Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở NHCP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.1 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở NHCPPHƯƠNG NAM
I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM.
1.1 Sự ra đời của Ngân hàng TMCP PHƯƠNG NAM
Cách mạng tháng 8 thành cơng, nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử mới của đất nước. Và kể từ đó
hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt nam chính thức được hình thành và phát
triển. Khoảng thời gian vào thập kỷ 90, hệ thống Ngân hàng đã không ngừng
thay đổi và phát triển.
Sự phân cấp chức năng quản lý và phát hành tiền tệ với chức năng kinh
doanh tiền tệ trong hệ thống Ngân hàng đã làm ra đời hàng loạt ngân hàng
thương mại trong đó có các ngân hàng thương mại quốc doanh và các ngân
hàng thương mại cổ phần
Ngân Hàng TMCP PHƯƠNG NAM, là ngân hàng thương mại cổ phần. Có
mạng lưới kinh doanh khá rộng, các đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm:
Văn phịng đại diện tại TP-Hồ Chí Minh, Trung tâm đào tạo, Trung tâm Cơng
nghệ thơng tin. Ngồi ra, Ngân Hàng TMCP PHƯƠNG NAM cịn lập các chi
nhánh và phòng giao dịch như ở Đồng tháp, Long xuyên, Hà nội, tham gia
sáng lập và góp vốn trong các đơn vị liên doanh trong lĩnh vực ngân hàng.
Khách hàng chính của Ngân Hàng TMCP PHƯƠNG NAM là các tổ chức
kinh tế kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất Công nghiệp, Xây dựng, Giao thông
vận tải, Bưu chính viễn thơng, Thương mại, Du lịch...và các khách hàng cá
nhân tại các khu tập trung dân cư (Thành phố, thị xã).
Là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam đi đầu
trong việc cải tiến công nghệ thơng tin ngân hàng;
Là thành viên chính thức của Hiệp hội các ngân hàng châu á, thành
viên của Hiệp hội Visa, Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam.


Trước sự vận động mạnh mẽ của thị trường, sự giao dịch tiền tệ, cung
cầu tiền tệ ngày càng lớn, Ngày 1/04/1993 Ngân hàng TMCP PHƯƠNG NAM
được thành lập tại 258 Minh Phụng P.2, Q.11. TP.HCM và được gọi tên là Hội


Sở Ngân Hàng TMCP PHƯƠNG NAM cho đến nay.
Đặc điểm và tình hình hoạt động của thời kỳ này:
Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ được tăng cường, sản phẩm dịch vụ
Ngân hàng khá phong phú (ngoài cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, có
nhiều loại cho vay mới ra đời như: cho vay tài trợ uỷ thác, cho vay thanh tốn
cơng nợ, đồng tài trợ, trả thay bảo lãnh). Kinh doanh đối ngoại phát triển
mạnh; Đội ngũ cán bộ được đào tạo lại và thích ứng dần với hoạt động kinh
doanh trong cơ chế thị trường đảm bảo cho Ngân hàng tồn tại và phát triển
không ngừng.
Với sự lớn mạnh không ngừng về nhu cầu của các thành phần kinh tế
trong vấn đề vốn vay, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và các dịch vụ
tiện lợi cho việc kinh doanh. Trước tinh hình đó, Ngân hàng cổ phần
PHƯƠNG NAM đã mạnh dạn mở rộng quy mơ hoạt động ra phía Bắc và các

đại lý ở nước ngoài như: một số nước châu á, Anh quốc, Hoa kỳ...
Cho đến ngày 1/1/2001 thì Hội Sở Ngân Hàng TMCP PHƯƠNG NAM mở
thêm các chi nhánh tại Hà nội. Và từ đó đến nay cùng với chi nhánh cấp II
Định Cơng đặt tại Xóm I xã Định Cơng Huyện Thanh Trì thì chi nhánh thứ 2
đặt tại 115-Trần Hưng Đạo đối diện với Ga Hà Nội.

Tổng quát về hoạt động kinh doanh của NH TMCP PHƯƠNG NAM.
Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM liên tục đổi mới, cơ bản hoàn thiện hệ
thống pháp quy, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế và thực tế phát
sinh. Tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng phát huy hết khả nănghoạt động
trên mọi lĩnh vực: Đầu tư tín dụng, huy động vốn và các hoạt động dịch vụ
Ngân hàng khác.


Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM, sau hai năm đi vào hoạt động , khởi
đầu cho việc thực hiện thắng lợi định hướng kế hoạch phát triển 5 năm (2001

- 2004) với năm 2001 thành công về việc kinh doanh và mở rộng mạng lưới
hoạt động thì năm 2002 Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM dần khẳng định
được bước tiến vững chắc trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
*HUY ĐỘNG VỐN.

