Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ FORD HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.72 KB, 11 trang )

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ
FORD HÀ NỘI
I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ FORD HÀ NỘI
Tiền thân của Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội là Công ty cổ phần TAXI Hà Nội được thành lập
theo quyết định số 2011/GP-VB ngày 15/08/1995.
Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế, Công ty là một trong những doanh nghiệp đầu tiên được
thành lập dưới hình thức góp vốn hoạt động kinh doanh. Là một doanh nghiệp đa thành phần kinh
tế do đó các chủ sở hữu của Công ty bao gồm cả pháp nhân và thể nhân, Công ty hoạt động theo luật
Công ty do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/12/1990 và luật
sửa đổi bổ sung điều luật Công ty do Quốc Hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 khoá IX ngày 22/06/1994.
Công ty đã tìm ra hướng kinh doanh riêng của mình đồng thời chứng tỏ vị thế trên thị trường kinh
doanh. Ngay từ những ngày đầu mới hoạt động với số vốn điều lệ là 7 tỷ đồng, với hình thức kinh
doanh vận tải hành khách bằng xe TAXI, Công ty luôn đáp ứng được nhu cầu đi lại bằng phương tiện
của đông đảo người dân trong thành phố cũng như những khách nước ngoài đến thăm và làm việc
tại Hà Nội. Công ty là một trong những đơn vị được UBND thành phố Hà Nội và Sở giao thông công
chính tuyên dương và tặng bằng khen. Không chỉ dừng lại ở như vậy, Công ty đã luôn tìm tòi và định
cho mình những hướng đi mới nhằm phát huy hết khả năng kinh doanh.
Công ty đã trở thành đại lý chính thức duy nhất của Công ty FORD Việt Nam tại miền Bắc có nhiệm
vụ kinh doanh đồng bộ 3 chức năng: kinh doanh ô tô, bảo hành bảo dưỡng sửa chữa và cung ứng
phụ tùng chính hãng. Tháng 9/1997 được sự đồng ý của UBND thành phố và Bộ Tài chính, Công ty
cổ phần TAXI Hà Nội chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội (quyết định số
3658/QĐ-UB) với thời gian hoạt động là 30 năm và được phép phát hành thêm cổ phiếu để nâng số
vốn điều lệ hoạt động lên 25 tỷ đồng.
Về nhân lực, với sự nỗ lực của Ban giám đốc cùng toàn thể hơn 300 cán bộ công nhân viên luôn tận
tình đóng góp công sức vào công việc kinh doanh đã góp phần không nhỏ đến sự phát triển và tăng
trưởng Công ty.
Về địa điểm kinh doanh, nhờ có vị trí thuận lợi, trụ sở của Công ty được đặt tại số 1 phố Cảm Hội -
Lò Đúc với cơ sở vật chất khang trang, tại đây có một trung tâm bảo hành bảo dưỡng sửa chữa lớn
với hệ thống nhà xưởng và thiết bị hiện đại. Ngoài ra 2 phòng trưng bày và bán xe ô tô được đặt tại
32 Nguyễn Công Trứ và 22 Láng Hạ đều là một trong những trung tâm kinh tế của thủ đô.
Từ năm 1998, Công ty đã có hướng đi mới trong kinh doanh, từng bước khai thác lợi thế, tiềm năng


