Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

NGÂN HÀNG VÀ VẤN ĐỀ HỘI NHẬP TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.67 KB, 16 trang )

NGÂN HÀNG VÀ VẤN ĐỀ HỘI NHẬP TRONG LĨNH VỰC NGÂN
HÀNG
1.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH
TẾ
1.1.1 Khái niệm về Ngân Hàng
Ngân hàng nước ta là Ngân hàng hai cấp bao gồm Ngân hàng Trung
Ương ( Ngân hàng nhà nước) và Ngân hàng thương mại
- Ngân hàng nhà nước: là cơ quan của nhà nước làm nhiệm vụ quản lý
về tiền tệ.Nó có những chức năng sau:
+ Quản lý về tiền tệ, để quản lý về tiền tệ Ngân hàng nhà nước có thể
quản lý mức cung tiền hoặc quản lý lãi suất.Nó kiểm soát mức cung
tiền để thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định và phát triển nền
kinh tế.
+Là NH của các NH thương mại:NHTW giữ các tài khoản dự trữ cho
các NHTM, thực hiện tiến trình thanh toán cho hệ thống NHTM và
hoạt động như: “người cho vay cuối cùng” đối với các NHTM trong
trường hợp khẩn cấp.
+ Là ngân hàng của chính phủ: NHTW giữ các tài khoản cho chính
phủ, nhận tiền gửi và cho vay đối với kho bạc nhà nước , hỗ trợ chính
sách tài khoản của chính phủ bằng việc mua tín phiếu của chính phủ.
+Hỗ trợ giám sát và điều tiết hoạt động của các thị trường tài chính.
- Ngân hàng thương mại: là các tổ chức tài chính cung cấp một danh
mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết
kiệm,dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất
so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
+Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính, một doanh nghiệp
kinh doanh tiền tệ, một tổ chức môi giới tài chính.Hoạt động của nó
cũng như của các tổ chức môi giới tài chính khác như quỹ tín dụng,
công ty bảo hiểm …là nhận tiền gửi của người này ( cá nhân , doanh
nghiệp , các tổ chức xã hội …) và đem số tiền đó cho người khác vay
để sinh lợi.NHTM cũng được coi là một tổ chức tài chính trung gian


đứng ra thu thập các khoản tiết kiệm của dân cư, những người muốn
để dành một phần giá trị thu nhập cho tiêu dùng tương lai cũng như
thu thập các khoản tiền nhàn rỗi khác trong xã hội và đem những
khoản tiền này cho những người cần vay để chi tiêu trong hiện tại.NH
thu lợi nhuận trên cơ sở lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất tiền gửi.Sức
phát triển của hệ thống ngân hàng đã cho phép mỗi ngân hàng riêng
biệt không cần phải lưu giữ đầy đủ mọi giá trị các khoản tiền vào ra
trong một ngày của ngân hàng nhà nước mà ở đó mỗi ngân hàng
thương mại đều có một tài khoản của mình.Công việc thanh toán được
bù trừ vào mỗi ngày chỉ cần thanh toán khoản chênh lệch giữa toàn bộ
số tiền gửi và rút ra trên tài khoản của NHTM mở tại hệ thống thanh
toán. Điều này đã mở khả năng hạ thấp mức dự trữ của NHTM tăng
tốc độ thanh toán , đẩy nhanh các hoạt động giao dịch.Sự thanh toán
liên hàng không chỉ diễn ra trong cả nước.Mối quan hệ giữa NH cả
nước thông qua việc NH nước này làm chi nhánh cho NH nước khác
với công nghệ NH hiện đại như hệ thống máy tính … đã làm cho quá
trình thanh toán quốc tế diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và giảm bớt rủi
ro.
1.1.1 Các loại hình ngân hàng thương mại
Có thể phân chia NHTM theo các tiêu thức khác nhau. Theo tính chất
hoạt động thì có thể chia NHTM thành các loại hình sau đây:
- NH chuyên doanh.Loại hình NH này chỉ tập trung cung cấp một số
dịch vụ NH như: (cho vay nông nghiệp, cho vay xây dựng cơ bản…)
do tính chất chuyên môn hoá cao cho phép NH có được đội ngũ cán
bộ giàu kinh nghiệm, tinh thông nghiệp vụ.Tuy nhiên, loại hình NH
này thường gặp rủi ro lớn khi lĩnh vực kinh doanh của NH hoạt động
sa sút.
- NH đa năng.Là NH cung cấp mọi dịch vụ NH cho khách hàng. Đây là
xu huớng chủ yếu hiện nay của NHTM, do tính năng sẽ giúp NH tăng
thu nhập và hạn chế rủi ro.