Huy động vốn là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của ngân
hàng. Đây là khoản mục duy nhất trên bảng cân đối kế toán giúp phân biệt
ngân hàng với cácloại hình doanh nghiệp khác. Năng lực của đội ngũ nhân
viên cũng như các nhà quản lý ngân hàng trong việc thu hút tiền gửi giao
dịch và tiền gửi tiết kiệm từ doanh nghiệp và cá nhân là một thước đo quan
trọng về sự công nhận của công chúng đối với ngân hàng. Tiền gửi là cơ sở
chính của các khoản cho vay và do đó nó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận
và sự phát triển của ngân hàng. Khi huy động tiền gửi, ngân hàng phải duy
trì dự trữ bắt buộc và sau khi trừ đi các khoản dự trữ để đảm bảo khả năng
thanh tốn ngân hàng có thể cho vay phần tiền gửi còn lại. Khả năng huy
động vốn đối với mức lãi suất hợp lý cũng như khả năng đáp ứng các yêu
cầu xin vay là những chỉ số đánh giá tính hiệu quả trong quản lý ngân hàng.
Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM với 10 năm hoạt động, ngân hàng
đã khẳng định được vị trí của mình trên thương trường và chiếm được uy
tín của khách hàng. Do đó, ngân hàng đã đề ra kế hoạch 5 năm (2001 2004), trong kế hoạch đó thì việc mở rộng thị phần ra phía Bắc đã thu được
nhiều lợi thế kinh doanh, đồng thời cơ cấu lãi suất hợp lý, kỳ hạn đa dạng
như: tuần, tháng 3 – 6 – 9 - 12 và trên 12 tháng phù hợp với nhu cầu của
người dân; tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị các dịch vụ ngân hàng
trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chính vì vậy, ngân hàng đã thu
được các kết quả khả quan như:


Năm 2000 mức huy động đạt 867 tỷ đồng tăng 38,5% so với năm 1999
là 626 tỷ đồng.
Năm 2001 tổng mức huy động vốn đạt 1033 tỷ đồng tăng 19% so với

cuối năm 2000 (867 tỷ đồng). Trong đó vốn huy động đạt 839 tỷ đồng chiếm
tỷ trọng 80% tổng mức huy động, tăng 15% chủ yếu nguồn tiền gửi tiết
kiệm (VND và ngoại tệ) của dân cư đều tăng 31% (212 tỷ đồng).
Có thể khái quát hoạt động huy động vốn theo Bảng sau:
Bảng 1:
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng tài sản
tổng vốn huy

năm 1998
321
232

năm 1999
715
626

năm 2000
968
867

năm2001
1,163
1,033

động
(Nguồn : Báo cáo thường niên của Hội sở)
*HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG.


Cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của ngân hàng để tài trợ cho chỉ
tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan chính phủ. Hoạt động cho
vay của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế
tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của
các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế. Hơn nữa: thông qua các
khoản vay của ngân hàng, thị trường có thêm thơng tin về chất lượng tín
dụng của từng khách hàng và nhờ đó cho họ có khả năng nhân thêm các
khoản tín dụng mới từ nhiều nguồn khác với chi phí thấp hơn.
Đối với Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM, khoản mục cho vay chiếm
quá mức giá trị tổng tài sản và tạo ra khoảng 2/3 nguồn thu của ngân hàng;
bởi vì ngânhàng cung cấp nhiều loại hình cho vay khác nhau tương ứng với
sự đa dạng trong mục đích vay vốn của khách hàng – từ việc vay để sản xuất
kinh doanh, cung ứng dịch vụ xuất nhập khẩu và cá nhân, gia đình cán bộ


công nhân viên, dân cư sinh hoạt, làm kinh tế phụ, mua nhà, mua sắm các
trang thiết bị cần thiết theo chương trình trả góp của ngân hàng Phương
Nam…
Trong những năm gần đây, Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM đạt
được những thành tựu lớn trong lĩnh vực hoạt động tín dụng như:
-Tổng dư nợ cuối năm 2001 đạt 839 tỷ đồng tăng 21% so với cuối năm
2000 (696 tỷ đồng). Trong đó: dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 254 tỷ
đồng bằng 80% nguồn vốn cho phép tăng 35% so với cuối năm 2000. Chứng
tỏ dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn hợp lý.
-Dư nợ quá hạn phát sinh trong năm 2001 chỉ chiếm 3,4% doanh số cho
vay; giảm 2,5% so với năm 2000, doanh số thu nợ đạt 840 tỷ đồng tăng 7% so
với năm 2000.
-Tổng dư nợ quá hạn đến năm 2001: 13,69 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng
1,6% tổng dư nợ, giảm gần 50% so với nợ quá hạn cuối năm 2000 (27,36 tỷ
đồng).

