Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN HỌC SINH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOẠNH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.99 KB, 24 trang )

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN
HỌC SINH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOẠNH NGHIỆP VỤ BẢO
HIỂM TOÀN DIỆN HỌC SINH
I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM
TOÀN DIỆN HỌC SINH
1. Sự cần thiết khách quan phải triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện
học sinh
Học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước, là hạt nhân của một xã
hội phồn vinh, là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình… một đất nước muốn phát
triển bền vững thì không chỉ quan tâm đến các nguồn lực trước mắt, mà phải
quan tâm đến các nguồn lực trong tương lai, trong đó nguồn lực con người là
quan trọng nhất. Mọi quốc gia đều rất chú trọng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ
em và giành nhiều điều kiện để trẻ em được phát triển toàn diện.
Xuất phát từ những đặc điểm của lứa tuổi học sinh rất hiếu động, ham
hiểu biết nhưng cũng rất dễ bị tổn thương bởi các em chưa ý thức đầy đủ về
hành động của mình, hay bị quấn hút vào những trò nguy hiểm. Vì vậy mà
những nguy cơ rủi ro luôn rình rập.
Từ khi sinh ra và lớn lên các em đều được sống trong vòng tay yêu thương,
sự quan tâm chăm sóc của gia đình, nhà trường và xã hội. Họ luôn tạo những
điều kiện tốt nhất để các em được tự do phát triển về thể lực, chí lực, tuy vậy
các em cũng không thể tránh khỏi những nguy cơ ốm đau, bệnh tật. Mặt khác
nhận thức của các em ở lứa này còn chưa hoàn thiện, thiếu sự hiểu biết về pháp
luật, chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ mình nên thường hành động thiếu suy
nghĩ, chưa ý thức được cái tốt cái xấu, dễ bị lôi kéo vào những trò chơi nguy
hiểm mà không lường trước được hậu quả của nó. Vì vậy, ở lứa tuổi học sinh
nguy cơ xảy ra rủi ro cao hơn so với các lứa tuổi khác.
Khi không may xảy ra rủi ro, trẻ em rất cần được sự chăm sóc, chữa trị để
hồi phục sức khoẻ, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ.
Trong khi đó chi phí chăm sóc này đôi khi là rất lớn mà không phải gia đình nào
cũng có được, điều này là một thiệt thòi rất lớn cho các em. Vì vậy, vấn đề đặt
ra mà bất khì xã hội nào cũng quan tâm là làm thế nào để khắc phục được


những hậu quả khi xảy ra rủi ro để đảm bảo cuộc sống cho các em? Để trả lời
cho câu hỏi đó mỗi quốc gia, mỗi xã hội đều giành sự quan tâm đặc biệt đến
vẫn đề này. Rất nhiều biện pháp đã được đặt ra như cứu trợ xã hội, sự giúp đỡ
của các tổ chức, cá nhân. Trong đó, có một biện pháp hiệu quả cao rất phổ biến
trên thế giới đó là bảo hiểm toàn diện học sinh. Theo công ước “quyền trẻ
em”của liên hợp quốc đã ghi rõ “các quốc gia thành viên đều thừa nhận mọi trẻ
em đều được hưởng an toàn xã hội bao gồm cả bảo hiểm xã hôị, và phải thi
hành những biện pháp cần thiết để thực hiện các quền đó phù hợp với pháp luật
của quốc gia mình”.
Ở Việt Nam, theo thống kê số lượng học sinh ở nước ta chiểm khoảng 20%
dân số cả nước. Đây chính là nguồn nhân lực, nguồn hy vọng của đất nước
trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ các
em là nghĩa vụ quan trọng mà Đảng ta đã xác định “ Vì lợi ích mười năm trồng
cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Vì thế Việt Nam đã tham gia phê chuẩn
công ước về quyền trẻ em của liên hợp quốc và được Quốc hội thông qua ngày
12/8/1991 đã khẳng định ” Trẻ em có quyền tài sản, quyền thừa kế, quyền
hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật”. Quán triệt tinh thần
đó Đảng ta đã giành nhiều biện pháp kinh tế xã hội để tạo điều kiện thuận lợi
cho việc chăm sóc giáo dục trẻ em… tuy nhiên, thực tế cho thấy vì điều kiện
kinh tế xã hội còn khó khăn nên đã ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo
dục và bảo vệ trẻ em. Cụ thể: hiện có rất ít các khu vui chơi giải trí giành riêng
cho các em. Ở thành phố hay có hiện tượng các em rủ nhau đi tắm sông, hồ hay
đá bóng vỉa hè vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thông. Ở nông thôn học
sinh thường hay rủ nhau chơi những trò rất nguy hiểm như tắm sông, trèo
cây…những việc đó đe doạ nghiêm trọng đến tình mạng và sức khoẻ của các
em, và thực tế đã gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Hơn nữa, vì điều kiện kinh tế
xã hội còn khó khăn, việc quan tâm chăm sóc của gia đình và nhà trường đối
với các em cũng còn hạn chế, thực trạng này đã làm tăng khả năng xảy ra rủi ro
với các em học sinh. Đặc biệt, trong những năm gần đây theo số liệu thống kê
cho thấy số vụ tai nạn của học sinh ngày càng có xu hướng tăng lên.

