Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM - BÚT KÝ TRIẾT HỌC- CỦA V.I.LÊNIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.45 KB, 14 trang )

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “BÚT KÝ TRIẾT HỌC” CỦA
V.I.LÊNIN
(V.I LÊNIN TOÀN TẬP - TẬP 29 - NXB TIẾN BỘ - MÁTXCƠVA
1981)
I. Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm.
- Tác phẩm này được Lênin viêt trong thời kỳ “chiến tranh thế giới lần thứ
nhất”. Thời đại mà những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc gay gắt đến cực độ,
khủng hoảng và cách mạng đã chín muồi. Đây là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh
quyết liệt giữa phép biện chứng duy vật với tính chất của chủ nghĩa đế quốc, của
chiến tranh phi nghĩa, của sự nguỵ biện chiết trung, chủ nghĩa cơ hội và chủ
nghĩa sô vanh bởi các thủ lĩnh Quốc tế II. Trước yêu cầu lịch sử phải bảo vệ và
phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác, Lênin đã viết tác phẩm này.
- Đa số những ghi chú trong tác phẩm này, lần đầu tiên được công bố năm
1929 - 1930 trong văn tập Lênin toàn tập - tập 9 và tập 11. Nó được in thành tác
phẩm “Bút ký triết học” năm 1933 - 1947. Năm 1958 được in thành tập 38 trong
Lênin toàn tập tái bản lần thứ tư.
- Cấu tạo trong các lần xuất bản trên là không giống nhau, trong đó nội
dung tập 38 xuất bản năm 1958 là đầy đủ hơn cả. Lần xuất bản này (tập 29 trong
Lênin toàn tập - nhà xuất bản Tiến Bộ - Mátxcơva 1981- Tiếng Việt) so với tập
38 có bổ sung một số nội dung ở phần III và có lược bỏ một số ghi chép trong
“Bút ký về chủ nghĩa đế quốc” không có ở phần 2 vì đã đưa vào tập 28.
- Về thứ tự sắp xếp tài liệu của cuốn sách tập 29 cũng khác trước đây. Lần
này tài liệu được sắp xếp theo trình tự thời gian (được xác định gián tiếp vì
Lênin không ghi ngày tháng năm).
- Tác phẩm có ý nghĩa rất lớn:
a. Với sự phân tích về các vấn đề cơ bản của phép biện chứng duy vật,
“Bút ký triết học” giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng lý luận mác-xít về
chủ nghĩa đế quốc, phát triển lý luận cách mạng Xã hội chủ nghĩa, phát triển học
thuyết về nhà nước, chiến lược, sách lược của Đảng.
b. Không nắm được “Bút ký triết học” thì không hiểu được toàn bộ việc
Lênin tiếp tục phát triển triết học Mác trong các tác phẩm sau này như: “Nhà


nước và cách mạng”, “Lại bàn về công đoàn”, “Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong
phong trào cộng sản”, “Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu”...
c. “Bút ký triết học” chỉ ra những con đường phát triển hơn nữa của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và lịch sử khoa học của triết
học.
d. Phép biện chứng duy vật được Lênin trình bày trong “Bút ký triết học”
có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng để nghiên cứu các quy luật xây dựng xã
hội cộng sản chủ nghĩa, phân tích những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản hiện
đại, xác định sách lược của phong trào cộng sản quốc tế trong điều kiện hiện nay
1
1
và đấu tranh chống triết học tư sản, chống chủ nghĩa xét lại hiện đại cũng như
chủ nghĩa giáo điều.
II. Bố cục của tác phẩm.
Ngoài lời tựa 30 trang, chú thích và các bản chỉ dẫn cùng mục lục 184
trang, nội dung của cuốn sách chứa đựng trong 750 trang được chia thành ba
phần:
- Phần I. Các bản tóm tắt và các đoạn trích gồm 397 trang với các bài viết:
+ Bản tóm tắt “Gia đình thần thánh“ của C.Mac và F.Enghen
(1895).
+ Bản tóm tắt “Những bài giảng về bản chất tôn giáo” của Ludwig
Feuerbach (1909).
+ Bản tóm tắt “Trình bày, phân tích và phê phán triết học của Lai-
bni-txơ” của Ludwig Feuerbach (1914 - 1915).
+ Bản tóm tắt “Khoa học lôgíc” của Heghen (1914 - 1915).
+ Bản tom tắt “Những bài giảng về lịch sử triết học” của Heghen
(1914 - 1915).
+ Bản tóm tắt “Những bài giảng về triết học của lịch sử” của
Heghen (1914 - 1915).
+ Bản tóm tắt “Lôgíc học của Heghen” của Noen (1914 - 1915).