-Nợ khoanh: 6,6tỷ đồng; chiếm tỷ trọng 0,79% tổng dư nợ; giảm 2,8 tỷ
đồng so với cuối năm 2000 (9,5 tỷ đồng).
-Đến cuối năm 2002 tổng dư nợ đạt xấp xỉ 1.100 tỷ đồng.
Trong đó:
+ Dư nợ trung, dài hạn chiếm xấp xỉ 40% tổng dư nợ.
+ Nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 1,5% tổng dư nợ.
Tình hình dư nợ cho vay phản ánh hàng năm theo thành phần kinh tế:
Trong 3 năm qua tỷ trọng vay vốn của các thành phần kinh tế tương đối ổn
định với các mức:

+Thành phần kinh tế khác khoảng 53,3%

+Doanh nghiệp tư nhân : 21,9%
+ Cơng ty TNHH : 24,4%
+ Hộ gia đình & HTX : 6,4%


Bảng 2:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Phân theo thành phần kinh tế
1. Thành phần kinh tế khác
370,968
444,670
595,120
2. Doanh nghiệp tư nhân
152,424

184,580
246,18
3. Cơng ty TNHH
169,824
187,936
248,450
4. Hộ gia đình & HTX
44,544
52, 102
68,200
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của Hội sở)
Như vậy, năm 2001 nợ quá hạn và nợ chờ xử lý sau khi trừ quỹ dự
phòng rủi ro bù đắp tín dụng (Nợ q hạn rịng) chỉ chiếm 0,43% tổng dư
nợ (chỉ tiêu hướng dẫn <5%), chiếm tỷ lệ thấp từ trước đến nay. Chứng tỏ
hoạt động tín dụng ngày càng chú trọng đến chất lượng nhiều hơn. Đây
cũng là một trong những chỉ tiêu để Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM đủ
điều kiện phát triển mạng lưới hoạt động.
*HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ.

So với các ngân hàng lớn, Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM có quy
mơ vốn nhỏ hơn và là một ngân hàng thương mại trẻ với 10 năm kinh
nghiệm so với hàng trăm năm của ngân hàng khác; tuy nhiên ngân hàng đã
biết nắm bắt nhu cầu thanh toán ngày cành tăng của các tổ chức kinh tế về
triênr khai thực hiện tín dụng xuất nhập khẩu.
Tổng doanh số thực hiện thanh toán quốc tế đến 31/12/2001 đạt 16,2
triệu USD, giảm 19% so với năm 2000 (20 triệu) bằng 30% kế hoạch năm :
chưa đạt yêu cầu. Nhưng năm 2002 doanh số thực hiện đạt 30,7 triệu USD
tăng gần 81% so với năm 2001. Điều này cho thấy thanh toán quốc tế đang
phát triển mạnh tạo khả năng thu lớn cho ngân hàng tuy chiếm tỷ trọng
không lớn trong tổng số vốn của ngân hàng.



*CÔNG TÁC MUA BÁN NGOẠI TỆ CHI TRẢ KIỀU HỐI.

Năm 2001 doanh số mua bán ngoại tệ tăng so với năm 2000 nhưng chủ
yếu mua bằng ngoại tệ tiền mặt chiếm tỷ trọng 92% doanh số mua, cụ thể
Bảng 3

Chỉ tiêu
Doanh số mua vào
Doanh số bán ra
Doanh số chi trả kiều

Năm 2001
10.119 triệu USD

10.541 triệu USD
4.180 triệu USD

Năm 2000
9.015 triệu USD
9.610 triệu USD
4.290 triệu USD

+,- %
+12%
+10%
-0,2%

hối

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2001 của hội sở)
Hoạt động mua bán ngoại yệ tuy đạt được kết quả trên nhưng vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, nhất là hoạt động chi trả kiều
hối doanh số đạt còn thấp, một mặt do biến động sự kiện 11/09, lương kiều
hối chuyển về có phần giảm, mặt khác người dân muốn giữ tiền mặt ngoại
tệ sợ bị biến động về tỷ giá đã ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Bên
cạnh đó, việc đăng ký ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng gặp khó khăn,
khơng đáp ứng đủ u cầu của các ngân hàng. nhưng nguyên nhân cơ bản
vẫn chưa có biện pháp để tạo nguồn ngoại tệ và bộ phận làm cơng tác kiều
hối hoạt động cịn mang tính chất thụ động.
*CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VÀ NGHIỆP VỤ KHÁC.

-Công tác kho quỹ: năm 2001 khối lượng tiền mặt qua quỹ ngân hàng
khá lớn, cụ thể:
Tổng thu

