Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH BÁN HÀNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦU GIẤY TRONG THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.14 KB, 31 trang )

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH BÁN HÀNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI CẦU GIẤY TRONG THỜI GIAN QUA
1. Giới thiệu khái quát về công ty
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Thương mại Cầu Giấy
Tên giao dịch: Cầu Giấy Share Trading Company
Tên viết tắt: CTM
Địa chỉ trụ sở: 139 Cầu Giấy-P.Quan Hoa-Q.Cầu Giấy-Hà Nội
Số đăng ký kinh doanh: 010300027
Ngày cấp 15/01/2001 và thay đổi lần cuối ngày 24/5/2006
Công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy có lịch sử tồn tại và phát triển hơn 50
năm đã đóng góp một phần đáng kể vào công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước.
Công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy tiền thân vốn là một doanh nghiệp Nhà
nước, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh doanh độc lập, tự điều chỉnh về
tài chính. Công ty ra đời thông qua việc thực hiện Nghị quyết Trung Ương
Đảng lần thứ 7 khóa 2 ngày 16/03/1956 của BCH TW Đảng quyết định thành
lập HTX mua bán Quận 5 và 6 góp phần giao lưu hàng hoá giữa thành thị và
nông thôn, cải tạo quản lý thị trường thương nhân, làm trợ thủ đắc lực cho
thương mại quốc doanh.
Tháng 7/1961: Thi hành quyết định số 78/CP ngày 31/05/1961 của Thủ tướng
Chính Phủ, HTX mua bán Quận 5 và 6 được sát nhập lại thành HTX mua bán
huyện Từ Liêm.
Ngày 24/09/1979, thực hiện Quyết định số 3839/QĐ-UB-TC, phòng chỉ đạo
HTX mua bán và bộ phận mua hàng hoá ngoài kế hoạch được tách ra ban
quản lý HTX mua bán trực thuộc huyện Từ Liêm, bộ phận còn lại được đổi
tên thành Công ty bán lẻ tổng hợp công nghệ phẩm Từ Liêm.
Nguyễn Thị Lương - Thương mại 46A
1


2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tháng 12/1992: Theo Quyết định số 3550/QĐ-UB ngày 09/12/1992 của
UBND Thành phố Hà Nội đổi tên Công ty bán lẻ tổng hợp công nghệ phẩm
Từ Liêm thành Công ty Thương mại Từ Liêm.
Tháng 02/1999: Theo Quyết định số 705/QĐUB ngày 05/02/1999 của UBND
Thành phố Hà Nội đổi tên Công ty Thương mại Từ Liêm thành Công ty
Thương mại thuộc Quận Cầu Giấy quản lý.
Sau nhiều lần đổi tên, đến năm 2000, theo Quyết định số 7580/QĐUB ngày
29/12/2000 của UBND Thành phố Hà Nội, Công ty Thương mại thuộc Quận
Cầu Giấy quản lý đã được đổi tên thành Công ty cổ phần
Thương mại Cầu Giấy và giữ nguyên tên này cho đến ngày nay.
Như vậy, từ khi ra đời (03/1956) cho đến nay Công ty cổ phần Thương mại
Cầu Giấy đã 5 lần tiến hành đổi tên theo các Quyết định của các cơ quan có
thẩm quyền. Mỗi quá trình đổi tên đó đều gắn liền với sự thay đổi nhất định
của xã hội, gắn liền với những nhiệm vụ mới của công ty.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty cổ phần Thương mại Cầu Giấy thuộc sở hữu của các cổ đông, được
thành lập trên cơ sở cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động theo
luật doanh nghiệp số 13/1999 QH khoá 10 ngày 12/06/1999 của Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết số 44/CP của Thủ
tướng Chính phủ.
Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, với phạm vi hoạt
động trên toàn bộ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có văn phòng
đại diện ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hiện nay, công ty đã mở tài khoản giao dịch tại:
Ngân hàng Từ Liêm;
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Cầu Giấy.
Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Kinh doanh bán buôn, bán lẻ các ngành hàng bách hóa, điện máy, thực phẩm

