Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

PHáT TRIểN CHIếN LƯợC MARKETING CạNH TRANH TạI CÔNG TY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.35 KB, 27 trang )

PHáT TRIểN CHIếN LƯợC MARKETING CạNH TRANH TạI CÔNG TY.
I- PHÂN TÍCH VÀ DỰ ĐOÁN MÔI TRƯỜNG MARKETING CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY.
1.1- Những điểm mạnh và điểm yếu của công ty.
Qua 40 năm hoạt động, công ty dệt 8/3 đã trải qua rất nhiều thăng trầm.
Thành lập từ rất sớm (năm 1959) theo quyết định của chính phủ. Được sự giúp
đỡ nhiệt tình của các nước bạn về cơ sở vật chất kỹ thuật công ty đã có lúc trở
thành một trong những con chim đầu đàn của nghành trong thời kỳ phát triển
mạnh mẽ của mình. Việc chuyển cơ chế quản lý từ kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trường có sự quản lý cuả nhà nước. Công ty cũng chuyển hình
thức kinh doanh theo chỉ tiêu và kế hoạch của nhà nước sang hình thức tự
hạch toán lỗ lãi, thu chi trong sản xuất. Bước đầu trong quá trình chuyển đổi
công ty đã gặp rất nhiều khó khăn tưởng chừng không tháo gỡ nổi. Sản xuất
ra không tiêu thụ được. Hạch toán thu chi không có lãi, nợ quá hạn nhiều đã
đẩy công ty vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Trong khó khăn chung của cả
nước và của nghành cùng công ty nói riêng. Công ty đã mất đi vị thế đầu
nghành của mình. Tuy nhiên qua vài năm đổi mới công ty đã trụ lại được mặc
dù còn gặp rất nhiều khó khăn. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty mấy
năm gần đây có nhiều tiến bộ. Sản xuất đã dần đi vào ổn định và đi lên. Doanh
số qua các năm tăng lên không ngừng với tỷ lệ tăng hàng năm vào khoảng hơn
10%. Công nhân có việc làm thường xuyên thu nhập ổn định (Mức lương
560,000 đồng/người) với việc đầu tư hàng loạt máy móc thiết bị cho sản xuất.
Công ty đã có thể sản xuất ra nhiều chủng loại hàng hoá hơn, đa dạng về mẫu
mã và chất lượng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên công
ty cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.
• Về kỹ thuật và công nghệ: Công ty mặc dù đã có sự đổi mới về thiết bị
xây lắp các phân xưởng mới với thiết bị hiện đại nhưng phần lớn máy móc
thiết bị của công ty còn cũ và đã lỗi thời. Hầu hết là máy của Trung Quốc sản
xuất trước năm 1955 và máy của Ấn Độ sản xuất trước năm 1970. Nay đã quá
lỗi thời chất lượng hàng kém, năng xuất không cao, hao tổn nhiều nguyên liệu.
Đặc biệt nhiều số trong số máy này đã hết khấu hao giá trị thực tế đã về không


