Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

THỰC TRẠNG HỌC VẤN VÀ MỨC SINH CỦA NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.42 KB, 54 trang )

THỰC TRẠNG HỌC VẤN VÀ MỨC SINH CỦA NÔNG THÔN VIỆT
NAM THỜI GIAN QUA
I/ ĐIỀU KIỆN VÀ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ XÃ HỘI
Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
1. Đặc điểm tự nhiên
Đất nước hình chữ S xinh đẹp của chúng ta nằm trải dài ở phía Đông
bán đảo Đông Dương. Phía Tây là lục địa với khí hậu khô và nóng, phía Đông
là biển Thái Bình Dương trong xanh và rộng lớn. Hai luồng gió của lục địa và
đại dương được ngăn cách bởi dải Trường Sơn hùng vĩ tạo nên một điều kiện
thời tiết khắc nghiệt ở nước ta.
Với 3/4 diện tích là đồi núi, ngành nông nghiệp là một ngành với quy
mô lớn. Thời tiết càng trở lại gần đây càng khắc nghiệt hơn bao giờ hết, trên
cả nước nơi thì hạn hán kéo dài, nơi thì mưa bão triền miên, đặc biệt là vùng
ven biển miền Trung.
Nằm trong vành đai nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho các
loại dịch bệnh, côn trùng phát sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người,
mùa màng, cây trồng và vật nuôi.
Với diện tích phần đất liền là 330.360 km
2
, dân số là 78 triệu người
phân bố không đồng đều, phụ thuộc vào lịch sử định cư, trình độ phát triển
kinh tế xã hội, mức độ màu mỡ của đất đai, sự phong phú của nguồn nước.
Khoảng 80% dân cư sống ở nông thôn, vùng đồng bằng ven biển mật độ dân số
cao (đồng bằng Sông Hồng là 784 người/km
2
), vùng miền núi trung du thì dân
cư thưa thớt (ở Tây Nguyên là 42 người/km
2
). Chỉ giống nhau duy nhất ở điểm
là mức sinh đẻ cao.
Với 52 dân tộc, tập trung ở từng vùng khác nhau tạo nên một bản sắc


văn hoá đa dạng và phong phú. Trên một lãnh thổ tuy trữ lượng tài nguyên ít
song cũng rất đa dạng và nằm trong khu vực kinh tế nhạy cảm nhất hiện nay
trên toàn thế giới. Nước ta có một tiềm năng cần được khai thác.
2. Điều kiện kinh tế, xã hội nói chung
a. Điều kiện kinh tế
Một bối cảnh chung của đất nước về tình hình kinh tế xã hội là một bức
tranh màu sáng. Thời cơ lớn được tạo ra trước hết là do những thành tựu của
công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời cũng do sự tác động
của nhiều xu thế tích cực trên thế giới.
Với 10 năm đổi mới thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ xen lẫn
nhau. Đất nước ta đã có được nhiều tiền đề cơ bản, ba năm gần đây nhất là
thời điểm đạt được nhiều thành tựu nhất (năm 1996 và 1997) và cũng gặp
phải nhiều khó khăn nhất (năm 1998).
Hai năm 1996-1997 tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân
trên 9%/năm. Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh tiếp tục đạt
được những tiến bộ đáng kể.
Nông nghiệp là một ngành tập trung đông đảo lực lượng lao động
nhất, phát triển tương đối toàn diện, tăng 5% (mục tiêu mà Đại hội đại biểu
Đảng toàn quốc lần thứ VIII ngày 28/6/1996 đặt ra là 4,5-5%). Diện tích đất
trồng và sản lượng các cây công nghiệp như: chè, càphê, cao su, mía, hạt điều,
hạt tiêu, rau quả, lạc .v.v... đều tăng khá. Chăn nuôi phát triển phong phú.
Dịch vụ tăng 9% đặc biệt là các ngành dịch vụ thương mại vận tải, bưu
điện đã đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu phát triển. Xuất khẩu tăng nhanh đáp
ứng được nhu cầu nhập khẩu, thị trường được củng cố và mở rộng, các mặt
hàng xuất khẩu đã được đa dạng hoá và chất lượng được nâng cao hơn, chênh
lệch xuất-nhập khẩu đã được khép lại dần. Kim ngạch xuất khẩu 2 năm 1996-
1997 tăng 28,4% đạt 16,25 tỷ USD.
Đầu tư phát triển 1996-1997 trong toàn bộ ngành kinh tế quốc dân
ước thực hiện 14-15 tỷ USD bằng khoảng 34-35% mức kế hoạch 5 năm 1996-
2000. Lạm phát tiếp tục được kiềm chế, giá cả và sức mua đồng tiền ổn định.

Sang năm 1998 nhiều khó khăn ập đến với nền kinh tế của đất nước,
thiên tai dồn dập trên diện rộng và để lại hậu quả hết sức nặng nề, thiệt hại về
người và vật chất hàng nghìn tỷ đồng. Hạn hán và nắng nóng do ảnh hưởng
của El Nino lan tràn khắp đất nước, gây lũ lụt ở miền Trung.
Khủng hoảng kinh tế, tài chính của các nước Châu Á nhất là các nước
trong khối ASEAN ngày càng lan rộng.
Tuy nhiên chúng ta vẫn giành được nhiều thành tựu có thể gọi là ngoạn
mục về kinh tế và xã hội, GDP tăng 6% (đạt kế hoạch điều chỉnh của Quốc hội).
Là một trong 3 nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất Châu Á ( đó là Trung
Quốc, Lào và Việt Nam)
Công nghiệp tăng 12%, sản phẩm đa dạng, mẫu mã và chất lượng các
hoạt động ngoại thương được mở rộng.
Nông nghiệp vượt qua khó khăn do lũ lụt, hạn hán nặng nề suốt năm
1998 vẫn tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Thành tựu nổi bật và thắng lợi
ngoạn mục nhất là sản xuất lương thực phát triển và tăng trưởng với nhịp độ
cao trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Sản lượng quy thóc đạt trên 31,8
triệu tấn, tăng trên 1 triệu tấn so với năm 1997. Sản xuất lúa của Việt Nam đã
dẫn đầu về tốc độ so với các nước ASEAN.
Trên đây là những thành tựu về kinh tế trong 3 năm gần đây nhất, bên
cạnh đó bao giờ cũng có những khó khăn nảy sinh.
Hiệu quả nền kinh tế còn thấp, khả năng cạnh tranh kém, nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực có tăng trưởng song hiệu quả và chất lượng phát triển không
cao. Năm 1998 nhịp độ tăng trưởng kinh tế nói chung đã chậm lại.
Nông nghiệp và nông thôn, cơ cấu kinh tế chậm chuyển biến, sản phẩm
còn đơn điệu, sản xuất phân tán, quy mô nhỏ bé, công nghiệp chế biến kém
phát triển, thị trưởng không ổn định.
Công nghiệp, sản xuất tăng chậm, kém sức cạnh tranh, các hoạt động
tài chính, ngân hàng, du lịch còn yếu kém.
b. Về văn hoá xã hội
So với trước đây các hoạt động giáo dục, đào tạo, văn hoá, y tế, xã hội

