Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.91 KB, 24 trang )

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010
I- ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH HÀ
NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010.
1- Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam giai đoạn 2001-2010.
Thứ nhất, phát triển toàn diện song có trọng điểm.
Quan điểm phát triển toàn diện đòi hỏi Hà nam phải đánh giá đúng các tiềm năng, điều kiện nguồn
lực của tỉnh để phát triển các ngành nghề nhằm khai thác có hiệu quả các điều kiện nguồn lực trên. Mặt khác
với điều kiện môi trường như hiện nay, sự cạnh tranh đang diễn ra quyết liệt, nguồn vốn đầu tư có hạn đòi
hỏi tỉnh phải phát triển theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tìm ra những ngành kinh tế mũi nhọn để đưa nền
kinh tế phát triển có hiệu quả.
Phát triển toàn diện có trọng điểm đòi hỏi phải chú trọng cả các ngành xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ
thuật, các ngành công nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá.
Thứ hai, phát huy lợi thế so sánh.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà nam phải xuất phát từ lợi thế so sánh của tỉnh về vị trí địa
lý, về tài nguyên,...Bởi vì như thế mới tạo ra được sức cạnh tranh của hàng hoá ở trong tỉnh so với các tỉnh
khác, đồng thời nó sẽ tạo nên một cơ cấu kinh tế linh hoạt mềm dẻo và thích nghi nhanh với điều kiện môi
trường thay đổi, tạo điều kiện để Hà nam có thể bắt nhịp nhanh với sự phát triển chung của cả nước.
Bên cạnh những quan điểm chung cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam thì với mỗi
ngành, chuyển dịch cơ cấu phải quán triệt những quan điểm khác nhau.
Đối với ngành công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp phải đem lại hiệu quả kinh tế xã
hội cao, công nghiệp phải đóng vai trò động lực, nòng cốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá.Trước mắt cũng như lâu dài phải phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập
khẩu có hiệu quả, phát triển công nghiệp với nhiều thành phần kinh tế tham gia theo cơ chế thị trường, mở
cửa có sự quản lý của nhà nước. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng phát triển những ngành công
nghiệp có trình độ công nghệ thích hợp, có quy mô phù hợp với đặc điểm của tỉnh, khai thác sử dụng có hiệu
quả mọi nguồn lực tại chỗ, bảo vệ môi trường sinh thái. Trước mắt cần tập trung phát triển công nghiệp vật
liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Đối với ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải đảm bảo nâng cao không
ngừng hiệu quả kinh tế, xoá bỏ được tính tự cấp tự túc, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá có chất


lượng tốt, năng suất lao động cao, tạo tích luỹ để tái sản xuất mở rộng không ngừng. Trong khi chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp, phải lựa chọn cây trồng, vật nuôi có giá trị xuất khẩu cao, cơ cấu nông nghiệp phải được
phát triển một cách tổng hợp đa dạng cả về trồng trọt và chăn nuôi. Mặt khác chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp phải đảm bảo hiệu quả xã hội, tạo được nhiều việc làm cho người lao động trong nông nghiệp và
nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết được nạn thất nghiệp. Hơn nữa chuyển dịch phải theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà nội dung là đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất cây trồng vật
nuôi.
Đối với ngành dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ phải khai thác thế mạnh của địa phương, đa
dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia hoạt động dịch vụ, ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học công nghệ,
mở rộng thị trường, thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu.
2- Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam giai đoạn 2001- 2010
a. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm đạt được chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Hà nam thời kỳ đến năm 2010:
Một là, giảm khoảng cách chênh lệch, tiến tới bằng hoặc vượt GDP bình quân đầu người của Hà nam
so với mức trung bình của cả nước: năm 1996 bằng 58%, năm 2010 phấn đấu đạt 100-105%. Như vậy GDP
bình quân đầu người năm 2010 sẽ bằng khoảng 3,5 lần năm 1997.
Hai là, nhịp độ tăng GDP bình quân cả thời kỳ đến năm 2010 đạt khoảng 9-10%/ năm.
Ba là, tỷ lệ tích luỹ đầu tư từ GDP thời kỳ đến năm 2010 đạt bình quân khoảng12-13%.
Bốn là, đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng thích ứng với kinh tế thị trường trên cơ sở phát triển mạnh
công nghiệp, dịch vụ và nông sản thực phẩm, từng bước chuyển một bộ phận đáng kể nông dân sang sống
bằng dịch vụ và công nghiệp.
Năm là, đảy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá, phấn đấu đến nám 2010 tỷ
lệ đô thị hoá đạt trên 20%.
Sáu là, cải thiện một bước quan trọng về các mặt xã hội trên cơ sở nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân
lực, giảm, tiến tới xoá bỏ các tệ nạn xã hội, số hộ nghèo, người nghèo còn không đáng kể.
Tóm lại, mục đích của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà nam nhằm đạt được những mục tiêu
kinh tế xã hội trên. Đó chính là căn cứ xây dựng phương án chuyển dịch hợp lý.
b. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải đáp ứng được cầu về hàng hoá của ngành công
nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trên thị trường nội tỉnh và ngoại tỉnh thời kỳ đến năm 2010.
Cầu về sản phẩm công nghiệp: vật liệu xây dựng, phân bón hoá chất,bia nước giải khát, đồ hộp, hàng