vẫn đang được công ty sử dụng vào sản xuất. Nếu muốn thanh lý số máy đó thì
không được phép hoặc không biết thanh lý ở dạng nào, cho dù vì quá cồng
kềnh và mang tính chuyên dụng cao. Đây cũng là một sự hạn chế của công ty
trong việc giảm giá thành sản xuất và rất khó khăn trong việc tạo lợi thế cạnh
tranh về mặt giá cả và sản phẩm. Tuy nhiên đó không chỉ là mặt hạn chế điều
này công ty cũng có mặt lợi thế trong việc xin cấp vốn đầu tư cho thiết bị mới
từ nguồn kinh phí ở tổng công ty. Công ty có cơ hội hơn nhiều so với công ty
khác về mặt này. Nếu được sự đầu tư của tổng công ty kết hợp với việc sử
dụng các nguồn vốn vay riêng của công ty thì công ty sẽ có lợi thế rất lớn. Công
ty đầu tư vào thiết bị hiện đại nhưng không đủ vốn để đưa vào thiết bị đồng bộ
dây chuyền từ phần đầu đến khâu cuối mà chỉ đầu tư từng phần. Chất lượng
tuy có nâng lên năng xuất bị phụ thuộc quá nhiều vào số máy cũ và đặc biệt
lãng phí rất nhiều trong khấu hao vô hình đối với máy mới. Vì không sử dụng
hết công suất của máy.
• Về lao động: Tính đặc thù của nghành nghề hầu hết công nhân đứng
máy là phụ nữ, Do giới hạn về khả năng công tác lâu dài trong ngành nên công
nhân bổ xung vào luôn là vấn đề thiết yếu trong công ty. Chị em phụ nữ còn có
gánh nặng về gia đình không thể công tác lâu dài trong nghề được. Môi trường
làm việc rất độc hại và nhiều tiếng ồn nên số công nhân thường bị mắc bệnh
nghề nghiệp rất hay xẩy ra. Chị em công nhân không thể công tác lâu năm
trong nghề và điều này dẫn đến giới hạn về bậc thợ, kỹ năng tay nghề, rất
nhiều khó khăn trong việc tuyển chọn đội ngũ kế cận và chi phí về lao động
cùng với các chế độ chính sách kèm theo là một gánh nặng không nhỏ đối với
ngân sách của công ty. Lực lượng lao động lại có tỷ lệ nữ rất cao gần 80%
cũng là một vấn đề khó khăn đang đặt ra.
• Vốn: Đây là vấn đề chung cho hầu hết các doanh nghiệp trong cả nước,
là đối với doanh nghiệp nhà nước và đối với công ty nói riêng. Trong thời kỳ
1995 - 1999 đối với nghành dệt may toàn nghành đã đầu tư 484 và 592 tỷ
đồng. Thiếu vốn đó là vấn đề đang đặt ra rất cấp bách. Trong nền kinh tế thị
trường yêu cầu lớn và sự đầu tư, tái đầu tư người náo có đủ vốn đầu tư thiết

bị, công nghệ hiện đại, thực hiện khấu hao nhanh chóng thu hồi vốn, tái đầu tư
nhanh, sẽ nhanh chóng đạt được kết quả lợi nhuận cao. Đối với ngành dệt là
ngành công nghiệp nhẹ nhưng yêu cầu về vốn đầu tư rất cao. Máy móc thiết bị
rất đắt. Tỷ trọng tài sản cố định trong máy móc là rất lớn, so cả với toàn bộ
tổng tài sản. Thiết bị công nghệ của công ty đã quá lỗi thời yêu cầu cấp bách về
thay đổi công nghệ nhưng vốn không có, lại phải tận dụng công nghệ cũ, năng
xuất thấp, chất lượng kém, việc kinh doanh không mang lợi nhuận nhiều và
không đủ trả nợ và để tái đầu tư vào sản xuất. Một thực tế nữa đó là tình hình
đối hầu hết các doanh nghiệp nhà nước từ cơ chế quản lý cũ sang cơ chế mới
không theo kịp với thị trường vốn đang phụ thuộc vào có sẵn như trước đây và
việc huy động vốn thực tế là rất khó khăn do nhiều nguyên nhân như không đủ
vốn cho vay, mất làm hư và nợ quá hạn của công ty từ trước đến nay vẫn còn
quá lớn cũng đang là gánh nặng tài chính gây cản trở cho việc cấp phát vốn và
vay vốn mới.
1.2-Thị trường của Công ty.
Sản phẩm chính của công ty trong giai đoạn hiện nay là các loại sợi và
các chủng loại vải thành phẩm khác nhau. Về sản phẩm sợi thị trường chính
cho sản phẩm này là các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp dệt sử
dụng sản phẩm sợi để tiếp tục sản xuất thành các sản phẩm thành phẩm khác
nhau. Nó được cung cấp cho công ty nằm trong tổng công ty năm chủ yếu ở thị
trường miền Bắc. Như công ty dệt kim Đông Xuân, dệt Hà Nội, dệt Nam
Định..v..v.. Khối lượng sản phẩm này có thể được đưa theo chỉ tiêu của tổng
công ty hoặc đưa sang theo yêu cầu bạn hàng. Đối với các sản phẩm về vải thị
trường bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Sản
phẩm về vải bao gồm: vải mộc, vải thô, vải thành phẩm và vải xuất khẩu.
• Về thị trường trong nước:
+ Sản phẩm vải được cung cấp chủ yếu cho thị trường trong nước. Một
phần được cung cấp cho các công ty trong nghành bao gồm các công ty may
khác nhau trong toàn quốc. Lượng hàng cung cấp theo hình thức này là rất
lớn. Sản phẩm về vải được cung cấp theo yêu cầu của bạn hàng về chủng loại