.v.v... đều đã có những bước tiến mới, song song với sự phát triển kinh tế đời
sống nhân dân đã được cải thiện hơn, chính trị, an ninh xã hội ổn định.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu,
chương trình xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đã được thực hiện tốt, đến
hết năm 1997 đã có 38 tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn xoá mù chữ và phổ cập
giáo dục tiểu học. Chất lượng giáo dục đào tạo đã có tiến bộ.
Các hoạt động văn hoá- văn nghệ đã được nhấn mạnh vị trí quan trọng
trong việc hình thành nên nhân cách, làm phong phú đời sống tinh thần của
mỗi người.
Hai năm 1996-1997 đã có 2,6 triệu lao động được giải quyết việc làm.
Đời sống các tầng lớp nhân dân ở các vùng đều được cải thiện với mức độ
khác nhau. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm mạnh.
Tuy nhiên bên cạnh đó là các vấn đề khó khăn cần phải sớm được xoá
bỏ đó là các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, hiện tượng tiêu cực ngày càng
tiếp diễn. Số người không có việc làm còn nhiều, tỷ lệ thất nghiệp còn cao
nhưng khả năng giải quyết việc làm còn quá hạn chế. Sự phân hoá giàu nghèo
trong nội bộ dân cư có xu hướng dãn ra, đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa,
vùng bị thiên tai vẫn còn nhiều khó khăn, tốc độ xoá đói giảm nghèo còn chậm.
Trên đây là bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế xã hội của Việt Nam
trong mấy năm gần đây nhất với những thành tựu và khó khăn nảy sinh và tồn
tại trong đó.
3. Việc làm và thu nhập của phụ nữ ở nông thôn Việt Nam
Là một nước nền kinh tế nông nghiệp còn yếu kém, Việt Nam có khoảng
78% số người trong độ tuổi lao động sống ở nông thôn, trong đó lao động nữ
chiếm trên 60%. Mấy năm gần đây lao động nữ tăng lên một cách đáng kể cả
về số lượng tuyệt đối cũng như tương đối. Nếu chỉ tính riêng trong sản xuất
nông nghiệp thì năm 1989 nước ta có 11,1 triệu người, trong khi đó nam là 9,9
triệu người. Đến năm 1992 số lao động nữ tăng lên 12,4 triệu người thì lao
động nam tăng lên 10,9 triệu người. Nếu so sánh với tổng lao động nữ trong
nền kinh tế quốc dân thì vào năm 1989 lao động nữ trong sản xuất nông

nghiệp chiếm 75,6%. Đến năm 1992 tỷ lệ này đã tăng lên là 79,9%, trong khi
đó tỷ lệ lao động nam không thay đổi bao nhiêu (Tổng cục thống kê - 1994.
Niên giám Thống kê 1993 - Hà Nội 1994). Hiện nay ở nông thôn nước ta có
thêm khoảng 80-90 vạn người bước vào tuổi lao động, trong đó phụ nữ chiếm
53%.
Các số liệu thống kê những năm gần đây cho thấy phụ nữ đã có mặt
hầu như trong tất cả các ngành nghề sản xuất nông nghiệp hiện có ở nông
thôn, đặc biệt là hai ngành có ý nghĩa chiến lược trong sản xuất nông nghiệp
hiện nay là trồng trọt và chăn nuôi, đóng vai trò quan trọng nhất, góp phần to
lớn vào việc tạo ra của cải, vật chất cho xã hội (Biểu 1). Đây là loại lao động rất
nặng nhọc, trong điều kiện môi trường khắc nghiệt và chịu ảnh hưởng nặng nề
của điều kiện tự nhiên. Mà lao động nữ ở đây còn đảm nhiệm thêm một vai trò
to lớn nữa đó là sinh đẻ, cùng với sự hạn chế về hiểu biết về các kiến thức khoa
học đời sống, sức khoẻ, những người phụ nữ nông thôn lúc mang thai và sau
khi sinh một thời gian rất ngắn lại tham gia sản xuất trực tiếp với cây trồng,
vật nuôi, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân, bùn đất .v.v... Nói chung là một môi
trường lao động ô nhiễm, kém vệ sinh ở nhiều khâu của trồng trọt và chăn
nuôi gia súc, gia cầm. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bà mẹ
và trẻ em ở nông thôn.
Biểu 1: Lao động nữ ở khu vực nông thôn Việt Nam
Đơn vị tính: Nghìn người
Vùng Tổng số
Nhóm ngành
Dịch vụ
Nông - Lâm -
Ngư nghiệp
CN & XD
1. Miền núi và trung du
2. Đồng bằng Sông Hồng
3. Bắc trung bộ

4. Duyên hải miền Trung
5. Tây Nguyên
6. Đông nam bộ
7. Đồng bằng Sông Cửu Long
536.896
815.064
558.030
402.840
72.883
271.966
789.497
502.119
750.647
504.587
342.455
67.739
157.753
645.400
4.182
23.522
18.612
18.961
1.020
22.743
51.717
12.995
40.895
34.831
41.425
4.124

37.470
92.380
Tổng 3.393.17
6
2.988.699 140.757 263.720
Nguồn: Niên giám Lao động Việt Nam làm năm 1997
Qua bảng trên ta thấy phụ nữ nông thôn ở tất cả các vùng đều có rất
đông vào nhóm ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp, lao động nặng nhọc, ô nhiễm
và có thu nhập rất thấp, không ổn định. Một ví dụ cụ thể ở ngành làm muối, lao
động nữ phải làm việc dưới trời nắng chang chang, đội lên hàng tấn muối lên
các đồng muối cao hàng chục mét với độ dài tới 30 km/ngày mà thu nhập của
họ chỉ bằng 1/4 thu nhập của lao động nam trong hộ. Ở vùng đồng bằng Sông
Hồng trong những ngày thời vụ lao động nữ phải làm việc tới 16 giờ trong một
ngày. Họ phải làm các công việc nặng nhọc như cày, bừa, cuốc đất, kéo cày thay
trâu và cả các công việc độc hại, nguy hiểm như phun thuốc trừ sâu, ngâm
mình dưới nước trong nghề trồng rau câu hoặc ngâm giặt đay tơ .v.v...
Nằm trong điều kiện việc làm và thu nhập như vậy thì việc nâng cao
trình độ học vấn cho phụ nữ ở nông thôn là một việc làm không phải đơn giản,
sự lo toan cho cuộc sống gia đình, sự thiếu thốn về vật chất là một sự cản trở
cho việc người phụ nữ phát huy hết mọi khả năng của mình vào sự phát triển
kinh tế và xã hội ở nông thôn nói riêng và trên cả nước nói chung.
II/ HỌC VẤN VÀ MỨC SINH CỦA VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
1. Trình độ học vấn chung của Việt Nam trong thời gian qua
Giáo dục có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người, nó được
biểu hiện qua một số khái niệm: Trình độ giáo dục, trình độ dân trí, trình độ
học vấn.v.v. nhằm phản ánh các cấp độ hiểu biết, các kỹ năng đạt được của con
người sau một quá trình tiếp nhận các luồng thông tin khác nhau từ đó tạo ra
khả năng nhận thức tác động đến hành vi của họ trong quá trình tham gia các
hoạt động kinh tế - văn hoá - chính trị - xã hội. Giáo dục luôn được coi là quốc
sáchhàng đầu của nhà nước ta.

