Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐIỂM CUNG CẤP DỊCH VỤ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÔNG CỘNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.54 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN DIỆU LINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐIỂM CUNG CẤP
DỊCH VỤ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÔNG CỘNG TỪ
THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8.38.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐẶNG MINH ĐỨC

ĐẮK LẮK, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Diệu Linh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện khoa học xã hội, các quý
Thầy Cô đã trang bị tri thức cho tôi, tạo môi trường thuận lợi, điều kiện tốt nhất


trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới
PGS.TS Đặng Minh Đức đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời
gian thực hiện nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên,
hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn.

Tác giả luận văn

Nguyễn Diệu Linh


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2.

Tình hình nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 3

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..................................................... 5

4.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5

5.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 6

6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .......................................................... 7

7.

Kết cấu của luận văn........................................................................................... 8

Chương 1: VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ ĐIỂM CUNG
CẤP DỊCH VỤ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÔNG CỘNG .............................................. 9
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về điểm cung cấp dịch
vụ trò chơi điện tử công cộng...................................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm .........................................................................................................9
1.1.2. Đặc điểm điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng ........................14
1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công
cộng ........................................................................................................................19
1.2. Nội dung về quản lý nhà nước đối với cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công
cộng .......................................................................................................................... 22
1.2.1. Ban hành pháp luật .........................................................................................23
1.2.2. Kiểm tra, giám sát vi phạm đối với với các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi
điện tử công cộng ......................................................................................................26
1.2.3. Xử phạt vi phạm đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng 27
1.2.4. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các chủ thể ..................................29
1.3. Yếu tố ảnh hướng đến quản lý nhà nước đối với điểm cung cấp dịch vụ trò

chơi điện tử công cộng .............................................................................................. 29
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐIỂM CUNG CẤP


DỊCH VỤ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÔNG CỘNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

33

2.1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi
điện tử công cộng ...................................................................................................... 33
2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử
công cộng .................................................................................................................. 34
2.3. Thực hiện pháp luật quản lý nhà nước đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi
điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ............................................................ 47
2.3.1. Thực tiễn vi phạm pháp luật chung trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .......................47
2.3.2. Thực hiện ban hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với điểm cung cấp
dịch vụ trò chơi .........................................................................................................52
2.3.3. Tổ chức thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ..
...................................................................................................................................53
2.3.4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi
điện tử tại tỉnh Đắk Lắk............................................................................................. 54
2.4. Nguyên nhân của bất cập từ tổ chức thực hiện pháp luật trong quản lý nhà
nước đối với các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng ở Đắk Lắk ..... 55
2.4.1. Nguyên nhân đối với quy định trong quản lý nhà nước đối với địa điểm cung
cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng .....................................................................55
2.4.2. Nguyên nhân đối với quy định quản lý nhà nước đối với người chơi trò chơi
điện tử G1 ..................................................................................................................56
2.4.3. Nguyên nhân do quy định quản lý nhà nước đối với điều kiện cấp Giấy phép
cung cấp dịch vụ trò chơi G1 ....................................................................................57

2.4.4. Nguyên nhân trong quy định thời gian hoạt động của các điểm cung cấp dịch
vụ trò chơi điện tử công cộng....................................................................................59
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI ĐIỂM CUNG CẤP DỊCH VỤ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÔNG
CỘNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK ............................................................. 63
3.1. Phương hướng bảo đảm quản lý nhà nước đối với điểm cung cấp dịch vụ trò


chơi điện tử công cộng .............................................................................................. 63
3.1.1. Phương hướng quản lý nhà nước đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện
tử công cộng phù hợp với pháp luật quốc tế .............................................................63
3.1.2.Phương hướng quản lý nhà nước về trò chơi công cộng phù hợp với chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước ................................................................................ 65
3.2. Phương hướng quản lý nhà nước đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện
tử công cộng .............................................................................................................. 66
3.2.1. Giải pháp chung...............................................................................................67
3.2.2. Giải pháp đảm bảo quản lý nhà nước đối với các điểm cung cấp dịch vụ trò
chơi điện tử công cộng tại tỉnh Đắk Lắk ...................................................................71
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 76


