Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦU GIẤY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.1 KB, 16 trang )

1
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦU GIẤY
3.1. Định hướng phát triển cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD
3.1.1. Định hướng của Nhà nước
Thành phố Hà Nội đang tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo “Đề án xây
dựng Hà Nội thành Trung tâm tài chính - ngân hàng hàng đầu khu vực phía
Bắc”
1
. Theo đó, bên cạnh vai trò là một Thủ đô - trung tâm chính trị, kinh tế
và văn hoá của cả nước, Hà Nội sẽ nhanh chóng được xây dựng thành một
trung tâm tài chính - ngân hàng lớn, có vai trò quan trọng của cả nước.
Theo đề án này của thành phố, dự kiến lộ trình đến năm 2015, thị
trường vốn, thị trường chứng khoán của thủ đô sẽ trở thành công cụ cơ bản để
huy động vốn trung, dài hạn cho các doanh nghiệp; các hoạt động kinh tế - xã
hội trên địa bàn. Thị trường này sẽ từng bước tiếp cận, kết nối và liên thông
với thị trường vốn quốc tế.
Các tiêu chí cụ thể được hoạch định theo lộ trình sau:
Vốn cho vay trung và dài hạn chiếm từ 40% - 42% tổng cho vay
NHTM vào năm 2010.
1 Nguồn: “Hà Nội năm 2010: Trung tâm Tài chính-Ngân hàng lớn” website Báo kinh tế hợp tác Việt Nam
(14/09/2007)
1
2
Tổng giao dịch các hoạt động tài chính - ngân hàng trên địa bàn chiếm
45% - 50% tổng giao dịch huy động cả nước, chiếm 75% - 80% của
khu vực phía bắc, chiếm 90% - 95% tổng giao dịch của vùng thủ đô.
Nhà nước chủ trương tiếp tục thực hiện các biện pháp khuyến khích
đầu tư cho việc phát triển: ban hành, sửa đổi các chính sách về thuế, chính


sách tài chính - tín dụng, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho DNNQD. Đồng
thời, để hỗ trợ cho DNNQD tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, Nhà
nước tiếp tục thành lập mới và phát triển các định chế tài chính thuộc sở hữu
Nhà nước để thực hiện chính sách bảo lãnh tín dụng cho khu vực doanh
nghiệp này.
3.1.2. Định hướng của CN NHCTCG
3.1.2.1. Định hướng nhiệm vụ kinh doanh năm 2008
Trên tinh thần phát huy tối đa những kết quả đạt được năm 2007, tiếp
tục bám sát các hoạt động kinh doanh năm 2008 của NHCTVN, trong năm
2008 toàn chi nhánh tiếp tục quyết tâm phấn đấu theo định hướng: Thực hiện
“kinh doanh tài sản nợ”, bảo đảm tăng trưởng tín dụng ổn định lành mạnh, tập
trung thu hồi hết nợ xấu, thu hồi tối đa nợ ngoại bảng, phát triển các sản phẩm
dịch vụ bán lẻ nhằm tăng thu phí dịch vụ. Cụ thể phấn đấu hoàn thành và
hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sau
2
:
_ Tổng nguồn vốn huy động: 3.000 tỷ đồng
_ Dư nợ cho vay nền kinh tế: 800 tỷ đồng, trong đó phấn đấu chuyển đổi
danh mục cho vay đạt cơ cấu: 50-30-20 (khoảng 50% dư nợ nhóm
khách hàng lớn; 30% dư nợ khách hàng vừa và nhỏ; 20% dư nợ đối với
khách hàng cá nhân)
_ Nợ xấu: phấn đấu đến 31/12/2008 đạt dưới 1% trên tổng dư nợ
2 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 CN NHCTCG
2
3
_ Thu hồi nợ ngoại bảng: tối thiểu 34 tỷ đồng
_ Mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ, tiện ích ngân hàng, phấn
đấu có những sản phẩm dịch vụ trọn gói phục vụ khách hàng. Thu phí
giao dịch tối thiểu là 7,5 tỷ đồng
_ Lợi nhuận đã trích dự phòng rủi ro: tối thiểu 55 tỷ đồng