Nói tới giáo dục hay nói tới trình độ học vấn cũng vậy, nó luôn là một
trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng dân số. Trong lĩnh vực dân
số người ta thấy trình độ học vấn của dân số ảnh hưởng rất lớn tới kiến thức,
thái độ và hành vi sinh đẻ cũng như việc chấp nhận hay không chấp nhận các
biện pháp tránh thai. Mặt khác cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ chết của
trẻ em đặc biệt là đối với trẻ em sơ sinh.
Gần đây nhất là từ cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 có
hiện trạng là số trẻ em bị thất học tăng lên, trình độ học vấn bị giảm đi. Cụ thể
là theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số (TĐTDS) 1989 và điều tra nhân
khẩu học giữa kỳ (ĐTNKH) 1994 thì tỷ lệ người từ 10 tuổi trở lên đã và đang
đi học vào khoảng 90%. Vì tỷ lệ được đi học và tỷ lệ biết chữ (được tính bằng
cách lấy tổng số người 10 tuổi trở lên biéet đọc biết viết và hiểu những câu
đơn giản bằng bất cứ ngôn ngữ nào trên tổng số dân từ 10 tuổi trở lên) nếu
tính theo % thì nhân với 100 dường như đồng nhất với nhau nên có thể cho
rằng khoảng 90% dân số từ 10 tuổi trở lên của Việt nam biết chữ. Tỷ lệ như
vậy là rất cao so với một số nước khác. Tuy nhiên tỷ lệ người được đi học
không tăng máy trong vòng 5 năm qua (xem biểu 2)
Biểu 2: Tỷ lệ người đã từng được đi học 1989 -1994
Đơn vị: %
1989 1994
Chung 87,2 88,2
Nam 91,8 93,2
Nữ 83,0 85,3
Nguồn TĐTDS 1989 và ĐTNKHGK 1994
Từ năm 1989 đến 1994, tỷ lệ được đi học của nữ tăng hơn nam (nữ
tăng 2,7%, nam tăng 1,5%). Điều đó phản ánh sự quan tâm của Nhà nước
trong việc giáo dục nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ, ngoài ra cùng với sự
phát triển của kinh tế xã hội, ý thức về học hành của nữ giới cũng được nâng
cao, công tác xoá mù triển khai thu hút phần lớn là nữ ( 80 - 90%). Theo số liệu
của Vụ giáo dục thường xuyên - Bộ giáo dục đào tạo, năm 1990 cả nước có

khoảng 2,1 triệu người từ 15 - 35tuổi mù chữ, đến năm 1993 còn có 1,8 triệu
người của lứa tuổi này.
Như vậy mặc dù mức tăng 2,7% không phải là lớn song ta cũng nhận
thấy rằng trình độ học vấn của nữ giới đã được cải thiện hơn so với trước đây.
Bên cạnh đó còn có một vấn đề nữa mà chúng ta cần quan tâm đó là sự
chênh lệch về tỷ lệ được đi học của nữ so với nam còn rất lớn. Theo biểu 2 năm
1989 mức chênh lệch là 10%, năm 1993 là 9,2%. Mặc dù vấn đề giáo dục nâng
cao trình độ học vấn đối với nữ đã được cải thiện song vẫn còn có sự bất bình
đẳng ở đây, cũng theo nguồn số liệu ở trên năm 1993 số mù chữ là nữ chiếm
trên 70% (1.250.000 người). Quay lại với số liệu ở biểu 2 năm 1993 tỷ lệ nữ đã
từng được đi học là 85,3%, con số này không thể phản ánh hết được tình trạng
dân trí rất thấp ở nông thôn hiện nay đặc biệt là nữ, năm 1993 có 43,8% phụ
nữ ở nông thôn chưa học hết cấp I. Đây thực sự là trình độ học vấn ở mức rất
thấp, điều đó ảnh hưởng đến trình độ học vấn chung của cả nước.
Sở dĩ ở nông thôn trình độ học vấn của nữ thấp như vậy phần lớn là do
nhu cầu kinh tế của gia đình. Ở đây ngành nông - lâm -ngư nghiệp thường tiến
hành theo kinh nghiệm, lao động giản đơn nên nhu cầu học lên cao của phụ nữ
ở nông thôn không có, phụ nữ ở nông thôn tuổi 15- 19 bỏ học nhiều vì lý do
khác đi xây dựng gia đình, quan niệm con gái không cần phải học... ta sẽ thấy
rõ hơn sự khác biệt về trình độ học vấn giữa nam và nữ qua biểu 3 dưới đây.
Biểu 3: Tỷ lệ dân số chưa bao giờ được đi học phân theo giới
tính và nhóm tuổi 1989 và 1994 (%)
Đơn vị:%
Nhóm tuổi 1989 1994*
Nam Nữ Nữ/Nam Nam Nữ Nữ/Na
m
10-14 7,4 8,3 1,12 4,9 6,4 1,31
15-19 7,2 7,6 1,06 6,2 7,9 1,27
20-24 6,3 7,2 1,14 6,7 7,7 1,15
25-29 4,9 7,1 1,45 5,4 6,3 1,17