Khi tai nạn xảy ra, hậu quả người phải gánh chịu trước hết là bản thân các
em, tiếp đến là gia đình, người thân và cả xã hội. Mà để khắc phục nó thì cần
phải có nguồn lực lớn mà không phải gia đình nào cũng có được, trong thực tế
nhiều trường hợp vì không đủ tiền cứu chữa đã để lại di chứng xuốt đời, huỷ
hoại tương lai của các em - Điều này là một thiệt thòi rất lớn đối với các em. Để
khắc phục những hậu quả trên, nhà nước và xã hội đã tiến hành nhiều biện pháp
để giúp đỡ, như trợ cấp một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho
những hoàn cảnh đặc biệt, kêu gọi sự giúp đỡ của các cá nhân, đoàn thể…
Nhiều tổ chức xã hội được thành lập như hội chữ thập đỏ. Sự hỗ trợ của nhà
nước, các tổ chức xã hội là rất cần thiết nhưng nó chỉ mang tính tức thời và
không thể đáp ứng hết những nhu cầu của các em. Hơn nữa, để nhận được sự hỗ
trợ này đôi khi cần nhiều thời gian nên không đáp ứng được nhu cầu cấp bách
trong trường hợp xảy ra rủi ro với các em mà cần được điều trị ngay. Để khắc
phục được những nhược điểm của các biện pháp trên, bảo hiểm toàn diện học
sinh đã ra đời. Với một số tiền nhỏ khi tham gia bảo hiểm nếu xảy ra tai nạn thì
học sinh đó sẽ được trợ cấp một phần hoặc toàn bộ chi phí chăm sóc sức khoẻ từ
phía các công ty bảo hiểm. Như vậy, sẽ đảm bảo được hưởng những quền lợi
chính đáng trong việc chăm sóc hồi phục sức khoẻ khi không may xảy ra tai
nạn. Đây là biện pháp rất tích cực và đạt hiệu quả cao, nó vừa mang tích chủ
động, lại có phạm vị rộng lớn vì không bị giới hạn với bất cứ học sinh nào, hơn
nữa việc giải quyết hậu quả khi sảy ra tại nạn lại được tiến hành nhanh chóng.
Như vậy, sự ra đời của bảo hiểm học sinh là một tất yếu khách quan để bảo
đảm cho moi học sinh đều nhận được sự chăm sóc cần thiết khi không may gặp
rủi ro. Bảo hiểm học sinh là phương thức thiết thực nhất đảm bảo sức khoẻ, tính
mạng cho các em. Là người bạn, người bảo vệ đắc lực cho an toàn của các em.
2. Tác dụng của bảo hiểm toàn diện học sinh
a. Đối với học sinh, sinh viên
Như đã nói ở trên, bảo hiểm toàn diện học sinh là là sự đảm bảo về quyền
lợi cho các em theo công ước quốc tế và luật chăm sóc giáo dục trẻ em. Vì vậy,
trước hết bảo hiểm toàn diện học sinh là để phục vụ cho lợi ích của chính các