3.1.2.2. Định hướng phát triển cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD
CN NHCTCG thực hiện đúng định hướng của ngành: giảm dần cho vay
DNQD tăng cường cho vay với DNNQD; phấn đấu trở thành một ngân hàng
hàng đầu trên địa bàn trong lĩnh vực cho vay trung và dài hạn. Cơ cấu danh
mục cho vay theo nhóm khách hàng phải đảm bảo đẩy mạnh tiếp thị, tập trung
vốn cho vay với các doanh nghiệp thuộc các ngành có tiềm lực tài chính, sản
xuất kinh doanh hiệu quả như điện lực, dịch vụ, xuất nhập khẩu, … Hoạt
động đầu tư cho vay đang dần tiến tới mục tiêu ngân hàng của mọi thành phần
kinh tế và của toàn dân, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền
kinh tế Việt Nam cũng như định hướng của NHCTVN.
Tăng tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn có đảm bảo bằng tài sản.
Phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản
chiếm trên 70% tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn của chi nhánh
3
.
Phát triển cho vay trung và dài hạn với khối DNNQD nhưng phải đảm
bảo chấp hành nghiêm ngặt các nguyên tắc và điều kiện tín dụng; tăng cho
vay có bảo đảm, hạn chế cho vay nhiều vào một khách hàng. Phát triển cho
vay trung và dài hạn trong khuôn khổ nhằm đảm bảo an toàn tín dụng: khống
chế cho vay trung và dài hạn trong khoảng 40% tổng dư nợ nền kinh tế. Điều
này có nghĩa là chi nhánh cần lựa chọn những dự án tốt, có vốn tự có tham gia
lớn, hiệu quả cao, thời gian trả nợ nhanh, thực hiện lãi suất thả nổi thị trường,
bù đắp đủ chi phí có hiệu quả trong đầu tư tín dụng.
3 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007
3
4
3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với
DNNQD tại CN NHCTCG
Dựa trên định hướng phát triển của Chính phủ và của NHNN, cũng như
phương hướng cụ thể mà CN NHCTCG đã hoạch định về phát triển tín dụng

trung và dài hạn đối với DNNQD, sau thời gian thực tập được tiếp xúc với
thực tế tại CN NHCTCG em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm phát
triển nghiệp vụ này cho chi nhánh trong thời gian tới.
3.2.1. Nhóm giải pháp khách quan
3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống luật liên quan sao cho phù hợp với thực tế
 Đổi mới chính sách khuyến khích huy động vốn trung và dài hạn
Hiện nay về cơ bản, lãi suất đã được tự do hoá, tuy nhiên, khả năng can
thiệp để điều chỉnh lãi suất bằng các công cụ gián tiếp, thông qua nghiệp vụ
thị trường mở của NHNN là rất hạn chế. Do đó, khi lãi suất huy động bị đẩy
lên quá cao, NHNN nước tỏ ra lúng túng trong việc điều tiết, gây khó khăn
trong công tác huy động vốn, nhất là vốn trung và dài hạn của hệ thống
NHTM. Vì vậy, NHNN cần có các giải pháp hoàn thiện các công cụ gián tiếp
trong điều hành chính sách tiền tệ, hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở để có
đủ năng lực điều tiết cung cầu về vốn, điều chỉnh lãi suất tạo thuận lợi cho
hoạt động huy động vốn trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại.
NHNN cần tạo quyền chủ động cho các NHTM, tạo sân chơi bình đẳng
cho các NH trong lĩnh vực phát hành các công cụ huy động vốn trung và dài
hạn. Ủy ban chứng khoán Nhà nước và NHNN cũng cần phối hợp để có các
biện pháp khuyến khích các NHTM phát hành trái phiếu trên thị trường chứng
khoán tập trung; đồng thời, có các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu
hiện đang đóng băng.
 Thực hiện chính sách bình đẳng giữa các thành phần kinh tế
4
5
NHNN cần có các chính sách nhằm khuyến cáo các NHTM phải thực
hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn; chủ động tiếp cận để cho vay các
doanh nghiệp và không phân biệt thành phần kinh tế. Trong đó, chú trọng đối
với các dự án sản xuất của khối DNNQD có các sản phẩm hàng hoá có chất
lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, dự án đầu
tư xây dựng mua sắm, cải tiến dây chuyền máy móc thiết bị phục vụ cho việc

nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh.
3.2.1.2. Tăng cường quản lý hoạt động của các DNNQD
Nhà nước cần có các giải pháp hiệu quả trong việc quản lý doanh
nghiệp nói chung và DNNQD nói riêng, trước mắt là ở các khía cạnh chấp
hành pháp lệnh kế toán thống kê đối với các doanh nghiệp, thủ tục cấp phép,
đăng ký kinh doanh, … để nhằm lành mạnh hóa môi trường hoạt động cho
các DNNQD.
Đảm bảo môi trường kinh tế phát triển lành mạnh thông qua hoàn thiện
và ổn định chính sách kinh tế, quản lý vĩ mô là bước đầu tiên và quan trọng
nhất để các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh.
3.2.1.3. Thành lập các quỹ hỗ trợ nhằm bão lãnh vay vốn cho DNNQD
DNNQD gặp khó khăn chủ yếu khi tiếp cận nguồn vốn vay từ NHTM
chính là không đáp ứng đủ yêu cầu về tài sản đảm bảo tiền vay cũng như điều
kiện về tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu trên tổng vốn dự án. Bên cạnh việc hỗ
trợ về sửa đổi hành lang pháp lý tạo sân chơi công bằng cho mọi thành phần
kinh tế thì Chính phủ cũng cần thành lập các quỹ hỗ trợ cho DNNQD. Các
quỹ này được lập nên với nhiệm vụ là dùng uy tín của mình, thay mặt Nhà
nước đứng ra bảo lãnh cho các DNNQD có nhu cầu vay vốn ngân hàng song
không đáp ứng đủ điều kiện để được vay vốn. Các quỹ hỗ trợ này không
5
6
những giúp cho DNNQD có được nguồn vốn trung và dài hạn kịp thời đáp
ứng nhu cầu mà còn bảo đảm an toàn hoạt động cho NHTM.
3.2.2. Nhóm giải pháp chủ quan từ phía ngân hàng
3.2.2.1. Nâng cao tính độc lập, tự chủ trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng
Cho đến nay, NHTM Nhà nước vẫn là người cho vay DNQD lớn nhất.
Có nhiều lý do: Mối quan hệ truyền thống, cùng hình thức sở hữu, nhu cầu
vay của các DNQD lớn và khả năng cho vay của NHTM Nhà nước cũng lớn

(NHTM cổ phần khó đáp ứng), nếu có rủi ro tín dụng xảy ra thì đã có Nhà
nước xử lý. Điểm mấu chốt là NHTM Nhà nước do Nhà nước sở hữu duy
nhất. Nhà nước với chức năng quản lý toàn bộ nền kinh tế được gắn chặt với
Nhà nước - người chủ sở hữu duy nhất NH, quyết định toàn bộ hoạt động
kinh doanh tiền tệ - tín dụng của NHTM.
Đảm bảo hoạt động độc lập của NHTM là yếu tố quan trọng để thực
hiện đúng các quy định và pháp luật về tín dụng. Cổ phần hóa NHTM Nhà
nước là biện pháp cơ bản. Đa dạng sở hữu trong NHTM Nhà nước sẽ làm
tăng tính trách nhiệm của ngân hàng, hạn chế các khoản cho vay mang tính
phong trào hoặc chỉ định hiện nay. Nhà nước có thể thực hiện chính sách hỗ
trợ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng Phát triển, hoặc
ủy thác cho vay thông qua các NHTM.
3.2.2.2. Đẩy mạnh công tác huy động nguồn vốn
Để phát triển được hoạt động cho vay trung và dài hạn thì trước hết
ngân hàng phải đảm bảo được cho mình một nguồn vốn trung dài hạn lớn về
quy mô, ổn định về kỳ hạn. Vì vậy, hoạt động huy động vốn có ý nghĩa rất
quan trọng đối với tín dụng nói chung cũng như cho vay trung và dài hạn nói
riêng.
6

×