30-34 4,5 8,0 1,78 4,2 6,5 1,55
35-39 5,0 10,1 2,02 4,1 9,5 2,32
40-44 5,3 13,2 2,49 4,2 10,0 2,38
45-49 6,7 19,5 2,91 5,1 13,0 2,55
50-54 8,0 26,5 3,31 7,4 25,0 3,38
55-59 11,0 36,0 3,27 10,0 32,0 3,2
60-64 15,8 50,3 3,18 13,0 47,0 3,62
65+ 31,6 71,5 2,26 29,0 73,0 2,52
10+ 8,2 17,0 2,07 6,8 14,7 2,16
Nguồn: TĐTDS 1989 và ĐTNKHGK 1994
Ghi chú: Số liệu đã được chuẩn hoá, lấy cơ cấu dân số 1989 làm chuẩn
Nhìn một cách chung nhất chúng ta thấy năm 1989 sự chênh lệch về
dân số chưa đến trường giữa nam và nữ lớn (nữ 17%, nam 8,2%) hơn thế nữa
tỷ lệ này còn cao. Đến năm 1994 tuy sự chênh lệch này vẫn còn lớn, tỷ lệ chưa
đến trường đã giảm xuống còn 6,4% đối với nam và 14,7% đối với nữ. Tỷ lệ
chưa đến trường của nữ giảm nhanh hơn nam điều đó cho ta thấy những cố
gắng của Nhà nước và ngành giáo dục đã đem đến sự bình đẳng giữa nam và
nữ trong việc nâng cao trình độ học vấn hơn so với trước đây.
Đối với các nhóm tuổi, ở độ tuổi càng cao chênh lệch càng lớn. Đặc biệt
là các nhóm tuổi trên 3 năm. Số phụ nữ chưa được đi học nhiều gấp 2 - 4 lần so
với nam. Điều đó chứng tỏ sự phân biệt đối xử với người phụ nữ rất gay gắt ở
giia đoạn trước đây và vì vậy người phụ nữ chịu rất nhiều thiệt thòi hơn nữa
các tư tưởng phong kiến lạc hậu chi phối mạnh mẽ nhất là tư tưởng trọng
nam khinh nữ.
Lứa tuổi càng trẻ sự chênh lệch càng giảm dần điều đó chứng tỏ sự
đầu tư và quan tâm đúng mực đã rút ngắn dần khoảng cách trình độ học vấn
giữa nam và nữ. Tuy nhiên tỷ lệ mù chữ trong dân cư không những phụ thuộc
vào chính sách của Nhà nước đối với giáo dục mà nó còn ảnh hưởng mạnh mẽ
bởi ngoại cảnh đó là môi trường kinh tế - xã hội. Cụ thể như số liệu của biểu 3,
tỷ lệ chưa đến trường của nữ lứa tuổi 15 - 24 năm 1994 cao hơn năm 1989

(năm 1994: nam 6,7%; nữ : 7,7%; năm 1989 nam: 6,3%; nữ 7,2%). Những con
số này phản ánh sự biến đổi mạnh mẽ về tình hình kinh tế xã hội thời kỳ 1985
- 1990, đó là việc chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp
sang cơ chế thị trường. Việc học tập và nâng cao trình độ học vấn của phụ nữ
nói riêng và phong trào bổ túc văn hoá nói chung của cả nước gặp phải rất
nhiều khó khăn. Có thể nói phong trào bổ túc văn hoá trong thời kỳ này giảm
sút nghiêm trọng, theo số liệu của Bộ giáo dục đào tạo thời kỳ năm 1986 -
1987 có 662.000 học sinh thì đến năm 1989 giảm xuống chỉ còn 454.000. Trong
đó nữ bao giờ cũng cao gấp đôi nam giới, những chuyển biến về tình hình kinh
tế xã hội đó ảnh hưởng đến trình độ học vấn chung ở hai khía cạnh sau:
* Việc xoá bỏ bao cấp trong giáo dục đã buộc phải cân nhắc tính toán
hiệu quả kinh tế vì vậy việc tổ chức các lớp xoá mù chữ và bổ túc văn hoá
không còn được quan tâm. Việc đi học không được thưởng, cộng điểm, không
được miễn nghĩa vụ lao động hoặc động viên dưới hình này hoặc hình thức
khác.
* Đời sống kinh tế khó khăn việc học hành không được quan tâm nữa
mà thay thế vào đó là những nhu cầu về những điều kiện đảm bảo cuộc sống
vật chất ngay trước mắt họ, buộc họ phải tìm kiếm việc làm. Thực tế chúng ta
thấy rằng nếu như các bậc cha mẹ khi buộc phải cho con em mình thôi học vì
không có khả năng chi phí, thì họ sẽ cho con gái thôi học trước. Nhiều lý do
khiến các bậc cha mẹ không đầu tư cho con gái học tập vì học không nhận thấy
tầm quan trọng của học tập đối với con gái họ cho rằng con gái cả đời chỉ làm
việc nhà và trông nom con cái. Đại diện của tổ chức UNICEF đã nhận xét
"Trong tất cả các khu vực của ngành giáo dục, số học sinh nữ đều thấp hơn
nam, tỷ lệ nữ bỏ học và lưu ban cũng cao hơn nam".
Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng như thế nào đến tình hình học vấn
của dân cư nói chung khi mà ở nước ta sự chênh lệch về cơ sở hạ tầng và tốc
độ phát triển còn lớn giữa hai khu vực là thành thị và nông thôn. Qua biểu 4
chúng ta thấy rõ hơn về vấn đề này.
Biểu 4: Tỷ lệ phần trăm dân số từ 10 tuổi trở lên theo trình độ

học vấn, nơi cư trú và vùng.
Ghi chú: Vùng 1: Miền núi và Trung du Bắc bộ
Vùng 2: Đồng bằng Bắc bộ
Vùng 3: Bắc Trung bộ
Vùng 4: Duyên hải miền Trung
Vùng 5: Tây nguyên
Vùng 6: Đông Nam bộ
Vùng 7: Đồng bằng sông Cửu Long
(Trang sau)
Biểu 4: Tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên theo trình độ học vấn nơi
cư trú và vùng
Đơn vị: %, năm
Vùng/Khu
vực
Chưa đi
học
Chưa tốt
nghiệp
cấp I
Tốt
nghiệp
cấp I
Cấp II Cấp III
trở lên
Số năm
đi học
TB
Chung 12,3 22,5 31,5 23,3 10,4 6,4
Thành thị 6,5 12,2 31,8 24,8 24,7 8,3
Nông thôn 13,5 25,2 31,4 22,9 6,6 5,9