mẫu mã trong phạm vi có thể của công ty. Lượng hàng này sẽ được các công ty
sử dụng như sản phẩm đầu vào cho quá trình sản xuất của họ, sản xuất ra các
sản phẩm may mặc sẵn như quần áo, bao vải v..v... một phần nữa được bán
trực tiếp cho người tiêu dùng trong nước thông qua đại lý hỗn hợp hoặc thông
qua kênh bán lẻ không chính thức của công ty. Qua các chủ sạp vải ở các chợ
trên toàn quốc, lượng vải này các khách hàng hoặc người bán buôn có thể đến
lấy trực tiếp ở công ty theo yêu cầu mẫu mã, chủng loại hay thông qua đại lý
và người bán buôn. Thị trường vải cho người tiêu dùng của công ty tập trung
chủ yếu ở thị trường miền Nam với khối lượng tiêu thụ lớn. Khách hàng, mục
tiêu của công ty là người tiêu dùng có mức thu nhập trung lưu trên toàn quốc.
Với sản phẩm vải đa dạng có nhiều chủng loại mẫu mã khác nhau công ty phần
nào thoả mãn được ngươì tiêu dùng trong nước mặc dù sản phẩm công ty rất
đa dạng về chủng loại nhưng các sản phẩm vải có chất lượng không cao như
sản phẩm cùng loại của nước ngoài như Nhật Bản, Triều Tiên. Với một thị
trường trong nước vô cùng rộng lớn công ty xác định đây là thị trường lớn
không thể bỏ qua và cần tập trung năng lực sản xuất vào thị trường này.
Công ty đang có kế hoạch phát triển, đầu tư thêm máy móc thiết bị để sản
phẩm sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao hơn nhằm mở rộng thị trường,
công ty phục vụ cả đối tượng có thu nhập cao và cả đối tượng tầng lớp trung
lưu. Nếu đạt được điều này là thành công rất lớn của công ty. Thử dùng phếp
tính nhỏ với dân số 80 triệu dân với mức tiêu thụ trung bình 2,5 mét vải/năm.
Như vậy một năm khối lượng sản phẩm vải tiêu thụ cho thị trường trong nước
đã là 200 triệu mét vải/năm đây là con số ước tính sơ bộ cho thị trường trong
nước, đã chứng tỏ đây là một thị trường rất lớn cần phải khai thác triệt để.
Thị trường trong nước có quy mô thị trường lớn, mặc dù hiện nay trên thị
trường mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhưng tốc độ tăng trưởng
của nền kinh tế cao và ổn định, là một thị trường có sức hấp dẫn, và đây là
một cơ hội và thách thức trong tương lai của công ty. Sự thống nhất về dân tộc
chủ yếu là người Kinh, cùng với các dân tộc ít người chiếm tỷ lệ nhỏ trong dân
số, đồng nhất trong ngôn ngữ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các