dệt da may mặc, máy móc thiết bị,...
Về vật liệu xây dựng, Hà nam là một tỉnh mới tách lập do đó có nhu cầu lớn để xây dựng mới lại trụ
sở, cầu cống đường xá, các công trình công cộng, công trình văn hoá. Mặt khác Hà nam nằm gần các tỉnh Hà
Tây, Hà nội, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình,...là những tỉnh có cầu rất lớn về vật liệu xây dựng mà họ không
có điều kiện sản xuất vì vậy Hà nam có thể cung ứng. Do đó có thể nói rằng sản phẩm của ngành công nghiệp
vật liệu xây dựng như gạch, ngói, xi măng, đá vôi,...có thị trường tương đối lớn, không những phục vụ trong
tỉnh mà còn cung cấp cho cả các vùng lân cận. Vì vậy trong tương lai, Hà nam nên phát triển mạnh công
nghiệp vật liệu xây dựng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của mình..
Về phân bón hoá chất, ngoài nguồn phân chuồng sẵn có, trung bình phải sử dụng 30 nghìn tấn phân
hỗn hợp NPK/ 1 vụ mà tỉnh lại chưa sản xuất được. Dự báo trong thời gian tới nông nghiệp Hà nam phát
triển theo hướng sản xuất hàng hoá, phải thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vì vậy lượng phân bón sẽ sử
dụng nhiều hơn. Do đó, Hà nam nên phát triển loại phân bón nói trên, trước mắt là đáp ứng nhu cầu sản
xuất trong tỉnh, về lâu dài có thể cung cấp cho các vùng lân cận, đang và sẽ có cầu lớn.
Về nhu cầu thực phẩm, đồ uống trong những năm tới là rất lớn. Một mặt do thu nhập và mức sống
của người dân được nâng lên, sẽ làm thay đổi cầu về thực phẩm và đồ uống theo hướng sử dụng những sản
phẩm có chất lượng ngày càng cao và sẽ làm cho khả năng tiêu thụ các sản phẩm của công nghiệp chế biến ở
thị trường nội tỉnh tăng lên nhanh chóng. Mặt khác Hà nam có thể tận dụng vị trí gần thủ đô Hà nội để cung
ứng cho thị trường lớn đó và tham gia xuất khẩu mặt hàng này sang các nước ASEAN.
Về hàng cơ khí máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp hiện nay có cầu không lớn, nhưng trong thời
gian tới cầu này sẽ tăng lên rất nhanh chưa nói đến phải vươn ra ngoài. Bởi vì mức độ cơ giới hoá làm đất
nông nghiệp ở Hà nam hiện nay rất thấp, mới chỉ ở mức 20 % trong khi đó ở đồng bằng sông Cửu Long đã là
60%, mặt khác một ngành nông nghiệp phát triển nhất định phải cơ giới hoá ở mức độ tối đa. Vì vậy ngay từ
bây giờ Hà nam phải quan tâm nghiên cứu việc đầu tư phát triển, làm cho ngành cơ khí nói chung và ngành
cơ khí nông nghiệp nói riêng có bước đột phá mạnh vươn lên theo kịp các tỉnh khác.
Về hàng dệt da, may mặc, trên thị trường thế giới có cầu lớn do đó Hà nam có thể cần phát triển sản
xuất, gia công những mặt hàng này để xuất khẩu ra thị trường ngoài nước.
Cầu về hàng hoá nông sản: rau quả, thực phẩm gia súc, gia cầm,...
Trong tương lai, khi mức sống của người dân được nâng cao thì cầu về thịt trong bữa ăn sẽ lớn hơn
do đó mà ngành chăn nuôi cần được mở rộng phát triển.
Mặt khác khi các ngành chế biến lương thực, thực phẩm phát triển đòi hỏi nguồn nguyên liệu cho