Vùng I 19,6 20,7 23,7 26,9 9,2 6,0
Vùng II 8,0 11,8 26,5 38,7 15,0 7,7
Vùng III 11,6 20,7 28,8 27,0 11,9 6,5
Vùng IV 11,1 23,7 39,8 17,0 8,5 5,7
Vùng V 25,2 26,2 28,1 12,4 8,1 4,7
Vùng VI 8,5 19,1 41,1 18,7 12,7 6,5
Vùng VII 11,9 35,5 34,6 12,0 6,1 5,0
Nguồn ĐTNKHGK 1994
Ta nhận thấy trong thời kỳ 1989-1994 tỷ lệ không được đi học của
thanh thiếu niên giảm đáng kể ở cả thành thị lẫn nông thôn, nhưng sự khác
biệt trong thời kỳ đổi mới lại lớn hơn. Năm 1994 tỷ lệ trẻ em chưa đi học ở
nông thôn độ tuổi 7 tuổi là 26,3% thì ở thành thị tỷ lệ này là 8,4% và 1,7%.
Điều đó cũng cho thấy khi nền kinh tế thị trường phát triển, bên cạnh những
mặt tích cực cũng nảy sinh những mặt tiêu cực, sự b ất bình đẳng và khoảng
cách giàu ngèo ngày càng dãn ra, thành thị là nơi trung tâm giao lưu văn hoá
kinh tế, chính trị xã hội bao giờ cũng có một khoảng cách rất xa với nông thôn
về mọi mặt. Đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, các lợi thế cao hơn hẳn so với
nông thôn.
Ta nhận thấy ở khu vực thành thị hơn một nửa dân số từ 10 tuổi trở
lên có trình độ cấp hai trở lên trong khi đó ở khu vực nông thôn có tới 70% dân
số từ 10 tuổi trở lên có trình độ học vấn thấp hơn mức này. Với dân số tập
trung tới 80% là ở khu vực nông thôn thì đây quả là một vấn đề bức thiết và
cần quan tâm sâu sắc. Học vấn thấp như vậy sẽ là tác nhân của nhiều vấn đề
kinh tế xã hội
Chất lượng của giáo dục được phản ánh qua số năm được đi học.
Khoản 2/3 số người từ 10 tuổi trở lên đạt trình độ tiểu học trở lên. Tuy nhiên
nếu lấy trình độ từ cấp II trở lên là mức tối thiểu cần thiết cho cuộc sống thì
trình độ học vấn của Việt Nam vẫn còn thấp(như số liệu ở biểu trên chỉ có
23,3% là hết cấp II, cấp III là 10,4%). Hơn nữa số năm đi học trung bình chung
của chúng ta còn rất thấp đặc biệt là ở nông thôn (5,9 năm). Điển hình là vùng

Tây nguyên và Miền núi, Trung du Bắc bộ. Một điều đặc biệt là ở tất cả các
vùng, phụ nữ luôn thua thiệt hơn nam giới về mặt học hành.
Tóm lại trong thời gian qua tỷ lệ học sinh đến trường tăng nhưng
chậm, tỷ lệ biết chữ cao so với nhiều nước khác (gần 90%). Song trình độ học
vấn còn thấp thể hiện ở biểu 5 (10,4% tính đến năm 1994). Sự khác biệt về giới
tính, về tỷ lệ người có trình độ học vấn cao khá lớn, đặc biệt là thời kỳ cách
đây 5 - 10 năm (biểu3, tuổi từ 35trở lên nữ mù chữ nhiều hơn nam từ 2 - 4lần).
Thiệt thòi nghiêng hẳn về phía nữ giới, điều đó cho thấy quá trình đổi mới kinh
tế dường như đem lại cơ hội tốt hơn cho nam giới.
Giữa thành thị và nông thôn có sự khác biệt lớn về trình độ học vấn. Ở
thành thị tỷ lệ trẻ em được đi học luôn cao hơn ở nông thôn, ở nông thôn số
người chưa đi học là 13,5% còn ở thành thị là 6,5% (năm 1994). Số học sinh
tốt nghiệp cấp II trở lên ở nông thôn luôn thấp hơn ở thành thị.
Giữa các vùng có sự khác biệt đáng kể, các vùng có đô thị lớn thì tỷ lệ
người tốt nghiệp từ cấp III trở lên thường cao hơn ở vùng khác như: Đồng
bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, các tỷ lệ tương ứng là: 15%; 11,9%;
12,7%. Đây cũng là những vùng có truyền thống hiếu học, trong khi đó ở các
vùng như Tây nguyên tỷ lệ này thấp hơn nhiều: 8,1%.
Như vậy việc ban hành các chính sách chú trọng đến việc nâng cao số
năm học trung bình của một người dân, chú ý đến đối tượng nữ giới, đẩy
mạnh công tác hỗ trợ các gia đình gặp khó khăn, cho trẻ em nghèo hiếu học,
tạo dựng phong trào ham học ở mọi đối tượng, đây cũng là một việc làm cần
thực hiện.
2. Mức sinh của Việt Nam từ trước tới nay
Đầu thập kỷ 90 đến nay, việc giảm mức sinh ở nước ta đã đạt nhiều kết
quả khả quan. Điều đó minh chứng cho sự thành công của công tác DS-KHHGĐ
ở nước ta. Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý rằng ngoài chính sách dân số của
nhà nước thì sự giám sinh của nước ta cũng một phần là do trình độ phát triển
và ý thức của người dân nói chung, nhiều người đã ý thức được vấn đề dân số
vì vậy đã tự giác điều chỉnh mức sinh của mình. Điều đó thể hiện ở trình độ học

vấn càng cao do thu nhập của họ tăng lên, mức độ tham gia vào các hoạt động
kinh tế tăng lên dẫn tới mức sinh giảm xuống, xu hướng này hiện nay phổ biến
ở thành thị. Còn ở nông thôn thì trái lại đặc biệt là ở các vùng xa xôi hẻo lánh,
vùng dân tộc thiểu số trình độ học vấn của dân cư rất thấp tương ứng với nó
là mức sinh rất cao.
Trước đây khi nền kinh tế xã hội còn nhiều yếu kém, mức sinh rất cao.
Trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp 1950-1954 TFR ở Miền Bắc Việt Nam chỉ
là 5,5% (xem biểu)
Biểu 5: Tổng tỷ suất sinh trong các thời kỳ
Đơn vị: con
50-54 55-59 60-64 65-69 70-74 75-79 80-84 85-89
Miền Bắc 5,5 6,9 6,3 5,8 5,3 4,4 4,5 4,3
Miền nam 6,0 6,6 6,6 5,2 4,6 4,0
Cả nước 6,15 6,2 5,95 4,8 4,5 4,1
Nguồn: TĐTDS-1960; TĐTDS-1979; TĐTDS-1989
Sau năm 1954, TFR đã tăng lên 6,9 ở miền Bắc và 7,2-7,3 ở các tỉnh
Nam Định, Ninh Bình. Sau đó thì giảm dần. Xong đến năm 1989 mức sinh của
các nước còn rất cao TFR = 4,1. So với các nước khác ví dụ như Hàn Quốc bắt
đầu có chương trình quốc gia về KHHGĐ từ năm 1962. Xem biểu và Thái Lan có
chương trình này từ 1970. Xem biểu 6 và 7
Biểu 6: Tổng tỷ suất sinh qua các năm của Hàn Quốc
Đơn vị: con
Năm 1960 1975 1981 1985 1990
TFR 6,0 3,5 2,7 2,1 1,7
Biểu 7: Tổng tỷ suất sinh qua các năm của Thái Lan
Đơn vị: con
Năm 1961 1971 1981 1986 1990
TFR 6,6 6,0 3,7 3,0 2,2
Như vậy cũng cùng một thời gian thực hiện chương trình KHHGĐ như
nhau song kết quả đạt được của nước ta rất thấp, TFR của ta vào thời điểm

