truyền thông ở Việt Nam
vẫn còn sự kiểm soát tương đối chặt chẽ. Vì vậy nhà nước cần tạo ra hành
lang pháp lí minh bạch để cho các công ty truyền thông có điều kiện phát
triển. Đặc biệt là bản thân các công ty cũng phải chủ động ứng dụng, không
ngừng đầu tư khoa học kĩ thuật và việc thực hiện các ấn phẩm của mình.
Do khái niệm “Tập đoàn truyền thông” vẫn còn mới lạ nên những
chính sách, hồ sơ thành lập, quy chế quản lý, phát triển vẫn còn là một bài
toán khó. Thực tế hiện nay trên thế giới có những tập đoàn truyền thông lớn
như Viacom sở hữu không chỉ một mà rất nhiều những kênh truyền hình danh
tiếng: MTV, Nickledeon…; Turner Broadcasting System (TBS) sở hữu kênh
truyền hình CNN giới thiệu tin tức 24 giờ một ngày và 7 ngày trong tuần. Tin


tức được cập nhật liên tục về các lĩnh vực nóng hổi trên toàn thế giới và các
rất nhiều đài truyền hình mua lại thông tin của kênh này, trong đó có Việt
Nam. Việc hình thành các tập đoàn truyền thông thì bộ máy vận hành rất gọn

nhẹ nhưng Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có nhiều hệ thống báo chí
từ trung ương đến địa phương. Nếu không sắp xếp hợp lí sẽ xảy ra nhiều
trường hợp thất nghiệp.
1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước
Trong khi trên thế giới mô hình tập đoàn truyền thông đã phát triển
từ lâu và không ngừng lớn mạnh về mọi mặt thì ở nước ta mô hình này mới
bắt đầu được triển khai và đang từng bước xây dựng các yếu tố để hình thành.
Điều này cho phép nước ta tìm hiểu, tham khảo các mô hình tập đoàn truyền
thông của các nước để rút kinh nghiệm, có cách nhìn hợp lí và xây dựng một
cách hiệu quả.
Ngày 30/9/2005, Bộ Văn hoá – Thông tin họp báo về việc Chính phủ đã
ban hành Quyết định 219, phê duyệt chiến lược phát triển thông tin đến năm
2010, trong đó có việc đồng ý thí điểm mô hình tập đoàn báo chí tại Việt
Nam. Cũng tại Hội nghị đánh giá công tác quản lý nhà nước về báo chí (20072008), Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Việt Nam ông Lê Doãn Hợp
cũng đã nói về mục tiêu 2009-2010 quy hoạch phát thanh – truyền hình nhưng
đến nay việc quy hoạch vẫn còn gặp rất nhiều vướng mắc.
Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu báo chí và
tuyên truyền: “Việc xây dựng và phát triển các Tập đoàn báo chí hầu như
một con đường tất yếu phải dẫn tới. Bởi vì đất nước chúng ta báo chí cũng áp
dụng vào nền kinh tế thị truờng, tất nhiên là có định hướng XHCN. Tuy nhiên
là việc xây dựng các Tập đoàn báo chí ở Việt Nam cũng cần xem xét ở tất cả


mọi khía cạnh để vừa đảm bảo chúng ta có tập đoàn báo chí truyền thông lớn
mạnh, đảm bảo những tập đoàn ấy có sức mạnh nhất định trong việc tác động
vào đời sống nhất định trong lĩnh vực truyền thông và cái quyền lực ấy góp
phần vào việc thực hiện đường lối, chính sách kinh tế - xã hội, quân sự, quốc
phòng, an ninh của Đảng, nhà nước một cách thắng lợi. Nhưng mặt khác các
tập đoàn này cũng phải đảm bảo được nó phát triển để trở thành những
quyền lực về mặt kinh tế hay nó tạo nên quyền lực lớn về mặt kinh tế, tức là

nó vẫn là một tập đoàn kinh tế”
Về mô hình tập đoàn truyền thông ở nước ta hiện nay sẽ không áp dụng
rập khuôn một mô hình nhất định nào cả. Cần phải giải quyết trước mắt về
tính chuyên nghiệp trong quản lí tòa soạn và quá trình tác nghiệp của các nhà
báo. Bên cạnh đó là vấn đề xây dựng, đổi mới công nghệ kĩ thuật.
Khi hình thành các tập đoàn truyền thông thì trước hết cần phải tự chủ về
mặt tài chính, chỉ các cơ quan truyền thông lớn mạnh mới nên hình thành tập
đoàn. Không chỉ đào tạo đội ngũ làm báo mà còn phải đào tạo đội ngũ quản lí.
1.3 Một số cơ quan báo chí tiêu biểu trong quá trình hình thành tập
đoàn báo chí – truyền thông.
Ở Việt Nam báo chí chỉ có báo chính thống và phần lớn là bao cấp, việc
hình thành các tập đoàn báo chí chỉ đang trong giai đoạn manh nha.
“Saigon Times Group” là một trong những tờ báo của TP. HCM manh
nha muốn trở thành Tập đoàn báo chí lớn mạnh trong cả nước. “Saigon Times
Group” là một cơ quan hoạt động trong lĩnh vực báo chí (có hai tờ tiếng Việt
và hai tờ tiếng Anh) với mục tiêu thông tin chủ trương, chính sách của nhà
nước nhằm góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước,
thông tin kinh tế đối ngoại, quảng bá văn hóa, du lịch, góp phần phục vụ và