: 4.187 tỷ đồng

+Tiền mặt đạt: 3.283 tỷ đồng, tăng 20%
+NPTT

: 406 tỷ đồng, giảm 47%

+TM ngoại tệ : 498 tỷ đồng, tăng 72%
Tổng chi

: 4.177 tỷ đồng

+Tiền mặt đạt: 3.273 tỷ đồng, tăng 20%
+NPTT


: 408 tỷ đồng, giảm 47%


+TM ngoại tệ : 496 tỷ đồng, tăng 72%
Với khối lượng tiền mặt qua quỹ ngân hàng rất lớn nhưng đã thực hiện
nghiêm ngặt chế độ thu chi, kiểm đếm, đóng gói niêm phong đầy đủ, chính
xác,… thể hiện tinh thần trách nhiệm cao và đã trả được 68 món tiền thừa cho
khách hàng.
-Cơng tácthanh tốn – kế tốn: trong năm 2001, dịch vụ thanh tốn
khơng dùng tiền mặt đạt 1.687 tỷ đồng (7.715 món), tăng 30% so với năm
2000, trong đó thanh tốn bằng uỷ nhiệm chi chuyển tiền được khách hàng
sử dụng lớn nhất.
Cơng tác kế tốn được tăng cường và bố trí hợp lý được bổ sung trang
thiết bị mới trong toàn hệ thống nên cập nhật số liệu kịp thời, chính xác, đầy
đủ.
-Hoạt động mua bán chứng khốn: là một trong những hoạt động
chính của ngân hàng hiện nay, doanh số mua vào trong năm 15 tỷ đồng,
doanh số bán ra 22 tỷ đồng, cuối năm cịn lại 26 tỷ đồng chưa đến hạn thanh
tốn, lãi thu về trên 2,2 tỷ đồng tăng 15%.
*Kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Các hoạt động kinh doanh chính như đã nêu phản ánh được phần lớn két quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể kết quả kinh doanh của Ngân
hàng cổ phần PHƯƠNG NAM trong ba năm vừa qua như sau:
BẢNG 4
BÁO CÁO THU NHẬP – CHI PHÍ
Đơn vị: triệu đồng VN
Chỉ tiêu
TỔNG THU NHẬP
TỔNG CHI PHÍ

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ

Cho thấy:

Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
99,760
123,731
153,608
83,261
102,315
131,336
16,414
21,416
22,272
(Nguồn: báo cáo thường niên của Hội sở)


-

Năm 2001 Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM đạt lợi nhuận
trước thuế 21.4 tỷ đồng tăng 31% so với năm 2000.

-

Năm 2002 mức lợi nhuận trước thuế đạt 22.3 tỷ đồng tăng
4,00% so với năm 2001.

Đặc biệt năm 2002, các chi phí tăng lên nhiều do việc tăng cơ sở hạ

tầng cho các chi nhánh, tham gia trên thị trường tiền tệ. Mặc dù đồng
USD bị sự cạnh tranh lớn của đồng UERO nên cũng gây xao động cho thị
trường tài chính gây nên một số tổn thất cho ngân hàng trong kinh doanh
ngoại tệ. Cụ thể trong năm 2002 hoạt động thu – chi của Hội Sở như sau:
Bảng 5:
Đơn vị: VND
Các khoản thu nhập
Trong kỳ
Luỹ kế năm
A- Thu nhập
16.240.732.337 153.608.685.043
I. Thu về hoạt động tín dụng
14.108.532.394 140.873.566.772
- Lãi cho vay
13.471.443.859 137.168.329.532
- Nghiệp vụ bảo lãnh
1.095.000 19.977.997
-Nghiệp vụ cho th tài chính
- Khác
433.992.533 4.485.959.243
II. Thu về DV TTốn & Ngân quỹ
556.655.433 6.797.276.531
-Lãi tiền gửi
317.287.314
- Dịch vụ thanh toán
312.724.274 3.516.573.582
- Dịch vụ Ngân quỹ
36.643.346 105.326.865
III. Thu từ các hoạt động khác
905.626.048 3.983.694.990

-Lãi góp vốn, Mua cổ phần
143.000.000
- Tham gia thị trường tiền tệ
198.113.083 3.319.977.413
- Kinh doanh ngoại hối
635.573.670 390.471.337
- Nghiệp vụ Uỷ thác & Đại lý
527.981 8.606.357
- Dịch vụ tư vấn
- Kinh doanh & Dịch vụ Bao
- Các dịch vụ khác
71.411.314 621.639.331
IV. Khoản thu nhập bất thường
669.918.462
1.954.346.751
( Nguồn: báo cáo thu nhập- chi phí năm 2002 của hội sở )


II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM-HÀ NỘI

2.1 Chính sách liên quan đến dịch vụ thanh tốn quốc tế của Ngân
hàng
 Công văn số 2725/CV-NHCT5 Hướng dẫn thực hiện mở và
thanh toán L/C at sight ngày 29/9/1999.
Theo công văn này ngân hàng sẽ mở L/C at sight cho khách hàng khi
khách hàng có nhu cầu nhập khẩu vật tư, hàng hố, máy móc, thiết bị... mà
trong hợp đồng ngoại thương quy định thanh toán bằng phương thức tín
dụng chứng từ trả tiền ngay. Trong hướng dẫn, đề cập chủ yếu đến mức ký
quỹ áp dụng cho các đối tượng là doanh nghiệp Nhà Nước và các doanh

nghiệp ngồi quốc doanh, mỗi đối tượng cụ thể đều có mức ký quỹ khác nhau
phù hợp với mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp đó với ngân hàng.
 Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25/5/2001 về việc mở thư tín
dụng nhập hàng trả chậm.

Theo quyết định này ngân hàng được phép mở thư tín dụng trả chậm
cho khách hàng trong trường hợp khách hàng đề nghị theo như hợp đồng
thương mại đã ký. Quyết định còn đưa ra quy định ngân hàng phải yêu cầu tài
sản đảm bảo từ khách hàng, có thể bằng ký quỹ, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh
thanh tốn.... quyết định này cịn hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể cùng các yếu
cầu cụ thể khác...
 Quyết định số 51/HĐQT của Hội Đồng Quản Trị về việc tổ chức triển
khai hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng PHƯƠNG NAM.