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tên gọi

CNTT

Công nghệ thông tin


NĐ-CP

Nghị định - Chính Phủ

QĐ-UBND

Quyết định – Ủy ban nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

UBTVQH

Ủy ban thường vụ Quốc hội


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 2.1. Độ tuổi của người sử dụng Internet so với tổng dân số năm
2010 ................................................................................................................. 35
Biểu đồ 2.2. Số điểm cung cấp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2013 đến tháng 3 năm 2019 ...................... 48


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến dẫn đến sự ra

đời của các trò chơi điện tử ngày càng gia tăng.Vấn đề quản lý nhà nước đối
với điểm cung cấp dịch vụ điện tử công cộng ngày càng được các nước trên
thế giới siết chặt bởi đi kèm với sự phát triển chính là sự bất ổn, nguy hiểm
bởi những tác động xấu mà chính các trò chơi, đơn thuần là bổ ích dần trở
thành các mối đe dọa mà khó ai có thể nói trước được. Ở Việt Nam, những
điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng xuất hiện nhiều, đặc biệt là
gần những nơi học sinh, sinh viên hay lui tới như gần trường học, nhà trọ...
Nhìn chung, cứ gần một trường học, khu nhà trọ thì có từ 05 đến 10 địa điểm
cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng và ở đó không khi nào là vắng
khách. Nếu không được nhà nước kiểm soát chặt, các điểm cung cấp dịch vụ
trò chơi điện tử công cộng dễ trở thành địa điểm trá hình cho những trò chơi
cấm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và nhận thức người sử dụng. Làm
thế nào để hạn chế được tình trạng trên, do đó cần đưa ra giải pháp để giải
quyết các vấn đề về quản lý nhà nước đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi
điện tử công cộng. Theo đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và phát huy
vai trò quản lý nhà nước là yêu cầu trước mắt để giúp cho việc quản lý hoạt
động các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng của cả nước được
toàn diện và triệt để hơn.
Hiện nay, tình trạng chơi và nghiện game online trong thế hệ trẻ trong
đó có một bộ phận quan trọng đó là tầng lớp sinh viên đang theo học tại các
trường đại học, cao đẳng. Tính chất tác hại của game online đối với lứa tuổi
này rất nguy hiểm. Mặc dù, không phải ai cũng cho rằng tất cả game online
đều xấu. Nhưng cũng không ai có thể phủ nhận game online đã gây ra những

1


hệ lụy cho xã hội. Nghiêm trọng, một số đối tượng lợi dụng trò chơi điện tử
trên mạng để thực hiện rửa tiền, trá hình các trò chơi đánh bạc, nội dung
không lành mạnh đòi hỏi sự quản lý sát sao của nhà nước đối với các điểm

cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn quản lý nói riêng và
trên cả nước nói chung.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trò chơi điện tử, games online đều
xấu. Vấn đề là dịch vụ này được khai thác như thế nào? Người chơi đã chơi
đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật chưa? Nội dung trò chơi có cần
phải được được phê duyệt? Các chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử
công cộng có thực hiện đúng quy định?
Có thể thấy rằng, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý
hoạt động điện tử công cộng và đã đạt được những mục tiêu nhất định. Tuy
nhiên, khi rà soát các công trình nghiên cứu đã được công bố có nội dung liên
quan thì có thể thấy, các công trình chỉ tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận
và thực tiễn tại các địa bàn có sự phát triển mạnh như thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Đà Nẵng chứ chưa khai thác và nghiên cứu nhiều ở địa bàn
khu vực Tây Nguyên, cụ thể trên phạm vi địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Đắk Lắk là một trong những tỉnh phát triển của Tây Nguyên, bên cạnh
đó là sự tiếp thu công nghệ cũng như các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện
tử công cộng xuất hiện nhiều, cần sự quản lý hiệu quả của nhà nước đối với
các điểm cung cấp dịch vụ. Mặc dù đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật
đã được ban hành về quản lý hoạt động điện tử công cộng nhưng việc áp dụng
vào thực tiễn còn hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa đạt được hiệu
quả cao, thiếu tính cương quyết, răn đe.
Do đó, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý Nhà nước đối với điểm
cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk”
nhằm nghiên cứu một số vấn đề lý luận, đánh giá việc thực hiện và áp dụng

