Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CHƯƠNG III MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.81 KB, 10 trang )

CHƯƠNG III MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG
THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG
I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
1) Những chỉ tiêu định hướng chủ yếu năm 2003(về ngành sản
xuất vlxd)
Trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh năm 2000 mà công ty đã thực
hiện được cùng với việc nghiên cứu tình hình thực tế của doanh nghiệp và thị
trường, phòng kế hoạch- kinh doanh đã lập ra dự kiến kế hoạch năm 2003 với
những chỉ tiêu chính sau:
ST
T
Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện năm
2002
Dự kiến năm 2003
I Tổng khối lượng
sản xuất
1000 V 18.588,0 21.860,0
II Tổng khối lượng
tiêu thụ
1000 V 18.132,0 22.000,0
III Tổng doanh thu Tr đồng 5.439,6 6.600,0
IV Tổng nộp ngân
sách
Tr đồng 97,5 100,0
V Lợi nhuận Tr đồng 85,0 90,0
VI Thu nhập bình
quân
Tr đồng 860,0 920,0
VII Đào tạo nghiên
cứu khoa học
Tr đồng 10,0 15,0


2) Phương hướng, nhiệm vụ phát triển của công ty trong thời gian
tới
Để phát huy kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được và khắc phục kịp
thời những khó khăn còn tồn tại của những năm trước nhằm thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ kế hoạch năm 2003. Công ty CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG đã quyết phấn
đấu thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tăng vốn kinh doanh mở rộng qui mô sản xuất để phù hợp với tiềm năng của
mình
- Đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm
- Tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường xuống tuyến huyện thị trấn nhằm mở
rộng thêm nhiều cửa hàng mới góp phần tăng doanh thu tiêu thụ trên từng thị
trường.
- Thúc đẩy và mở rộng thêm mối quan hệ với các công ty xây dựng để có thể tối
đa đưa sản phẩm của công ty vào sử dụng ở các khu chung cư của các đô thị.
Điều này vừa giúp công ty tiêu thụ được số lượng gạch lớn, vừa góp phần giảm
chi phí giao dịch, vận chuyển cho công ty.
- Tổ chức lại bộ máy cán bộ để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sản xuất kinh
doanh. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân để tiếp
thu nhanh chóng sự dịch chuyển của sản xuất, sự chuyển giao kỹ thuật và công
nghệ mới phục vụ sản xuất kinh doanh.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG
1) Công tác phát triển nhân sự của công ty
Phát triển nhân sự là vấn đề quan trọng của mọi đơn vị kinh tế là công
việc cần được thực hiện thường xuyên và liên tục. Nhận thức được điều đó công
ty cổ phần Bạch Đằng đã không ngừng phát triển bộ đội ngũ cán bộ của công ty
mình nhất là phát triển nhân sự cho phòng kinh doanh. Bởi vì phòng kinh
doanh có một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động tổ chức tiêu thụ sản
phẩm của công ty.
Trên thực tế, cán bộ phòng kinh doanh của công ty một số chưa thực sự

được đào tạo chính qui cơ bản về nghiệp vụ kinh tế nói chung và kinh doanh nói
riêng. Vì những lao động này được chuyển từ bên kỹ thuật sang nên khả năng
nhạy bén sáng tạo trong công việc còn chưa cao.
Như vậy, để thực hiện việc mở rộng thị trường tiêu thụ thì việc quan
trọng đầu tiên là phải giải quyết vấn đề nhân sự.
Một số giải pháp về nhân sự:
Một là, với đội ngũ lao động kinh doanh hiện có, công ty một mặt khuyến
khích họ tự học hỏi trau dồi kiến thức, một mặt công ty chủ động cử họ đi học
các khoá học nhằm nâng cao kiến thức về kinh tế thị trường, về nghiệp vụ kinh
doanh để nâng cao chất lượng lao động hiện có đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của công ty cũng như của nền kinh tế thị trường.
Hai là, công ty có biện pháp bổ sung lao động kinh doanh từ các nguồn
khác nhau. Tốt nhất là tuyển lao động kinh doanh là những người được đào tạo
về hoạt động kinh doanh một cách chính quy, hệ thống vào thực hiện các công
việc hoạt động tiêu thụ của công ty. Vì những lao động này được đào tạo chuyên
sâu nên khi vào thực hiện công tác thực tế họ sẽ mất ít thời gian để thích nghi
với công việc, những kiến thức cơ sở được đào tạo sẽ giúp họ hoàn thành nhiệm
vụ một cách chủ động, sáng tạo, khoa học. Từ đó nhanh chóng nang cao hiệu
quả lao động trong hoạt động tiêu thụ của công ty.
Ba là, phân công trách nhiệm theo hình thức khoán để khuyến khích
người lao động. Nghĩa là ngoài công việc chung mỗi lao động hoặc mỗi nhóm
sẽ được phân công chịu trách nhiệm về một thị trường, một hợp đồng, một phần
việc cụ thể nào đó. Người lao động ngoài phần lương chính của mình sẽ được
nhận thêm phần trăm lương tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt công việc được
giao theo các tiêu chuẩn cụ thể. Như vậy có thể nâng cao được tinh thần trách
nhiệm, nâng cao ý thức và thái độ của người lao động, làm cho người lao động
nhiệt tình hơn trong công tác, từ đó nâng cao năng suất lao động, giúp thúc đẩy
và củng cố việc mở rộng thị trường.
2) Công tác nghiên cứu phát triển thị trường
Sản phẩm của công ty vốn đã có uy tín trên thị trường nên công ty cần hết