+ Bản tóm tắt “Triết học của Hêraclít bí ẩn ở Êphexơ” của Látxan
(1914 - 1915).
+ Bản tóm tắt “Phép siêu hình” của Arixtốt (1914 - 1915).
- Phần II. Những ghi chú về các sách các bài báo và các bài phê
bình gồm 36 trang với các bài:
+ Ph. I-béc-vếch “Khái luận về lịch sử triết học” (1903).
+ Ph. Pôn-sen “Nhập môn triết học” (1903).
+ Ghi chú về bài phê bình cuốn sách của E. Hếch-ken “Những cái
kỳ diệu của cuộc sống” và “Bí ẩn của vũ trụ” (1904).
+ Trích các cuốn sách viết về khoa học tự nhiên triết học của thư
viện Xoóc-bon (1909).
+ Trích tập bút ký “Thống kê nông nghiệp Ao và những cái khác”
(1913).
+ Trích “Bút ký về triết học” (1914 - 1915).
+ Trích “Bút ký về chủ nghĩa đế quốc” (có lược bớt so với tập 38;
1915 - 1916).
- Phần III. Những ý kiến và bút tích ghi trong các trang sách gồm
315 trang với các bài viết:
2
2
+ Đítxơghen “Tập luận văn ngắn về triết học” (phần bổ sung mà tập
38 không có, 1908 - 1911).
+ G.V.Plêkhanốp “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác” (1908
- 1911).
+ V.Suliaticốp “Sự biện hộ cho chủ nghĩa tư bản trong triết học Tây
Âu từ Đêcáctơ đến E.Makhơ” (1908 - 1911).
+ A.Rây “Triết học hiện đại” (1908 - 1911).
+ A.Đêbôrin “Chủ nghĩa duy vật biện chứng” (1908 - 1911).
+ G.V.Plêkhanốp “N.G.Tsecnưsepxky” (1908 - 1911).
+ I.U.M.Xtêclốp “N.G.Tsenưsepxky, cuộc đời và hoạt động của

ông 1828 - 1889” (phần bổ sung mà tập 38 không có, 1908 - 1911).
III. Các nội dung cơ bản về triết học của các chương trong tác phẩm.
1. Phần I. Các bản tóm tắt và các đoạn trích (03 - 400).
a) Ở bản tóm tắt “Gia đình thần thánh” của C.Mac và F.Enghen (Tr 3 -
46). Tên tác phẩm này của C.Mac và F.Enghen là “Gia đình thần thánh, hay phê
phán sự phê phán có tính chất thần thánh” viết năm 1845. Ở phần tóm tắt này
Lênin chú ý xem xét sự hình thành thế giới quan của C.Mac và F.Enghen. Lênin
nhận xét: C.Mac và F.Enghen đã đi từ triết học Heghen đến chủ nghĩa xã hội -
sự chuyển biến đó là rất rõ ràng. C.Mác và F.Enghen đã hình thành quan điểm
về vai trò của cách mạng vô sản (Tr11), có quan điểm duy vật khi phân tích ý
thức xã hội. C.Mác và F.Enghen đã có luận điểm hết sức quan trọng của chủ
nghĩa duy vật biện chứng về xã hội là hoạt động lịch sử - hoạt động này là sự
nghiệp của quần chúng - càng vững mạnh thì khối lượng quần chúng càng tăng
lên. C.Mac và F.Enghen đã phê phán đối với các quan hệ xã hội tư sản và triết
học Heghen, đồng thời ở tác phẩm này hai ông cũng đã tiến hành phê phán, đánh
giá đối với chủ nghĩa duy vật trước đó, mà quan trọng nhất của sự phê phán đối
với chủ nghĩa duy vật trước đó là phần “Cuộc chiến đấu phê phán chống lại chủ
nghĩa duy vật Pháp”. Ở đây, C.Mac đã vạch rõ cách mạng vô sản là kết luận
lôgíc rút ra từ toàn bộ sự phát triển lịch sử của triết học duy vật.
Cũng trong phần này, Lênin đã tiến hành phê phán phái Heghen trẻ là duy
tâm chủ quan về xã hội, có những tư tưởng phản động về vai trò của quần chúng
nhân dân và vĩ nhân lãnh tụ trong lịch sử. Lênin cũng nêu ra kết luận của C.Mac
chống phái Heghen trẻ là: Không thể nhận thức được hiện thực lịch sử, nếu đã
loại trừ khỏi nó mối quan hệ giữa lý luận với thực tiễn, giữa người với tự nhiên,
giữa khoa học tự nhiên với công nghiệp, giữa phương thức sản xuất với đời sống
(Tr 38 - 39).
Chính Lênin đã dựa vào kinh nghiệm của C.Mác và F.Enghen chống phái
Heghen trẻ để chống lại phái “dân tuý” Nga trên những luận điểm sai trái của
phái này về tính thụ động của quần chúng nhân dân, của đám đông trước sự anh
hùng, quyết định của cá nhân vĩ nhân lãnh tụ.

