Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tổng quan chung về bảo hiểm và bảo hiểm du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.31 KB, 23 trang )

Tổng quan chung về bảo hiểm và bảo hiểm du lịch
I. Lý luận chung về bảo hiểm
1. Khái niệm về bảo hiểm
Bảo hiểm có nguồn gốc rất xa xưa trong lịch sử nền văn minh nhân loại mà cho
đến nay người ta vẫn chưa xác định được bảo hiểm xuất hiện từ khi nào. Tuy nhiên, ngay từ
những thời kỳ đầu người ta đã xác định được bảo hiểm là một sản phẩm dịch vụ và nhà bảo
hiểm thì bán các sản phẩm vô hình. Nhưng rất khó để đưa ra một khái niệm thực sự chính xác
và nhất quán về bảo hiểm. Tuỳ theo khía cạnh xem xét và theo từng quan điểm tuỳ theo quan
điểm mà người ta đưa ra các khái niệm khác nhau về bảo hiểm.
 Đứng trên góc độ tài chính : Bảo hiểm thực chất là một hoạt động dịch vụ
nhằm phân phối lại những chi phí mất mát không mong đợi.
 Đứng trên góc độ pháp lý : Bảo hiểm thực chất là sự cam kết giữa hai bên mà
một bên đồng ý bồi thường cho bên kia nếu bên kia đóng phí bảo hiểm
 Bảo hiểm thực chất là một quá trình lập quỹ dự phòng bằng tiền do những
người cùng có khả năng gặp phải một loại rủi ro nào đó tạo nên.
 Bảo hiểm thực chất là tổng thể các mối quan hệ kinh tế – xã hội giữa những
người tham gia và người bảo hiểm nhằm mục đích ổn định cuộc sống và sản xuất cho người
tham gia khi họ gặp phải khó khăn hay rủi ro bất ngờ xảy ra không ai lường trước được và
đáp ứng một số nhu cầu khác của người tham gia.
 Một định nghĩa mà được coi là mang tính chất chung nhất của bảo hiểm : Bảo hiểm là hoạt
động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người tham gia bảo hiểm trong trường
hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia nộp một khoản phí cho
người thứ ba hoặc chính anh ta.
Tuy nhiên, dù được định nghĩa như thế nào chăng nữa thì chúng ta cũng cần nhận
thấy được bản chất của hoạt động bảo hiểm thể hiện ở những nội dung sau :
1. Bảo hiểm là một dịch vụ tài chính chứ không phải là hoạt động sản xuất, sản phẩm của
các công ty bảo hiểm là sản phẩm vô hình.
2. Mối quan hệ giữa các bên tham gia được xác định thông qua một bản cam kết, thực
chất là một hợp đồng bảo hiểm, đồng thời cũng là một hợp đồng kinh tế. Hợp đồng bảo
hiểm rằng buộc quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia.
3. Bảo hiểm vừa mang tính kinh tế – xã hội, dịch vụ, đồng thời còn mang tính nhân đạo và


nhân văn cao cả.
4. Bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít. Đây là nguyên tắc bất di bất
dịch trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
5. Về cơ bản, bảo hiểm chỉ thực hiện với những rủi ro bất ngờ xảy ra không ai lường
trước được.
6. Mục đích chính của bảo hiểm là bồi thường và chi trả bảo hiểm nhằm
giúp người tham gia ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất. Ngoài ra, bảo hiểm còn
đáp ứng một số nhu cầu khác của người tham gia như tiết kiệm, tạo lập quỹ giáo dục
con cái, khởi nghiệp kinh doanh, cưới xin…
2. Phân loại bảo hiểm
Thông thường, toàn bộ ngành bảo hiểm trên thế giới được chia thành hai mảng
lớn, đó là:
+ Bảo hiểm xã hội
+ Bảo hiểm thương mại
Tuy nhiên, do những đặc điểm riêng biệt mà một số nước trên thế giới lại chia
thành nhiều mảng nhỏ hơn gồm:
+ Bảo hiểm xã hội
+ Bảo hiểm y tế
+ Bảo hiểm thất nghiệp
+ Bảo hiểm thương mại
Cũng nằm trong số những nước trên nhưng do chưa có điều kiện để triển khai bảo
hiểm thất nghiệp nên ở Việt Nam hiện nay ngành bảo hiểm được chia ra thành ba mảng lớn
sau :
1. Bảo hiểm xã hội
2. Bảo hiểm y tế
3. Bảo hiểm thương mại
Trong đó, mảng bảo hiểm thương mại đang là lĩnh vực được quan tâm và ngày
càng phát triển mạnh mẽ với sự tham gia kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần của ngày càng
nhiều các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước.
Có thể định nghĩa, bảo hiểm thương mại là một quá trình lập quỹ dự phòng bằng