2


pháp luật quản lý đối với hoạt động của các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi
điện tử công cộng đồng thời đưa ra những giải pháp đảm bảo quản lý nhà

nước đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng từ thực tiễn
tỉnh Đắk Lắk.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Theo các nghiên cứu trong và ngoài nước nước liên quan đến việc quản
lý nhà nước đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử nói chung và các
trò chơi điện tử công cộng nói riêng được các tác giả nghiên cứu với nhiều
quan điểm, nhiều lập luận khác nhau như:
Ở nước ngoài có các buổi thuyết trình, giao lưu của các chuyên gia nói
về điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử chẳng hạn như: David Perry bàn về
trò chơi điện tử... và các công trình nghiên cứu khác về tác hại cũng như cách
quản lý của một số nước châu Âu và châu Á.
Ở trong nước, các nghiên cứu hầu hết xoay quanh các dịch vụ trò chơi
điện tử công cộng và đưa ra những nguyên nhân, giải pháp, chẳng hạn:
Trong Báo cáo Khảo sát xã hội học về “Dịch vụ trò chơi trực tuyến ở
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” của Viện Xã hội học thuộc Viện
Khoa học Xã hội Việt. Theo đó, Khảo sát xã hội học về “ Dịch vụ trò chơi
trực tuyến ở Việt Nam trong bối cảnh trò chơi trực tuyến khảo sát cho thấy
mức độ chơi GO theo tỉ lệ khảo sát cho thấy nhóm người trả lời trong độ tuổi
từ 16 đến 20 chiếm tỉ lệ cao nhất (35,1%), nhóm 10 – 15 tuổi (21,2%), từ 2125 (19,6%), tiếp đến là nhóm 26 – 30 (10,4%), nhóm 31- 45 (7,5%) và cuối
cùng là nhóm 46 – 60 chiếm 6,3%. Trong khoảng tuổi từ 10 – 30 tuổi, tỷ lệ
người chơi Game tập trung chủ yếu vào nhóm 16-20 tuổi chiếm 42,1%, nhóm
10-15 tuổi chiếm 26,3%, tiếp đến là nhóm 21-25 tuổi (22%), nhóm 26-30 tuổi
(9,5%). Điều này cho thấy xu hướng chơi GO tập trung nhóm trẻ tuổi nhưng
phần lớn thuộc nhóm 16-20 là nhóm đã có khả năng nhận thức đầy đủ về

3


hành vi của mình. Nếu xét ở độ tuổi đi học thì phần lớn nằm trong nhóm học
sinh phổ thông trung học trở lên....

Đối với Luận văn “Tác động của game online đối với việc học tập và
nâng cao kiến thức của học sinh đô thị hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị
Phương Thảo năm 2008, nghiên cứu cho thấy khác biệt rất lớn về giới tính
giữa những người chơi và không chơi chơi Game oline: tỉ lệ học sinh nam
chơi Game oline luôn cao hơn nhiều so với học sinh nữ. Ngoài những tác
động tới vấn đề học tập và nâng cao kiến thức của học sinh, Game còn có
những tác động theo cả hướng tích cực và tiêu cực tới sức khoẻ, giờ giấc sinh
hoạt, hành vi ứng xử cũng như nhân cách đạo đức của người chơi. Với phần
lớn người chơi thì Game có ảnh hưởng tiêu cực tới các vấn đề liên quan tới
sức khoẻ, giờ giấc sinh hoạt, hành vi ứng xử cũng như nhân cách đạo đức của
người chơi song dưới một góc độ nào đó...
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã làm nổi bật lên các vấn đề về
lý luận và pháp luật đối với trò chơi điện tử ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó
các công trình cũng đã đánh giá một cách tổng quát về thực trạng trong công
tác quản lý, kiểm tra, giám sát và có những hình thức xử phạt ở một số địa
bàn nhất định. Cụ thể những công trình nghiên cứu này đã phần nào chỉ ra
được những thiếu sót trong vấn đề đối với trò chơi điện tử hiện nay là “game
online” và chỉ ra những giải pháp nhằm xây dựng, hoàn thiện đối với mô hình
giải trí game hiện nay; đưa ra các công cụ kinh tế nhằm mục đích nâng cao
hiệu quả trong công tác quản lý các trò chơi điện tử. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đã đạt được thì những công trình nghiên cứu này vẫn chưa làm
sáng tỏ những quy định của pháp luật so với thực tiễn áp dụng khác nhau như
thế nào và vì sao lại có sự khác nhau đó; đâu là nguyên nhân làm cho những
quy định của pháp luật chưa đi vào thực tiễn; hầu hết các công trình còn tập
trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận đối với trò chơi điện tử mà chưa đi