xây dựng lực lượng doanh nhân Việt Nam. “Saigon Times Group” thường
xuyên tổ chức nhiều chương trình vận động xã hội nhằm phục vụ cho định
hướng hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư và làm công tác xã hội. Saigon
Times Group cũng hợp tác xuất bản sách kinh tế - kỹ thuật, và xuất bản đĩa
CD-ROM nhằm giúp độc giả có thể tìm lại tin tức, bài vở đã đăng trên các tờ
báo của “Saigon Times Group”.
Tiền Phong là một trong những cơ quan báo chí lớn ở nước ta đang hoạt
động theo mô hình tập đoàn là một trong những tờ báo có số lượng ấn phẩm
nhiều nhất hàng giờ (Tienphongonline) hàng ngày (Tiền phong hàng ngày),
hàng tuần (Tiền Phong chủ nhật), giữa tháng (Tiền Phong giữa tháng), cuối

tháng (Tiền phong cuối tháng). Ngoài ra còn có các ấn phẩm như Mỹ Phẩm,
Tri thức trẻ, Người đẹp Việt Nam…Bên cạnh đó, công ty cổ phần Tiền Phong
còn phụ trách việc phát hành sách báo trên các hệ thống siêu thị từ Hà Nội,
Hải Phòng đến Cần Thơ. Đây còn là một công ty tổ chức nhiều sự kiện lớn có
uy tín như Hoa hậu, siêu cúp bóng đá quốc gia…Hiện nay, công ty còn mở
rộng hoạt động trên nhiều lĩnh vực như buôn bán văn phòng phẩm, cho thuê
văn phòng, xây dựng các trung tâm dạy nghề. Với những hoạt động đó doanh
thu của báo Tiền Phong đạ từ 15-20 triệu USD. Với tiềm lực và các thế mạnh
của mình Tiền Phong hội tụ đủ các yếu tố để trở thành tập đoàn báo chí –
truyền thông lớn trong tương lai không xa.
Ngoài ra báo điện tử Vietnamnet.vn; báo Tuổi Trẻ; công ty truyền thông
kĩ thuật số VTC, Đài truyền hình Việt Nam…cũng là một trong những cơ
quan tiềm năng trong quá trình hình thành các tập đoàn truyền thông
2. Thương mại hóa báo chí
2.1
Mục đích của thương mại hóa báo chí


Thương mại hóa báo chí xuất phát từ mục đích tạo ra các nguồn thu thêm
cho các cơ quan báo chí. Ngoài mục đích cung cấp thông tin, giúp tuyên
truyền chính trị, định hướng xã hội, báo chí còn là một loại hàng hóa phục vụ
nhu cầu tinh thần của con người. Để có một nguồn thu cao bên cạnh những
khoản thu từ quảng cáo và bán báo, còn có những khoản thu từ các hoạt động
thương mại dưới các hình thức khác nhau.
Cũng như tất cả các tờ báo trên thế giới, báo chí Việt Nam cũng đang
phải vật lộn với cuộc đấu tranh để duy trì nguồn thu nhập cho mình. Nguồn
thu từ doanh thu bán báo đã gần như không còn ý nghĩa. Các tờ báo đang phải
cố gắng thu hút quảng cáo để bù lại nhiều khoản chi phí: chi phí phát hành,
nhuận bút, lương cho phóng viên… Trong vài năm trở lại đây, ngành quảng
cáo của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, đó cũng là một cơ hội để báo

chí tận dụng. Các tờ báo lớn ra hằng ngày hiện nay đều có những trang quảng
cáo riêng biệt, in thêm với các thông tin hằng ngày…
2.2

Biểu hiện của thương mại hóa báo chí

Trong lĩnh vực truyền hình, những chương trình mang tính thương mại
cũng phát triển, dưới hình thức tài trợ cho các chương trình, quảng cáo đã len
lỏi vào công chúng. Đài truyền hình Việt Nam cũng thành lập một trung tâm
quảng cáo riêng: Tvad chuyên sản xuất các đoạn phim quảng cáo trên sóng
truyền hình.
Trên các trang báo điện tử, một diện tích lớn của khuôn hình đã được
nhường chỗ cho các banner, các logo quảng cáo…
Về hoạt động kinh tế báo chí, tình hình kinh tế thế giới và trong nước
còn gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến nguồn thu quảng cáo của các
cơ quan báo chí. Theo thống kê bước đầu, tổng doanh thu quảng cáo trên báo


chí năm 2012 ước đạt khoảng 18.600 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là khối các
đài truyền hình, phát thanh- truyền hình.
Tổng doanh thu quảng cáo trên báo, tạp chí in năm 2012 ước đạt 1.600 tỷ
đồng, giảm khoảng 8% so với năm 2011. Khó khăn về tài chính, nguồn thu
quảng cáo đã khiến nhiều cơ quan báo chí phải giảm kỳ xuất bản, giảm số
lượng phát hành, sáp nhập các đầu mối...
Và tại thời điểm này, gần 90% doanh thu quảng cáo trên thị trường vẫn
đang được đổ vào các hình thức truyền thông truyền thống. Bên cạnh đó
doanh thu quảng cáo online cũng đang tăng dần
Việc thương mại hóa báo chí bên cạnh vấn đề giúp nâng cao nguồn thu
thì nó cũng xuất hiện những tiêu cực trong làng báo Việt Nam, làm giảm uy
tín của báo chí đối với công chúng. Nhiều bài báo miêu tả những chi tiết rùng

rợn, đưa hình ảnh lộ hàng hay soi mói chuyện đời tư của những người nổi
tiếng để tăng lượt xem.
Hầu hết các tít báo đều giật tít câu view trong khi đó nội dung chẳng có
gì nổi bật, thậm chí đưa thông tin rất nhanh nhưng lại suy diễn một cách chủ
quan, không đúng sự thật. Làm ảnh hưởng đến uy tín cá nhân của nhân vật
được nhắc đến trong bài. Nhiều tờ báo thông tin chủ yếu viết về các vụ cướp –
giết – hiếp, làm cho hình ảnh của Việt Nam trở nên xấu xí trong mắt bạn bè
quốc tế cũng như làm bất an lòng dân.
Với mục đích chạy theo lợi nhuận nhiều ấn phẩm báo chí có nội dung
không lành mạnh ảnh hướng đến vấn đề định hướng dư luận. Có những tờ báo
xa rời tôn chỉ mục đích, chỉ lo đăng hình “tươi mát”, tô đậm chuyện tình dục,