em thể hiện:
+ Việc tham gia bảo hiểm giúp các em và gia đình có nguồn tài chính phục
vụ chăm sóc phục hồi sức khoẻ sau khi bị tai nạn, ốm đau bệnh tật để nhanh
chóng trở lại học tâp. Chỉ một số tiền đóng phí bảo hiểm nhỏ nhưng khi có rủi
ro xảy ra các em sẽ được công ty bảo hiểm trả tiền gấp nhiều lần để trang trải
các chi phí y tế và từ đó các em sẽ có điều kiện được chăm sóc tốt. Điều này đặc
biệt có ý nghĩa với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn như học sinh ở nông
thôn, miền núi, cao nguyên…khi mà chỉ duy trì cho các em đi học cũng rất vất
vả, thì sẽ không có điều kiện chi trả chăm sóc khi gặp tai nạn. Do đó, bảo hiểm
toàn diện học sinh thực sự là người bạn tin cậy đảm bảo cho các em có điều
kiện được học tập liên tục.
+ Mặt khác, việc tham gia bảo hiểm còn giúp các em nâng cao ý thức cộng
đồng, giáo dục cho các em tinh thần tương thân tương ái lá lành đùm lá rách của
dân tộc Việt Nam. Đồng thời, khi tham gia bảo hiểm công ty bảo hiểm sẽ phối
hợp với nhà trường và gia đình thường xuyên nhắc nhở các em ý thức tự bảo vệ
mình. Điều này có ý nghĩa quan trọng, góp phần hạn chế tai nạn xảy ra cho các
em, đảm bảo cho các em phát triển khoẻ mạnh, không ngừng trao đổi rèn luyện
về mặt thể chất, tư chất đạo đức, khoa học để phấn đấu thành người có ích cho
đất nước. Đây là tác dụng lớn của bảo hiểm học sinh.
b. Đối với gia đình các học sinh tham gia bảo hiểm.
Trước hết, bảo hiểm học sinh là công cụ hữu ích giúp các gia đình ổn định
về mặt tài chính. Bảo hiểm học sinh là một nghiệp vụ trọng tâm trong bảo hiểm
con người bằng cách huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh để tạo lên quỹ
bảo hiểm tập trung. Quỹ này dùng chủ yếu để chi trả kịp thời những thiệt hại về
tính mạng và tình trạng sức khoẻ cho các em khi rủi ro xảy ra. Khi tai nạn xảy
ra, người bị thiệt hại đầu tiên chính là bản các em học sinh, sau đó là những
người thân trong gia đình các em. Vì phải trang trải những chi phí phát sinh như
chi phí thuốc men, chi phí nằm viện, phẫu thuật, bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ
cho các em trong khi thu nhập của gia đình không đổi, thậm trí là giảm sút vì
phải nghỉ việc để chăm sóc cho con cái. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến

kinh tế của gia đình, nhất là với các gia đình khó khăn. Trong khi đó, nếu tham
gia bảo hiểm thì sẽ được các công ty bảo hiểm chi trả phần lớn họăc toàn bộ các
chi phí này. Như vậy, các gia đình sẽ ổn định về mặt tài chính yên tâm chăm sóc
con cái và yên tâm làm việc.
Ngoài ra, thông qua bảo hiểm học sinh các bậc phụ huynh sẽ có điều kiện
để chăm sóc con cái tốt hơn vì được công ty bảo hiểm phổ biến kiến thức về
phòng tránh tai nạn cho các em học sinh.
c. Đối với nhà trường.
Bảo hiểm giúp học sinh có điều kiện nhanh chóng ổn định sức khoẻ để trở
lại hoạt động làm cho việc học tập của các em ít bị gián đoạn và công tác giảng
dạy của nhà trường được đảm bảo đúng kế hoạch. Qua bảo hiểm học sinh nhà
trường được trang bị thêm các kiến thức về phong tránh giảm thiểu rủi ro cho
học sinh, đồng thời nhà trường có thể phối hợp cùng với các bậc phụ huynh và
công ty bảo hiểm mở thêm các lớp ngoại khoá để giáo dục các em ý thức tự bảo
vệ mình, nhờ đó mà chương trình giảng dạy của nhà trường sẽ được phong phú
hơn. Giúp nhà trường tạo được sự tin cậy và nâng cao uy tín của mình với các
bặc phụ huynh.
Sau khi thu phí bảo hiểm công ty bảo hiểm sẽ trích một phần phí bảo hiểm
để lại trường được sử dụng vào công tác đề phòng hạn chế tổn thất như mua
sắm các trang thiết bị y tế, sách báo, thuốc men… giúp nhà trường giảm bớt
được những chi phí này.
d. Đối với các công ty bảo hiểm
Mục tiêu của các công ty bảo hiểm khi tiến hành kinh doanh là thu được
lợi nhuận. Tuy nhiên, do bảo hiểm học sinh là một nghiệp vụ bảo hiểm có liên
quan đến các định hướng, chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước, đồng
thời thể hiện sự quan tâm của các xã hội đến các thế hệ tương lai vì vậy các
công ty bảo hiểm không chỉ coi trọng mục tiêu hiệu quả kinh doanh mà còn hết
sức chú ý đến hiệu quả xã hội của nghiệp vụ này.
Là một nghiệp vụ bảo hiểm ra đời từ rất sớm, bảo hiểm toàn diện học sinh
chiếm một phần khá lớn trong tổng thu của công ty bảo hiểm, vừa góp phần

