Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

CÔNG TY DU LỊCH LỮ HÀNH VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHÁCH DU LỊCH ĐI LẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.35 KB, 22 trang )




  !"#$%&'("()*
Đã tồn tại khá nhiều định nghĩa về công ty du lịch lữ hành xuất phát từ
nhiều góc độ khác nhau trong việc nghiên cứu các công ty lữ hành. Một cách
định nghĩa phổ biến là căn cứ vào hoạt động tổ chức các chương trình du lịch
trọn gói của công ty lữ hành.
Tại Mỹ, Công ty lữ hành là những công ty xây dựng các chương trình du
lịch bằng cách tập hợp các thành phần về cơ sở lưu trú, về phương tiện vận
chuyển và tham quan giải trí… sau đó bán chúng với một mức giá gộp cho
khách hàng thông qua hệ thống đại lý bán lẻ.
ở Việt Nam, Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch
toán độc lập, được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng viêc giao dịch, ký
kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các công ty du lịch đã bán cho du
khách.
(Theo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 09/CP của chính phủ về tổ
chức và quản lý các doanh nghiệp du lịch Tổng cục du lịch-số715/TCDL ngày
9/7/1994).
Theo giáo trình Quản Trị Kinh Doanh Lữ Hành của nhóm tác giả khoa
Du Lịch và Khách sạn trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân thì:
“ Công ty lữ hành là một loại hình doanh nghiệp du lịch đặc biệt, kinh doanh
chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du
lịch trọn gói cho khách du lịch”.
Dù định nghĩa như thế nào thì chương trình du lịch vẫn có đặc điểm
chung: Đó là việc tổ chức xây dựng chương trình, bán chương trình và thực
hiện chương trình sau khi bán chương trình cho du khách.
+,-(./0"#$%&'("()*
Trên thực tế, các nhà kinh doanh du lịch đã phân loại khách du lịch ra,
để có thể dễ dàng trong việc nghiên cứu tìm hiểu và cung cấp những sản phẩm,
dịch vụ thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Cũng như vậy các nhà nghiên cứu


về du lịch đã tiến hành phân loại doanh nghiệp lữ hành ra làm nhiều loại theo
những tiêu thức khác nhau.
- Căn cứ vào phạm vi hoạt động thì bao gồm 2 loại doanh nghiệp lữ
hành:
♦ Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Có trách nhiệm xây dựng, bán các chương
trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu
hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở
Việt Nam đi du lịch nước ngoài, thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc
ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa.
Điều kiện để doanh nghiệp có thể kinh doanh lữ hành Quốc tế: Doanh
nghiệp phải có đủ điều kiện quy định tại điều 27 của pháp lệnh du lịch.
1. Có cán bộ, nhân viên am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khoẻ
phù hợp với ngành nghề và quy mô kinh doanh.
2. Có phương án kinh doanh du lịch khả thi.
3. Có cơ sở vật chất trang thiết bị cần thiết phù hợp với ngành nghề và
quy mô kinh doanh du lịch.
4. Có địa điểm kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh du lịch.
Ngoài ra cần có các điều kiện sau:
- Có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế.
- Có hướng dẫn viên phù dẫn viên phù hợp với chương trình du lịch cho
khách du lịch quốc tế (ít nhất 3 hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên
du lịch quốc tế).
- Đóng tiền ký quỹ theo quy định của chính phủ (250 triệu VNĐ).
♦ Doanh nghiệp lữ hành nội địa: Có trách nhiệm xây dựng, bán và tổ chức
thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện dịch vụ
chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành
quốc tế đưa vào Việt nam.
Điều kiện để doanh nghiệp có thể kinh doanh lữ hành nội địa:
1. Doanh nghiệp phải có đủ điều kiện quy định tại điều 21trong pháp
lệnh du lịch.