công nghệ, vật liệu xây dựng, rượu, bia, thuốc lá, xăng dầu, chất đốt… phục
Nguyễn Thị Lương - Thương mại 46A
2
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
vụ cho nhu cầu của toàn thể Cán bộ công nhân viên, nhân dân, các cơ quan
đóng trên địa bàn hoạt động của công ty; đồng thời còn phục vụ các khách
hàng, các cơ quan, bạn hàng trên toàn quốc và ở nước ngoài.
Công ty còn tìm hiểu, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, nắm bắt nhu
cầu, thị hiếu của khách hàng để có những phương hướng kinh doanh đúng
đắn, tạo dựng uy tín, niềm tin, độ tin cậy đối với khách hàng, giảm thiểu
những rủi ro trong kinh doanh. Thông qua các hình thức chào hàng, công ty
tiến hành giao dịch, đàm phán, ký kết các hợp đồng. Các bộ phận, các đơn vị
của công ty đều phải tự chủ về tài chính và có trách nhiệm trước công ty vể
mọi hoạt động kinh doanh của mình.Công ty thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của mình theo quy định của pháp luật.
Công ty cổ phần Thương mại Cầu Giấy được thành lập với các mục tiêu:
Không ngừng nâng cao lợi ích của các cổ đông, của công ty, đảm bảo đời
sống và việc làm của người lao động ngày càng được cải thiện
Tăng tích luỹ, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mở rộng
quy mô kinh doanh, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường.
Góp phần thiết thực vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội
của đất nước, góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc công nghiệp hóa-hiện
đại hoá đất nước đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh
mẽ hiện nay.
1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của công ty.
Là một công ty cổ phần nên cơ cấu tổ chức của công ty tuân theo quy định
của pháp luật Việt Nam. Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức khá khoa
học và hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động kinh doanh của
công ty.

Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty (xem trang bên)
* Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan có quyền quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông có
nhiệm vụ: Thảo luận và thông qua điều lệ công ty, quyết định sửa đổi, bổ sung
Nguyễn Thị Lương - Thương mại 46A
3
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
điều lệ công ty; Bầu Ban kiểm soát và Ban giám đốc; Thông qua kế hoạch sản
xuất kinh doanh và phương án kinh doanh 3 năm của công ty; Thông qua chế
độ phụ cấp cho thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
*Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty,
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản
trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm kỳ 4 năm.
*Ban kiểm soát của công ty gồm 3 thành viên. Ban kiểm soát thay mặt các cổ
đông để kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của công ty, phát hiện các sai sót
và đề nghị Đại hội đồng cổ đông ra quyết định điều chỉnh. Ban kiểm soát hoạt
động độc lập với hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của ban giám đốc,
theo mọi quyết định của trưởng ban kiểm soát.
*Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc, điều hành mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty theo các nghị quyết, quyết định của hội đồng
quản trị, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, điều lệ công ty và tuân thủ
theo quy định của pháp luật. Giám đốc do hội đồng quản trị tuyển dụng, bổ
nhiệm, bãi nhiêm. Giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và Đại
hội đồng cổ đông về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Nguyễn Thị Lương - Thương mại 46A
4
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Phòng kinh doanh
Phòng kế toán thanh toán
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng kế toán
Cửa hàng TM Láng
Cửa hàng TM Nhổn
Cửa hàng TM Nông Lâm
Cửa hàng TM Cầu Giấy
Cửa hàng TM Mai Dịch
Cửa hàng TM Đại Mỗ
Cửa hàng TM Cổ Nhuế
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Ban kiểm soát
Nguyễn Thị Lương - Thương mại 46A
5
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy
Nguyễn Thị Lương - Thương mại 46A
6
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
*Phòng hành chính tổng hợp có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các công tác quản
lý hành chính của công ty, quản lý nhân sự, theo dõi lao động và thực hiện chế
độ liên quan đến người lao động.
Phòng kế toán thực hiện công tác thu thập, xử lý chứng từ, luân chuyển chứng
từ, ghi sổ tổng hợp, lập báo cáo tài chính, phân tích kinh tế, hướng dẫn việc ghi
chép của các cửa hàng.

*Phòng kinh doanh có nhiệm vụ thực hiện việc thýõng thảo, tìm kiếm nguồn
hàng, giao dịch, kí kết các hợp đồng và quản lý các hợp đồng.
Nhận đơn mua hàng của trưởng ngành hàng theo đúng lịch phân công. Kiểm tra
lượng hàng hoá mà trưởng ngành hàng đã khai báo xem có hợp lý không về cả
số lượng, chất lượng, quy cách, cỡ loại… Tập hợp báo cáo mua hàng và vào sổ
nguồn hàng. Đặt hàng với các nhà cung cấp thông qua điện thoại, máy fax hoặc
trực tiếp đi ký kết hợp đồng với các đối tác. Trực tiếp lấy hàng về để nhập kho.
Chuyển các đơn hàng xuống kho và chỉ đạo hoạt động nhập hàng. Kiểm tra đơn
hàng và hoá đơn giao hàng của nhà cung cấp; kiểm tra mã hàng, tính pháp lý
của hàng hoá, số lượng, chất lượng hàng hoá và các điều khoản khác trong hợp
đồng.
Khi có nhà cung cấp mới cần phải lập bảng đề xuất cấp mã nhà cung cấp và
nhập vào ổ cứng công ty để theo dõi và quản lý.
Khi có sự thay đổi về giá thì phòng kinh doanh phải có trách nhiệm lập bảng
điều chỉnh giá gửi tới các đơn vị, các quầy thông qua giám đốc siêu thị và các
trưởng ngành hàng để điều chỉnh giá bán cho kịp thời.
* Phòng kế toán thanh toán có nhiệm vụ: Kiểm tra các chứng từ liên quan đến
hàng hoá và quá trình nhập xuất hàng hóa. Kiểm tra giá bán, tỷ lệ lãi nếu có
phát hiện sai sót thì kịp thời báo cáo Ban giám đốc. Làm các phiếu nhập kho
hàng hoá . In tem theo số lượng phiếu nhập kho. Làm các giao dịch xuất kho.
Ghi sổ theo dõi và thanh toán. Kiểm tra giá bán buôn, kiểm kê hàng hoá và
chứng từ để lập bảng cân đối kho, bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính
theo yêu cầu của Ban lãnh đạo và theo chu kỳ kinh doanh. Tiến hành phân tích
Nguyễn Thị Lương - Thương mại 46A
7
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
kết quả kiểm kê, kiểm tra kỹ thuật các cửa hàng, phân tích các báo cáo để đề
xuất ý kiến với lãnh đạo.
*Các cửa hàng thương mại: mỗi cửa hàng đều có 1 cửa hàng trưởng, 1 kế toán