- NH bán buôn.Chủ yếu cung cấp các dịch vụ cho NH, các công ty tài
chính, cho chính phủ , cho các doanh nghiệp lớn hoạt động tại các
trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp các khoản tín dụng lớn.
- NH bán lẻ.Chủ yếu cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho doanh nghiệp,
hộ gia định , các nhân với các khoản tín dụng nhỏ.
1.1.3 Hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường
Hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường tương đối đa dạng và
phức tạp, liên quan đến nhiều lĩn vực hoạt động knh tế xã hội, nhiều đối tượng
khách hàng tuy nhiên có thể khái quát thành một số hoạt động chủ yếu sau đây:
1.1.3.1 Nhận tiền gửi
Nhận tiền gửi là hoạt động thường xuyên của NHTM và là hoạt động rất
quan trọng đối với bản thân NH cũng như đối với nền kinh tế.Ta biết rằng, trong
nền kinh tế luôn tồn tại một bộ phận tiền nhàn rỗi trong dân chúng và trong các
tổ chức kinh tế xã hội, bộ phận này nếu được huy động tập trung sẽ tạo nguồn
vốn cho đầu tư phát triển kinh tế.Các NHTM với vai trò và vị trí của mình là
một trung gian tài chính, đứng ra huy động tập trung nguồn tiền nhàn rỗi trong
nền kin tế, từ đó đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Để nguồn vốn lớn, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng ngày càng tăng lên từ
phía khách hàng, các NHTM áp dụng nhiều biện pháp phong phu, đa dạng để
phát huy vốn:
+ Phong phú về kỳ hạn huy động: Nhận tiền gửi của các tổ chức,cá nhân
dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn,tiền gửi có kỳ hạn.
+Phong phú về công cụ huy động: phát hành chứng chỉ tiền gửi,trái phiếu
và các giấy tờ khác có giá trị để huy động vốn của các tổ chức , cá nhân trong
và ngoài nước.
+Phong phú về nguồn huy động: Vay trên thị trường tiền tệ, vay trong
dân chúng, các tổ chức kinh tế trong nước,vay trên thị trường vốn quốc tế .
+ Phong phú về cách thức hấp dẫn người gửi tiền : Tiết kiệm bậc thang ,
tiết kiệm dự thưởng , tiết kiệm gửi một nơi lấy ở nhiều nơi…
1.1.3.2 Cho vay

Đây là hoạt động sử dụng nguồn tiền mà NHTM đã huy động được trong
nền kinh tế.Các NHTM thực hiện cho vay theo nhiều phương thức, đáp ứng nhu
cầu của nhiều đối tượng.
- Cho vay thương mại. Ngay ở thời kỳ đầu, các NH đã thực hiện nghiệp
vụ chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với người bán
hàng (nguời bán chuyển khoản phải thu cho NH để lấy tiền trước. Sau
đó . các NH cho vay trực tiếp đối với KH ( là người mua hàng), giúp
họ có vốn để mua hàng dự trữ để mở rộng sản xuất, kinh doanh.
- Cho vay tiêu dùng . Trước đây , hầu hết các NH không mặn mà với
các khoản cho vay cá nhân và hộ gia đình vì họ đều cho rằng các
khoản cho vay tiêu dùng rủi ro cao.Tuy nhiên, từ sau thế chiến thứ hai,
do sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và áp lực cạnh tranh đã
buộc các NH phải hướng tới người tiêu dùng và coi đây là KH tiềm
năng của NH.Thực tế ở các nước phát triển cho thấy tín dụng tiêu
dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởng
nhanh nhất.
- Tài trợ dự án. Ngoài thực hiện nghiệp vụ truyền thống là cho vay ngắn
hạn, các NH ngày càng năng động trong cho vay tài trợ các dự án , đặc
biệt là tài trợ trong các ngành công nghệ cao.Một số NH còn cho vay
để đầu tư vào đất đai.
1.1.3.3 Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán
NH thực hiện mở tài khoản giao dịch cho các NH gửi tièn và thực hiện
chi trả theo lệnh của NH thông qua tài khoản séc.Các tiện ích của thanh toán
không dùng tiền mặt ( như: Sự an toàn , nhanh chóng, chính xác , tiết kiệm chi
phí…) đã góp phần rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Chính điều này đã thu hút KH, mở ra một dịch vụ mới , quan trọng nhất đó là
tài khoản tiền gửi giao dịch , cho phép người gửi tiền séc TT cho việc mua bán
hàng hoá, dịch vụ. Đây được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất
trong công nghiệp NH và cũng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ
thông tin thì nhiều thể thức TT được phát triển như : Uỷ nhiệm chi, nhờ thu,