hay quảng cáo trá hình thành những bài viết ca ngợi. Điều này nếu không sớm
giải quyết sẽ ảnh hưởng rất lớn đế nền báo chí chân chính.
Một trong những biểu hiện của khuynh hướng thương mại hóa báo chí,
đó là xuất hiện loại hình báo lá cải. Đặc điểm của những tờ báo này đưa tin
giật gân, nội dung hời hợt. Mục đích chỉ nhằm tiêm kích sự tò mò của công
chúng, hoặc chỉ với mục đích giải trí còn độ xác thực của thông tin thì không
đáng tin cậy. Quảng cáo thì có nhiều quảng cáo lố lăng. Đặc biệt là các tin tức
chủ yếu là coppy – paste. Có những trang tin tức độ thông tin của nó được
chính độc giả xác nhận và đặt cho những cái tên mới như kênh14.vn (mương
14); 2sao.vn (2 sạo)… Có thể nhờ thương mại hóa giúp nó tồn tại nhưng mức
độ tin tưởng của độc giả thì cần xem xét.
Quá trình thương mại hóa báo chí là một quá trình tất yếu để tồn tại, tuy
nhiên vấn đề đặt ra là phải thực hiện sao cho nội dung thông tin đem đến cho
công chúng phải chân thật và không được phép đăng tin chỉ vì tiền. Trong nền
kinh tế thị trường, báo chí là kênh thông tin nhanh nhạy nhất cho hoạt động
kinh tế thông qua các trang quảng cáo. Quảng cáo nhiều do nhà quảng cáo
biết họ tìm được những tờ báo có nhiều người đọc. Thương mại hóa giúp thúc

đẩy sự cạnh tranh giữa các tờ báo, xét về mặt tích cực muốn tồn tại lâu dài
báo chí phải đưa tin chính xác và bài viết phải sâu sắc hơn. Từ đó giúp nâng
cao chất lượng báo chí của làng báo Việt Nam

Bạn gái Công Vinh – Thủy Tiên lộ hàng sexy đến “đỏ mặt”
20/09/2013 | Filed under: TIN GIẢI TRÍ | Posted by: thanhnt1

4 Phản hồi


Những khoảnh khắc Thủy Tiên lộ hàng trên sân khấu đến “đỏ mặt”. Hình ảnh
bạn gái Công Vinh lộ hàng sexy.

Thường xuyên phô diễn vòng một trong những trang phục gây “nóng mắt”, Thuy Tien lo
hang thường xuyên.

Trong một chương trình ca nhạc năm 2011, nữ ca sĩ đã khiến khán giả “no mắt” vì màn
khoe ngực.

Bộ jumpsuit hở lưng khiến Thủy Tiên càng bốc lửa.

Vũ đạo giơ cao chân khiến nhiều khán giả khó tính thấy không vừa mắt.

Thủy Tiên tham gia Bước nhảy hoàn vũ năm 2011 và đạt ngôi vị á quân.
(tintuc24h.info)

3. Truyền thông xã hội ở Việt Nam
3.1 Điều kiện hình thành truyền thông xã hội



Chỉ trong vài năm qua cùng với sự phát triển của internet và tốc độ lan
nhanh của các trang mạng xã hội như facebook, twitter, youtube…đã xuất
hiện một định nghĩa mới về truyền thông xã hội hay xã hội hóa báo chí.
Những hình thức truyền thông qua các kênh mạng xã hội được sử dụng khắp
nơi trên thế giới trong thời đại kĩ thuật số hiện nay. Thông tin đến với người
sử dụng qua nhiều phương tiện khác nhau như điện thoại hay máy tính. Mỗi
người, chỉ cần có một chiếc điện thoại truy cập internet, một trang mạng cá
nhân, hay tài khoản trên một trang mạng xã hội như youtube là đã có thể trở
thành một nhà báo có nhiệm vụ đưa tin.
Do sự cạnh tranh của truyền thông xã hội, truyền thông không chính
thống như blog, youtube…Internet đã làm đa dạng hóa các nguồn tin tức. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của báo chí chính
thống trên thế giới. Sự phát triển của công nghệ là một trong những yếu tố thử
thách cho ngành báo chí, tuy nhiên nó có ý nghĩa rất lớn đối với ngành công
nghiệp báo chí
3.2 Nhà báo công dân và truyền thông xã hội
Nhà báo chuyên nghiệp không thể có mặt ở mọi lúc, mọi nơi để ghi lại
những hình ảnh sống và chân thực nhất về các sự kiện. Nhờ công nghệ mà giờ
đây các nhà báo công dân có thể làm được điều đó.
Vào năm 1999, chuyến bay1549 của hãng hàng không United Airways
vừa cất cánh từ sân bay La Guardia (New York) thì gặp tai nạn. Sau đó phải
hạ cánh khẩn cấp trên sông Hudson. Điều kì diệu là chiếc máy bay hạ cánh an
toàn và tất cả các hành khách trên máy bay đều sống sót. Những bản tin và
hình ảnh đầu tiên về chuyến bay này không phải do CNN hay một hãng tin


truyền thông chính thống công bố mà là do một người dân bình thường chụp
lại vừa lên tài khoản twitter của mình cho cả thế giới xem.
Hay trong những ngày gần đây, dư luận đang xôn xao về clip nam thanh
niên đánh CSGT ở Thanh Hóa. Hành động của người này đã tạo nên phản ứng