chính sách marketing, trong việc đưa ra các chương trình truyền thông, quảng
cáo. Tuy nhiên ở thị trường Việt Nam vẫn có sự khác biệt giữa văn hoá các
miền, sự khác biệt văn hoá thường phân chia rất rõ rệt giữa các vùng địa lý.
Điều này cũng gây không ít khó khăn cho việc đáp ứng nhu cầu của một thị
trường rộng lớn. Công ty khi thực hiện các chính sách marketing cần phải có
sự cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với văn hoá của từng miền từng vùng.
Nếu thực hiện tốt trong công tác nghiên cứu thị trường và đưa ra thông tin
chính xác và có những chính sách thích hợp thì khả năng thành công là rất lớn.
• Thị trường nước ngoài:
Mấy năm gần đây do cơ chế mở cửa, các hoạt động xuất khẩu phát triển
rất mạnh. Trước đây trong cơ chế cũ nước ta chỉ quan hệ trao đổi thị trường
với các nước Đông âu như: Liên Xô, CHDC Đức, Ba Lan, Bungaria, v..v...
Sau khi Đông Âu và Liên Xô tan rã chúng ta vẫn duy trì được một phần thị
trường này chủ yếu là Nga. Việc nước ta thiết lập quan hệ ngoại giao với các
nước như Đức, Anh, Pháp, Na Uy, Thuỵ Điển... và kéo theo là các hiệp định được
ký kết trao đổi song phương thương mại. Trong những năm đầu của thập kỷ
90 một khối lượng lớn hàng may mặc xuất khẩu và vải vóc được xuất khẩu ra
nước ngoài đặc biệt là thị trường EU. Một thị trường chung rộng lớn của Châu
Âu nhờ có những hiệp định thương mại, và trao đổi giữa Việt Nam và EU, tạo
lập được dễ dàng trong trao đổi giảm bớt hàng rào xâm nhập thị trường. Công
ty dệt 8/3 cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Hàng hoá của công ty sản xuất
ra trong danh mục hàng xuất khẩu chủ yếu là xuất sang EU và Nga. Sản phẩm
phục vụ cho thị trường này chủ yếu là hàng vải cao cấp như Kali, Si. Công ty
xuất khẩu các sản phẩm gia công may sẵn sang các thị trường EU, Phần Lan,
Nhật, Nga. Thị trường này là một thị trường có sức mua lớn nhưng cũng có
yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm. Thị trường có rào cản ra nhập cao
gây rất nhiều khó khăn trong việc tham gia thị trường. Khi thâm nhập thị
trường này ngoài rào cản về thuế quan, chất lượng,... còn có rào cản về văn
hoá, đây là một vấn đề không phải bất cứ một doanh nghiệp tham gia trên thị
trường cũng có thể vượt qua được. Thị trường rộng và chứa đựng nhiều nền

văn hoá khác nhau, để vượt qua rào cản này công ty cần phải có những cố
gắng vượt bậc. Trong những năm tới đây khi mà hiệp ước về khối thị trường
chung APEC hình thành và đi vào thực hiện vào năm 2005, một khu vực thị
trường rộng lớn và được coi là có sức phát triển vào bậc nhất trên thế giới sẽ
là một thách thức đối với công ty. Đây là một khu vực thị trường có nhiều nét
tương đồng với Việt Nam hơn so với các thị trường khác. Đây cũng là một cơ
hội cho việc thâm nhập thị trường của công ty với lợi thế về hàng rào thuế
quan và tương đồng văn hóa nhưng cũng phải quan tâm đến vấn đề đó là phải
chịu một sức ép rất lớn trong cạnh tranh khi các công ty của nước trong khu
vực cũng có được lợi thế như của mình. Nếu công ty không đủ năng lực thì
cũng sẽ không cạnh tranh lại được.
Bảng danh mục mặt hàng xuất khẩu
Phin 3925 trắng
Chéo 2032 màu
Chéo 3441 màu
Phin 3925 mầu
Phin 3925 mộc
Kaki 5430 màu
Kaki 5430 màu
Nhìn chung: Thị trường cho sản phẩm của công ty là rất lớn đối với cả hai
thị trường trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên ở mỗi thị trường với đặc điểm
riêng đều có những khó khăn riêng đối với công ty. Đối với thị trường trong
nước có một thị trường tiềm năng rất lớn nhưng với mức sống thu nhập thấp,
yêu cầu không cao. Tuy nhiên công ty đang còn bỡ ngỡ rất nhiều về thị trường
về mặt địa lý, cần có sự nghiên cứu phân chia lại thị trường theo tiêu chí chính
xác để có được những hoạt động kinh doanh thành công. Đối với thị trường
nước ngoài mức thu nhập cao nhưng cũng đòi hỏi rất khắt khe với chất lượng
cuả sản phẩm. Chuyển dịch hàng hoá xuất khẩu phải đi qua nhiều giai đoạn
kiểm duyệt rất khắt khe yêu cầu là phải có những biện pháp để có thể thoả
mãn đối tác. Mặc dù là thị trường lớn nhưng vẫn còn bị giới hạn về khối lượng