L/C, TT bằng điện, thẻ…
1.1.3.4 Các dịch vụ khác
Ngoài các hoạt động chính là nhận tiền gửi và cho vay , các NHTM còn
thực hiện các dịch vụ khác theo yêu cầu như:
-Quản lý ngân quỹ .Các NH cung cấp cho KH dịch vụ quản lý ngân quỹ,
trong đó, NH đồng ý quản lý việc chi cho một công ty và thực hiện đầu tư phần
vốn tạm thời nhàn rỗi vào chứng khoán , hoặc cho vay để nguồn vốn nhàn rỗi
của KH sinh lợi.
-Tài trợ các hoạt động của Chính Phủ. Thôg qua mua trái phiếu Chính
Phủ phát hành hoặc cho vay với các điều kiện ưu đãi đối với các doanh nghiệp
của Chính Phủ.
-Bảo lãnh.Do uy tín cũng như khả năng tài chính của mình, các NH thực
hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho KH trong mua chịu hàng hoá và trang thiết
bị , phát hành chứng khoán , vay vốn của các tổ chức TD khác…
-Đầu tư.Nghiệp vụ đầu tư của NHTM có thể thực hiện trên thị trường tiền
tệ hoặc thị trường chứng khoán , cũng có thể đó là hoạt động trực tiếp hùn vốn
hoặc mua cổ phiếu của các doanh nghiệp , công ty.
-Thuê mua.Thực chất đây là nghiệp vụ cho thuê vốn ( Capital Lease),
nhưng vốn cho thuê không phải bằng tiền mà là dưới hình thức tài sản (các văn
phòng,máy móc thiết bị, tài sản khác).Thuê mua có 3 loại: (1) Thuê mua đơn
thuần; (2)Thuê mua trực tiếp; (3) Thuê mua liên kết.
-Các dịch vụ về chứng khoán ; mua bán chứng khoán, môi giới chứng
khoán, bảo lãnh chứng khoán.
-Dịch vụ tư vấn; Tư vấn bất động sản , tư vấn chứng khoán, tư vấn tài
chính…
-Dịch vụ uỷ thác: Uỷ thác cho vay , quản lý hộ tài sản, giải quyết các thủ
tục chuyển nhượng tài sản, bảo quản tài sản là vàng bạc , chứng khoán , tài liệu
mật.
-Bán các dịch vụ bảo hiểm.
-Dịch vụ thuê két sắt.

-Cung cấp các dịch vụ NH đại lý…
1.1.4 Vai trò của hệ thống NH trong nền kinh tế
Hệ thống NH giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế, là một mắt
xích không thể thiếu được trong quá trình tái sản xuất xã hội , trong đó có thể
thấy một số vai trò chính sau đây:
Thứ nhất, tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, sau đó
tiến hành cho vay đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.Trong quá trình tiến
hành tập trung nguồn vốn và cho vay, các NH đã giúp cho nguồn lực của xã hội
được khai thác và sử dụng hiệu quả.
Thứ hai,với vị trí là một trung gian tài chính trong nền kinh tế thị trường
các NH thực hiện mở tài khoản và TT thông qua tài khoản, chính điều đó đã
giúp giảm chi phí giao dịch, an toàn trong TT, giúp đẩy nhanh quá trình TT, từ
đó tạo điều kiện rút ngắn chu kỳ tái sản xuất xã hội. Đồng thời, thông qua hoạt
động TT của mình, các NH đã sáng tạo ra các công cụ TT mới, làm tăng tính
tiện ích cho các khách hàng của mình thông qua việc giúp cho KH có nhiều cơ
hội lựa chọn hơn các công cụ TT phù hợp; điều này đồng thời cũng đem lại lợi
ích lớn cho xã hội.
Thứ ba, hoạt động của NHTW giúp tạo lập môi trường vĩ mô ổn định
lành mạnh, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đối nội lẫn đối ngoại của đồng
tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ tư, hoạt động của hệ thống ngân hàng giúp đất nước hội nhập kinh tế
quốc tế nhanh chóng hiệu quả.
1.2 HỘI NHẬP WTO TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

×