ngành này ngày một lớn hơn do đó mà cầu về hàng hoá của khu vực nông nghiệp và nông thôn là rất lớn. Vì
vậy trong ngành nông nghiệp cũng phải có sự chuyển dịch thích hợp để thoả mãn đòi hỏi trên.
Cầu về dịch vụ.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp và nông nghiệp thì dịch vụ cũng có bước phát triển theo. Cầu
về xuất khẩu hàng hoá, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng cũng sẽ tăng lên đáng kể. Mặt khác đời sống
khá hơn do đó cầu du lịch và các hoạt động dịch vụ khác cũng sẽ tăng.
Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam nhằm đạt được một cơ cấu hợp lý để có
thể thoả mãn cầu về sản phẩm của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong tương lai.
3- Phương án chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà nam giai đoạn
2001-2010.
Lựa chọn cơ cấu ngành kinh tế tổng quát
Để tạo điều kiện cho nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh, ổn định, vững chắc, hiệu quả nhằm giảm
dần khoảng cách chênh lệch tiến tới bằng hoặc vượt mức GDP/ người so với mức trung bình của cả nước,
tận dụng mọi cơ hội nhanh chóng hội nhập với quá trình phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng
kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cải thiện, nâng cao rõ rệt đời sống của nhân dân, từ nay đến năm 2010 tỉnh sẽ chủ
động chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng sản phẩm, sẽ đặc biệt ưu tiên phát
triển công nghiệp và dịch vụ có tốc độ cao hơn để trong giai đoạn 2001-2010 sẽ xây dựng một cơ cấu kinh tế
mới. Đó là cơ cấu Công nghiệp- Nông nghiệp- Dịch vụ. Cụ thể là:
Biểu13 . Dự kiến cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam
giai đoạn 2001-2010.
Đơn vị : %.
1996 2000 2010
GDP 100 100 100
1.Công nghiệp 18,8 27,1 39,0
2.Nông nghiệp 49,6 41,5 22,0
3.Dịch vụ 31,6 31,4 39,0
Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà nam đến 2010.
Như vậy, từ nay đến năm 2010, công nghiệp sẽ là trọng tâm đột phá của tỉnh. Tỷ trọng công nghiệp
trong cơ cấu GDP sẽ tăng mạnh từ 18,8% năm 1996 lên 27,1% năm 2000 và phấn đấu tới năm 2010 sẽ đạt

39,0%. Trong công nghiệp, Hà nam sẽ tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng vì đây là
ngành công nghiệp chủ lực, có tính mũi nhọn của tỉnh xét về trước mắt cũng như lâu dài. Bên cạnh đó, tỉnh
cũng tập trung phát triển các ngành chế biến lương thực ,thực phẩm, công nghiệp dệt, da, may mặc và công
nghiệp cơ khí điện tử.
Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP sẽ giảm mạnh, phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp
trong cơ cấu GDP chỉ còn chiếm 22%, như vậy sẽ tạo điều kiện cho phát triển nền kinh tế theo hướng CNH-
HĐH. Trong trồng trọt, sẽ tập trung phát triển cây ăn quả, cây thực phẩm và cây công nghiệp để bổ trợ cho
ngành chế biến lương thực thực phẩm, đồng thời trong chăn nuôi lấy bò, lợn, gia cầm làm vật nuôi chính.
Các ngành dịch vụ giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh từ nay đến năm 2010. Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP tăng từ 31,6% năm 1996
lên 39% năm 2010. Trong ngành dịch vụ thì tỉnh sẽ lấy hai ngành thương mại và du lịch làm cực tăng
trưởng .
Tóm lại, trong giai đoạn 2001- 2010, để có thể đạt được mục tiêu kinh tế- xã hội như đã trình bày ở
trên thì cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam sẽ phải chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ đồng thời giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu GDP để hình thành một cơ cấu kinh tế
Công nghiệp- Nông nghiệp -Dịch vụ.
Cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lao động cũng cần có sự chuyển dịch tương ứng.
Phân công lao động xã hội ngày càng tiến bộ hơn, lao động trong ngành nông nghiệp phải được chuyển dần
sang hoạt động cho ngành công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể lao động trong các ngành sẽ được phân bổ như
sau:
Biểu 14.Dự kiến cơ cấu lao động của tỉnh Hà nam đến năm 2010.
Đơn vị : % .
1996 2000 2010
Tổng số 100 100 100
1.Công nghiệp 4,9 8,5 25,0
2.Nông nghiệp 88,2 75,0 47,0
3.Dịch vụ 6,9 16,5 28,0
Nguồn: Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà nam
đến năm 2010.
Như vậy, đến năm 2010 dự kiến lao động trong nông nghiệp chỉ còn chiếm 47% tổng số lao động