gay gắt trong công chúng, dẫn đến cuộc điều tra truy cứu trách nhiệm của
những người có mặt trong video nói trên. Câu chuyện này được lan truyền từ
các trang mạng xã hội sau đó được đăng tải trên các trang báo mạng và các tờ
báo chính thống.
Mỗi công dân đều có thể trở thành nguồn tin, có thể chất lượng thông tin
của họ chưa được đảm bảo nhưng những đề tài của họ cũng đã góp phần tạo
nên một nguồn thông tin đa chiều về các sự kiện. Trong tương lai xu hướng
này sẽ vẫn còn tiếp tục phát triển.
Trên truyền hình một số chương trình được thực hiện bởi những clip do
khàn giả quay như Góc nhìn khán giả của VTC 14 hay như chương trình
“Clip của tôi” trên kênh VTV6 chuyên phát các clip do chính các bạn trẻ thực
hiện.
3.3 Truyền thông xã hội và báo chí đa phương tiện trong tương lai
Tận dụng thế mạnh của internet, các cơ sở báo chí hiện nay đều xây
dựng website. Nhà báo trong giai đoạn mới ngoài các kĩ năng cơ bản về săn
tin, kiểm định nguồn tin, viết tin…còn phải học cách biên tập video, xử lí âm
thanh, thiết kế đồ họa.
Thạc sỹ Nguyễn Thị Mai Hồng, Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết, đội
ngũ phóng viên hiện nay có thể đáp ứng được phần nào các yêu cầu của báo
chí

đa

phương

tiện,

nhưng

khó


đạt

chuẩn.


“Là người có hàng chục năm trong nghề, cũng đi viết bài, ghi âm, chụp ảnh
nhưng tôi thấy cái khó là làm loại hình báo chí nào phải có tư duy, kỹ năng
của

loại

hình

báo

chí

đó

mới

hiệu

quả”.

Cụ thể, theo thạc sỹ Mai Hồng, làm truyền hình phải biết chọn góc quay, biết
dựng, biết chọn nhạc nền; làm báo điện tử phải biết cách giật tít; báo ảnh phải
biết chọn góc chụp, căn chỉnh ánh sáng… mới có bức ảnh đẹp. Vì thế, phóng
viên cần được bồi dưỡng các kỹ năng.

Trước sự phát triển của công nghệ thì báo chí đa phương tiện sẽ là một
tương lai không xa, đặc biệt dưới sự hỗ trợ của truyền thông xã hội thì độ lan
tỏa thông tin của nó khoảng cách thời gian sẽ bị xóa bỏ. Nhiều tin tức tức trực
tuyến được truyền đi bằng cách chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Nhiều cơ
quan báo chí cũng tận dụng facebook hay Twitter để đưa đường link của các
bài báo và kết nối độc giả như: Báo mới ( />fref=ts) , báo Dân trí ( />ViệtNamNet ( />Vietnamnet.vn cũng là một trong những đơn vị khởi đầu khi trong việc
tạo ra các chuyên trang dù các yêu cầu về truyền thông đa phương tiện đối với
nhà báo vẫn chưa thực sự được chú trọng
Năm 2013, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đã mở thêm chuyên
ngành báo đa phương tiện để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong
tương lai.
Trên thị trường các bản tin, phóng sự đa phương tiện vẫn đang là một
mảnh đất màu mỡ chờ những người có kĩ năng chuyên nghiệp phát triển trong
tương lai. Thành công của Media Storm một đơn vị độc lập chuyên sản xuất
phóng sự và bản tin đa phương tiện chính là một minh chứng cho điều đó. Ở


Việt Nam dù chưa có nhiều nhu cầu như kiểu Media Storm, nhưng đã có
những cá nhân nhen nhóm lên ngọn lửa đầu tiên cho loại hình mới mẻ này.
Người đầu tiên đó là phóng viên ảnh tự do người Mĩ Justin Mott. “ Câu
chuyện của Nụ” (Nu’s story) kể về một cô bé mắc bệnh tự kỉ ở làng Hòa Bình
– Thanh Xuân là một trong những tác phẩm phóng sự theo hình thức đa
phương tiện của Mott.. Những câu chuyện đó đánh vào thị giác và thính giác
bằng sự đa dạng của hình ảnh, ngôn từ và âm thanh.
4. Toàn cầu hóa thông tin
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và
trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng
giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v.
trên quy mô toàn cầu.
Toàn cầu hóa thông tin đó là quá trình thông tin ở khắp mọi nơi trên

thế giới được truyền tải liên tục, nhiều chiều và dễ dàng tới cho công chúng
Nhờ interner phát triển mà chúng ta có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin
trên khắp thế giới, nhu cầu thông tin của một quốc gia không còn bị bó hẹp
nữa
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trực tiếp là các ngành điện tử và
thông tin liên lạc: các thiết bị thu phát sóng, vệ tinh mặt đất...
Qua truyền hình cáp chúng ta có thể xem các kênh như HBO, Disney…


nhiều

kênh

truyền

hình

nổi

tiếng

trên

thế

giới

Internet ra đời khá muộn (đến năm 1992 mới phát triển hoàn thiện như ngày
nay), nhưng nó đã có những bước phát triển như vũ bão, kết nối, chia sẻ thông
tin trên toàn cầu. internet đã xóa nhòa biên giới quốc gia, đưa cả thế giới xích



lại gần nhau trong ngôi nhà chung. Bên cạnh đó kinh tế - xã hội ngày càng
phát triển, nhu cầu của con người về thông tin ngày càng cao. Buộc phải
thông tin phải kịp thời, chính xác, và đặc biệt là ở mọi nơi trên trái đất. Ở
Việt Nam qua báo chí chúng ta có thể biết được giá vàng trên thế giới, hay
tình

hình

của

cuộc

khủng

hoảng

chính

trị



Ucraina.