tiền do những người có cùng khả năng gặp phải một loại rủi ro nào đó đóng góp tạo nên và từ
đó quỹ bồi thường cho những người tham gia khi họ gặp phải những rủi ro bất ngờ gây hậu
quả thiệt hại và đáp ứng một số nhu cầu khác của họ.
Trong bảo hiểm thương mại, căn cứ vào đối tượng tham gia người ta có thể
chia bảo hiểm thương mại thành ba loại hình sau:
 bảo hiểm tài sản : Là vì bảo hiểm có đối tượng được bảo hiểm là tài sản của tất cả các cá
nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế.
 Bảo hiểm trách nhiệm : Có đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi
thường các thiệt hại. Do vậy đối tượng được bảo hiểm trong loại bảo hiểm hết sức trừu
tượng, thiệt hại phải liên quan trực tiếp người thứ ba. Thiệt hại đó có thể là thiệt hại về tài
sản, về con người và cũng có thể là thiệt hại về kinh doanh của bên thứ ba.
 Bảo hiểm con người: Bảo hiểm con người là một trong những loại hình bảo hiểm cơ bản
nhất trong bảo hiểm thương mại. Đối tượng của bảo hiểm thương mại có thể là tuổi thọ, tính
mạng, tình trạng sức khoẻ hoặc các sự kiện liên quan đến cuộc sống con người và có ảnh
hưởng đến cuộc sống con người.
Để phân loại các loại hình bảo hiểm con người, người ta có thể dựa vào các
tiêu thức như căn cứ vào thời hạn bảo hiểm (bảo hiểm con người ngắn hạn và dài hạn), căn
cứ vào hình thức bảo hiểm (bắt buộc hoặc tự nguyện), căn cứ vào kỹ thuật quản lý (theo kỹ
thuật phân chia hoặc tồn tích) và căn cứ vào rủi ro bảo hiểm.
Phân loại theo tiêu thức rủi ro bảo hiểm người ta đã chia bảo hiểm con người ra
làm hai loại:
1. Bảo hiểm nhân thọ: Là loại hình bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro liên quan đến
tuổi thọ con người.
2. Bảo hiểm con người phi nhân thọ: Là loại hình bảo hiểm chỉ liên quan đến các
rủi ro như : bệnh tật, tai nạn, mất khả năng lao động và cả tử vong. Đặc điểm của loại
này là không liên quan đến tuổi thọ con người.
Trong bảo hiểm con người phi nhân thọ lại có rất nhiều các nghiệp vụ khác nhau
như : bảo hiểm sinh mạng cá nhân, bảo hiểm tai nạn con người 24/24, bảo hiểm trợ cấp nằm
viện phẫu thuật, bảo hiểm tai nạn hành khách, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm cưới xin… và
trong dó có nghiệp vụ bảo hiểm khách du lịch.

Như vậy, ta có thể đưa ra một sơ đồ phân loại các loại hình bảo hiểm một cách
tổng quát để từ đó thấy rõ được vị trí của nghiệp vụ bảo hiểm du lịch theo sơ đồ 1 sau:
(1)
(3)
(2)
Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Bảo hiểm thương mại
Bảo hiểm tài sản Bảo hiểm trách nhiệm
Bảo hiểm con người
Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm du lịch…………..
Bảo hiểm
Chú thích:Phân loại theo mục đích sử dụng quỹ.Phân loại theo đối tượng được bảo hiểm Phân loại theo sự kiện bảo hiểm.
Sơ đồ 1: phân loại các loại hình bảo hiểm

3. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm .
Như ta đã biết, bảo hiểm xuất hiện từ khi người ta còn chưa biết đến khái niệm
“bảo hiểm”. Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết được chính xác bảo hiểm xuất hiện khi nào,
chỉ biết rằng nó có nguồn gốc rất xa xưa trong lịch sử nền văn minh nhân loại. Sở dĩ bảo
hiểm xuất hiện sớm như vậy vì người ta sớm nhận ra được vai trò không thể thiếu được của
bảo hiểm trong cuộc sống.
Trong cả cuộc đời của mình, bất cứ ai cũng hơn một lần gặp phải rủi ro. Rủi ro
là điều không thể tránh được, nhưng đối phó với rủi ro bằng cách nào là cách riêng của mỗi
người, mỗi cộng đồng xã hội. Có người tự tích luỹ, đi vay, tự hình thành các quỹ tương hỗ…
Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp thì có thể thực hiện theo các cách thức như chấp nhận rủi
ro, phòng tránh rủi ro… Nhưng tất cả các biện pháp trên đều ít nhiều gặp phải những hạn
chế nhất định, gây bất tiện cho người thực hiện nó. Cuộc sống càng phát triển, quy mô sản
xuất ngày càng mở rộng thì những biện pháp trên trở nên không thiết thực nữa. Lúc đó, một
biện pháp mà đã ra đời từ rất lâu, đã nhen nhóm phát triển trong mọi nền kinh tế… đến lúc
này trở nên rất thích hợp, đó chính là bảo hiểm.

Như vậy, với vai trò không thể thiếu được trong mọi nền kinh tế. Cùng với sự
phát triển của khoa học – kỹ thuật, cùng với sự tăng dần của mức sống, quy mô sản xuất
kinh doanh… Bảo hiểm ngày càng trở nên vững mạnh, trở thành một khâu tài chính trung
gian thiết yếu, một biện pháp đối phó với rủi ro phổ biến của mọi cá nhân, doanh nghiệp.
Dù trong trường hợp nào, ta cũng có thể nhận thấy được những tác dụng và
vai trò không thể phủ nhận sau đây của bảo hiểm:
Thứ nhất, bảo hiểm góp phần ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất kinh
doanh, làm cho sản xuất – kinh doanh tiếp tục phát triển bình thường. Đây là vai trò được
thể hiện rõ ràng nhất của bảo hiểm. Chỉ cần đóng một khoản phí tương đối nhỏ (so với số
tiền bảo hiểm), khi rủi ro xảy ra, các cá nhân cũng như các doanh nghiệp sẽ được các công
ty bảo hiểm bồi thường một khoản lớn hơn nhiều so với khoản phí đã đóng. Từ đó, họ có thể
ổn định cuộc sống cũng như kinh doanh, tiếp tục một cuộc sống bình thường như trước khi
có rủi ro. Đó là vai trò hết sức to lớn của bảo hiểm.
Thứ hai, bảo hiểm ra đời còn góp phần đề phòng hạn chế tổn thất, điều đó góp
phần bảo đảm an toàn cho xã hội. Sở dĩ như vậy vì sau khi thu phí bảo hiểm, bao giờ nhà
bảo hiểm cũng trích ra một phần phí trong đó để đầu tư cho công tác đề phòng, hạn chế tổn
thất. Ví dụ như xây dựng các đường nánh nạn cho xe ô tô, các biển báo nguy hiểm, các
hướng dẫn tại các khu du lịch…
Thứ ba, bảo hiểm đã góp phần vào làm giảm nhẹ cho ngân sách Nhà nước (nhờ
việc thực hiện lĩnh vực bảo hiểm xã hội), đồng thời còn làm tăng thu cho ngân sách Nhà
nước (thông qua đóng thuế…). Hơn nữa, bảo hiểm chính là một lĩnh vực đóng góp khá lớn
vào GDP cho các nước (Anh : 9.6%, Nhật : 7.7%, Hàn Quốc : 11%, Việt Nam: 0.6%…)
Thứ tư, ta thấy nhất là đối với các nền kinh tế lớn mạnh thì mỗi công ty bảo
hiểm thường là những nhà đầu tư cớ lớn góp phần phát triển nền kinh tế nói chung và
ngành tài chính nói riêng. Sở dĩ như vậy vì quỹ bảo hiểm thu được luôn luôn có một bộ phận
quỹ dự trữ, dự phòng va một bộ phận quỹ nhàn rỗi chưa được sử dụng thì sẽ được đem đi
đầu tư.
Thứ năm, bảo hiểm ra đời còn góp phần tập trung được lượng tiền mặt nhàn
rỗi nằm tản mạn ở tất cả các tầng lớp dân cư trong xã hội để hình thành quỹ bảo hiểm. Quỹ
này không chỉ để đầu tư mà còn qóp phần thực hiện tiết kiệm, chống làm phát, tạo thêm