làm tăng doanh thu đồng thời thông qua công tác tuyên truyền quảng bá đã đưa
được hình ảnh của công ty tới đông đảo công chúng. Thực hiện tốt nghiệp vụ
này sẽ góp phần năng cao uy tín của công ty tới công chúng đây là tác dụng rất
lớn đối với công ty. Giúp công ty có thể dễ dàng bán các loại hình bảo hiểm
khác. Đồng thời, việc học sinh tham gia bảo hiểm ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp
các em hiểu rõ về bảo hiểm, đây sẽ là một thị trường bảo hiểm đầy tiềm năng
trong tương lai.
e. Đối với xã hội
Bảo hiểm toàn diện học sinh góp phần quan trọng vào công tác xã hội hoá
giáo dục với mục tiêu chuẩn bị cho thế hệ tương lại một lền tảng vững chắc về
sức khoẻ, thể chất, và chi thức khoa học. Thực hiện bảo hiểm toàn diện học sinh
là biện pháp thiết thực trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực con người của
Đảng và nhà nước ta.
Bảo hiểm toàn diện học sinh tạo lên quỹ tiền tệ phi tập trung lớn, ngoài
phần bồi đắp chi trả bồi thường còn góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Bảo
hiểm hoạt động theo nguyên tắc số đông bù số ít. Do đó khi triển khai bảo hiểm
toàn diện học sinh, công ty bảo hiểm sẽ thu một khoản phí bảo hiểm (thường là
rất nhỏ) của từng em để tạo lên một quỹ tiền tệ lớn. Quỹ này mặc dù mục đích
chính là chi trả bồi thường cho các em học sinh khi không may gặp phải rủi ro.
Tuy nhiên, số tiền đó không phải là bồi thường toàn bộ một lúc. Vì vậy, luôn
luôn có những khoản tiền nhàn rỗi chưa sử dụng đến. Khoản tiền nhàn rỗi này
sẽ được đem đị đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau để phát triển kinh tế.
II . SỰ RA ĐỜi VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN HỌC
SINH Ở VIỆT NAM.
Tiền thân của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh là nghiệp vụ bảo
hiểm tai nạn học sinh được tổng công ty bảo hiểm Việt Nam triển khai đầu tiên
vào năm học 1985-1986. Trong thời gian này, bảo hiểm toàn diện học sinh chỉ
tiến hành bảo hiểm cho các em khi đang học tại trường với mức phí bảo hiểm
là 1000-2000đồng/ một học sinh tương ứng với số tiền bảo hiểm tối đa khoảng
1.000.000 đồng/ vụ.

Sau một năm triển khai nghiệp vụ, người ta nhận ra rằng việc chỉ bảo hiểm
cho các em khi đang học tại trường thì phạm vi bảo hiểm là qua hẹp bởi tai nạn
xảy ra với các em chủ yếu lại ở ngoài giờ học khi không có sự quản lý của nhà
trường. Nguyên nhân là vì ngoài giờ học các em thường hay rủ nhau đi chơi như
đi bơi hay đá bóng ở vỉa hè mà không có ai giám sát. Đăc biệt là sau khi tan
học, học sinh thường ùa ra đi cả ở dưới lòng đường hoặc băng qua đường trong
tình trạng giao thông đông đúc thì những hành động đó của các em rất dễ gây ra
tai nạn giao thông nhưng nếu xảy ra lại không được bồi thường.Vì điều đó đến
năm học 1998-1999 bảo hiểm tai nạn học sinh đã mở rộng phạm vi bảo hiểm là
bảo hiểm tai nạn học sinh 24/24giờ. Phí bảo hiểm được năng cao lên thành từ
1000-3000đồng/ một học sinh. số tiền bảo hiểm là 1.000.000 - 2.000.000
đồng/vụ.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng sôi động, sau nghị định 100/CP
của chính phủ, hàng loạt các công ty bảo hiểm được thành lập cạnh tranh với
nhau. Các doanh nghiệp tìm mọi cách để hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm của
mình để tăng tính cạnh tranh. Nghiệp vụ bảo hiểm học sinh cũng không ngừng
đổi mới để phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trong quá
trình đó người ta nhận thấy rằng bên cạnh những rủi ro do tai nạn ảnh hưởng
đến tính mạng, sức khoẻ và sự phát triển của trẻ, những rủi ro ốm đau, bệnh tật
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của các em. Hơn nữa, những rủi ro
ốm đau, bệnh tật lại khá nhiều. Điều này dẫn đến đòi hỏi tù phía các em học
sinh, cũng như các bặc cha mẹ muốn các công ty bảo hiểm tiếp tục mở rộng
phạm vi bảo hiểm, không chỉ giới hạn bởi những rủi ro xảy ra trong và ngoài
giờ học mà còn bảo hiểm cho cả những rủi ro ốm đau, bệnh tật. Chính vì vậy,
năm học 1995-1996 bảo hiểm tai nạn học sinh được triển khai thành bảo hiểm
toàn điện học sinh với ba điều kiện bảo hiểm:
1. Điều kiện A: chết do mọi nguyên nhân.
2. Điều kiện B: Thương tật do tan nạn.
3. Điều kiện C: Bảo hiểm cho những rủi ro ốm đau, bệnh tật phải nằm viện
phẫu thuật.