a. Có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.
b. Đóng tiền ký quỹ theo quy định của chính phủ(50 triệu VND).
2. Doanh nghiệp lữ hành nội địa không được kinh doanh lữ hành quốc
tế.
- Căn cứ vào vị trí địa lý bao gồm 2 loại:
♦ Doanh nghiệp lữ hành nhận khách: Doanh nghiệp lữ hành hoạt động tại nơi
đến du lịch với hoạt động chính là tổ chức thực hiện chuyến du lịch theo
chương trình đã bán cho khách.
♦ Doanh nghiệp lữ hành gửi khách: Doanh nghiệp lữ hành hoạt động tại các
nơi phát sinh nguồn khách với hoạt động chính là bán các chuyến du lịch theo
chương trình du lịch đã định trước.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các công ty lữ hành không tổ chức
riêng thành công ty lữ hành gửi khách, nhận khách mà có sự kết hợp lẫn nhau.
Điều đó làm giảm bớt tính thụ động trong kinh doanh du lịch. Tuy nhiên cũng
tuỳ thuộc vào khả năng, nguồn lực của công ty để xây dựng phương án kinh
doanh cho phù hợp. Các công ty lữ hành lớn có thể bao gồm cả một hệ thống
các đại lý du lịch.
2!0$34"5!"#$%()*
1.1.3.1.Mối quan hệ cung cầu trong du lịch
Công ty lữ hành đóng vai trò rất quan trọng, nó như chiếc cầu nối liên
kết giữa khách du lịch với nhà cung cấp, giữa cung và cầu trong du lịch. Điều
đó được thể hiện thông qua mối quan hệ cung – cầu trong du lịch: Cung du lịch
mang tính chất cố định và không thể di chuyển, cung du lịch chủ yếu là cung
cấp những sản phẩm – dịch vụ nên không thể phân phối đến tận nơi ở của
khách du lịch. Khác với những sản phẩm hữu hình ở những lĩnh vực sản xuất
khác, khách du lịch buộc phải rời khỏi nơi cư trú của mình để đến với các tài
nguyên du lịch, đến các cơ sở lưu trú thì mới có thể tiêu dùng sản phẩm du lịch.
Như vậy cung du lịch trong một phạm vi nào đó thì nó tương đối thụ động,
ngược lại cầu du lịch lại mang tính riêng lẻ, phân tán ở mọi nơi và cầu du lịch
mang tính tổng hợp. Khi đi du lịch, khách du lịch không chỉ có nhu cầu về ăn,

ngủ, vận chuyển mà còn có nhiều nhu cầu khác như vui chơi, giải trí, tham
quan ,... Trong khi đó các nhà cung cấp chỉ có thể đáp ứng một hoặc một số các
thành phần của cầu du lịch.
Mặt khác các nhà cung cấp gặp khó khăn trong việc thông tin quảng cáo
cho khách du lịch, lý do là khả năng tài chính không cho phép. Ngược lại khách
du lịch lại là những người có thu nhập cao, họ không có nhiều thời gian để tìm
hiểu những thông tin về điểm du lịch cũng như không tự tổ chức chuyến đi cho
họ, họ còn gặp khó khăn trong ngôn ngữ, sự khác biệt về lối sống, phong tục
tập quán và các thủ tục hành chính…
Từ những lý do trên cho thấy cần phải có một người trung gian đứng ra
liên kết khách du lịch với các nhà cung cấp du lịch. Người đó không ai khác
ngoài công ty du lịch. Như vậy càng rõ ràng thấy được vai trò kết nối của công
ty du lịch trong mối quan hệ cung – cầu du lịch.
1.1.3.2. Vai trò của các công ty lữ hành
Nhằm thực hiện mối quan hệ cung – cầu trong du lịch thì công ty lữ
hành phải thực hiện các hoạt động sau đây:
Để rút ngắn khoảng cách giữa khách du lịch với cơ sở kinh doanh du lịch
giúp cho việc tiếp cận sản phẩm du lịch được dễ dàng. Các công ty lữ hành có
vai trò tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà
cung cấp du lịch. Tạo ra một hệ thống mạng lưới các điểm bán, các đại lý giúp
cho việc phân phối sản phẩm thông suốt, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm du
lịch nhanh chóng.
Vai trò thứ hai, tổ chức các chương trình du lịch trọn gói. Chương trình
du lịch trọn gói nhằm liên kết các sản phẩm – dịch vụ như vận chuyển, lưu trú,
ăn uống,…lại thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo thoả mãn nhu cầu
khách du lịch tối đa. Việc tổ chức xây dựng chương trình du lịch trọn gói phải
đảm bảo giảm bớt chi phí về tiền của, về thời gian cho du khách, đảm bảo tính
an toàn giúp khách tin tưởng và an tâm tiêu dùng sản phẩm của công ty.
Đối với nhà cung cấp, công ty lữ hành có vai trò quan trọng trong việc
bán và tiêu thụ sản phẩm của họ. Công ty lữ hành là nơi cung cấp những