4


sâu vào thực tiễn trong quản lý các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử

công cộng hiện nay. Đây là tiền đề quan trọng để cho những công trình
nghiên cứu sau này kế thừa, đúc rút kinh nghiệm trên cơ sở những công trình
trước đó nhằm góp phần khắc phục và hoàn thiện hệ thống các quy phạm
pháp luật quản lý các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
Do đó, đề tài nghiên cứu khoa học này dựa trên cơ sở kế thừa những
công trình nghiên cứu trước đó cùng với thực tiễn thực hiện pháp luật nhằm
bổ sung thêm vào hệ thống lý luận về pháp luật quả lý các điểm cung cấp dịch
vụ trò chơi điện tử công cộng để đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ
thống pháp luật về quản lý các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử ở Việt
Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích: Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lí
nhà nước đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, từ đó đưa
ra giải pháp quản lý có hiệu quả dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
Nhiệm vụ cụ thể:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với điểm cung
cấp dịch vụ điện tử công cộng.
Thứ hai, phân tích thực trạng quản lý và tuân thủ pháp luật về điểm
cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tại tỉnh Đắk Lắk
Thứ ba, đề xuất những biện pháp giúp cơ quan chức năng quản lý các
hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về trò chơi điện tử nói
chung và quản lý nhà nước đối với các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử
công cộng nói riêng;

5



Các vi phạm về điều kiện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ Internet, Giấy
phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và Quyết định phê duyệt nội dung,
kịch bản đối với từng trò chơi điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp
tại Việt Nam hay Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử
và thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu pháp luật về quản lý nhà nước
đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trong phạm vi lãnh
thổ Việt Nam, giới hạn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu tập trung trong khoảng thời gian
từ năm 2013 đến nay
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, tác giả dựa vào các phương pháp nghiên cứu như
sau:
Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở các quy định của pháp luật nhằm
khái quát các quy phạm pháp luật về quản lý điểm cung cấp dịch vụ công
cộng. Phương pháp này được sử dụng ở chương 1.
Phương pháp phân tích: Nhằm thu thập thông tin về quản lý nhà nước đối
với điểm cung cấp dịch vụ điện tử công cộng tại tỉnh Đắk Lắk để đánh giá khả
năng tác động tiêu cực đến xã hội. Phương pháp này được sử dụng ở chương 2.
Phương pháp điều tra xã hội học: Nhằm điều tra, nắm bắt thực tiễn tuân
thủ pháp luật của các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Đồng
thời, điều tra khả năng am hiểu pháp luật, trách nhiệm của người dân trong
việc chấp hành pháp luật về hoạt động điện tử công cộng. Phương pháp này
sử dụng ở chương 2.
Phương pháp thống kê: Dựa trên những chứng từ, tài liệu thu thập
được, phạm vi tác động và những đối tượng nghiên cứu để đánh giá thực

6



trạng quản lý và thi hành pháp luật tại các cơ sở kinh doanh. Phương pháp này
được sử dụng ở chương 2 về hoạt động quản lý điện tử công cộng.
Phương pháp luật học so sánh: Dựa trên các quy phạm pháp luật với
thực trạng thi hành tại các cơ sở kinh doanh nhằm đánh giá, nhận xét và đưa
ra cách nhìn khách quan về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này được sử
dụng ở chương 1 và 2.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận của luận văn
Trong công cuộc xây dựng và quản lý Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam hiện nay, đặc biệt là việc quản lý nhà nước đối với các điểm cung
cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng nhằm hạn chế việc các chủ điểm cung
cấp trò chơi điện tử công cộng không được cấp phép, các điểm không đạt tiêu
chuẩn cũng như kiểm soát được người chơi các trò chơi điện tử hiện nay. Việc
nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về các điểm cung cấp dịch vụ
trò chơi điện tử và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ
năm 2013 đến nay là rất cần thiết không chỉ bổ sung thêm vào kho tàng lý
luận của pháp luật Việt Nam quản lý nhà nước đối với các địa điểm cung cấp
dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mà còn nâng cao nhận thức của các cơ
quan trong việc thanh tra, kiểm tra giám sát các điểm cung cấp dịch vụ trò
chơi điện tử, qua đó bảo đảm áp dụng quy định về quản lý lĩnh vực này được
chính xác, xử lý các chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử kinh doanh
không đúng quy định công bằng và đúng pháp luật.
Có thể thấy rằng kết quả nghiên cứu và những đề xuất của luận văn có
ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả việc áp dụng những qui định
của pháp luật về quản lý nhà nước đối với các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi
điện tử công cộng ở nước ta. Thông qua việc nghiên cứu và các đề xuất, tác
giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc quản lý các điểm