kinh tế mà ngành nghề kinh doanh hứa hẹn mang lại nên đã phát huy tác dụng tốt trong sản xuất
kinh doanh.
Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế của cả nước, hoạt động kinh doanh của Công ty đã
đi vào ổn định, phát triển, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra và kinh doanh có hiệu quả, thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày
càng được cải thiện nâng cao.
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ FORD HÀ NỘI
Năm 1998 Công ty mới thực sự bắt tay vào mô hình kinh doanh mới, đó là kinh doanh đồng bộ 3
chức năng: bán ô tô, bảo dưỡng sửa chữa ôtô, kinh doanh phụ tùng ô tô và Công ty tiếp tục kinh
doanh mặt hàng truyền thống của mình là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe TAXI.
Với tổng số nhân lực của toàn Công ty là 320 người, trong đó có 240 lao động trực tiếp và 80 lao
động là nhân viên văn phòng. Do vậy, việc hoàn thiện bộ máy tổ chức điều hành của Công ty là rất
cần thiết. Công ty đã tách bộ phận TAXI thành 1 xí nghiệp thành viên , hạch toán độc lập trực thuộc
Công ty. Bộ phận kinh doanh đồng bộ 3 chức năng do Công ty trực tiếp chỉ đạo sản xuất. Sau đây là
sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Biểu số 1
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY FORD HÀ NỘI
<1> Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu quản lý :
a. Ban giám đốc
Giám đốc : Là người phụ trách chung tình hình sản xuất - kinh doanh của Công ty. Giám đốc do hội đồng
quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm và có quyền bãi miễn. Giám đốc chịu sự quản lý trực tiếp của hội đồng
quản trị và ban kiểm soát. Giám đốc là người đại diện của Công ty trước pháp luật, trong các quan hệ
kinh tế phát sinh giữa Công ty với các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước. Giám đốc có quyền
tổ chức quản lý chỉ đạo về công tác tài chính như quay vòng vốn, bảo toàn vốn, sử dụng vốn , tài sản của
Công ty có hiệu quả. Là người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, có quyền bố trí sản
xuất kinh doanh, quyết định những phương án cụ thể, tuyển dụng, bố trí sắp xếp lao động theo yêu cầu
sản xuất kinh doanh phù hợp với luật lao động, có quyền chấm dứt lao động, cho thôi việc đối với công
nhân viên theo đúng luật lao động. Tổ chức công tác kế toán thống kê tài chính, lập báo cáo quyết toán
hàng năm để trình bày trước hội đồng quản trị.
Đại hội đồng

Ban kiểm soátHội đồng quản
trị
Giám đốc
Phó Giám đốc IIPhó Giám đốc I
Phòng
Kế
toán
thống

Phòng
H nhà
chính
quản
trị
Phòng
kinh
doanh
phụ
tùng
Trung
tâm
BDSC
ôtô
Thanh
tra
an
toàn
Gara
Ôtô
Trung

tâm
điều
h nhà
Taxi
Phòng
Kỹ
thuật
Phòng
kinh
doanh
ôtô
 Phó Giám đốc (2 người) : do giám đốc Công ty đề nghị và hội đồng quản trị của Công ty xét duyệt bổ
nhiệm và miễn nhiệm. Phó giám đốc là người giúp việc đắc lực cho Giám đốc, tham mưu cho Giám đốc,
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc do Giám đốc giao.
+ Phó Giám đốc Xí nghiệp (1): Là người chỉ đạo công tác quản lý nhân sự toàn Xí nghiệp và hoạt
động kinh doanh của toàn xí nghiệp TAXI.
+ Phó Giám đốc Công ty (2): Là người phụ trách hoạt động kinh doanh sản xuất của bộ phận
kinh doanh đồng bộ 3 chức năng .
b.Các bộ phận chức năng
Các bộ phận này được phân công chuyên môn hóa các chức năng quản lý, có nhiệm vụ giúp Ban
Giám đốc đề ra quyết định theo dõi, hướng dẫn bộ phận sản xuất và cấp dưới thực hiện các quyết định và
nhiệm vụ đã được phân công. Các bộ phận chức năng không những hoàn thành nhiệm vụ của mình được
giao mà còn phải phối hợp lẫn nhau đảm bảo cho hoạt động sản xuất của Công ty được tiến hành thường
xuyên, liên tục, đạt hiệu quả cao.
 Phòng kỹ thuật : Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực quản lý chỉ đạo công tác kỹ thuật của Xí
nghiệp, tập hợp, nghiên cứu, đề xuất những đề tài, những biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng,
cải tiến kỹ thuật, ...
+ Kiểm tra chất lượng của xe trước khi đưa vào hoạt động kinh doanh.
+ Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức phù hợp.
+ Phối hợp với các phòng chức năng (khi đã có đầy đủ số liệu) để điều chỉnh tăng hoặc giảm các