trong nền kinh tế của tỉnh. Lao động trong hai ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên đáng kể. Phấn đấu
từ nay đến năm 2010 sẽ giải quyết thêm việc làm cho 114 nghìn người. Đồng thời năng suất lao động cũng
cần phải được nâng cao, sẽ đạt khoảng 1,5 lần vào năm 2000 so với năm 1996, khoảng 2,7 lần vào năm 2010
so với năm 2000.
Để xây dựng được một cơ cấu ngành kinh tế như đã trình bày ở trên, trong giai đoạn 2001-2010 cũng
cần phải thay đổi lại cơ cấu vốn trong các ngành theo hướng tăng tỷ trọng vốn đầu tư vào hai ngành công
nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp. Cụ thể cơ cấu vốn đầu tư đến
năm 2010 như sau:
Biểu 15. Cơ cấu đầu tư của tỉnh Hà nam thời kỳ 2001-2010.
Đơn vị : %.
Thời kỳ 1997-2000 Thời kỳ 2001-2010
Tổng số 100 100
1.Công nghiệp 39,3 47,9
2.Nông nghiệp 11,8 5,1
3.Dịch vụ 48,9 47,0
Nguồn: Theo quy hoạch phát triển KT- XH tỉnh Hà nam đến năm 2010
b. Hướng chuyển dịch cho từng ngành.
Ngành Công nghiệp.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2005, Hà nam cần phát huy lợi thế của mình về nguồn nguyên liệu
sẵn có để sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, gạch , ngói, đá xây dựng,...Hà nam cần đầu tư tiếp dây
chuyền 2 xi măng Bút Sơn, nâng cao công suất của các cơ sở sản xuất đá xây dựng, các lò gạch, ngói trên địa
bàn.
Bên cạnh ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, trong giai đoạn tới Hà nam cần phát triển công
nghiệp chế biến. Có thể coi đây là mũi nhọn phát triển trong giai đoạn từ nay đến năm 2005. Bởi vì ngành
công nghiệp chế biến nông sản là ngành hứa hẹn có mức tăng trưởng nhanh, dễ dàng thu hút lao động trong
tỉnh. Ngoài ra, Hà nam cũng cần chú trọng phát triển các ngành thủ công nghiệp truyền thống, song song với
việc mở rộng các làng nghề mới nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội tỉnh. Các ngành còn lại như
dệt may, da giày, cơ khí điện tử, phân bón hoá chất,...cũng vẫn được tạo điều kiện phát triển nhưng ở mức độ
quan tâm ít hơn.
Sau khi tạo được chuyển biến khá căn bản về cơ cấu kinh tế trong giai đoạn trước, trên cơ sở tích luỹ