công ăn việc làm cho người lao động.
Thứ sáu, bảo hiểm ra đời còn góp phần khắc phục được tâm lý sản xuất nhỏ
tiểu nông, tạo điệu kiện cho các cá nhân doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát
triển sản xuất hàng hoá.
Trên đây là sáu tác dụng cũng như vai trò nổi bật nhất của bảo hiểm. Ngoài ra
bảo hiểm còn có rất nhiều tác dụng khác. Đối với mỗi cá nhân, mỗi tổ chức tham gia thì tác
dụng và vai trò của bảo hiểm lại thể hiện một cách cụ thể, riêng biệt.
II. Bảo hiểm du lịch
1. Sự cần thiết phải tiến hành nghiệp vụ bảo hiểm du lịch.
Trong bất cứ xã hội nào, khi nền kinh tế càng phát triển thì các ngành dịch vụ
cũng phát triển song song, tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong toàn bộ nền kinh tế ngày
càng cao. Sở dĩ như vậy vì xã hội càng phát triển thì các mong muốn và nhu cầu của con
người ngày càng đa dạng, phong phú. Đặc biệt là nhu cầu về các loại hình dịch vụ, trong đó
có nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí.
Khi mức sống được nâng cao, người ta không phải quan tâm nhiều đến vấn đề
“ăn no mặc ấm” như trước nữa. Nhu cầu thỏa mãn những đòi hỏi về tinh thần của mình,
nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu về xã hội cũng như môi trường cuộc sống xung quanh được coi
trọng nhiều hơn. Dịch vụ du lịch đã ra đời để đáp ứng các nhu cầu đó.
Tại hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ngày 28/6/1991 được tổ chức tại Việt
Nam đã định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài nơi ở thường
xuyên của mình trong một khoảng thời gian đã được các tổ chức quốc tế quy định sẵn, mục
đích của chuyến đi không phải để kiếm tiền trong phạm vi vùng đến thăm”.
Du lịch bao gồm nhiều loại dựa theo đặc điểm cũng như mục đích của người đi
du lịch như du lịch chữa bệnh (du lịch y tế ), du lịch nghỉ ngơi giải trí, du lịch thể thao, du
lịch văn hoá, du lịch công vụ, du lịch tôn giáo, du lịch thăm hỏi, du lịch quá cảnh… Họ đi du
lịch bằng đủ các phương tiện khác nhau từ xe đạp, xe máy cho đến ô tô, tàu hoả, máy bay và
tàu thuỷ… Người đi du lịch có thể đi cá nhân hoặc đi theo đoàn, dài ngày hay ngắn ngày…
Dù đi du lịch nhằm mục đích gì, bằng phương tiện nào, theo đoàn hay đi riêng lẻ,
dài ngày hay ngắn ngày… thì nhu cầu, mong muốn tối thiểu của khách du lịch cũng là phải
được an toàn, thuận lợi trong toàn bộ chuyến đi. Tuy nhiên, rủi ro lại có thể xảy ra bất cứ lúc