sức chú trọng trong việc khai thác và sử dụng lợi thế này. Sản xuất kinh doanh
luôn gắn với thị trường, thị trường càng rộng lớn thì khả năng tiêu thụ càng lớn.
Nhưng muốn mở rộng thị trường tiêu thụ thì vấn đề hết sức quan trọng là nắm
bắt nhu cầu thị trường, điều đó đòi hỏi công ty phải tăng cường khảo sát, nghiên
cứu và phân đoạn thị trường. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống các chính sách
về thị trường.
Qua nghiên cứu thị trường công ty phải xác định thị trường mà mình đầu
tư kinh doanh nó có vai trò hết sức quan trọng.
Đối với thị trường truyền thống phải liên tục củng cố lòng tin của người
tiêu dùng nhằm ổn định thị trường. Bởi vì nhu cầu của con người luôn luôn thay
đổi và ngày một tăng về số lượng và chất lượng. Việc chiếm lĩnh và mở rộng
thị trường truyền thống là thật sự cần thiết nó đảm bảo hoạt động tiêu thụ
thường xuyên của công ty. Vì vậy công ty phải tăng cường thâm nhập sâu để
khảo sát để nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu, cải tiến và hoàn thiện sản
phẩm phù hợp với nhu cầu. Cùng với việc giữ vững thị trường truyền thống,
công ty cần phải tăng cường xâm nhập vào các thị trường mới. Đây là những thị
trường tiềm năng của công ty song nó cũng hết sức quan trọng. Bởi vì nó là yếu
tố quyết định đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty. Thị trường tiềm
năng có thể coi là ‘Miếng mồi ngon’ mà công ty nào cũng muốn giành lấy. Song
để có thể khai thác được thị trường này đòi hỏi công ty phải đầu tư lớn về nhân
viên cũng như tiền của.Xây dựng và triển khai chính sách sản phẩm
Tóm lại, muốn mở rộng thị trường tiêu thụ của mình công ty phải giữ
vững được thị trường truyền thống và thâm nhập khai thác được các thị trường
mới.
3) Xây dựng và triển khai chính sách sản phẩm
Xây dựng và triển khai chính sách sản phẩm có vai trò quan trọng trong
hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Đặc biệt trong việc phát triển và mở
rộng thị trường tiêu thụ. Các chính sách sản phẩm chủ yếu:
• Chính sách chủng loại và cơ cấu mặt hàng, sản phẩm
• Việc xác định chính sách chủng loại và cơ cấu mặt hàng hợp lý có ý nghĩa quan

trọng trong cạnh tranh. Nó thể hiện quan điểm trực tiếp hay né tránh trong cạnh
tranh. Nó xác lập cho công ty sản phẩm chiến lược, đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển của công ty.
• Chính sách hoàn thiện và nâng cao đặc tính, nâng cao chất lượng sản phẩm theo
nhu cầu thị trường. Công ty phải không ngừng hoàn thiện sản phẩm cả về chất
lượng lẫn mẫu mã và các dịch vụ sau bán hàng để thoả mãn đòi hỏi của thị
trường. Đây là một yếu tố quyết định đến sự thành công của công ty.
• Chính sách gắn từng loại sản phẩm với từng thị trường tiêu thụ- chính sách này
gồm: Chính sách gắn sản phẩm truyền thống với thị trường hiện có và thị
trường mới. Chính sách gắn từng loại sản phẩm hoàn thiện với thị trường hiện
tại và thị trường mới. Chính sách gắn từng loại sản phẩm cải tiến với thị trường
hiện tại và thị trường mới. Chính sách gắn sản phẩm mới với thị trường hiện tại
và thị trường mới.
4) Cơ cấu lại hệ thống kênh phân phối
Thiết lập và sắp xếp lại hệ thống kênh phân phối.Về mặt lý luận để đẩy
mạnh tốc độ tiêu thụ cần có hai chiến lược sản phẩm tiêu thụ sau:
 Chiến lược đẩy: Bao gồm tất cả các hoạt động với mục đích đưa các sản
phẩm vào chu trình tiêu thụ của giới thương nhân, làm tăng nhanh việc bán
hàng bằng cách sử dụng các nhân viên bán hàng và kích thích khu vực buôn bán
để thúc đẩy hàng hoá theo kênh lưu thông hàng hoá. Nói cách khác, chiến lược
đẩy nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhờ các trung gian phân phối hoặc nhân
viên bán hàng.

×