Đưa ra các điều kiện chiết khấu, hạn mức chiết khấu đối với các chi
nhánh ngân hàng trong hệ thống công thương, số tiền chiết khấu ttối đa 95%
giá trị bộ chứng từ, lãi suất chiết khấu đối với L/C mở bằng ngoại tệ tối thiểu


là 4% năm, thời gian chiết khấu. Cùng các quy định cụ thể về quy trình nghiệp
vụ chiết khấu, hạch tốn nghiệp vụ và xử lý q trình chiết khấu chứng từ....
Đặc điểm của các quyết định của Ngân hàng PHƯƠNG NAM là ln có kèm
mẫu các giấy tờ để thống nhất trong toàn hệ thống.

Ngoài ra hoạt động xuất nhập khẩu còn liên quan đến nhiều bộ ngành
khác nhau nên cũng cần biết thêm về các văn bản khác như :
Thông tư số 5/2000/TT-BTM hướng dẫn thực hiện quyết
định của Thủ tướng Chính Phủ số 242/199/QĐ-TTg ngày
30/12/1999 về điều hành xuất nhập khẩu hàng hố.
Trong đó quy định các mặt hàng cấm xuất khẩu cũng như cấm nhập

khẩu. Thông tư quy định chi tiết đến từng mặt hàng. Đồng thời kèm theo mã
số hàng hoá để quy chuẩn tạo điều kiện thuận lợi trong các giao dịch thương
mại. Thông tư này có tính chất quy chiếu đối cới các ngân hàng, để từ đó
đồng ý hay khơng đồng ý với những yêu cầu vay vốn để xuất nhập khẩu các
loại hàng hoá cụ thể.
Liên quan đến xuất nhập khẩu trong thời gian gần đây, bộ thương mại
đã bãi bỏ rất nhiều các loại giấy phép con và còn tiếp tục bãi bỏ trong thời
gian tới. Những thông tin này ngân hàng cần cập nhật và nắm vững để tránh
có những địi hỏi vơ lý về hồ sơ, thủ tục. Đồng thời, ngân hàng cũng cần chú ý
đến hạn nghạch của từng mặt hàng xuất nhập khẩu đó. Bộ thương mại liên
tục thông báo về số lượng cũng như các mặt hàng ưu đãi, để từ đó ngân hàng
có những quyết định tín dụng chính xác, tránh tình trạng cho vay để xuất
nhập khẩu những mặt hàng đã hết hạn nghạch hay khơng được ưu tiên.
2.2 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng cổ
phần PHƯƠNG NAM .
Thông qua hơn 10 năm hoạt động của Ngân hàng PHƯƠNG NAM, vai trò
của Ngân hàng trên thị trường ngày càng được khẳng định. So với các Ngân
hnàg quốc doanh hay một số Ngân hàng thương mại khác thì tuổi đời của


Ngân hàng còn rất trẻ, nhưng do nắm được thời cơ khi hoà nhập vào lúc nền
kinh tế đang bước đầu đi vào đúng quỹ đạo phát triển của nền kinh tế thị
trường. Chính vì thế các mặt dịch vụ của Ngân hàng về tín dụng, thanh tốn
có tiền đề tốt để phát triển. Hơn thế nữa, Ngân hàng có thể đứng vững sau
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 càng làm cho uy tín của
Ngân hàng được củng cố trên thị trường. Do đố, trong vài năm gần đây Ngân
hàng đã mở thêm nhiều các chi nhánh, đại lý ở các miền của Tổ quốc và các
nước trên thế giới như: Anh quốc, Hoa kỳ, các nước Đông Nam Á ...
Hoạt động của Ngân hàng đang trong thời gian mở rộng về quy mơ
nên có sự giảm sút về lợi nhuận do chi phí tăng để phát triển cơ sở hạ tầng,

nâng cấp các chi nhánh trên cả nước và các đại lý ở nước ngoài.
Mặc dù vậy, thu nhập vẫn tăng một cách ổn định. Năm 2001 thu nhập
đạt 123,731 tỷ đồng tăng 24,13% so với năm 2000 và năm 2002 thu nhập đạt
153, 608 tỷ đồng tăng 24,15% so với năm 2001. Ngân hàng PHƯƠNG NAM đã
cho thấy mặc dù mở rộng các chi nhánh, đại lý nhưng các cơ sở cũ vẫn ổn
định việc kinh doanh. Với việc mở rộng kinh doanh đó làm cho lợi nhuận
trước thuế giảm đáng kể như:
-

Năm 2001 lợi nhuận trước thuế đạt 21,416 tỷ đồng tăng 30,47%
so với năm 2000

-

Năm 2002 lợi nhuận trước thuế đạt 22,272 tỷ đồng chỉ tăng
4,00% so với năm 2001

Tuy tình hình kinh doanh năm 2002 có phần sút giảm, nhưng hoạt động
thanh toán quốc tế của Hội sở ngày càng tạo được uy tín đối với khách
hàng.Có thể thấy, uy tín của ngân hàng được thể hiện qua doanh số đạt được:
Bảng 6:
Đơn vị: triệu USD.
Chỉ tiêu
Số lượng (món)