định mức kinh tế - kỹ thuật theo qui định chung hoặc cung nhau giải quyết khi có sự cố của xe nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng phương tiện .
+ Quản lý tủ sách, tài liệu kỹ thuật, các bản vẽ kỹ thuật, quản lý và phổ biến sáng kiến cải tiến kỹ
thuật hợp lý hoá sản xuất.
 Trung tâm điều hành TAXI : trực tiếp điều hành sự hoạt động của các xe cho phù hợp góp phần
nâng cao hiệu suất sử dụng xe, tìm tòi và phát triển thị trường kinh doanh.
 Gara ô tô : Tham mưu và giúp việc cho giám đốc trong vịêc quản lý lái xe, phối hợp cùng phòng kỹ
thuật, trung tâm điều hành đảm bảo cho đầu xe luôn hoạt động đầy đủ, tìm ra các biện pháp để cải thiện
điều kiện làm việc cho anh em lái xe cũng như quan tâm chú ý đến công tác giáo dục tư tưởng, tỉ lệ % ăn
chia cho phù hợp, phối hợp cùng phòng hành chính xét thưởng cho những người lao động giỏi, trang bị
đồng phục cho anh em....
 Thanh tra an toàn : Tham mưu và giúp giám đốc trong việc đảm bảo an toàn giao thông khi xe
đang hoạt động, phát hiện những thiếu sót và những vi phạm về quy chế của lái xe, phối hợp cùng với
gara và phòng kỹ thuật nhắc nhở, kiểm tra anh em lái xe về thực hiện tốt các quy chế của công ty, sử dụng
phương tiện đúng quy trình kỹ thuật.
 Phòng Hành chính quản trị : Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện chế độ chính sách của
Nhà nước đối với công nhân viên chức.
+ Quản lý hồ sơ, lý lịch và danh sách cán bộ công nhân viên của toàn Công ty
+ Tổ chức bộ máy quản lý ở các Phân xưởng, Phòng, Ban.
+ Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, y tế, vệ sinh công nghiệp...
 Phòng Kế toán thống kê : đây là bộ phận quan trọng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, tham
mưu cho giám đốc và giúp giám đốc quản lý toàn bộ tài sản, vốn liếng, nhằm đảm bảo cho việc sản xuất -
kinh doanh của Công ty được cân đối nhịp nhàng.
+ Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch tài chính kế toán.
+ Theo dõi kịp thời liên tục hệ thống các số liệu về sản lượng tài sản, tiền vốn và các quỹ hiện có
của Công ty
+ Tính toán các khoản chi phí sản xuất để lập biểu giá thành thực hiện, tính toán lỗ lãi, các khoản
thanh toán với ngân sách theo chế độ kế toán hiện hành.
+ Phân tích hoạt động kinh tế của từng thời kỳ.
+ Lập kế hoạch giao dịch với Ngân hàng để cung ứng các khoản thanh toán

