Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.79 KB, 13 trang )

NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
A. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng bảo
hiểm đã thoả thuận xác định các quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng gọi
là nội dung của hợp đồng bảo hiểm.
I. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo hiểm.
1. Quyền.
Nhìn chung trong các hợp đồng bảo hiểm, bên bảo hiểm thường có một số
quyền cơ bản sau:
- Bên bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm đối với người mua bảo hiểm
theo mức hai bên đã thoả thuận hoặc theo biểu phí mà pháp luật qui định đối với
hợp đồng bảo hiểm bắt buộc.
- Bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người mua bảo hiểm phải cung cấp cho
bên bảo hiểm đầy đủ các thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm trừ các
thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết. Các thông tin này có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của bên bảo hiểm như rủi ro xảy
ra có phải là sự kiện bảo hiểm không, mức thiệt hại bao nhiêu,... Điều 577
khoản 2 Bộ luật dân sự qui định: “Trong trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý
cung cấp thông tin sai nhằm giao kết hợp đồng để hưởng tiền bảo hiểm, thì bên
bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và thu phí bảo hiểm
đến thời điểm đình chỉ hợp đồng.” Đây là một quyền quan trọng bởi bên bảo
hiểm khó có điều kiện theo dõi sát đối tượng bảo hiểm mà chỉ thông qua nghĩa
vụ khai báo của bên kia mới có thể nắm rõ tình trạng của đối tượng bảo hiểm.
Vì thế trong tất cả các hợp đồng bảo hiểm đều qui định quyền này cụ thể và để
đảm bảo sự khai báo trung thực của bên mua bảo hiểm, bên bảo hiểm có thể áp
dụng những chế tài nhất định. Ví dụ điều 207 Bộ luật hàng hải qui định: “Trong
trường hợp người được bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ khai báo thông tin thì bên
bảo hiểm có quyền rút khỏi hợp đồng và vẫn được thu phí bảo hiểm đầy đủ. Nếu
người được bảo hiểm không có lỗi trong việc khai báo không chính xác hoặc
không khai báo theo qui định thì bên bảo hiểm không có quyền rút khỏi hợp đồng
nhưng có quyền thu thêm phí bảo hiểm ở mức độ hợp lý ”.


Hiện nay, ở Việt Nam hiện tượng khách hàng trục lợi bảo hiểm bằng cách
khai báo thông tin sai lệch là hiện tượng phổ biến và ngày một tinh vi. Đơn cử
những con số thống kê về gian lận bảo hiểm sau đây được phát hiện và xử lý kịp
thời (theo tờ “Thị trường Bảo hiểm” số tháng 5/2000 của Bảo Việt):
+ Năm 1997, phát hiện 183 vụ gian lận về bảo hiểm xe cơ giới với số tiền
gian lận 1,473 tỉ đồng ở Hà Nội, Huế,...
+ Bảo hiểm tàu thuỷ năm 1998, Bảo Việt Sóc Trăng và Bình Định đã phát
hiện và từ chối bồi thường số tiền là 846 triệu đồng.
+ Bảo hiểm con người: năm 1998, ở Khánh Hoà phát hiện 90 vụ, từ chối
bồi thường 638 triệu đồng,...
- Trong trường hợp bên được bảo hiểm có lỗi không thực hiện các biện
pháp phòng ngừa thiệt hại ghi trong hợp đồng, bên bảo hiểm có quyền đơn
phương đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc không trả tiền bảo hiểm khi thiệt hại
xảy ra do các biện pháp phòng ngừa đã không được thực hiện (Điều 578 khoản
2 Bộ luật dân sự).
- Trong trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảo
hiểm và bên bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm thì bên bảo
hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình phải trả
(Điều 581 khoản 1 Bộ luật dân sự).
2. Nghĩa vụ.
Bên bảo hiểm khi nhận được tin báo về rủi ro xảy ra đối với đối tượng bảo
hiểm có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định nguyên nhân và
mức độ thiệt hại. Nếu thiệt hại xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm, bên bảo hiểm
phải bồi thường cho người được bảo hiểm. Bên bảo hiểm có nghĩa vụ tiến hành
giám định tổn thất và lập biên bản giám định. Nghĩa vụ này nhằm đảm bảo
quyền lợi cho người được bảo hiểm vì khi người được bảo hiểm khiếu nại đòi
bồi thường thì phải có cả biên bản giám định tổn thất đồng thời đó cũng là vì
quyền lợi của bên bảo hiểm để xác định được mức bồi thường chính xác. Điều
19 - Qui tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt qui định: “Bảo Việt và
người được bảo hiểm có nghĩa vụ tiến hành giám định và lập biên bản giám định