xuất khẩu cho kim nghạch xuất khẩu giữa hai phía còn thấp và bị kiểm soát
gắt gao cả đầu vào và đầu ra.
1.3- Sự cạnh tranh của công ty.
Đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước. Sự cạnh tranh càng diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trước
đây trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung mọi việc từ sản xuất, đến tiêu thụ
đều do nhà nước điều tiết phân phối đến từng người dân. Mọi hoạt động trên
thương trường hầu như không có, mặt hàng đơn điệu và các doanh nghiệp sản
xuất hầu như không có đối thủ cạnh tranh. Khi chuyển sang nến kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước. Với việc chấp nhận 5 thành phần kinh tế.
Cơ chế thị trường hình thành. Mọi doanh nghiệp đều cố tạo cho mình một thế
đứng trên thương trường. Quá trình mở cửa giao lưu kinh tế với quốc tế đã
mở rộng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường nội địa
đưa vào hàng hoá chất lượng cao, mẫu mã đẹp đáp ứng yêu cầu của người
tiêu dùng. Hàng hoá đa dạng hơn nhiều chủng loại, người tiêu dùng có thể tuỳ
ý lựa chọn trong hàng loạt hàng hoá khác nhau. Các công ty cạnh tranh lẫn
nhau để dành khách hàng cho mình. Công ty dệt 8/3 trong thời kỳ đổi mới gặp
rất nhiều khó khăn, từ việc sắp xếp lại cơ cấu quản lý cho phù hợp với giai
đoạn cho đến việc tổ chức sản xuất, tiêu thụ để đáp ứng được nhu cầu của thị
trường. Nếu như trước đây việc sản xuất theo chỉ tiêu của nhà nước không
phải lo bao tiêu và hầu như không có đối thủ cạnh tranh nào. Ngày nay với nền
kinh tế thị trường công ty gặp phải sự cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường.
Đối với công ty trong nước có sự cạnh tranh trong cùng nghành nghề về sản
phẩm cùng chủng loại như công ty dệt kim Đông Xuân, dệt Nam Định, dệt Hải
Phòng, dệt Thanh Hà...
Mỗi đối thủ cạnh tranh trong nước của công ty có những đặc điểm riêng
bao gồm cả mặt mạnh và mặt yếu:
Công ty Dệt Nam Định có ưu thế về một người khổng lồ trong nghành là
công ty có lịnh sử lâu đời nhất của nghành dệt Việt Nam, công ty có quy mô lớn
được sự quan tâm và đầu tư của nhà nước trong góc độ nào đó thì công ty

cũng có lợi thế về vốn, và kinh nghiệp sản xuất lâu năm hơn. Tuy nhiên không
phải là không có những hạn chế. Công ty Dệt Nam Định được thành lập từ rất
sớm sau năm 1945. Nên máy móc của công ty cũng đã lỗi thời, mặc dù đã có sự
đầu tư đổi mới trang thiết bị trong năm 2000 của nhà nước, nhưng công ty đã
có sự đầu tư không đúng cách dẫn đến sự suy sụp trong sản xuất cho đến nay
vẫn chưa khôi phục lại được. Công nhân bỏ việc nhiều, tình hình nợ dài hạn gia
tăng, nguồn vốn bị chiếm dụng không thu hồi được. Công ty đang đứng trước
những khó khăn thách thức trong giai đoạn hiện nay. Việc đầu tư cho sản xuất
gặp rất nhiều khó khăn, thiếu vốn, sản xuất cầm chừng, khả năng cạnh tranh
giảm.
Các công ty mới thành lập như dệt Thành Công, Dệt Kim Đông Xuân có lợi
thế về công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại hơn, sản phẩm làm ra chất lượng
cao hơn phù hợp với người tiêu dùng. Sản phẩm của những công ty được sản
xuất trên dây chuyền hiện đại hơn so với công ty khác như Dệt Nam Định, Dệt
8-3. Các công ty này thường có kinh nghiệm thị trường tốt hơn, trong quá
trình đổi mới thường có sự thích nghi nhanh hơn trong cơ chế quản lý mới.
Việc áp dụng các chính sách quản lý mới, các biện pháp kinh doanh dễ dàng
hơn. Sự thay đổi nhanh chóng và tính thích nghi cao hơn. Tuy nhiên chúng có
quy mô sản xuất nhỏ, việc đầu tư cho sản xuất không yêu cầu một số vốn lớn.
Lượng hàng hoá sản xuất ra không nhiều, tỷ phần thị trường chiếm lượng nhỏ.
Đây cũng là đối thủ cạnh tranh mạnh về mặt chất lượng mặt hàng trên thị
trường của người tiêu dùng có thu nhập cao.
Các công ty như Dệt Thanh Hà, Dệt Hải Phòng là công ty công ty mang
tính địa phương chúng có quy mô vào loại nhỏ, hàng hoá sản xuất ra đáp ứng
cho người tiêu dùng, sản xuât của địa phương và các vùng lân cận, trang thiết
bị ít được quan tâm đầu tư đổi mới sản phẩm làm ra ít sức cạnh tranh về chất
lượng sự đa dạng về chủng loại là thấp. Tuy nhiên công ty khi quan tâm đến
một vùng thị trường rộng lớn trên cả nước thì cần phải quan tâm đến những
đối thủ cạnh tranh này. Công ty có thể tạo ra thị trường cho riêng mình bằng
việc hợp tác với các công ty ở địa phương tiêu thụ sản phẩm của mình nhờ việc