năm 1990 vẫn còn cao gấp đôi so với 2 nước kia. Điều đó một phần là chương
trình triển khai công tác DSKHHGĐ vẫn chưa triệt để. Đặc biệt là ở các vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa mức sinh còn rất cao.
Biểu 8:Tổng tỷ suất sinh của Việt Nam qua các năm
Đơn vị: con
1989 1994 1996
Thành thị 2,32 2,1 1,84
Nông thôn 4,25 3,39 2,,9
Chung 3,8 2,91 2,69
Nguồn: - Tổng điều tra dân số 1989
- Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994
- Điều tra nhân khẩu học nhiều vòng năm 1996
Như đã nói ở trên, sự giảm mức sinh ngoài những ảnh hưởng tích cực
của chính sách dân số còn có sự ảnh hưởng của sự tiến bộ của các nhóm dân
cư. ở thành thị mức sinh tính cho đến thời điểm 1.7.1997 là 1,9 trong khi đó ở
nông thôn là 2,84. Tuy nhiên khác với các thập kỷ trước, bước sang thập kỷ 90
này đã có rất nhiều thay đổi. Từ 1990 đến 1997 tổng tỷ suất sinh (TFR) cũng
giảm 1,1 conm trong vòng 7 năm, như vậy mỗi năm giảm được 0,16 con là mức
giảm cao so với trước đây cũng như so với chỉ tiêu nhà nước đề ra
Biểu 9: Tổng tỷ suất sinh qua các cuộc điều tra gần đây nhất
Đơn vị: con
Năm Tổng tỷ
suất sinh
Tên các cuộc điều tra
1989 3,8 Tổng điều tra dân số 1989
1990 - Không điều tra
1991 - Điều tra chọn mẫu
1992 - Điều tra biến động dân số và KHHGĐ
1993 -
1994 3,1 Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ

1995 2,78 Điều tra nhân khẩu học nhiều vòng và KHHGĐ
1996 2,69
1997 2,33 Điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ
Nhìn chung mức sinh của cả nước năm 1997 là 2,33 con thì chương
trình Dân số và KHHGĐ vẫn còn nhiều việc phải làm. Đặc biệt ở nông thôn, nơi
tập trung tới dân số, bất cứ một sự thay đổi nhỏ nào ở đây cũng có những tác
động rất mạnh đến qui mô cả nước.
III/ ẢNH HƯỞNG CỦA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN THẤP ĐẾN MỨC SINH
Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến hôn nhân gia đình
Hôn nhân là một khái niệm tổng hợp, bao gồm nhiều yếu tố: Kết hôn, ly
hôn, ly thân, tái kết hôn... Sự thay đổi của các hành vi hôn nhân này ảnh hưởng
trực tiếp đến mức sinh. Cùng với một quy mô dân số nhất định thì kết hôn sớm
sẽ tạo ra số gia đình nhiều hơn. Độ dài của thời gian sinh đẻ kéo dài hơn dẫn
tới số trẻ sinh ra cũng nhiều hơn và phía sau của quy luật này là trình độ nhận
thức con thấp. Xu hướng chung cho các yếu tố khác của hôn nhân cũng tương
tự.
a. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến tuổi kết hôn
Con người biểu hiện sự tiến bộ và văn minh vượt bậc của mình ở chỗ có
thể tự điều khiển hành vi sinh đẻ của mình một cách hợp lý và khoa học, để tạo
nên một cơ thể vừa có sức khoẻ, vừa có trí tuệ, minh mẫn, đảm bảo hạnh phúc
cho gia đình và xã hội.
Người phụ nữ có thể thụ thai vào tuổi dậy thì. Tốt nhất là nên có con từ
tuổi 22 trở lên. Vào tuổi này người con gái mới đủ tư cách làm mẹ, quản lý gia
đình, mặt khác vào tuổi này cơ thể người mẹ mới được phát triển hoàn thiện,
bảo đảm sức khoẻ tốt để nuôi dưỡng thai và sinh đẻ dễ dàng hơn. Nhiều công
trình nghiên cứu y sinh học đã chứng minh rất rõ ràng rằng những đặc điểm
tâm lý, sinh lý và sức khoẻ của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và
trí tuệ của trẻ sơ sinh.
Đối với những người mẹ quá trẻ sự phát triển của thể lực và tinh thần

còn chưa đầy đủ thì đứa con sinh ra thường xuyên gầy yếu, kém thông minh.
Còn đối với phụ nữ đã có nhiều tuổi còn sinh đẻ, hoặc đẻ nhiều lần, đẻ quá dày,
thì đứa con sẽ bị suy dinh dưỡng, dễ có những dị tật và việc sinh đẻ cũng gặp
nhiều khó khăn hơn. Thật đáng tiếc đây lại là xu hướng chung ở nông thôn
Việt Nam - nơi mà nghề nông là nghề chủ yếu, cuộc sống vật chất còn nhiều
thiếu thốn tuổi kết hôn thường thấp, có nhiều nơi tình trạng tảo hôn còn phổ
biến (Xem biểu 1.1).
Biểu 1.1. Tỷ lệ và tuổi kết hôn theo nhóm tuổi và vùng
Đơn vị: %, tuổi
Nhóm tuổi hiện tại
Đã từng kết hôn
(Đơn vị tính: %)
Trước 18 tuổi
(Đơn vị tính: %)
Tuổi trung vị kết
hôn lần đầu
(Đơn vị tính: tuổi)
Thành thị:
20 - 24
25 - 29
30 - 34
35 - 39
40 - 44
45 - 49
31,9
70,4
80,5
83,2
89,6
92,6

5,1
7,1
9,5
13,3
10,4
16,1
20,9
23,4
23,7
21,9
21,9
---
Nông thôn:
20 - 24
25 - 29
30 - 34
35 - 39
40 - 44
45 - 49
58,8
89,1
94,2
97,1
89,2
98,2
10,4
13,6
13,8
12,0
16,2

24,8
21,8
20,9
20,8
20,9
19,8
---
Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra biến động DS & KHHGĐ
Ngày 1/10/1996. Nhà xuất bản Thống kê - 1998
Qua biểu trên ta nhận thấy ở nông thôn hiện nay tình trạng tảo hôn còn
nhiều 10,4%, ở thành thị là 5,1%. ở độ tuổi 20-24 thì ở nông thôn tỷ lệ đã kết
hôn là 58,8%, còn ở thành thị là 31,9%. Điều này cũng đã chỉ ra rằng ở thành
thị điều kiện kinh tế, trình độ học vấn đã làm thay đổi tuổi kết hôn.
Tuổi kết hôn là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến mức sinh
ở nước ta, kết hôn sớm ở nông thôn trung bình 22 so với 24,6 ở thành thị phản
ánh một phần trình độ giáo dục thấp ở nông thôn. Một thực tế khá rõ phản ánh
trình độ giáo dục càng thấp thì tuổi kết hôn càng thấp. Biểu 1.2.
Biểu 1.2. Trình độ học vấn và tuổi kết hôn trung bình lần đầu
Đơn vị: tuổi
Trình độ học vấn
Tuổi kết hôn mong muốn
trung bình
Tuổi kết hôn thực tế
trung bình
Nam Nữ Nam Nữ
Chưa TN cấp I
Đã TN cấp I
TN cấp II
TN cấp III
ĐH, CĐ, trên ĐH