Đặc biệt thông tin được tiếp cận đa dạng, nhiều chiều. Biểu hiện này có
tác động hai mặt. Một mặt, nó xóa bỏ sự độc quyền thông tin, thủ tiêu kiểu
đưa tin chủ quan, một chiều. Nhưng mặt khác, nó lại tiềm ẩn nguy cơ cao của
độc quyền thông tin, đưa tin sai sự thật - khi mà sự cạnh tranh ngày càng khốc

liệt.
Trong xu thế toàn cầu hóa thông tin vấn đề văn hóa và nét đặc trưng
riêng của mỗi dân tộc được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh sự giao lưu văn hóa,
học hỏi, du nhập những nền văn hóa tiên tiến thì nhiều sản phẩm báo chí vô
tình đã gây ra mặt trái về tuyên truyền những văn hóa không phù hợp với các
nước Châu Á. Như suy nghĩ sống thoáng ở các nước phương Tây dẫn đến
nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Trước đây, khi nói về vấn đề đồng tính, báo chí nước ta còn dùng nhiều
từ ngữ khinh miệt và nhiều bài báo không định hướng đúng dư luận xã hội.
Nhưng nhờ toàn cầu hóa và tiếp xúc thông tin với thế giới giờ đây chúng ta đã
có cái nhìn rất khác. Nhiều bài báo bảo vệ người đồng tính hay chương trình
“Tôi đồng ý” để ủng hộ hôn nhân đồng giới, cho phép họ được sống với giới
tính thật của mình. Nhiều tác phẩm phóng sự về cộng đồng LGBT như “ Lẩu
bd” nói về quán ăn của những người đồng tính, hay câu chuyện Hương Giang
Ido trong Chuyện đêm muộn giúp dư luận có cái nhìn đúng đắn và cảm thông
với

họ.
Ngoài ra, nhiều sự kiện xảy ra có thể thu hút được nhiều sự quan tâm

của công chúng, ngay cả khi nó diễn ra ở bên kia bán cầu. Như vụ khủng bố


11/9 ở nước Mỹ, sóng thần 2006...cả thế giới được biết rõ thông tin nhờ toàn
cầu

hóa.

Một ấn phẩm báo chí có thể được xuất bản ở nhiều quốc gia, hoặc nhiều quốc
gia cùng hợp tác sản xuất một ấn phẩm báo chí. Biểu hiện này được thể hiện

cụ thể ở từng loại hình truyền thông: báo in (xuất bản trong nước, xuất bản ra
nước ngoài bằng nhiều thứ tiếng...), phát thanh (hệ phát thanh đối ngoại, phát
nhiều thứ tiếng khác nhau...), truyền hình (nhiều nước cùng xem một kênh
truyền hình...), báo mạng.... Toàn cầu hóa diễn ra ở cả những hãng thông tấn
lớn. Như BBC của Anh phát khoảng 120 giờ/ ngày với 38 thứ tiếng. Nhiều
kênh truyền hình ở đài địa phương Việt Nam có chương trình thời sự tiếng
anh. Hay kênh VTC 10 - NETVIET hợp tác với 32 đối tác để phát sóng tới
hàng triệu gia đình trên 4 châu lục với 20 quốc gia
Châu Á: NETVIET hợp tác với các nước Lào, Campuchia, Thái Lan,
Indonesia, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc.
Tại Hàn Quốc, gói truyền hình đối ngoại được phát sóng miễn phí trên
kênh truyền hình Ariang. Tại Đài Loan, VTC10-NETVIET được đưa vào dịch
vụ truyền hình IPTV của Công ty Chunghwa Widebank Best Network
(CWBN); webTV của Đài Phát thanh Quốc tế Đài Loan (RTI). Tại Trung
Quốc, chương trình của VTC10-NETVIET được phát sóng trên Đài Truyền
hình Quảng Tây trên tất cả các hạ tầng vệ tinh và cáp.
Châu Âu: Anh, Đức, Nga, Pháp, Ý, Hà Lan, Séc, Ba Lan, Hy Lạp, Nga.
Châu Mỹ: Mỹ và Canada.
Tại Mỹ và Canada, gói truyền hình đối ngoại được phát sóng trên Kênh
truyền hình VBS thông qua phương thức vệ tinh, cáp, truyền hình số mặt đất,
IPTV. NETVIET còn hợp tác phát sóng với Công ty AMC có trụ sở tại bang
California –Mỹ một số chương trình của gói đối ngoại trên Kênh Vsky
Culture qua vệ tinh tần số 9655 của Dish Network.


Châu Úc: Úc, Newzealand
II. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỪNG LOẠI HÌNH BÁO CHÍ
1. Báo in
Loại hình báo chí đầu tiên ra đời trên thế giới cũng như ở Việt Nam
chính là báo in. Khi internet phát triển báo in phải bước vào giai đoạn cạnh

tranh để khẳng định chính mình. Vì vậy so với trước đây, báo in đã có những
sự thay đổi khá rõ rệt. Trên thế giới vị trí của báo in đang dần bị thay thế bởi
báo mạng, nhiều tờ báo in bị xỏa bỏ nhưng ở Việt Nam báo in vẫn đang đứng
vững trên thị trường. Không chỉ cải tổ về mặt nội dung và phát huy những ưu
điểm của mình báo in còn hòa mình vào thời đại mới với nhiều bước phát
triển khác
1.1