3
3
b) Ở bản tóm tắt tác phẩm ”Những bài giảng về bản chất tôn giáo” của
Ludwig Feuerbach viết năm 1851, Lênin chủ yếu chú ý đến quan điểm duy vật
của Ludwig Feuerbach về tự nhiên và những tính quy luật khách quan của nó, sự
phê phán của Ludwig Feuerbach đối với chủ nghĩa duy tâm , tôn giáo và sự luận
chứng của ông về chủ nghĩa vô thần. Lênin cho rằng, ở đây Ludwig Feuerbach
mới chỉ phôi thai, mầm mống chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội mà thôi.
Hạn chế của Ludwig Feuerbach ngay trong thời gian 1848 - 1851 so với C.Mac
là ông ta đã không hiểu cuộc cách mạng 1848. Định nghĩa về giới tự nhiên của
Ludwig Feuerbach rõ ràng nhưng không sâu sắc. Định nghĩa của F.Enghen sâu
sắc hơn và làm rõ sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm (Tr
54). Chủ nghĩa duy vật của Ludwig Feuerbach có nhiều hạn chế và chật hẹp cuả
thuật ngữ ”nguyên lý nhân bản trong triết học”. Nguyên lý nhân bản và chủ
nghĩa tự nhiên của Ludwig Feuerbach chỉ là sự mô tả chủ nghĩa duy vật một
cách không chính xác và yếu ớt (Tr 76).
c) Bản tóm tắt tác phẩm “Trình bày, phân tích và phê phán triết học của
Laibnitxơ” của Ludwig Feuerbach viết năm 1847. Lênin chú ý đến sự chuyển
hoá từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật của Ludwig Feuerbach. Đặc
biệt Lênin chú ý sự trình bày tỷ mỷ của Ludwig Feuerbach về hệ thống triết học
phức tạp của nhà tư tưởng vĩ đại Đức ở thế kỷ XVIII Laibnitxơ.
Laibnitxơ (1646 - 1716) là một nhà triết học, một bác sỹ, một nhà hoạt
động xã hội Đức. Ông là người có cống hiến cho sự phát triển toán học, là một
trong những người sáng lập ra phép tính vi phân. Ngoài ra ông còn nghiên cứu
vật lý, địa lý, sinh học, sử học, ngôn ngữ và là người sáng lập ra lôgic toán hiện
đại.
Về triết học, ban đầu Laibnitxơ là nhà duy vật máy móc. Sau đó ông
chuyển sang duy tâm khách quan. Với “Thuyết đơn tử” 1714 ông coi vật chất
không là một thực thể vì nó có quảng tính nên nó có thể phân chia được. Thực
thể phải rất đơn giản: Đơn tử là thực thể tinh thần không thể phân chia. Thế giới