21,2
21,6
22,7
24,3
29,6
18,9
20,2
21,9
20,9
22,6
21,1
21,4
22,9
24,5
28,7
18,7
20,1
20,7
21,9
23,4
Nguồn: Kết quả điều tra của UBDS-Hà Nội năm 1994
Xu hướng tăng tuổi kết hôn cùng với học vấn đặc biệt ở bậc Đại học,
Cao đẳng, ở mức học vấn này họ nhận thức rất lớn về hôn nhân và điều kiện để
bảo đảm cho hạnh phúc và sự thành đạt trong xã hội bằng con đường học vấn.
ở nông thôn với những điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, là lực cản
cho việc nâng cao trình độ học vấn ở đây. Một tỷ lệ rất lớn là học chỉ ở mức
thấp nhất, điều này cũng đồng nghĩa với việc kết hôn sớm ở nông thôn . Ở mức
học vấn chưa tốt nghiệp tiểu học, tuổi kết hôn nữ là 18,7, trong khi đó là ở bậc
đại học là 23,55 đặc biệt là đối với nam, tuổi kết hôn rất cao 28,7.
Tóm lại học vấn ảnh hưởng vừa trực tiếp lại vừa gián tiếp đến mức

sinh xét ở góc độ tuổi kết hôn của người phụ nữ.
Trực tiếp là làm rút ngắn thời gian sinh đẻ, tuy nhiên điều này ở nông
thôn không rõ bằng thành thị bởi ở thành thị khoảng thời gian học tập rất dài,
học hết cấp III rồi lại lên bậc cao đẳng hoặc đại học. Còn ở nông thôn phần lớn
là chỉ hết cấp II rồi bỏ hẳn. Tỷ lệ học cao đẳng, đại học còn rất ít. Học vấn làm
cho tuổi kết hôn tăng lên đặc biệt là ở những bà mẹ, điều này sẽ có những ảnh
hưởng không nhỏ đến con cái họ sau này, có tác dụng kìm hãm bớt vòng quay
của quá trình tái sản xuất và dân số.
Gián tiếp là làm giảm sinh thông qua thái độ đối với việc lập gia đình
sớm hay muộn. Khi học vấn càng cao càng làm thay đổi thái độ của người phụ
nữ đến kết hôn và gia đình. Đặc biệt ở nông thôn họ sẽ chủ động hơn trong
quyết định vấn đề hôn nhân của họ, không chịu phụ thuộc vào sự sắp đặt của
cha mẹ và sức ép của dư luận xã hội, và những tư tưởng nặng nề của nho giáo
vẫn còn mạnh mẽ ở nông thôn Việt Nam.
b. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến tình trạng hôn nhân
Tình trạng hôn nhân là một mảng lớn trong nghiên cứu về hôn nhân
gia đình, nó bao gồm các sự kiện chưa vợ, chưa chồng, đã có vợ có chồng hoặc
goá, ly thân. Đây cũng là các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian chung sống và
sinh đẻ của các cặp vợ chồng.
Việc kết hôn thường phổ biến ở độ tuổi từ 15 trở lên, khoảng 32% nam
giới và 27% phụ nữ ở độ tuổi từ 15 trở lên chưa vợ, chưa chồng. Tỷ lệ ly thân,
ly hôn ở nước ta không cao, chỉ chiếm khoảng từ 1 đến 2% dân số chỉ tiêu này
là thấp tương tự như ở Trung Quốc (Cục Thống kê TQ.1992). Song lại thấp hơn
nhiều so với nhiều nước khác trong khối ASEAN. Điều này phản ánh tình hình
hôn nhân một vợ một chồng gắn bó suốt đời ở nông thôn, nơi có tới 80% dân
số tập trung ở đây và ít chịu ảnh hưởng của phong cách, lối sống tự do, phóng
khoáng của đô thị. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ goá chồng tương đối cao, lớn hơn
gấp năm lần so với nam. Nguyên nhân của tình trạng này là do tỷ lệ tử vong
của nam giới cao hơn mức bình thường do chiến tranh và nam giới goá vợ
thường đi bước nữa nhiều hơn. Biểu 1.3.

Biểu 1.3. Phân bố dân số 15 tuổi trở lên theo tình trạng hôn
nhân 1989, 1994
Đơn vị tính: %
Tình trạng hôn nhân 1989 1994
Nam Nữ Nam Nữ
1. Chưa vợ/chồng
2. Đã từng có vợ/chồng
- Hiện có vợ/chồng
- Goá
- Ly hôn/thân
32,4
67,6
64,7
2,2
0,7
26,7
73,3
58,8
11,6
1,9
33,1
66,9
64,0
2,2
0,7
27,9
72,1
59,1
10,7
2,3

Nguồn: Tổng điều tra dân số 1989 và ĐTNKHGK năm 1994
Để xem xét sự khác biệt về tình trạng hôn nhân giữa khu vực thành thị
và nông thôn ta có biểu 1.4. qua biểu này cho thấy tỷ lệ người chưa vợ/chồng ở
khu vực thành thị cao hơn nhiều so với ở nông thôn. Ở độ tuổi từ 15 tuổi trở
lên phụ nữ ở nông thôn chưa chồng là 24,9% còn ở thành thị là 30,1%. Nam
giới 15 tuổi trở lên chưa vợ ở nông thôn là 29,4% còn ở khu vực thành thị là
36,4%. Điều đó nói lên rất rõ ràng rằng ở nông thôn kết hôn sớm hơn ở thành
thị. Ở khu vực thành thị, những người có trình độ học vấn cao (đặc biệt là loại
trình độ từ tốt nghiệp phổ thông cơ sở trở lên) thường kết hôn muộn hơn ở
nông thôn.
Thành thị là nơi mà chịu ảnh hưởng của nhiều trào lưu văn hoá từ
nước ngoài mang lại, các mối quan hệ rộng và công việc rất năng động đã dẫn
tới xu hường ngoại tỉnh ngày càng cao và hậu quả của nó là tỷ lệ ly hôn cũng
tăng lên, đặc biệt ở nam giới 1,1% trong khi đó ở nông thôn là 0,6% và nữ giới
ở thành thị là 2,6%, nông thôn là 2,3%.
Biểu 1.4. Phân bố dân số từ 15 tuổi trở lên theo
tình trạng hôn nhân và nơi cư trú. 1994
Đơn vị tính: %
Tình trạng hôn nhân Thành thị Nông thôn
Nam Nữ Nam Nữ
1. Chưa vợ/chồng
2. Đã từng có vợ/chồng
- Hiện có vợ/chồng
- Goá
- Ly hôn/thân
36,4
63,6
60,5
2,0
1,1