trao đổi hàng hoá, nguyên liệu cho sản xuất.
Tổng công ty dệt may Việt Nam Có sự tổ chức phân bổ thị trường theo
chức năng của các thành viên của tổng công ty về sản phẩm của chúng, để
tránh một cuộc đối đầu cạnh tranh trực tiếp của các công ty cùng ngành trong
nước. Nhưng sự cạnh tranh vẫn không giảm. Không chỉ đối với mặt hàng này
là sản phẩm đầu ra của mỗi công ty mà cả đầu vào về phân phối nguyên vật
liệu nhập vào, nguồn vốn được phép vay ở các thành viên của công ty. Tuy
nhiên đối với ngành dệt may nói chung và đối với riêng công ty dệt 8/3 chịu
một áp lực cạnh tranh rất lớn về sản phẩm đầu ra của đối thủ rất khó xác định
đó là sản phẩm của các công ty nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam
bằng nhiều con đường. Phần lớn lượng hàng này được nhập vào theo con
đường tiểu ngạch không chính thức, nhập lậu hàng chất lượng có thể tốt, có
thể xấu nhưng giá thường rẻ hơn so với hàng Việt Nam cùng loại. cùng chất
lượng. Với việc thực thi các chính sách về hải quan không chặt gây nên hậu quả
khó lường. Các doanh nghiệp Việt Nam thường bị thất thế trước đối thủ cạnh
tranh vô hình. Tại địa điểm chợ vải Hà Bắc có đến 90% là vải nước ngoài chủ
yếu là các loại vải của Trung Quốc được nhập về qua nhiều đường và giá bán
thường rẻ hơn từ 5 - 10 nghìn/1m khổ vải. Ở loại vải cấp cao thì hàng dệt may
của Công ty không đủ sức để đánh bại được đối thủ mạnh về chất lượng, mẫu
mã như hàng của Nhật, của Ý, Kaki, Tuytsi.
1.4- Những cơ hội và thách thức
Khi xem xét hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đều có những
tác động rất lớn từ các yếu tố ngoại vi từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
Những yếu tố này thường xuyên đóng một vai trò quan trọng đến các chính
sách, mục tiêu của doanh nghiệp. Chúng ta xem xét những yếu tố này tạo ra cơ
hội và thách thức gì cho công ty trong tương lai.
Ở đây chúng ta xem xét đến các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như là
những biến số tác động đến hoạt động Marketing. Các biến số thuộc môi
trường vĩ mô thuộc môi trường nội địa.
a/ Môi trường nhân khẩu:

Lực lượng quan tâm đầu tiên của môi trường là dân số. Chính con người
tạo nên thị trường. Những người làm Marketing quan tâm sâu sắc đến quy mô
và tỷ lệ tăng dân số ở các thành phố, khu vực khác nhau sự phân bố tuổi tác và
cơ cấu dân tộc, trình độ học vấn, hình mẫu gia đình... Chúng ta xem xét những
đặc điểm và xu hướng chủ yếu về nhân khẩu và minh hoạ những ý của chúng
đối với việc lập kế hoạch Marketing.
+ Dân số:
- Xem xét ở khía cạnh tổng thể của một thị trường Việt Nam. Đây là thị
trường đầy tiềm năng với số dân cư lớn, khoảng 80 triệu người. Đứng thứ 12
trên thế giới, thứ 2 Đông Nam Á và thứ 4 của Châu Á. Cùng với số lượng dân
cư lớn là việc tăng dân số cao ở thị trường này. Nếu xem xét ở mặt tiềm năng
thị trường nội địa theo ước tính mức tiêu thụ vải theo thu nhập bình quân đầu
người thì lượng tiêu thụ sẽ là 4.200 tỷ đồng Việt Nam. Nhưng trên thực tế toàn
ngành may trong chỉ số thị trường nội địa (1.700 tỷ) mới đáp ứng được 40%
nhu cầu. Và phần thiếu hụt này được bù đắp bằng các sản phẩm nhập khẩu:
Công ty Dệt 8/3 xác định thị trường tập trung là thị trường nội địa nhưng sản
phẩm của Công ty chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước.
Cơ cấu tuổi khi xem xét về xơ cấu tuổi thị thị trường Việt Nam là thị
trường có cơ cấu tuổi trẻ, 37% dân số từ độ tuổi 15 - 40 chiếm tỷ lệ cao. Điều
đó nói lên rằng mức tăng trưởng và mức tiêu thụ về hàng hoá rất cao. Với độ
tuổi từ 15 - 40 chi tiêu cho may mặc trong năm bình quân khoảng 200.000 đến
250.000 đồng/năm. Với ước tính thì một năm thị trường sẽ tiêu thụ từ 7.000 tỷ
đến 9.000 tỷ VNĐ trong năm, là con số rất lớn. Trong đó tại khu vực thị trường
này sự tăng trưởng đang rất mạnh về cả mức thu nhập và đang có sự thay đổi
lớn về cơ cấu chi tiêu. “Khi người ta có đủ cái ăn, mặc thì mức nhu cầu cao hơn
đó là ăn ngon, mặc đẹp”. Đánh giá về cơ hội trong một thị trường rộng lớn như
vậy là một điểm thuận lợi cho việc phát triển sản xuất
* Thị trường dân tộc
Thị trường Việt Nam chiếm 90% dân số là người Kinh và 10% là 50 dân
tộc ít người còn lại. Là một thị trường dân tộc thống nhất tạo điều kiện rất

nhiều cho các hoạt động Marketing của Công ty. Mỗi nhóm dân cư có những
mong muốn nhất định và những thói quen mua sắm nhất định. Đây là điều
thuận lợi trong việc phát triển quy mô thị trường nhưng cũng rất khó khăn do
sự phân bố về khu vực địa lý thì cũng có sự khác biệt tương đối về sở thích và
mong muốn. Thị trường dân tộc mang tính đồng nhất cao tạo rất nhiều thuận
lợi cho việc thiết lập và mở rộng thị trường. Công ty có thể áp dụng những
chính sách thị trường từ khu vực thị trường này lẫn khu vực thị trường khác
với một ít thay đổi trong chính sách.
* Trình độ học vấn.
Là thị trường có tỷ lệ mù chữ rất thấp, nhưng trình độ học vấn không
cao lắm, tỷ lệ người tốt nghiệp đại học và các nghề chuyên môn không cao. Đây
là một sự thuận lợi trong kế hoạch phát triển thị trường của Công ty. Rất dễ
dàng khi giới thiệu về sản phẩm cùng tính năng của nó. Thông tin gửi đến
bằng nhiều đường khác nhau, qua tivi, phát thanh, qua đọc thông báo, tờ rơi.
Thị trường cũng tạo sự đồng nhất về khả năng sở thích. Thường những người
có trình độ học vấn tương đương nhau thì có cách suy nghĩ về vấn đề không
khác xa nhau là bao nhiêu. Có những thuận lợi trong những chiến lược
marketing đại trà, hay các chiến lược chuyền thông có chi phí thấp hơn rất
nhiều so với thị trường đa tôn giáo, đa sắc tộc.
+ Kiểu hộ gia đình.
Là khu vực thị trường ảnh hưởng bới hai tôn giáo lớn Phương Đông là
Phật giáo và Nho giáo. Mặt cơ cấu gia đình truyền thống bao gồm 2 đến 3 thế
hệ. Điều này có những thuận lợi và trở ngại riêng của nó. Đối với gia đình kiểu
này sự chi phối lớn về các quyết định mua bán hay phong cách của gia đình
phần lớn là từ người có tuổi. Những người này thường có định kiến sâu sắc,

×