cửa hàng. Các cửa hàng này thực chất hoạt động theo mô hình các siêu thị CTM
Mart thực hiện bán hàng theo các kế hoạch và các quyết định của công ty. Các
cửa hàng hay các siêu thị này chịu sự sắp xếp, phân bổ, kiểm tra, kiểm soát, chỉ
đạo, điều hành của ban lãnh đạo và siêu thị trung tâm CG Mart. Khi có các vấn
đề mới phát sinh các cửa hàng trưởng phải xin ý kiến chỉ đạo của ban lãnh đạo
trước khi tiến hành chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở cơ sở. Trong quá trình kinh
doanh, họ phải tiến hành hạch toán, tổng kết để trình báo cáo và kiến nghị lên
ban lãnh đạo.
Các phòng ban, đơn vị của công ty vừa hoạt động độc lập, vừa có mối liên hệ
mật thiết với nhau, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ để đạt được mục tiêu
kinh doanh của công ty. Trong đó phòng kinh doanh là phòng giữ vai trò chủ
đạo trong việc chỉ đạo cũng như điều hành, quản lý, kiểm tra, đôn đốc và trực
tiếp thực hiện hoạt động bán hàng.
1.4. Các ngành nghề kinh doanh của công ty
Công ty hoạt động kinh doanh các ngành nghề chính như:
Thương mại, dịch vụ, hàng bách hoá, điện máy, thực phẩm công nghệ, rưọu bia,
thuốc lá.
Vật liệu xây dựng, xăng dầu, chất đốt
Xuất nhập khẩu
Kinh doanh dịch vụ, du lịch trong và ngoài nước.
Đầu tư xây dựng hạ tầng
Kinh doanh bất động sản
Ngoài ra, công ty còn kinh doanh trong các lĩnh vực:
Hoạt động gallery
Kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử
Mua bán đồ mỹ phẩm, lưu niệm, vẽ truyền thần
Nguyễn Thị Lương - Thương mại 46A
8
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Chụp ảnh, mua bán vật tư ngành ảnh
Mua bán vật tư ngành in
Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách, cho thuê xe ô tô
Dịch vụ ăn uống, trông giữ xe…
Danh mục hàng hoá kinh doanh của công ty rất phong phú, đa dạng với 7
nhóm hàng chính:
*Nhóm hàng thực phẩm gồm:
Thực phẩm đóng gói
Thực phẩm khô
Sổ sách
Đồ uống, nước giải khát
Thực phẩm đông lạnh
Rau, củ, quả
Sữa, ngũ cốc
Thực phẩm nấu ăn
Thực phẩm khác
*Nhóm hàng mỹ phẩm gồm:
Dầu gội đầu- Dầu xả
Xà phòng các loại
Sửa tắm
Chất tẩy rửa
Mỹ phẩm trang điểm
Kem đánh răng
Nước xả vải
Hoá mỹ phẩm khác
*Nhóm hàng đồ dùng gồm:
Thủy tinh- pha lê
Sành sứ- nhựa- phíp
Đồ dùng kim loại
Nguyễn Thị Lương - Thương mại 46A