nào trong cuộc sống của mỗi con người, kể cả khi đi du lịch. Đặc biệt, khi đi du lịch thể thao
hay giải trí tại các vùng biển, sông nước… thì rủi ro càng dễ xảy ra hơn. Do vậy, khi không
may gặp phải rủi ro thì việc được đảm bảo vệ mặt tài chính, phương tiện chăm sóc y tế…
nhằm khắc phục rủi ro là mong muốn của mọi khách du lịch, cho dù trước đó họ có thể phải
mất đi một chi phí nhỏ cho sự bảo đảm đó. Bảo hiểm du lịch được hình thành trước các đòi
hỏi bức xúc và chính đáng của khách du mong muốn.
Tóm lại, bảo hiểm du lịch ra đời và phát triển là sự cần thiết tất yếu đáp ứng nhu
cầu của đông đảo du khách, góp phần đem lại niềm vui và cảm giác an toàn trọn vẹn cho họ
trong toàn bộ hành trình du lịch. Sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành du lịch cũng
là tiền đề cho sự phát triển tất yếu của nghiệp vu bảo hiểm du lịch tại mọi quốc gia.
2. Vai trò của bảo hiểm du lịch.
2.1 Đối với người tham gia bảo hiểm và xã hội.
Đối với người tham gia bảo hiểm, vai trò của bảo hiểm du lịch đã thể hiện hết
sức rõ ràng ngay từ khi người tham gia bảo hiểm có ý tưởng về việc mua bảo hiểm. Với một
khoản phí rất nhỏ so với giá trị bảo hiểm (thường là bằng 0,015 STBH), nhưng bảo hiểm du
lịch đã mang lại cho khách hàng một tâm lý thoải mái, một cảm giác an toàn, được bảo
đảm… một điều hết sức quan trọng đối với khách du lịch.
Hơn nữa, khi không may xảy ra rủi ro thì những mất mát thiệt hại về hành lý
(trừ khách du lịch trong nước) sẽ được nhà bảo hiểm đền bù một cách hợp lý cho người
tham gia, góp phần ổn định tài chính hoặc ít nhất cũng đền bù một phần đáng kể giúp người
tham gia không bị thiệt hại lớn trong chuyến du lịch đó.
Không những được bảo đảm về tại sản, khi không may gặp phải rủi ro dẫn đến
thương tật, tử vong…. Bảo hiểm chính là người góp phần chi trả cho các chi phí y tế, dịch vụ,
chi phí thuê xe cấp cứu, chi phí hồi hương… cho người được bảo hiểm,giúp họ khắc phục
khó khăn, chạy chữa được kịp thời…
Như vậy, bảo hiểm du lịch có tác dụng tích cực đến từng cá nhân tham gia bảo
hiểm. Điều đó cũng có nghĩa là nó cũng có ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ xã hội. Góp phần
ổn định cuộc sống và tài chính cho khách du lịch cũng là góp phần ổn định một bộ phận dân
cư trong xã hội, ổn định xã hội.
Hơn nữa, trong công tác đề phòng và hạn chế tổn thất các công ty bảo hiểm đã

kết hợp với các khu du lịch, các công ty du lịch, cơ quan hữu quan… thực hiện các biện pháp
nhằm đề phòng hạn chế rủi ro cho khách hàng như tuyên truyền, hướng dẫn tại các khu du
lịch, các biển báo nguy hiểm, các phương tiện cứu hộ… Tất cả, nhằm bảo vệ khách du lịch,
mang lại sự ổn định cho xã hội.
2.2 Đối với các công ty bảo hiểm
Tại các nước phát triển trên thế giới, nhất là các nước có nhiều địa điểm du
lịch, các công trình văn hoá - nghệ thuật nổi tiếng… như Mỹ, Pháp , Trung Quốc, Hà Lan… thì
bảo hiểm du lịch là một nghiệp vụ rất được quan tâm chú trọng. Không mang lại doanh thu
khổng lồ như các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hoả hoạn, bảo hiểm hàng hoá xuất
nhập khẩu… nhưng bảo hiểm du lịch lại đem đến cho các công ty bảo hiểm một lượng doanh
thu ổn định (tăng trưởng đều qua các năm), một tỷ lệ lợi tức khá cao và ít khi bị biến động.
Sở dĩ như vậy vì thông thường khi đi du lịch khách du lịch đều thực hiện các biện pháp nhằm
bảo đảm an toàn cho mình. Tuy nhiên, họ vẫn mua bảo hiểm du lịch nhằm có được một sự
an toàn tuyệt đối về tài chính, đem lại sự thoải mái về tâm lý cho họ. Chính vì vậy, bảo hiểm
du lịch chính là một trong những nghiệp vụ mà có số vụ tổn thấp, tỷ lệ lợi tức trên doanh thu
nghiệp vụ là tương đối cao.

×