được kinh nghiệm và vốn qua việc phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến lương
thực, thực phẩm, bước sang giai đoạn 2005- 2010, Hà nam cần tập trung phát triển công nghiệp dệt may da
giày, cơ khí điện tử để nâng tỷ trọng của các ngành này lên trong cơ cấu công nghiệp.Dự kiến giai đoạn
2001-2010, vốn đầu tư cho ngành công nghiệp phân bổ như sau:
Biểu 16. Cơ cấu vốn đầu tư cho Công nghiệp Hà nam giai đoạn 2001-2010.
Ngành sản xuất Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
( %)
Toàn ngành Công nghiệp 5.300 100
1-CN Vật liệu xây dựng 3.570 67,3
2-CN Chế biến LT - TP 495 9,3
3-CN Cơ khí, điện tử 370 6,9
4- CN Dệt may giày da 370 6,9
5-CN Hoá chất 370 6,9
6- CN khác 125 2,7
Nguồn:Sở Công nghiệp Hà nam.
Như vậy, giai đoạn 2001- 2010 Hà nam đầu tư lớn cho hai ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và
công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đồ uống vì đó là hai ngành mũi nhọn của tỉnh đến năm 2010.
Bên cạnh đó Hà nam cũng đầu tư phát triển các ngành cơ khí, điện tử, dệt may, giày da, phân bón hoá chất
và các ngành công nghiệp khác.
Cụ thể, hướng phát triển cho từng ngành như sau.
Đối với công nghiệp vật liệu xây dựng.
Đến năm 2010, công nghiệp vật liệu xây dựng vẫn là ngành trọng điểm của tỉnh vì nó tận dụng được
thế mạnh về địa lý, tài nguyên. Trong công nghiệp vật liệu xây dựng sẽ tập trung một số loại vật liệu chủ yếu
như xi măng, đá xây dựng, gạch xây, tấm lợp và gạch lát nền. Dự kiến sản lượng của các vật liệu đó đến năm
2010 như sau:
Biểu 17. Dự kiến sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của
ngành vật liệu xây dựng Hà nam.
Tên vật liệu xây dựng Đơn vị 2000 2005 2010

1.Xi măng Triệu tấn 1,5 1,7 3,0
2.Đá xây dựng Triệu m3 1,5 3,0 3,5
3.Gạch xây Triệu viên 120 150 170
4.Tấm lợp Triệu m2 1 1 1
5.Gạch lát nền Nghìn m2 - 200 200
Nguồn : Sở Công nghiệp Hà nam
Đối với công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống.
Đây là một ngành quan trọng vì nó sẽ làm tăng giá trị của ngành sản xuất nông nghiệp. Trong ngành
này những lĩnh vực cần tập trung phát triển là Công nghiệp chế biến nông sản như xay xát gạo, Công nghiệp
chế biến hoa quả, Công nghiệp chế đồ uống như bia, rượu, nước giải khát, Công nghiệp chế biến thực phẩm.
Hướng phát triển của ngành này như sau.
Trước mắt, tập trung củng cố nâng cao hiệu quả các cơ sở sản xuất hiện có về xay xát gạo. Bên cạnh
đó mở rộng sản xuất nước khoáng không cồn, cơ sở sản xuất bia ở trung tâm các huyện lỵ. Đưa nhà máy bia
Phủ Lý thuộc công ty Bia nước giải khát Phủ Lý lên công suất 6 triệu lít/ năm.
Trong tương lai sẽ tìm các đối tác liên doanh sản xuất rượu cao cấp, bánh kẹo chất lượng cao tại thị
xã Phủ Lý, nghiên cứu chuẩn bị điều kiện đầu tư xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc gia cầm, tìm đối tác liên
doanh đầu tư xây dựng dây chuyền chế biến nước hoa quả công suất 5000 tấn/ năm, khoảng 50% sản phẩm
dùng để xuất khẩu , phục hồi dây chuyền ép dầu lạc và đầu tư chiều sâu để có sản phẩm dầu ăn.
Đối với công nghiệp Dệt may, da giày.
Ở Hà nam nói chung các xí nghiệp may có năng lực nhỏ bé, trừ xí nghiệp 2717 Hà nam có doanh thu
năm 1996 là 2.027 triệu đồng, nộp ngân sách 40 triệu đồng, còn các xí nghiệp may 27/7 Duy Tiên, Bình Lục
có doanh thu nhỏ từ 100- 200 triệu đồng và hiệu quả kinh doanh lỗ. Do vậy để sản xuất có hiệu quả kinh tế,
hoà nhập với ngành tiêu dùng trong cả nước, sản phẩm có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu thì nhiệm vụ
và phương hướng chung của ngành này là.phải cải tạo, bổ sung sắp xếp các xí nghiệp hiện có, xây dựng các
xí nghiệp may, xí nghiệp giày thể thao, giầy da xuất khẩu.
Hiện nay, một trong những khó khăn chính là thị trường tiêu thụ sản phẩm không đủ sức cạnh tranh
với hàng ngoại nhập vì vậy nhóm ngành này cần được đầu tư công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản
phẩm. Phấn đấu đến năm 2010 đạt khoảng 9,8 triệu mét vải các loại: 1,6 triệu sản phẩm may sẵn, 80 tấn tơ
tằm, 2,5- 3 triệu khăn mặt.
Đối với ngành cơ khí điện tử.