Năm 2000
123

năm 2001
82


năm 2002
307


Doanh số thanh toán quốc tế

19.96
16.2
30.7
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh)

Dựa vào Báo cáo thực hiện kim ngạch thanh toán quốc tế của Hội sở có
thể cho ta biết một cách chung nhất về dịch vụ thanh toán quốc tế trong toàn
Ngân hàng PHƯƠNG NAM. Tổng doanh số thực hiện thanh toán quốc tế năm
2000 đạt 19,96 -triệu USD tăng 60,96% so với năm 1999 (12,4 triệu USD),
năm 2001 đạt 16,2 triệu USD giảm 19% so với năm 2000. Tuy nhiên đến ngày
31/12/2003 doanh số này lại tăng lên đáng kể là 30,691 triệu USD tăng gần
gấp hai lần so với năm 2001 (tăng 89,45%) nhưng chỉ đạt 61,38% so với chỉ
tiêu năm 2002 là 50 triệu USD. Đặc biệt trong năm 2002 chỉ có Chi nhánh của
Ngân hàng tại Hà Nội đạt 111,39% so với chỉ tiêu của Hội Sở đề ra, cho thấy
hoạt động của cơ sở đạt hiệu quả tốt. Với các mục tiêu đã đạt được, công tác
thanh toán quốc tế đã thu được một số kết quả nhất định:
-

Chất lương ngày càng được nâng cao, liên tục 5 năm liền chưa
xảy ra trường hợp phát sinh sự cố đáng kể. Thể hiện được uy tín
của Ngân hàng trong và ngồi nước.

-


Triển khai thực hiện Tín dụng Xuất –Nhập khẩu trực tiếp, kết
quả giải quyết hồ sơ nhanh, góp phần thu hút và tăng thêm uy
tín nơi khách hàng.

-

Đội ngũ cán bộ đã được tăng cường cả về số lượng và chất
lượng, có sự kết hợp giữa người cũ và người mới nhằm nâng cao
nghiệp vụ và bảo đảm tính an tồn trong kinh doanh.

-

Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho chi nhánh, kết quả đạt 100%
khá giỏi.

-Thực hiện tốt chế độ báo cáo thống kê theo định kỳ và chất lượng đạt
yêu cầu.
Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM mặc dù kế hoạch năm 2002 không đạt
được như chỉ tiêu đề ra, nhưng có thể cho thấy được sự thâm nhập thị


trường khá nhánh. Nắm bắt được thời cơ thuận lợi để mở rộng hoạt động
thanh toán quốc tế , tuy mới hoạt động mà năm 2002 doanh số kim nghạch
đã tăng sấp xỉ 81% so với năm 2001. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã
dần thu hút được sự chú ý của các nhà kinh doanh về uy tín, chất lượng thực
hiện các nghiệp vụ thanh toán một cách hiệu quả.

2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM được thành lập năm 2001

tính đến nay đã đi vào hoạt động được hai năm. Có thể nói với hai năm tham
gia một thị trường mới thực sự là rất khó khăn đối với doanh nghiệp ,
nhưng điều đó khơng làm cho ngân hàng cổ phần PHƯƠNG NAM lùi bước mà
vẫn thâm nhập vào thị trường giàu tiềm năng này. Do có các chính sách ưu
đãi hợp lý, các nghiiệp vụ giải quyết nhanh chóng khơng để dây rưa đã tạo
cho ngân hàng tạo được uy tín khi mới thành lập với các khách hàng và các
bạn hàng cũ của Hội sở cũng như ở các chi nhánh khác.
Với kế hoạch 5 năm (2001-2004) của Hội sở, chi nhánh Hà Nội cũng chú
trọng phát triển các mặt về hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn,
hoạt động thanh toán quốc tế … cho phù hợp với vị thế là chi nhánh thuộc
trung tâm kinh tế – chính trị – văn hố của cả nước. Trong đó hoạt động
thanh tốn quốc tế góp phần quan trọng.
Hai năm vừa qua, hoạt đơng thanh tốn quốc tế góp phần khơng nhỏ
trong mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh với các chỉ tiêu
vượt định mức mà Hội Sở giao. Cụ thể:

Bảng 7:

Doanh số thanh toán quốc tế
Đơn vị: 1,000 USD

STT

Khoản mục

Thanh toán quốc tế.

Năm 2001
2020.000


Năm 2002
5569.500


1
2

Doanh số L/C nhập khẩu
Doanh số thanh toán Tài trợ nhập

622.350
947.650

1023.500
3046.000

3
4
5
6

khẩu
Thu hộ Ngân hàng nước ngoài
Doanh số L/C xuất khẩu
Nhờ Ngân hàng nước ngoài thu hộ
Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt

200.000
250.000
-


400.000
750.000
150.000
200.000

Nam
(Nguồn báo cáo tình hình kinh doanh khác của chi nhánh)
Chi nhánh Hà Nội là một trong các chi nhánh mới đi vào hoạt động từ
năm 2001, do đó dịch vụ thanh toán quốc tế cũng bước đầu thâm nhập vào
thị trường nên hoạt động cịn một số khó khăn, tuy nhiên qua bảng doanh số
kim ngạch thanh toán quốc tế của chi nhánh cho thấy tình hình đáng mừng
của bộ phận này. Chi nhánh mới hoạt động nhưng năm 2001 đã đạt được
2.020 triệu USD vượt kế hoạch 101% so với kế hoạch giao kể cả khi toàn bộ
ngân hàng chỉ 30% kế hoạch năm. Đến năm 2002 doanh số thanh toán quốc
tế tăng lên một cách đáng kể đạt 5.5695 triệu USD đạt 111,39% so với kế
hoạch của năm và tăng hơn 2 lần doanh số năm 2001 đạt được.
Kết quả của dịch vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh đạt được là do:
-Chất lượng ngày càng được nâng cao, thể hiện được uy tín của Ngân
hàng PHƯƠNG NAM với Ngân hàng trong và ngoài nước.
-Triển khai thực hiện Tín dụng Xuất – Nhập khẩu trực tiếp, kết quả giải
quyết nhanh hồ sơ, góp phần thu hút và tăng thêm uy tín nơi khách hàng.
- Đội ngũ cán bộ được tăng cường cả về số lượng, chất lượng vàcó sự
kết hợp giữa người cũ và người mới nhằm nâng cao nghiệp vụ và đảm bảo
tính an tồn trong kinh doanh.
2.3.1 Phương thức thanh tốn quốc tế L/C
Về các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu, chi nhánh Ngân hàng
PHƯƠNG NAM –Hà Nội nói riêng và các ngân hàng khác đều đặt ra rất nhiều



hình thức tín dụng khác nhau. Tuy nhiên, vì tính chất của tín dụng xuất nhập
khẩu, vì ưu nhược điểm của các hình thức tín dụng và quan trọng hơn cả là
yêu cầu của thị trường nên chi nhánh Ngân hàng PHƯƠNG NAM áp dụng
hình thức tín dụng thơng qua L/C là chủ yếu.
Sơ đồ quy trình thực hiện thanh tốn quốc tế qua thư tín dụng
(L/C)
(3) gửi L/C
(7) y/c thanh toán
Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu

Y/c mở L/C (2) (9) báo nợ

(8) thanh toán

Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu

(4) báo có L/C

(6) trình chứng từ

(1) ký hợp đồng
NHÀ NHẬP KHẨU

(5)giao hàng

NHÀ XUẤTKHẨU

(1)

Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương.


(2)

Nhà nhập khẩu làm thủ tục đề nghị ngân hàng phục vụ mình mở L/C
theo yêu cầu đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương.

(3)

Ngân hàng xem xét đề nghị mở L/C, nếu chấp nhận mở và gửi L/C
sang ngân hàng nước ngoài được chỉ định.

(4)

Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu thông báo cho người xuất khẩu
đã có L/C.

(5)

Nhà xuất khẩu sau khi xem xét các ràng buộc trong L/C phù hợp với
hợp đồng đã ký kết, tiến hành giao hàng.

(6)

Người xuất khẩu tập hợp chứng từ theo yêu cầu của L/C, xuất trình
bộ chứng từ cho ngân hàng phục vụ mình.


(7)

Ngân hàng sau khi kiểm tra chứng từ lần nữa, sẽ gửi bộ chứng từ

cho ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, yêu cầu thanh toán theo chỉ
định

(8)

Sau khi kiểm tra chứng từ, ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu tiến
hành thanh toán.

(9)

Ngân hàng giao bộ chứng từ nhận hàng cho người nhập khẩu đổi lấy
việc thanh toán hoặc cấp tín dụng.

Trong hình thức tín dụng bằng việc mở L/C thì cả nhà xuất khẩu và
nhập khẩu đều có lợi.
Nhà nhập khẩu ký hợp đồng với một nhà xuất khẩu là doanh nghiệp
nước ngoài sẽ vấp phải nhiều vấn đề. Cả nhà nhập khẩu và xuất khẩu đều
mong phía mình có lợi. Nghĩa là nhà nhập khẩu muồn biết chắc hàng hoá đã
được giao phù hợp với các điều kiện của hợp đồng trước khi tiến hành
thanh toán. Tương tự, nhà xuất khẩu cũng khơng muốn rời hàng thậm chí
cịn không muốn tiến hành sản xuất trước khi biết chắc là sẽ được thanh
tốn tốt đẹp. Do đó, nhà xuất khẩu sẽ muốn phịng ngừa trước những rủi ro
khơng thanh toán trong tương lai của nhà nhập khẩu. Trong trường hợp
này L/C sẽ đáp ứng nhu cầu của cả hai với tư cách là một phương tiện thanh
tốn. Nó đồng thời cũng có thể là cơng cụ tín dụng.
Thật vậy, với những đảm bảo mà nó mang lại cho mỗi bên, đảm bảo
giao hàng đối với nhà nhập khẩu và đảm bảo thanh toán đối với nhà xuất
khẩu, nên các bên có thể xin vay để phục vụ nhu cầu vốn của mình.
+ Đối với nhà nhập khẩu, mở L/C được xem là hình thức tài trợ của
ngân hàng.Với mọi biến cố xẩy ra thì thương vụ vẫn được diễn ra. Mọi thư