nguồn khách lớn cho nhà cung cấp du lịch, có vai trò giữ uy tín cho nhà cung
cấp trong việc bán và tiêu thụ sản phẩm.
67$89:;<="5!"#$%()*
1.1.4.1. Các dịch vụ trung gian
Bên cạnh các sản phẩm chủ yếu của công ty lữ hành – chương trình du
lịch, công ty lữ hành còn có những sản phẩm là dịch vụ trung gian. Dịch vụ
trung gian góp phần thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm cho các nhà sản
xuất. Công ty lữ hành có mối quan hệ kinh doanh hợp tác chặt chẽ lâu dài với
nhà cung cấp du lịch. Và công ty lữ hành trở thành một mắt xích quan trọng
trong các kênh lưu thông phân phối sản phẩm du lịch. Trên thế giới có trên
50% số vé máy bay bán được thông qua đại lý lữ hành.
Các dịch vụ trung gian bao gồm:
- Dịch vụ đặt giữ chỗ tại nhà hàng, khách sạn.
- Dịch vụ bán vé máy bay, dịch vụ vận chuyển,
- Dịch vụ bưu điện, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ cho thuê xe,
- Dịch vụ làm visa, hộ chiếu, bảo hiểm,tư vấn cung cấp thông tin cần
thiết về du lịch cho khách du lịch.
1.1.4.2. Các ch$ơng trình du lịch
+) Định nghĩa về chương trình du lịch
Tồn tại nhiều định nghĩa về chương trình du lịch như sau:
Chương trình du lịch là một sản phẩm lữ hành được xác định mức giá
trước, khách có thể mua riêng lẻ hoặc mua theo nhóm có thể tiêu dùng riêng lẻ
hoặc tiêu dùng chung với nhau. Một chương trình du lịch có thể bao gồm và
theo mức độ chất lượng khác nhau của bất kỳ hoặc tất cả các dịch vụ vận
chuyển, hàng không, đường bộ, đường sắt,đường thuỷ, nơi ăn ở, tham quan và
vui chơi giải trí. (Theo tác giả Gagno và Ociepka trong cuốn “Phát triển nghề lữ
hành”).
Chương trình du lịch là lịch trình được xác định trước của chuyến đi du
lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức, trong đó xác định thời gian chuyến
đi, nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, dịch vụ lưu trú, vận chuyển, các dịch vụ

khác và giá bán chương trình. (Theo nghị định số 27/2001/ NĐ - CP về kinh
doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch ở Việt Nam ban hành ngày 5 tháng 6 năm
2001).
Các chương trình du lịch là những nguyên mẫu để căn cứ vào đó, người
ta tổ chức các chuyến du lịch với mức giá đã được xác định trước. Nội dung
của chương trình thể hiện lịch trình thực hiện chi tiết các hoạt động từ vận
chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí tới tham quan,…Mức giá của chuyến
đi bao gồm giá của hầu hết các dịch vụ và hàng hoá phát sinh trong quá trình
thực hiện du lịch. (Theo nhóm tác giả bộ môn du lịch, Đại học Kinh tế quốc dân,
giáo trình QTKD lữ hành).
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nói chung chương trình du
lịch có các đặc trưng giống nhau:
- Chương trình du lịch như một văn bản hướng dẫn việc thực hiện các
dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu khi đi du lịch của con người.
- Chương trình du lịch phải có ít nhất hai dịch vụ chính và được sắp xếp
theo một trình tự nhất định theo thời gian và không gian, làm gia tăng giá trị
của chúng.
- Giá cả đưa ra phải là giá tổng hợp của các dịch vụ chính có trong
chương trình du lịch đợc thực hiện và phải chỉ rõ là không bao gồm những
dịch vụ nào.
- Chương trình du lịch phải được bán trước và khách du lịch phải thanh
toán trước khi chuyến du lịch được thực hiện.
+) Phân loại chương trình du lịch
Nhu cầu của khách du lịch là rất đa dạng, phong phú. Do vậy chương
trình du lịch cũng phải được phân chia thành nhiều loại khác nhau để đáp ứng
nhu cầu khách du lịch. Việc phân loại chương trình du lịch sẽ giúp công ty lữ
hành hoàn thiện chính sách sản phẩm, lựa chọn các đoạn thị trường mục tiêu
cho phù hợp.
Phân loại chương trình du lịch thông qua những tiêu thức sau:
Căn cứ vào số lượng các yếu tố dịch vụ cấu thành và hình thức tổ chức

chương trình du lịch có:
- Chương trình du lịch trọn gói
- Chương trình du lịch không trọn gói
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh gồm có 3 loại:
- Chương trình du lịch chủ động
- Chương trình du lịch bị động
- Chương trình du lịch kết hợp
Căn cứ vào động cơ chính khi đi du lịch:
- Chương trình du lịch nghỉ ngơi thư giãn
- Chương trình du lịch văn hoá
- Chương trình du lịch tôn giáo,…
1.1.4.3. Các hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp
Từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, người kinh doanh lữ hành trực
tiếp tạo ra yếu tố đầu vào sau đó liên kết chúng lại thành sản phẩm hoàn chỉnh,
rồi thực hiện quá trình bán và tiêu thụ sản phẩm. Thường thì chỉ có những
công ty lữ hành lớn mới có khả năng để cung cấp những sản phẩm này. Trên
thế giới có nhiều công ty lữ hành lớn, kinh doanh lữ hành trên phạm vi đa quốc
gia tạo thành một tập đoàn như: Tập đoàn du lịch Thomson, liên đoàn du lịch
quốc tế T.U.I (Tourist Union International GMBH và COKG ) của CHLB Đức.
ở Việt Nam có các công ty lớn như: Công ty du lịch Sài Gòn, Công ty du
lịch Hà Nội, các công ty này không kinh doanh riêng về mảng lữ hành mà còn

×