Phương hướng chung của ngành cơ khí Hà nam là sản xuất các sản phẩm truyền thống với chất
lượng mẫu mã quy cách ngày càng tốt hơn, phong phú hơn như máy tuốt lúa, máy bơm, các công cụ phục vụ
sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, tham gia làm tốt công tác sửa chữa thiết bị máy móc của các cơ sở sản xuất
đóng trên địa bàn, tham gia lắp ráp máy canh tác phục vụ nông nghiệp và chế biến thực phẩm, chế tạo sửa
chữa máy móc thiết bị chế biến đá, sản xuất bột nhẹ, chế tạo máy móc thiết bị phục vụ vận chuyển giao
thông.
Đối với ngành điện tử cần xây dựng các cơ sở lắp ráp có dây chuyền thiết bị hiện đại, hoàn chỉnh dây
chuyền lắp ráp CKD có trang thiết bị công nghệ kiểm tra tốt để lắp ráp các thiết bị điện tử dân dụng và dần
dần hướng tới lắp ráp IKD.
Đối với ngành công nghiệp phân bón, hoá chất.
Trong giai đoạn 2000- 2005, Hà nam tập trung phát triển các công trình sản xuất phân bón hoá chất
tận dụng được nguồn nguyên liệu nội tỉnh, đồng thời lại không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ ít phức tạp
như: Công trình sản xuất bột nhẹ chất lượng cao, cung cấp cho các ngành sản xuất cao su, giấy, gia công
nhựa, thuốc đánh răng, ytế, hoá mỹ phẩm,... ;Công trình sản xuất phân hỗn hợp NPK chất lượng cao có công
suất từ 100.000- 300.000 tấn / năm cung cấp cho sản xuất nông nghiệp trong vùng, ngoài ra còn tận dụng
nguồn than bùn lớn để sản xuất phân vi sinh với công suất 5.000 tấn / năm ; Công trình sản xuất ống nhựa
dẫn nước và các sản phẩm nhựa dân dụng công suất 1000- 2000 tấn / năm phục vụ cho nhu cầu dân dụng
và xây dựng. Ngoài ra còn công trình sản xuất bao xi măng, vỏ bao bì nông sản.
Trong giai đoạn 2006- 2010, sau thời gian tập trung phát triển các ngành hoá chất nói trên, Hà nam
cần tiến tới phát triển các ngành hoá chất hiện đại như sản xuất sôđa Na
2
CO
3
quy mô 100 nghìn tấn/ năm
cung cấp cho các ngành thuỷ tinh, kính, bột giặt,...các công trình sản xuất phân vi sinh công suất 500 nghìn
tấn/ năm, công trình sản xuất vật liệu chịu lửa công suất 15- 20 nghìn tấn/ năm.
Để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp từ nay đến năm 2010, Hà nam cần xây
dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung như:
- Cụm công nghiệp phía Tây sông Đáy gồm hai cụm là cụm Bút Sơn- Kim Bảng bao gồm các cơ sở khai
thác, chế biến đá và sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, bê tông tươi, cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông

tấm lớn, bê tông ly tâm các loại..Cụm Kiện Khê gồm các cơ sở sản xuất chế biến đá, sản xuất xi măng, hoá
chất bột nhẹ, vôi củ, vôi nghiền,...
- Cụm công nghiệp thị xã Phủ Lý và vùng phụ cận bao gồm các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng như
bánh kẹo, nước giải khát ,bia, rượu, các hàng may mặc, giày thể thao, giầy da tiêu thụ nội địa và xuất khẩu,
các cơ sở sản xuất mặt hàng cơ khí, trung tâm thương mại, dịch vụ.
- Khu công nghiệp Đồng Văn dành riêng cho công nghiệp chế biến nông sản, chế biến thức ăn gia súc
gia cầm, các cơ sở chế biến nông sản như tinh bột cà chua, khoai lang khoai tây, đồ hộp xuất khẩu, thực
phẩm đông lạnh,...
- Cụm công nghiệp dọc đường quốc lộ 1A, 21A, 21B, quốc lộ 38 bố trí các cơ sở sản xuất vật liệu xây
dựng như gạch không nung, tấm lợp, gạch trang trí, gạch lát nền, các sản phẩm từ xi măng: bê tông tươi, bê
tông đúc sẵn và các cơ sở chế biến nông sản, thức ăn gia súc, dệt may xuất khẩu, thêu ren thảm len, thảm đay
xuất khẩu.

×