có nhiều đơn tử, mỗi đơn tử đều có tri giác và khát vọng của mình, các đơn tử
không tác động qua lại lẫn nhau nhưng đồng thời tạo ra cái thống nhất của thế
giới. Thế giới được điều khiển nhờ sự hoà hợp tiền định của các đơn tử tối cao.
Về nhận thức luận, ông là nhà duy lý duy tâm. Ông cho rằng tiêu chuẩn
của chân lý là tính rõ ràng, rành mạch, không mâu thuẫn của tri thức. Để kiểm
tra chân lý chỉ cần các quy luật lôgíc của Arixtốt là đủ. Về xã hội, ông có tư
tưởng điều hoà giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến Đức.
Ở trong tác phẩm của mình, Ludwig Feuerbach nhận định Laibnitxơ là
duy tâm về vật chất (Tr81). Lênin cũng chú ý đến tư tưởng biện chứng của
Laibnitxơ. Người đánh giá cao tư tưởng biện chứng này mặc dù nó có chủ nghĩa
duy tâm và chủ nghĩa thầy tu (Tr 83). Người chú ý đến sự phê phán duy lý của
Laibnitxơ đối với chủ nghĩa kinh nghiệm của Lôccơ; Lốccơ (1632 - 1704) là
người tiếp tục kinh nghiệm luận của F.Bêcơn nhưng có bổ sung thêm đặc biệt là
4
4
trong nhận thức luận. Ông là nhà triết học nhị nguyên, là điểm xuất phát cho hai
trào lưu triết học Duy vật Pháp với các đại biểu Điđơrô, Hônbách và Duy tâm
chủ quan Anh với đại biểu là Beccơly. Nếu F.Bêcơn nói mọi nhận thức đều bắt
nguồn từ kinh nghiệm, thì J.Lôccơ bổ sung thêm: mọi kinh nghiệm đều bắt
nguồn từ cảm giác. Lôccơ phủ nhận tư tưởng về sự tồn tại của tư tưởng bẩm sinh
của Đề-các. Ông coi tập hợp của tất cả những kinh nghiệm sẽ làm xuất hiện đời
sống tâm lý, đời sống tư tưởng của con người. Do không giải thích triệt để mối
liên hệ giữa “đặc tính có trước “ và “đặc tính có sau” mà lý luận của ông về “đặc
tính có trước và đặc tính có sau của đối tượng nhận thức” bị Beccơly lợi dụng để
luận giải về tính chất chủ quan trong sự tồn tại của các đối tượng nhận thức.
Lênin cũng chỉ ra sự giống nhau giữa tư tưởng của Laibnitxơ và Cant.
Cant (1732 - 1804) là nhà triết học nhị nguyên, duy tâm chủ quan và bất khả tri.
Trước 1770, ông là nhà vật lý với hai phát kiến vĩ đại: Giả thuyết về sự hình
thành của vũ trụ từ những hạt bụi vật chất; Giả thuyết khoa học về sự lên xuống
của nước thuỷ triều do tác động của sức hút mặt trăng với trái đất. Sau 1770 triết

học của ông chịu ảnh hưởng nhiều triết học của Hium, Lepnit và Vônphơ. Ông
coi “lực thuần tuý” mới là nguyên nhân và nguyên nhân vận động của vũ trụ.
Ông kết hợp triết học duy vật siêu hình và triết học duy tâm duy lý của thế kỷ
XVII làm một. Lý luận về bất khả tri của ông đối với “vật tự nó” và lý luận nhận
thức của Cant là sự phủ nhận khả năng nhận thức của con người đối với thế giới.
d) Trọng tâm của phần này và cũng là trọng tâm của tập 29 chính là
những tóm tắt các tác phẩm của Heghen (Tr 93 - 346). Lênin tóm tắt các tác
phẩm chính của Heghen “Khoa học lôgíc”, “Những bài giảng về lịch sử triết
học”, “Những bài giảng về triết học của lịch sử”. Hêghen (1770 - 1832). Triết
học của ông xét về hệ thống là duy tâm khách quan có kết cấu siêu hình. Ông
thừa nhận lực lượng tinh thần là cái có trước. Giới tự nhiên là cái có sau, phụ
thuộc, là phát sin từ thinh thần khách quan. Ông cũng thừa nhận phát triển có tận
cùng, là lắp lại cái ban đầu theo quy tắc vòng tròn khép kín. Ông cũng coi giới
tự nhiên không vận động phát triển về mặt thời gian mà chỉ vận động phát triển
về mặt không gian - tức chỉ tăng về số lượng trong không gian mà thôi.Tuy
nhiên hạt nhân hợp lý trong triết học Hêghen chính là phép biện chứng. Có thể
nói, dù duy tâm và thiếu triệt để nhưng những vấn đề cơ bản cốt lõi nhất của
phép biện chứng hiện đại đã được đề cập đến một cách bao quát và có nhiều
điểm sâu sắc.
- Ở đây Lênin phê phán chủ nghĩa duy tâm và hạn chế về lịch sử của triết
học Heghen là “sự nhượng bộ của chủ nghĩa thần bí”, là “trò chơi những loại
suy trống rỗng”, là “sự phản bội lại sự phát triển” và chỉ ra “cái hạt nhân hợp lý
sâu sắc trong cái vỏ thần bí của chủ nghĩa Heghen” (Tr 164). Lênin loại bỏ
thượng đế, ý niệm tuyệt đối, ý niệm thuần tuý và chủ nghĩa duy vật lộn ngược
của Heghen, phát hiện ra ý nghĩa chân chính của lôgíc của Heghen, nhìn thấy
“suối lửa” chảy từ chủ nghĩa duy tâm khách quan sang chủ nghĩa duy vật (Tr
5
5

×