thiệt hại. Trường hợp hai bên không thoả thuận được mức độ thiệt hại, có thể
mời giám định viên chuyên ngành xác định”.
Điều 28 - Qui tắc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển qui
định:
- “Sau khi kiểm tra các chứng từ có liên quan đến việc khiếu nại do người
được bảo hiểm gửi đến và đã xác nhận tổn thất, người bảo hiểm sẽ thanh toán
tiền bồi thường cho người được bảo hiểm.
- Trừ khi có thoả thuận khác, việc thanh toán bồi thường sẽ được giải quyết
bằng loại tiền qui định trong hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Khi thanh toán bồi thường, người bảo hiểm có thể khấu trừ vào tiền bồi
thường các khoản thu nhập của người được bảo hiểm trong việc bán hàng hoá
cứu được và đòi người thứ ba.”
Đối với một số hợp đồng bảo hiểm như bảo hiểm tai nạn con người vấn đề
giám định tổn thất có thể không đặt ra. Chỉ cần bên được bảo hiểm cung cấp đầy
đủ hồ sơ về vụ tai nạn và các giấy tờ liên quan đến chi phí cứu chữa, nằm
viện,... bên bảo hiểm sẽ thực hiện nghĩa vụ bồi thường.
Trong trường hợp hồ sơ về tai nạn, rủi ro xảy ra vẫn chưa được hoàn tất
nên chưa thể tính toán được mức bồi thường thì bên bảo hiểm còn có nghĩa vụ
ứng trước cho bên được bảo hiểm một khoản tiền nếu bên được bảo hiểm yêu
cầu.
II. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm.
Dưới đây xin đề cập quyền và nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm trong
trường hợp họ đồng thời là người được bảo hiểm.
1. Quyền.
- Người tham gia bảo hiểm có quyền hưởng số tiền bảo hiểm mà bên bảo
hiểm bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra theo thoả thuận trong hợp đồng
hoặc theo qui định của pháp luật. Đây là quyền chủ yếu của người tham gia bảo
hiểm.
- Trong một số hợp đồng bảo hiểm tài sản, người tham gia bảo hiểm còn có
một quyền quan trọng đó là quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm. Quyền này được

thực hiện trong trường hợp nguy cơ đối tượng bị tổn thất toàn bộ là không tránh
khỏi hoặc chi phí cứu chữa sẽ quá cao so với giá trị của đối tượng bảo hiểm.
Nếu việc từ bỏ đối tượng bảo hiểm được bên bảo hiếm chấp nhận thì người
tham gia bảo hiểm có quyền được bồi thường tổn thất toàn bộ.
Điều 234 Bộ luật hàng hải qui định về từ bỏ đối tượng bảo hiểm như sau:
1. Người được bảo hiểm có quyền tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm và
chuyển cho người bảo hiểm quyền, nghĩa vụ của mình liên quan đến đối tượng
bảo hiểm để được nhận tiền bồi thường tổn thất toàn bộ nếu việc đối tượng bị
tổn thất toàn bộ là không thể tránh khỏi hoặc việc ngăn ngừa tổn thất đó sẽ gây
ra các chi phí quá cao so với giá trị của đối tượng bảo hiểm.
2. Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm có thể được áp dụng trong trường hợp
tàu biển bị mất tích, bị cưỡng đoạt, bị hư hỏng do tai nạn mà không thể sửa
chữa được hoặc chi phí sửa chữa, phục hồi, chuộc tàu là không có hiệu quả kinh
tế.
2. Nghĩa vụ.
- Người tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm cho bên bảo
hiểm. Phí bảo hiểm phải đóng đủ và đúng thời hạn, nếu không bên bảo hiểm có
quyền chấm dứt hợp đồng. Đây là điều kiện quan trọng để duy trì quan hệ hợp
đồng và là điều kiện để được hưởng tiền bồi thường bảo hiểm.
- Người tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ
thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm theo yêu cầu của bên bảo hiểm.
Việc cung cấp thông tin phải đảm bảo sự trung thực, kịp thời, đầy đủ. Nếu thực
hiện không tốt nghĩa vụ này thì người tham gia bảo hiểm có thể phải gánh chịu
những chế tài nhất định theo thoả thuận trong hợp đồng hoặc theo qui định của
pháp luật. Chẳng hạn bên bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện
hợp đồng và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ hợp đồng, hoặc có quyền
không bồi thường tiền bảo hiểm hoặc giảm tiền bồi thường.
- Khi xuất hiện sự kiện bảo hiểm người tham gia bảo hiểm phải thông báo
kịp thời cho bên bảo hiểm biết và thực hiện mọi biện pháp cần thiết trong khả
năng cho phép để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại (Điều 579 Bộ luật dân sự). Trong