Về hình thức

Báo in so với trước đây thì chủ yếu viết trên giấy chuyên dụng, khổ to.
Một bài có tít chính, sapo, các tít phụ. Khi trình bày vào trong trang báo thì
chỉ thấy toàn chữ rất ít hình ảnh mà nếu có thì cũng chỉ là ảnh nhỏ theo kiểu
ảnh chân dung. Kiểu làm báo ấy đã trở nên lỗi thời trong cuộc sống hiện đại
ngày nay.
So với truyền hình và báo mạng thì báo in khó mà cạnh tranh được về
mặt hình ảnh. Những thay đổi đầu tiên bắt đầu từ hình thức vì hình thức là
yếu tố đầu tiên thu hút người đọc.
Đã có nhiều tờ báo có sự đổi mới về mặt thiết kế, trình bày tiêu biểu như
“Tạp chí người làm báo”, từ số tháng 6-2004 đã thay đổi kiểu chữ, măng – set
mới và đổi khổ từ khổ cũ là 19x27cm sang khổ mới là 20x30 cm nhằm đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc và hội viên hội Nhà báo cả nước. Ngày
1/3/2005 báo Lao động ra bộ mới với những thay đổi từ măng – sét đến cơ
cấu trang.


Ngoài ra những tờ báo bây giờ đã trở nên sống động hơn nhờ hình ảnh
trên các trang bìa và chuyên mục, nhiều tờ báo màu có những hình ảnh lung
linh không thua kém gì báo mạng. Trong nội dung của các trang báo cũng
được trang trí rất đẹp mắt

Như báo 2! Người Việt Trẻ, các nguyệt san của báo Hoa Học Trò như
Thiên thần nhỏ, Trà sữa tâm hồn. Đặc biệt để cung cấp thông tin cho cho từng
đối tượng độc giả, nội dung tin tức ngày càng phong phú đa dạng hơn. Có
riêng các mảng về thời trang, ẩm thực…
1.2

Báo giá rẻ và phát báo miễn phí

Ở Việt Nam trước đây giá báo Thanh Niên là 1700 đồng, bây giờ đã hạ
giá xuống còn 1300 đồng, bằng giá báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. Sự
cạnh tranh về thông tin và độc giả là nguyên nhân chủ yếu để Thanh Niên có
quyết định “sáng suốt” này. “Nếu cứ để giá cao hơn báo Tuổi trẻ thì Thanh
Niên sẽ gặp bất lợi và khó cạnh tranh” - Phó Tổng Biên tập của báo Thanh
Niên cho biết sau khi có quyết định sáng suốt đó tốc độ tăng trưởng số lượng
báo rất nhanh năm 2006 là 300.000 bản/ kỳ, thu hút nhiều quảng cáo hơn bù
đắp giá bán. Người đọc báo có lợi hơn.
Tại Việt Nam nếu không kể một số ấn phẩm được phát miễn phí như các
tờ rơi, một số tờ báo phát miễn phí cho đồng bào dân tộc của Chính Phủ hoặc
báo phát không cho đối tượng khách hàng nào đó, thì tờ Thế giới thương mại
là tờ báo in miễn phí đầu tiên. Thế giới thương mại là ấn phẩm do báo
Thương mại phát hành. Và những ngày cuối tháng 6/2006, độc giả Thủ đô Hà
Nội khá tò mò khi nhận được những tờ báo in dày dặn, thông tin hấp dẫn với
những chuyên mục khá tiện ích và hoàn toàn miễn phí. Tờ báo đã chọn một
hướng đi đó là tự mình tìm đến với độc giả qua kênh phát hành miễn phí. Và


những gì mà nó thu được là đánh dấu bước đầu thành công. Mỗi kỳ phát hành
2 vạn bản tại các tuyến phố buôn bán sầm uất như Bạch Mai, Hàng Đào, các
tụ điểm ẩm thực, các quán cà phê, các trung tâm thương mại lớn… Những
cuộc điện thoại về tòa soạn đã chứng tỏ sự quan tâm của độc giả tới tờ báo.

Và số lượng độc giả là 5 vạn, một con số rất lớn đối với một tờ báo chưa phải
là lớn như báo Thương mại. Hướng đi này của báo Thương mại đã chuẩn bị
cho sự hội nhập báo chí thế giới. (Theo Người làm báo 2006).
2. Báo mạng điện tử
Đây là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một
trang web và phát hành trên mạng internet.
Công nghệ thông tin giúp báo mạng điện tử ra đời và cũng chính nó thúc
đẩy sự phát triển của công nghệ mới. Những trình duyệt phiên bản mới liên
tục được cải tiến để tích hợp với các tính năng đa phương tiện.
Trang báo mạng đầu tiên ở nước ta như trang baomoi.com ngoài những
phiên bản để xem trên máy tính, ipad thì hiện nay đã có những giao diện giúp
dễ dàng đọc tin tức trên điện thoại.
Ngoài ưu thế có gắn kèm các phương tiện nghe nhìn, báo mạng
còn có khả năng chứa thông tin tư liệu cực lớn. Khi truy cập một bài báo trên
mạng, ngay lập tức độc giả có thể vào xem các bài có liên quan với chỉ một cú
nháy chuột vào đường link gắn kèm. Đây là một khả năng mà báo giấy không
thể có.
Báo điện tử lại có thể giúp giảm khoảng 75% chi phí sản xuất và phát
hành cho các tờ báo. Ngoài ra, báo điện tử giúp ta cập nhật tin tức 24/24. Đặc
biệt tính tương tác của báo điện tử rất cao, một tin tức gửi đi có thể nhanh


chóng nhận ngay phản hồi của rất nhiều độc giả, nhận xét về nội dung thông
tin, chia sẻ tìn cảm với người trong cuộc hoặc thậm chí phản ứng ngay với tờ
báo về cách đưa tin.
Ví dụ: Trong thời gần đây có rất nhiều bài báo nói về tình hình biển
Đông, khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương vào lãnh hải Việt Nam
nhiều độc giả đã bình luận, và chia sẻ cảm xúc mình đối với các chiến sĩ đang
bảo vệ chủ quyền ở biển Đông. Các thông tin về biển đảo được cập nhật từng
giờ, từng ngày giúp cho những người ở đất liền dễ dàng nắm bắt được thông

tin. Ngoài ra những người xa quê hương cũng có thể truy cập vào internet để
theo dõi tình hình.
2.1