9
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đồ dùng nội trợ
Phụ tùng kim khí
Dụng cụ thể thao
Đồ khác như: Đèn bàn, đồng hồ
*Nhóm hàng văn phòng phẩm:
Giấy vở, sách truyện
Dụng cụ học tập
Đồ lưu niệm
Đồ nghệ thuật
Vật dụng văn phòng
*Nhóm hàng đồ điện- điện tử:
Đồ điện gia dụng
Đồ điện máy
Đồ điện tử
Đồ chơi điện tử
Thiết bị giải trí
Đồ điện khác
*Nhóm hàng thời trang- may mặc:
Thời trang nam- nữ
Thời trang trẻ em
May mặc gia đình
Balô- túi xách
Giày dép
Đồ da thời trang
Phụ kiện thời trang
Chăn ga gối đệm
*Nhóm giỏ quà- hàng bó- gói:

Giỏ quà tết
Quà tặng ngày lễ- tết
Nguyễn Thị Lương - Thương mại 46A
10
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Giỏ hàng khuyến mại
Các đối tác- nhà cung cấp chính của công ty là những doanh nghiệp có uy tín
trên thị trường như:
Công ty sữa Vinamilk
Cocacola
Unilever
Nhà máy bia Halida
Vissan
Tập đoàn dệt may Vinatex
Công ty máy tính Trần Anh
Đệm cao su Kim Đan
Công ty bánh kẹo Hải Hà
Công ty cổ phần Kinh Đô

2. Phân tích tình hình bán hàng của công ty
2.1. Môi trường kinh doanh của công ty.
2.1.1. Môi trường vĩ mô
2.1.1.1. Môi trường kinh tế
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước nhà vừa tạo ra cho công ty nhiều cơ
hội kinh doanh hấp dẫn nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức
cho công ty.
Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thê
giới WTO, nền kinh tế nước nhà có nhiều thay đổi mạnh mẽ. Sự tham gia của
các công ty và các nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế nước ta đông đảo hơn.

Hàng hoá từ nước ngoài tràn vào nước ta nhiều hơn, do vậy đẩy các doanh
nghiệp trong nước vào thế cạnh tranh khốc liệt hơn. Trước tình hình đó, công ty
đã chủ động rà soát lại các hoạt động nghiệp vụ của công ty mình, tìm hiểu sâu
hơn những biến động thị trường, nghiên cứu để tìm ra các nguồn hàng mới có
khả năng cạnh tranh hơn. Phòng kinh doanh thường xuyên cử đại diện đi khảo
Nguyễn Thị Lương - Thương mại 46A
11
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
sát thị trường và tình hình kinh doanh của các đối thủ cũng như các doanh
nghiệp khác để đưa ra kế sách điều chỉnh kịp thời hoạt động bán hàng của công
ty.
Yếu tố lạm phát tiền tệ (đặc biệt trong những năm gần đây) đã ảnh hưởng rất
lớn đến công tác hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh của công ty, ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Lạm phát gia tăng khiến cho giá
bán hàng hóa trở nên đắt hơn dưới con mắt của người tiêu dùng, nhu cầu của
người dân sẽ giảm… Do vậy, khả năng bán được hàng của công ty sẽ thấp đi
dẫn đến tình trạng tồn đọng hàng hoá, thâm hụt tài chính, ứ đọng vốn (giảm
vòng quay của vốn lưu động), việc tổ chức thực hiện các kế hoạc kinh doanh
cũng khó khăn hơn. Gần đây, nhất là sau dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, giá cả tất
cả các mặt hàng đều tăng, công ty phải thường xuyên cập nhật thông tin từ phía
các đối tác và thị trường, tính toán các chi phí và điều chỉnh giá bán cho hợp lý.
Công ty cũng đã có kế hoạch hợp tác thêm với một số đối tác mới, tìm kiếm
thêm các mặt hàng mới để đảm bảo hoạt động bán hàng diễn ra thuận lợi, đảm
bảo quy trình kinh doanh (nhập-dự trữ-xuất) được thực hiện có hiệu quả. Ban
lãnh đạo công ty cũng thường xuyên họp, tổng kết hơn để bàn bạc các phương
án kinh doanh mới.
Lãi suất cũng tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Vì
công ty vẫn phải đi vay vốn của ngân hàng để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh
doanh, mở rộng việc mua hàng. Hơn nữa, lãi suất và lạm phát có quan hệ chặt

chẽ với nhau cùng tác động lên hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty cũng
có kế hoạch huy động vốn nội bộ và bạn hàng nhiều hơn thay cho việc vay vốn
từ Ngân hàng, đặc biệt là hiện nay lãi suất vay vốn từ Ngân hàng rất cao.
2.1.1.2. Môi trường văn hoá-xã hội
Do Việt Nam là một nước đông dân, dân số trẻ nên công ty có rất nhiều điều
kiện thuận lợi trong việc thu hút, tuyển chọn lao động phù hợp với mục đích
kinh doanh của mình. Đội ngũ nhân lực của công ty khá đông đảo và phần lớn
là thế hệ trẻ. Đây chính là lợi thế trong bán hàng của công ty. Đội ngũ nhân viên
Nguyễn Thị Lương - Thương mại 46A
12

×