qui tắc bảo hiểm trộm cướp (do Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam ban hành) qui
định: “Khi phát sinh bất kỳ sự cố nào có thể dẫn đến việc khiếu nại theo hợp
đồng này, người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm:
a. Thông báo cho công an và dành cho họ sự hợp lý để họ tìm ra, trừng
phạt kẻ có tội và tìm ra tài sản bị mất cắp.
b. Thông báo cho Bảo Việt bằng văn bản và trong vòng 7 ngày, sau đó gửi
cho Bảo Việt hồ sơ khiếu nại bồi thường cùng với tất cả những bằng chứng chi
tiết và cụ thể.
- Người tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ phòng ngừa thiệt hại. Điều 578 Bộ
luật dân sự qui định:
1. Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện ghi trong hợp
đồng, các qui định của pháp luật có liên quan và thực hiện các biện pháp phòng
ngừa thiệt hại.
2. Trong trường hợp bên được bảo hiểm có lỗi không thực hiện các biện
pháp phòng ngừa thiệt hại đã ghi trong hợp đồng và sau một thời gian được bên
bảo hiểm ấn định để thực hiện biện pháp phòng ngừa mà vẫn không thực hiện
thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng hoặc không trả tiền
bảo hiểm.
Nghĩa vụ này nhằm nâng cao trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm bởi
vì bảo hiểm không có nghĩa là trút mọi trách nhiệm cho người bảo hiểm.
- Những trường hợp tổn thất xảy ra do lỗi của người thứ ba gây ra, người
tham gia bảo hiểm còn có nghĩa vụ trao cho bên bảo hiểm quyền truy đòi người
gây thiệt hại và giúp bên bảo hiểm có thể thực hiện tốt quyền này. Tại điều 14
qui tắc bảo hiểm hoả hoạn có qui định “Trường hợp thiệt hại thuộc phạm vi
trách nhiệm bảo hiểm do người thứ ba gây ra, người tham gia bảo hiểm có trách
nhiệm báo ngay cho Bảo Việt và làm những thủ tục pháp lý cần thiết để bảo lưu
quyền khiếu nại của Bảo Việt, hỗ trợ Bảo Việt đòi người thứ ba”.
III. Quyền - Nghĩa vụ của người thứ ba trong hợp đồng bảo hiểm.
Người thứ ba mặc dù không tham gia ký kết hợp đồng nhưng là người có
lợi ích liên quan chặt chẽ với việc ký kết đó, họ chính là người được bảo hiểm.

Vì vậy mà người thứ ba vẫn còn có một số quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp
đồng. Xét mối tương quan giữa quyền và nghĩa vụ thì họ là người được hưởng
quyền nhiều hơn. Cụ thể là người thứ ba có quyền hưởng tiền bảo hiểm, có
quyền trực tiếp yêu cầu bên bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ bồi thường đối với tổn
thất do rủi ro bảo hiểm xảy ra. Về nghĩa vụ, người thứ ba có nghĩa vụ trong việc
bảo vệ đối tượng bảo hiểm, phòng ngừa, hạn chế rủi ro, cung cấp thông tin,
nghĩa vụ chuyển quyền truy đòi kẻ gây hại,... Song người thứ ba lại không phải
thực hiện nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm (vốn được coi là nghĩa vụ nặng nề nhất)
mà nghĩa vụ này thuộc về người mua bảo hiểm. Tuy vậy, người thứ ba cũng
không có quyền thiết lập, sửa đổi hợp đồng bảo hiểm.
B. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM.
Thực hiện hợp đồng bảo hiểm là việc các bên tiến hành các hành vi mà
mỗi bên tham gia hợp đồng phải thực hiện nhằm đáp ứng các quyền tương ứng
của bên kia.
Khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm, các bên phải thực hiện một cách trung
thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn
nhau, không xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, công cộng, quyền, lợi ích hợp
pháp của người khác; thực hiện đúng, đầy đủ các điều khoản về đối tượng bảo
hiểm, sự kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm,... đã xác định trong hợp
đồng.
Trong phần này chỉ xin đề cập đến một vấn đề quan trọng nhất đó là thủ
tục trả bảo hiểm.
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, việc bồi thường tổn thất được thực hiện theo
các bước sau:
- Thứ nhất, giám định tổn thất:

×