Báo điện tử lấn sân báo in và các loại hình báo chí khác

Hiện nay, nhiều đài phát thanh – truyền hình cũng đã phát sóng lại các
chương trình của mình qua internet, giúp người xem có thể theo dõi bất kì khi
nào họ muốn. Hoặc xem nhiều lần những chương trình mà họ yêu thích.
( />
;

/>
vov3-nghe-vov3-truc.html...)
Các tờ báo in truyền thống cũng đã có các phiên bản báo điện tử như báo
Tuổi Trẻ, Quân đội nhân dân…
2.2 Vấn đề đạo báo trên báo mạng điện tử
Giờ đây khi vào một trang báo điện tử, công chúng không chỉ được đọc
bài viết của phóng viên mà còn có thể theo dõi được cả bài viết đó dưới nhiều
loại hình khác. Nhiều tin bài ở các tờ báo mạng có nội dung giống nhau do
vấn đề coppy – paste. Vào thời internet mới chập chững ở Việt Nam việc cắt
dán mới chỉ có ở một vài website nhưng hiện tại một báo điện tử lớn có hàng


trăm nhân viên mỗi ngày chỉ có thể sản xuất 120 – 150 tin bài, song có những
tờ báo điện tử mỗi tuần có đến 1000 – 1200 tin mà đến hơn 90% là cắt dán.
Đây chính là vấn đề ăn cắp bản quyền tác phẩm báo chí. Có nhiều tin được
lấy sau tin gốc chỉ năm phút, có những tin sau khi coppy còn đổi giờ sớm hơn
cả tin gốc, khiến cho tin gốc trở thành tin đăng lại trên các trang tổng hợp tự
động. Dẫn đến tình trạng nhiều tin bài sai do nhà báo cẩu thả trong khâu lấy

tin, tác nghiệp được lan tỏa nhanh chóng trên các trang báo khác, ảnh hưởng
lớn đến uy tín của báo chí đối với công chúng.
Ví dụ: Bài báo “Cha chồng quan hệ tình dục với con dâu bị dính không
tách rời được” đăng trên một số trang báo ngày 18/9/ 2012. Nguồn bài viết
này từ trang báo VOV, sau đó được một số trang khác đăng tải lại. Tuy nhiên
cũng ngay sau đó, các báo đăng tải bài viết trên đã lên tiếng cải chính thông
tin sai sự thật do phóng viên "thiếu sót trong nghiệp vụ, nghe thông tin một
chiều mà không xác minh" và xin lỗi độc giả.
Tháng 3/2013 báo Năng Lượng Mới dọa kiện trang baomoi.com rút tự
động tin bài của mình bất hợp pháp. Khi sự việc xảy ra ông Nguyễn Anh Tuấn
- giám đốc Công ty cổ phần công nghệ EPI, cơ quan chủ quản của
baomoi.com - cũng có buổi làm việc chính thức với báo Năng Lượng Mới và
thừa nhận việc lấy tin bài của Năng Lượng Mới mà chưa xin phép là sai luật.
Trước đó, baomoi.com đã đăng tải trên trang chủ của mình lời xin lỗi về
sự việc trên, sẵn sàng chấp nhận mọi điều kiện của báo Năng Lượng Mới.
Tuy đã giải quyết nhưng sự việc đã làm dấy lên nỗi bức xúc của dư luận
trước những thông tin không đúng trên báo chí, gây ảnh hưởng không nhỏ đến
cuộc sống của người dân.


Trong bối cảnh ra đời hàng loạt các website chia sẻ như youtube,
dailymotion…thì vấn đề giữa bản quyền các bài báo, hay các tác phẩm báo
chí truyền hình, điện ảnh là hết sức khó. Điều đáng buồn nhất hiện nay là báo
chí chê bai phê bình nhạc sĩ A, nhà văn B vi phạm bản quyền nhưng chính
báo chí cũng đạo báo thường xuyên. Vì vậy để chấm dứt vấn đề đạo báo thì
chính báo chí phải tự thay đổi mình bên cạnh việc xử lí của pháp luật đối với
vấn đề này.
3. Báo phát thanh
Báo phát thanh trong những năm qua đã không ngừng vươn lên lớn mạnh
cả  về  số  lượng lẫn chất lượng chương trình, phục vụ  tốt hơn nhu cầu tuyên

truyền của Đảng và nhà Nhà nước, nhu cầu thông tin, giải trí, giáo dục của nhân
dân
Từ  những năm 90 của thế  kỉ  20, khi kĩ thuật số  ra đời, phát thanh đã có
những bước phát triển mới nhảy vọt. Từ phát thanh truyền thống sang phát thanh
hiện đại. phát thanh hiện đại nổi bật với sự thay đổi phương tiện kĩ thuật và máy
móc. Đường truyền dẫn  chuyển từ  sóng AMVà giờ đây là kỉ nguyên của phát thanh kĩ thuật số.
3.1

Thông tin nhanh, nói ngắn viết ngắn

Với mạng internet phủ khắp toàn cầu, với hệ thống viễn thông hiện tại phát
thanh có đủ điều kiện để thực hiện những chương trình hay, hấp dẫn, hiệu quả so
với công nghệ phát thanh truyền thống.
Mục đích của phát thanh đó chính là làm sao lấy được thông tin nhanh nhất
để truyền tải kịp thời đến công chúng khán giả nghe đài. Hiện nay những chương
trình phát thanh trực tiếp và cầu truyền thanh giúp công chúng tiếp cận một cách
khách quan nhất vơi thông tin. Bên cạnh đó là được tương tác với người làm


chương trình. Khán giả  giờ  đây thính giả  có nhiều hình thức tương tác như  gọi
điện, nhắn tin đến tổng đài hay gửi yêu cầu qua các fanpage của chương trình
Như  chương trình quà tặng âm nhạc trên VOV giao thông  nếu bạn muốn

gửi tặng cho những người yêu quý của mình thì có thể làm theo cách sau đây:
Cách

1:

Soạn tin theo cú pháp: VA tenbaihat sodienthoainguoinhan loinhan

Gửi đến 8768. Nếu yêu cầu được ghi nhận thì sẽ nhận lại được 1 tin nhắn như
sau "yêu cầu của bạn đã được ghi nhận. VOV Giao thông sẽ thông báo cho
bạn khi yêu cầu được phát sóng. DT hỗ trợ 1900571526. Chúc bạn vui vẻ".
Cách

2:

Gọi điện tới số 1900571526 :
Nhánh số 1: Gửi lời ghi âm và sẽ phát đúng thời diểm mình muốn .
Nhánh số 7: Bạn tự thể hiện bài hát trực tiếp trên đài luôn.
Nhánh số 8: Nghe lại chương trình .
Nhánh số 9: Nói chuyện trực tiếp vs người dẫn chương trình .
Việc làm những chương trình phát thanh mở như những chương trình
trực tiếp có sự giao lưu giữa phát thanh viên, BTV chương trình với thính giả
nghe đài tạo ra không khí gần gũi, tự nhiên. Việc “mở” cho thính giả nghe đài
tạo điều kiện cho mọi đối tượng có thể tham gia vào chương trình. Làm cho
chương trình tăng tính hấp dẫn, thời sự.
Như chương trình tư vấn tâm lý, tình yêu, tình dục, giới tính, sức khỏe
sinh sản, hôn nhân - gia đình... được phát thanh trực tiếp trên sóng của Đài


Tiếng Nói Việt Nam, vào sáng chủ nhật hàng tuần. Gửi câu hỏi cho các
chuyên gia qua tổng đài 19006801.
3.2

Khai thác triệt để đặc điểm của phát thanh và tăng tính giải

trí
Việc khai thác để các yếu tố bổ trợ trong phát thanh giúp cho phát thanh
tránh tình trạng đài là nơi đọc báo cho công chúng nghe. Những tiếng động

hiện trường và âm nhạc giúp cho thính giả nghe chương trình mang lại cảm
giác thật hơn, thậm chí còn là cách giúp họ nhận biết được đây là chương
trình nào.
Ví dụ: XoneFM - kênh radio âm nhạc phát trên sóng VOV của Đài tiếng
nói Việt Nam
Trong nhịp sống hiện đại nhu cầu giải trí của con người là rất lớn, giúp
thính giả nghe đài thấy thỏa mãn nhu cầu tinh thần cho mình. Đặc biệt là
những người có thị giác yếu thì nhu cầu nghe đài để tìm kiếm thông tin của họ
rất lớn. ( Chương trình phát thanh hi vọng phát sóng trên đài 2VNR và Đài
Tiếng Nói Nước Tôi. Có các chuyên đề đặc biệt về Giáng sinh, Phục sinh Thương khó, Ngày tạ ơn, Thân phụ - Tạ mẫu, Tết - năm mới...)
4. Báo truyền hình
Từ khi ra đời và phát triển đến nay, truyền hình vẫn luôn tận dụng được
những lợi thế của mình để cung cấp hình ảnh của thế giới cho công chúng.
Được thành lập vào năm 1965, trải qua rất nhiều những giai đoạn khó khăn để
phát triển, đài Truyền hình Việt Nam đã đạt được những bước đi lớn đáng tự
hào.


Với sự cạnh tranh khốc liệt từ các loại hình báo chí khác, đặc biệt là từ
internet, truyền hình cần phải tự thay đổi bản thân mình để đáp ứng được yêu
cầu của công chúng hiện đại. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng tin bài, chất
lượng phát sóng… thì một yêu cầu đặt ra cho truyền hình là phải tạo ra được
những chương trình mới hấp dẫn khán giả.
4.1

Truyền hình số và TV độ nét cao

Truyền hình kĩ thuật số giúp truyền tải và phát tín hiệu đa hạ tầng, đa
phương tiện, đa chuẩn nén. Ti vi số có thể thu sóng từ dây anten, vệ tinh, cáp
hoặc các đường dây điện thoại và chất lượng của nó rất tốt. Hiện tại Đài

truyền hình kĩ thuật số VTC, truyền hình Cáp Việt Nam, truyền hình AVG…là
một trong những đơn vị đang triển khai rất tốt về công nghệ số.
TV với độ nét cao hay HDTV (High-definition television) là định dạng
mới cho phép người xem có được những hình ảnh sắc nét, rõ ràng, màu sắc
trung thực, độ tương phản cao và chất lượng âm thanh cũng tốt hơn nhiều nhờ
có thêm nhiều điểm ảnh hơn trên từng cm. Với giá thành hợp lí rất nhiều gia
đình ở Việt Nam sử dụng TV này.
4.2

Truyền hình tương tác cao

Nổi bật cho loại cho truyền hình này là là khả năng cung cấp các chương
trình có thể tác động trực tiếp đến khán giả. Tức là người xem có thể can thiệp
vào nội dung của chương trình truyền hình.
Như kênh ITV, mọi nội dung của chương trình âm nhạc tương tác này
đều do sự bình chọn của khán giả về bài hát mà mình muốn nghe. Ngoài ra
còn có chuyên mục chat trên ITV giúp các bạn theo dõi chương trình có thể
trò chuyện trực tiếp với nhau.


×