30,1
69,9
55,7
11,6
2,6
29,4
70,6
67,5
2,4
0,6
24,9
75,1
61,1
11,8
2,3
Nguồn: Tổng ĐTDS năm 1989 và ĐTNKHGK năm 1994
Tình trạng hôn nhân ảnh hưởng đến mức sinh thông qua thời gian
chung sống của các cặp vợ chồng, đây là một yếu tố làm giảm sút mức sinh,
song không phải là tích cực mà chỉ là một trong những yếu tố làm giảm mức
sinh song không được khuyến khích. Khi học vấn càng cao thì tính độc lập về
kinh tế cao, các quan hệ được mở rộng, điều này nhiều khi là những nguyên
nhân dẫn tới tình trạng ly hôn và ly thân cao, mà người chịu hậu quả lớn nhất
là trẻ em. Điều này dường như trái với mối quan hệ xu hướng rằng học vấn
càng cao thì mức sinh giảm và chất lượng cuộc sống được nâng cao. Song vì
đây là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh xét ở góc độ hôn nhân
gia đình, chính vì vậy mà không thể nhắc đến.
2. Tác động của của trình độ học vấn đến hành vi sinh sản
Những điều kiện sống và sinh hoạt ở nông thôn đã và đang có nhiều tác
động đến người phụ nữ, buộc họ phải có những ứng xử để phù hợp với hoàn
cảnh sống. Cũng như các thành viên khác trong gia đình, người phụ nữ phải

tham gia vào quá trình lao động sản xuất để nuôi sống mình và nuôi sống gia
đình. Bên cạnh đó người phụ nữ vừa phải thực hiện thiên chức của mình là
sinh đẻ để duy trì nòi giống. Người phụ nữ đồng thời đóng vai trò quan trọng
lao động sản xuất, đồng thời đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc tái sản
xuất ra con người. Đây là hai nhiệm vụ chủ yếu của người phụ nữ để xác định
vị trí của mình trong gia đình và xã hội. Vì vậy những hành vi ứng xử đối với
hành vi sinh đẻ của người phụ nữ nông thôn thể hiện rõ những yếu tố chi phối
họ và những mối quan tâm của họ tới hành vi sinh đẻ. Biểu 2.1.
Biểu 2.1. Định hướng giá trị sinh đẻ của người nông dân
Đơn vị tính: %
Các định hướng giá trị Số %
1. Nhiều con hơn nhiều của
2. Có con trai để nối dõi tông đường
3. Có con để chăm sóc bố mẹ khi về già
4. Không có ông bà nuôi dạy con khó hơn
5. Có con nhà chồng nể hơn
6. Việc có con là do nhà chồng quyết định
7. Kế hoạch hoá gia đình gây bất hoà trong gia đình
8. Đời sống khá lên nhiều người muốn đẻ thêm
9. Gia đình đông con có uy tín hơn
20,4
6,3
2,5
1,1
2,6
11,9
20,2
18,0
17,0
Nguồn: ảnh hưởng của văn hoá truyền thống đến hành vi sinh đẻ của

người phụ nữ nông thôn đồng bằng Bắc bộ.
Viện Khoa học xã hội - 1997.
Qua biểu trên chúng ta nhận thấy rằng chương trình KHHGĐ đang vấp
phải các tập tục, các quan niệm truyền thống ở nông thôn làm cản trở công tác
này và chính bản thân người phụ nữ ở đây chịu những áp lực này trong hành
vi sinh đẻ của mình. Các hành vi sinh đẻ: Tuổi sinh con đầu lòng, khoảng cách
giữa các lần sinh, số con mong muốn và số con thực tế, sự lựa chọn giới tính
của con cái.
a. Tuổi sinh con đầu lòng và khoảng cách giữa các lần sinh
Như ta đã nói ở mục 1. tuổi sinh con tốt nhất là từ 22 tuổi trở lên thì
mới cho con khoẻ mạnh và trí tuệ phát triển. Nhiều số liệu thống kê cho thấy
rằng tỷ lệ tử vong của người mẹ tăng lên gấp hai lần khi đẻ con thứ 5 và tăng
gấp 4 lần khi đẻ con thứ 7 (so với lần đẻ thứ nhất và thứ 2). Cuộc vận động
sinh đẻ có kế hoạch khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có một hoặc 2 con
và khoảng cách sinh tốt nhất là 5 năm giữa 2 lần sinh. Ở nông thôn nước ta
hiện nay với điều kiện kinh tế và xã hội như đã nêu ở Phần I mục 2 và các yếu
tố ảnh hưởng đến mức sinh ở phần đầu thì hiện nay tuổi sinh con đầu lòng và
khoảng cách giữa các lần sinh là như thế nào và chịu ảnh hưởng của yếu tố
nào.
Trước hết ta cần xem xét tuổi sinh con đầu lòng giữa hai khu vực là
thành thị và nông thôn để thấy rõ sự khác biệt này.
Biểu 2.2. Tuổi sinh con đầu lòng theo bằng cấp cao nhất của
người mẹ
Đơn vị: tuổi
Khu vực
Bằng cấp cao nhất của người mẹ
Chung
Không Cấp I Cấp II Cấp III CNKT
sơ cấp
THCN ĐHCĐ

Nông thôn
Thành thị
21,5
22,6
21,8
22,7
22,2
22,8
22,1
23,7
24,1
24,1
24,4
25,0
25,5
27,1
22,0
23,4
Nguồn: Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994
Ta nhận thấy cùng một mức học vấn như nhau song ở nông thôn tuổi
sinh con đầu lòng bao giờ cũng thấp hơn ở thành thị, qua đó ta nhận thấy ở
nông thôn người phụ nữ chịu nhiều áp lực hơn đối với việc sinh đẻ. Những áp
lực đó không phải chỉ riêng ở trong gia đình mà các cả ngoài xã hội. Tuy nhiên
chúng ta cũng nhìn thấy một điều đáng mừng ở đây. Điềun này sẽ góp phần
nâng cao tuổi sinh con đầu lòng lên và gạt bỏ các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực
của văn hoá truyền thống ở nông thôn trong quan niệm sinh đẻ. Đó chính là
trình độ giáo dục qua biểu trên chúng ta đã nhận thấy rõ ràng rằng tuổi sinh

×