7



cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng nói riêng và công cụ quản lý nhà
nước là lĩnh vực pháp lý nói chung. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên
ngành Luật Hiến pháp và Luật hành chính tại các cơ sở đào tạo luật trên cả
nước .
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn làm cơ sở để đưa ra những kiến nghị tiếp tục hoàn thiện quy
định của Luật hành chính Việt Nam về các quy định trong việc quản lý nhà
nước đối với các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên cả nước nói
chung và trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời đưa ra những giải pháp bảo
đảm áp dụng qua đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra,
giám sát các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk, quản lý tốt hơn, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đạt hiểu
quả cao trong công tác quản lý. Góp phần hình thành cơ chế quản lý tốt hơn;
Đề xuất các giải pháp giúp nâng cao quản lý điểm cung cấp dịch vụ điện tử
công cộng.
7. Kết cấu của luận văn
Nội dung nghiên cứu của luận văn:
Chương 1: Vấn đề lý luận và pháp luật về quản lý điểm cung cấp dịch
vụ trò chơi điện tử công cộng;
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với điểm cung cấp dịch vụ
trò chơi điện tử công cộng và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Đắk Lắk;
Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước đối
với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng từ thực tiễn tỉnh Đắk
Lắk;

8



Chương 1
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ
ĐIỂM CUNG CẤP DỊCH VỤ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÔNG CỘNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về điểm
cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
1.1.1. Khái niệm
Khái niệm về trò chơi điện tử công cộng
Trò chơi điện tử công cộng được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Hiện
nay không có định nghĩa nào rõ ràng về trò chơi điện tử công cộng là gì. Theo
từ điển bách khoa toàn thư wikipedia định nghĩa trò chơi điện tử như sau:
“Trò chơi điện tử là trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống
tương tác mà người chơi có thể chơi. Hình thức phổ biến nhất hiện giờ của trò
chơi điện tử là video game và vì lý do này các thuật ngữ thường bị nhầm lẫn
khi sử dụng. Các hình thức phổ biến khác của trò chơi điện tử bao gồm cả
những thiết bị không dùng cho việc tạo ra hình ảnh như các loại trò chơi điện
tử cầm tay, các hệ thống độc lập và các sản phẩm cụ thể không tạo ra hình
ảnh trực quan. Hiểu một cách đơn giản, trò chơi điện tử là những trò chơi
được chơi trên thiết bị điện tử (thường được gọi là game) (Wikipedia)”. Theo
cách hiểu này thì trò chơi điện tử công cộng là một loại trò chơi khác với
những loại trò chơi bằng hoạt động dân gian, nó được thực hiện dựa trên các
thiết bị điện tử thông qua các phần mềm và được sự hỗ trợ của dịch vụ
Internet. Cấu hình trò chơi điện tử được cài đặt trên các thiết bị điện tử như
điện thoại, máy tính...
Pháp luật đã có những quy định đối với các trò chơi điện tử cũng như
quản lý trò chơi điện tử của các chủ thể kinh doanh. Cụ thể theo quy định tại
Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và

9



thông tin trên mạng quy định trò chơi điện tử trên mạng bao gồm [12, Điều 31]:
Thứ nhất: Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với
nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (loại
này được gọi tắt là trò chơi G1);
Thứ hai: Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống
máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (loại này được gọi tắt là trò chơi G2);
Thứ ba: Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với
nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò
chơi của doanh nghiệp (loại này gọi tắt là trò chơi G3);
Thứ tư: Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác
giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi
của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4).
Khái niệm về điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng là địa điểm mà tổ
chức, cá nhân được toàn quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp cho người chơi
khả năng truy nhập vào mạng và chơi trò chơi điện tử thông qua việc thiết lập
hệ thống thiết bị tại địa điểm đó [12, Điều 3].
Khái niệm về quản lý nhà nước đối với điểm cung cấp trò chơi điện tử
công cộng
Quản lý là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến hiện nay và đã được
định nghĩa với nhiều luận điểm khác nhau tùy thuộc vào cách tiếp cận, góc độ
nghiên cứu từng lĩnh vực. Có rất nhiều quan điểm trong và ngoài nước đã đưa
ra giải thích không giống nhau về quản lý. Theo đó, quản lý được một vài
chuyên gia kinh tế định nghĩa như sau:
Theo F.W Taylor (1856-1915): Người tiếp cận quản lý dưới góc độ
kinh tế - kỹ thuật đã cho ý kiến rằng: “Quản lý là hoàn thành công việc của
mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành

10



công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [45, tr.135].
Theo Henry Fayol (1886-1925): là người có tầm ảnh hưởng lớn trong
lịch sử tư tưởng quản lý từ thời kỳ cận - hiện đại tới nay, cho rằng: “Quản lý
là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công,
điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra” [45,
tr. 120].
Stephan Robbins quan niệm: “Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và
sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt
ra” .[45, tr. 110]
Theo nghiên cứu trong cuốn “Khoa học Tổ chức và Quản lý”, của tác
giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng
dẫn và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử
dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể”[16, tr 19
- 21].
Từ những quan điểm của các tác giả nêu trên có thể đưa ra khái niệm về
quản lý như sau: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có tác động đến một chủ
thể nào đó nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, quy định của pháp
luật tác động lên tổ chức, cá nhân cụ thể để đạt mục tiêu đặt ra”.
Đối với khái niệm về quản lý nhà nước thì theo Giáo trình quản lý hành
chính nhà nước: Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động
của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp
luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công
cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN [24, tr 407].
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà


11


nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quản lý nhà nước được coi là chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và
được xem là một chức năng đặc biệt. Quản lý nhà nước được hiểu theo hai
nghĩa như sau:
Thứ nhất, theo nghĩa rộng thì quản lý nhà nước là toàn bộ các hoạt
động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến
hoạt động tư pháp.
Thứ hai, theo nghĩa hẹp thì quản lý nhà nước chính là hoạt động hành
pháp, chịu trách nhiệm trong việc thực thi pháp luật. Đây cũng chính là nghĩa
mà được sử dụng rộng rãi hiện nay đối với hoạt động quản lý.
Như vậy, quản lý nhà nước là sự điều khiển, chỉ đạo, quản lý một hệ
thống hay quá trình để hệ thống hay quá trình đó được vận hành theo phương
hướng đạt được mục đích nhất định dựa vào các quy định của Luật Hiến
pháp, Luật hành chính. Quản lý nhà nước chính là hoạt động của các cơ quan
nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện
các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Đồng thời còn là tác động
của các chủ thể mang quyền lực nhà nước chủ yếu bằng pháp luật tới các đối
tượng quản lý nhằm thực hiện theo đúng quy định đối với quá trình hoạt động
tới đối tượng được quản lý.
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý
nhà nước theo nghĩa rộng, quản lý toàn bộ các hoạt động từ việc ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật đến việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động của đối
tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của
Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu được thực hiện bởi tất cả các
cơ quan nhà nước, tuy nhiên đối với các tổ chức chính trị - xã hội, và nhân
dân thì vẫn có thể trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền
nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.


12


Như vậy, việc Quản lý nhà nước đối với các điểm cung cấp dịch vụ trò
chơi điện tử công cộng là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt
động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp của cả bộ máy
nhà nước quản lý trong lĩnh vực văn hóa, xã hội
Về cơ bản, quản lý nhà nước đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi
điện tử công cộng là sự tác động có tổ chức của Nhà nước bằng hệ thống pháp
luật và bộ máy nhằm phát triển, điều chỉnh hoạt động của mọi cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông.
Từ cách hiểu trên, có thể thấy quản lý nhà nước về điểm cung cấp dịch
vụ trò chơi điện tử công cộng được thông qua các đặc trưng như sau:
Thứ nhất, chủ thể quản lý các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử
công cộng là được tổ chức từ trung ương đến địa phương,và được phân cấp:
cấp Trung ương, cấp tỉnh (tỉnh và các thành phố trực thuộc trung ương), cấp
huyện (huyện thuộc tỉnh, quận thuộc thành phố), cấp xã (xã thuộc huyện,
phường thuộc quận). Quản lý điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công
cộng ở cấp nào thì cơ quan nhà nước cấp ấy là chủ thể quản lý.
Thứ hai, khách thể quản lý các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử
công cộng là tổ chức, cá nhân – chủ các điểm cung cấp các dịch vụ trò cơi điện
tử công cộng
Thứ ba, mục đích quản lý điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công
cộng xây dựng, bảo về và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, góp phần
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Thứ tư, cơ sở pháp lý của quản lý các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi
điện tử là hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Thứ năm, cách thức quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có mục
đích chứ không phải là làm việc theo thời vụ, cũng không phải là sự thụ