Người tham gia bảo hiểm được phép lựa chọn hình thức tham gia bảo hiểm
có thể tham gia một điều kiện hoặc tham gia kết hợp hai hoặc ba trong ba điều
kiện trên, với mỗi hình thức tham gia sẽ tương ứng với một mức phí khác nhau.
Với sự phân chia các điều kiên bảo hiểm A,B,C đã tạo điều kiện thuận lợi cho
người tham gia bảo hiểm, từ đó bảo hiểm học sinh đã nhanh chóng thu hút được
nhiều khách hàng, chiếm tỷ trọng doanh thu cao trong cơ cấu doanh thu của các
công ty bảo hiểm, thể hiện được vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm.
Để tiếp tục hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh công ty bảo
hiểm tiếp tục đổi mới mở rộng phạm vi bảo hiểm. Hiện nay, bảo hiểm học sinh
có bốn điều kiện bảo hiểm:
1. Điều kiện A: Bảo hiểm trong trường hợp tử vong.
2. Điều kiện B: Chết hoặc thương tật do tai nạn.
3. Điều kiện C: Ốm đau bệnh tật phải nằm viện phẫu thuật.
4. Điều kiện D: Nằm viên do ốm đau bệnh tật, thương tật thân thể do tai
nạn.
Sau hai mươi năm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm học sinh, hiện thu hút
khoảng 70% số lượng học sinh tham giao bảo hiểm hàng năm. Đây là nỗ lực rất
lớn của các công ty bảo hiểm. Tuy vậy, thị trường bảo hiểm học sinh vẫn còn rất
nhiều cơ hội để các công ty tiếp tục hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện
học sinh của mình nhằm tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm của các em.
III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN HỌC SINH
Văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm Căn cứ theo: Điều khoản
bảo hiểm toàn diện học sinh( ban hành kém theo quyết định
số:744/2002/QĐ/TGD) ngày 27/3/2002 của tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam.
Văn bản hưỡng dẫn triển khai nghiệp vụ bảo hiểm học sinh - sinh viên
năm học 2005-2006 trên địa bàn thành phố Hà Nội quy định như sau:
1. Đối tượng bảo hiểm.
Là các học sinh sinh viên đang theo học tại các trường nhà trẻ, mẫu giáo,
tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, các trường Đại học, Cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp, học sinh học nghề. Trong đó:

A. Người được bảo hiểm: là người có tên trong hợp đồng bảo hiểm hoặc
giấy chứng nhận bảo hiểm và được hưởng quyền lợi theo hợp đồng bảo hiểm.
B. Người tham gia bảo hiểm: là người có yêu cầu bảo hiểm và trực tiếp
hoặc thông qua nhà trường giao kết hợp đồng bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.
C. Người thụ hưởng: là người được chỉ định nhận tiền bảo hiểm theo hợp
đồng bảo hiểm, hoặc là người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp không có
chỉ định.
2. Phạm vi bảo hiểm
Người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn hai hay nhiều điều kiện bảo hiểm
được quy đinh dưới đây:
A. Điều kiện bảo hiểm A.
+ Rủi ro được bảo hiểm: bảo hiểm do trường hợp chết do ốm đau bệnh tật.
+Hiệu lực bảo hiểm: hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực sau 30 ngày kể từ
ngày đóng phí bảo hiểm. Những hợp đồng tái tục mặc nhiên có hiệu lực ngay
sau khi người tham gia bảo hiểm đóng phí cho kì tiếp theo.

×