kịp thời.
+ Thu chi tiền mặt, thu chi tài chính và hạch toán kinh tế.
+ Quyết toán tài chính và lập báo cáo hàng quý theo qui định của Nhà nước, thực hiện về kế
hoạch vốn cho sản xuất, thực hiện hạch toán kế toán và hạch toán nghiệp vụ đầy đủ quá trình vận động
về vật tư, tiền vốn, tài sản của Công ty, lập báo cáo tài chính. Đồng thời cung cấp thông tin về tình hình tài
chính và kết quả kinh doanh làm cơ sở cho Ban Giám đốc ra quyết định kinh doanh.
 Phòng kinh doanh ôtô : Làm nhiệm vụ kinh doanh ô tô, tham mưu và giúp giám đốc trong việc ký
kết những hợp đồng kinh tế mua bán theo đúng các thủ tục và quy định của Công ty, tổ chức công tác tiếp
thị mở rộng thị trường hoạt động. Phối hợp cùng với phòng dịch vụ và phụ tùng để cung cấp cho khách
hàng những dịch vụ và sản phẩm hoàn hảo.
 Trung tâm bảo dưỡng sửa chữa ô tô: Làm nhiệm vụ bảo hành, bảo
dưỡng và sửa chữa các xe FORD mà phòng bán xe đã bán cũng như các loại xe
khác khi khách hàng có nhu cầu sửa chữa. Tư vấn và giúp khách hàng những
thông tin về thông số kỹ thuật của xe, cách sử dụng để khách hàng yên tâm khi
sử dụng xe. Tiếp tục đầu tư thiết bị, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị đã có. Mở
rộng thị trường, mở rộng hình thức kinh doanh.
<2>. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội trong năm qua.
Những năm vừa qua, trước những thử thách gay gắt của thị trường, đặc biệt là tình hình khủng
hoảng kinh tế khu vực đã có tác động rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
trong nước nói chung và của Công ty nói riêng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công việc tổ chức sản
xuất kinh doanh, phải cạnh tranh gay gắt và khốc liệt trên thị trường kinh doanh như: các hãng xe TAXI
ra quá nhiều và họ hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, làm số lượng khách cũng như doanh thu và
thị phần của công ty bị giảm sút; Kinh doanh ô tô FORD còn quá mới mẻ, thị hiếu của người tiêu dùng
dành cho sản phẩm này cũng chưa nhiều so với các loại xe của Nhật và các hãng ô tô khác; Trung tâm
bảo dưỡng sửa chữa mới ra đời nên số lượng khách hàng vào sửa chữa bảo dưỡng cũng chưa nhiều, xe
FORD là xe mới nên chưa phải thay thế phụ tùng và sửa chữa.... Nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển của Công ty, dưới sự quan tâm chỉ đạo sát sao của hội đồng quản trị và sự điều hành trực tiếp của
Ban giám đốc, Công ty luôn đề ra những biện pháp đổi mới phương thức kinh doanh, mạnh dạn đưa ra
các quyết định và có chính sách mềm dẻo để đối phó kịp thời với sự biến động của thị trường.
Trong những năm vừa qua với hướng đúng đắn trong kinh doanh, Công ty đã khẳng định được

vị trí của mình, và kết quả kinh doanh mà Công ty đã đạt được là minh chứng rõ nét nhất.
3. Đặc điểm nguồn lực của xí nghiệp
3.1. Đặc điểm về lao động và cơ cấu lao động:
- Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội là Công ty cổ phần TAXI Hà Nội có tổng số lao động nhiều
nhất trong số 11 Liên doanh sản xuất ô tô hiện đang hoạt động tại Việt Nam với một con số kỷ lục là 948
người. Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn tiến triển tốt nh các năm đầu mới thành lập thì nỗ lực của
công ty trong vấn đề tạo ra công ăn việc làm cho 948 lao động và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với
Nhà nước xứng đáng để các Liên doanh khác noi theo. Nhưng do có những biến động về tình hình kinh tế
trong khu vực nói chung đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á vừa qua
cũng như tình hình tăng trưởng kinh tế đất nước nói riêng, nhu cầu xe hơi của thị trờng chững lại cùng
với sự cạnh tranh gay gắt giữa các Liên doanh cho nên con số 948 lao động quả là không cân xứng với
qui mô sản xuất. Để hợp lý hoá bộ máy tổ chức, cắt giảm chi phí nên tháng 1/1998, Hội đồng quả trị Liên
doanh đã họp và quyết định cắt giảm số lợng lao động trong Liên doanh xuống còn 563 ngời.
Biểu 2.
TỔNG SỐ LAO ĐỘNG/THU NHẬP BÌNH QUÂN
Năm Tổng số lao động (người) Thu nhập bình quân (VNĐ/người)
Việt Nam Nước ngoài Việt Nam Nước ngoài
1992 79 7 1.000.000 2.630.000
1993 217 11 900.000 2.200.000
1994 404 13 900.000 2.500.000

×