động của nhà nước trong việc quản lý, càng không phải là hoạt động đơn lẻ,

13


tùy thuộc vào các cơ quan.
1.1.2. Đặc điểm điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
1.1.2.1. Đặc điểm trò chơi điện tử công cộng
Hầu hết, mọi người thường biết đến các trò chơi điện tử trên mạng là
những trò chơi thông qua các ứng dụng thông thường. "Game online" hay
"game trực tuyến" được hiểu là các trò chơi trên mạng internet trong đó nhiều
người chơi cùng vào chung một kênh của nhà phát hành hay được biết tới với
cái tên là Server để cùng nhau tham gia vào một chiến trường chung, tranh
đấu để hoàn thành các nhiệm vụ trong game. Những người chơi game thường
hiểu rằng, đối với các trò chơi điện tử này thì hầu hết mọi lứa tuổi nào cũng
có thể tham gia chơi đối với các trò chơi điện tử trên mạng tùy thích. Tuy
nhiên, pháp luật đã có những quy định về trò chơi trên mạng theo phương
thức cung cấp và sử dụng dịch vụ khác nhau mà pháp luật thường gọi tắt là
trò chơi G1, G2, G3, G4. Không chỉ có vậy, pháp luật còn phân loại trò chơi
điện tử dựa trên độ tuổi của người chơi sao cho phù hợp với nội dung và kịch
bản trò chơi. Cách phân loại trò chơi điện tử được quy định tại khoản 1 Điều
31 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Theo quy định
này, trò chơi điện tử có 02 cách phân loại như sau [12, điều 31]:
Cách thứ nhất: Phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch
vụ trò chơi điện tử trên mạng. Phương thức này được thể hiện thông qua 4
hình thức, được kí hiệu lần lượt là G1, G2, G3 và G4, trong đó:
G1: là trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau
đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.
G2: là trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống

máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.
G3: là trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau

14


nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi
của doanh nghiệp.
G4: là trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác
giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi
của doanh nghiệp - gọi tắt là trò chơi G4. Thông qua các phương thức chơi
khác nhau nên việc hình thành các trò chơi cũng khác nhau. Từ đó cũng có
những quy định cụ thể dành riêng cho từng loại trò chơi. Theo phương thức
cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, sự khác nhau của các
trò chơi dẫn đến có những điều kiện đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử
G1 cũng khác hơn so với G2, G3, G4. Cụ thể như đối với quy định về việc áp
dụng các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của trò chơi do doanh nghiệp
cung cấp như:
Thứ nhất, cung cấp thông tin về trò chơi đã được phê duyệt nội dung,
kịch bản (đối với trò chơi G1) hoặc đã thông báo theo quy định (đối với trò
chơi G2, G3, G4) trong các chương trình quảng cáo, trên trang thông tin điện
tử của doanh nghiệp và trong từng trò chơi bao gồm tên trò chơi, phân loại trò
chơi điện tử theo độ tuổi và khuyến cáo về những tác động ngoài mong muốn
về thể chất, tinh thần có thể xảy ra đối với người chơi. Ngoài ra, đối với trò
chơi G1, khi chơi được thực hiện bằng cách đăng ký thông tin cá nhân của
người chơi và áp dụng biện pháp hạn chế giờ chơi đối với trẻ em, người chơi
dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều đặc biệt nhất là đối với trò chơi G1, người chơi phải cung cấp các
thông tin cá nhân, ngoài ra người chơi còn bị hạn chế giờ chơi và độ tuổi khi
chơi những loại game này. Qua đó, các tổ chức phát hành game (trò chơi điện

tử) buộc phải đặt giới hạn độ tuổi cho các game, đặc biệt là đối với trò chơi
điện ở phân khúc G1, mà ở đây có thể kể đến các game hiện tại đang nổi đình
nổi đám tại Việt Nam như: Liên Minh Huyền Thoại, Củ Hành 3Q, FIFA

15


Online 3, Đột kích, lẫn các Web game đang trỗi lên mạnh mẽ như Võ Lâm
Chi Mộng, Bách Chiến Vô Song, Tam Quốc Lùn dành cho giới trẻ hay các
game như hệ thống game bài Rikvip, 23Zdo, Zon/Pen dành cho nhiều lứa
tuổi, đặc biệt là có rất nhiều người tham gia các trò chơi này đang ở những
tuổi trung niên. Đối với các trò chơi này, người chơi tạo thông tin theo quy
định tại Điều 6 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT khi tạo tài khoản sử dụng dịch
vụ trò chơi điện tử G1, người chơi phải cung cấp những thông tin cá nhân
như: Họ và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Địa chỉ đăng ký thường trú; Số
Chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; Số điện thoại, địa
chỉ thư điện tử (nếu có). Tuy nhiên, đối với người chơi dưới 14 tuổi, pháp luật
cũng cho phép người chơi dưới 14 tuổi nhưng được thông qua người giám hộ.
Pháp luật quy định chặt chẽ đối với trò chơi G1 hơn G2, G3, G4 [5, điều 6].
Tuy nhiên, những trò chơi này vẫn phải đáp ứng các điều kiện như đăng ký,
phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi và khuyến cáo về những tác động ngoài
mong muốn về thể chất, tinh thần có thể xảy ra đối với người chơi...
Cách thứ hai: Phân loại theo độ tuổi của người chơi phù hợp với nội
dung và kịch bản trò chơi. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về
phân loại trò chơi theo độ tuổi người chơi. Cụ thể như sau:
Theo quy định tại khoản 17 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP [15,
điều 17] trò chơi điện tử được phân loại theo các độ tuổi như sau:
Thứ nhất, trò chơi điện tử dành cho người lớn (từ 18 tuổi trở lên, ký
hiệu là 18+) là trò chơi có hoạt động đối kháng có sử dụng vũ khí; không có
hoạt động, âm thanh, hình ảnh khiêu dâm;

Thứ hai, trò chơi điện tử dành cho thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên, ký hiệu
là 12+) là trò chơi có hoạt động đối kháng, chiến đấu có sử dụng vũ khí
nhưng hình ảnh vũ khí không nhìn được cận cảnh, rõ ràng; tiết chế âm thanh
va chạm của vũ khí khi chiến đấu; không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh,

16


nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận
nhạy cảm trên cơ thể người;
Thứ ba, trò chơi điện tử dành cho mọi lứa tuổi (ký hiệu là 00+) là
những trò chơi mô phỏng dạng hoạt hình; không có hoạt động đối kháng bằng
vũ khí; không có hình ảnh, âm thanh ma quái, kinh dị, bạo lực; không có hoạt
động, âm thanh, hình ảnh nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh
gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người.
Theo quy định, các doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi G1
khi có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và Quyết định phê duyệt
nội dung, kịch bản đối với từng trò chơi điện tử do Bộ Thông tin và Truyền
thông cấp. Đối với trò chơi G2, G3, G4 thì doanh nghiệp được cung cấp dịch
vụ trò chơi G2, G3, G4 khi có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò
chơi điện tử và thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử. Tổ
chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng cho
người sử dụng tại Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật Việt Nam để thực hiện cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng
theo quy định tại Nghị định này và quy định về đầu tư nước ngoài.
Các doanh nghiệp khi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải có trách
nhiệm phân loại trò chơi điện tử theo từng độ tuổi được quy định, đồng thời
phải thể hiện được kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi
trong hồ sơ đề nghị phê duyệt nội dung, kịch bản đối với trò chơi điện tử G1,
trong hồ sơ thông báo cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3 và G4. Đối

với việc thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi
được thể hiện ở vị trí phía trên, góc bên trái của khung quảng cáo và màn hình
thiết bị trong khi người chơi sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử.
Việc pháp luật quy định trò chơi điện tử được phân loại theo độ tuổi
nhằm kiểm soát được người chơi để tránh tính trạng người chơi chưa đủ độ

17


×