tín dụng đều được mở theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Khi ngân hàng đồng
ý mở L/C, có nghĩa là ngân hàng cam kết thanh tốn cho người hưởng lợi
nếu bộ chứng từ hợp lý. Ngân hàng sẽ gánh hết rủi ro nếu như nhà nhập


khẩu khơng có khả năng thực hiện hợp đồng với nhà xuất khẩu. Khi đó ngân
hàng mở L/C sẽ vẫn thanh tốn cho phía nước ngồi rồi chấp nhận cấp tín
dụng cho khách hàng. Dó đó, trước khi mở L/C ngân hàng cũng phải tiến
hành những bước thẩm định khách hàng như khả năng thanh tốn, tình
hình tài chính, uy tín vay nợ, tỷ lệ vốn xin mở L/C so với tổng vốn cần thiết,.....
và yêu cầu những khoản đảm bảo. ở đây, xin nói kỹ về các khoản ký quỹ là
khoản mà ngân hàng thường yêu cầu khách hàng đối với hình thức này.
Mức độ ký quỹ sẽ tuỳ thuộc vào điểm tín dụng mà ngân hàng chấm cho
khách hàng. ở Việt Nam mức ký quỹ có thể là 0% nhưng cũng có thể là
100%, tỷ lệ ký qũy càng lớn chứng tỏ mức rủi ro của L/C này càng cao. Đôi
khi khoản tiền ký quỹ đã trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp, đặc biệt là
các khoản ký quỹ 100%. Do đó để khắc phục, ngân hàng tiến hành cho khách
hàng vay khoản ký quỹ đó. Như vậy mức độ rủi ro đã giảm xuống vì dư nợ
đã phát sinh ngay từ khi thương vụ chưa diễn ra thay vì nó phát sinh một
cách bị động đối với ngân hàng khi thương vụ đã xảy ra, và trong tình trạng
đó khách hàng thường có tư tưởng trốn nợ. ý nghĩa của khoản ký quỹ này
là một khoản đảm bảo cho ngân hàng khi rủi ro xẩy ra, khi đó ngân hàng sẽ
dùng khoản ký qũy này để bù đắp. Và, một khi khách hàng đã đồng ý ký quỹ
chứng tỏ khách hàng có năng lực về vốn và ràng buộc khách hàng làm tròn
nghĩa vụ của người nhận bảo lãnh. Có những quy định như là nếu khách
hàng vi phạm hợp đồng hay hợp đồng chấp dứt thì khoản ký qũy này sẽ mất,
coi như một khoản phí trả cho ngân hàng vì đã cung cấp dịch vụ.
+ Đối với nhà xuất khẩu. Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C
đã mở: khi đó L/C như một tài sản đảm bảo khách hàng sẽ có tiền trong
tương lai và do đó những yêu cầu xin vay để thực hiện hợp đồng sẽ trở nên

có đảm bảo hơn bao giờ hết, và vốn sẽ được cấp cho khách hàng để tiếp tục
sản xuất. Rõ ràng, giữa khách hàng và ngân hàng có một đảm bảo tín dụng
tốt nên ngân hàng sẽ khơng từ chối cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu, khi đó


họ sẽ có đủ vốn để tiến hành gom hàng, sản xuất, đảm bảo cho việc giao
hàng chắc chắn sẽ diễn ra.
Nhà xuất khẩu cũng có thể bán lại cho ngân hàng hợp đồng với nhà
nhập khẩu để đổi lấy một khoản tiền. Chúng ta không nên hiểu là khi nhà
xuất khẩu bán hợp đồng cho ngân hàng là vì họ khơng cịn đủ khả năng thực
hiện hợp đồng mà đơn giản vì việc bán đó đã mang lại lợi nhuận. Đồng thời
việc ngân hàng mua hợp đồng khơng có nghĩa ngân hàng đứng ra gánh rủi
ro cho khách hàng mà vì ngân hàng hi vọng sẽ thu được một khoản tiền cao
hơn khi hợp đồng được thực hiện. Việc bán hợp đồng này là việc nhà xuất
khẩu trao cho ngân hàng quyền truy địi tiền thanh tốn của nhà nhập khẩu,
còn trách nhiệm của nhà xuất khẩu sẽ chỉ dừng lại ở bước giao hàng theo
thoả thuận ba bên, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và ngân hàng phục vụ nhà
xuất khẩu. Như vậy, ngân hàng đã giúp cho khách hàng của mình rảnh tay
sản xuất mà khơng phải lo đến việc thu tiền, trong khi đó ngân hàng càng
ngày càng chuyên nghiệp hơn trong nghiệp vụ này.
2.3.2 Áp dụng phức thanh toán L/C vào hoạt động
Như chúng ta đã biết, trong thanh tốn quốc tế, có rất nhiều hình thức
thư tín dụng, song tại chi nhánh Ngân hàng PHƯƠNG NAM áp dụng hai hình
thức thư tín dụng chủ yếu là L/C at sight và L/C trả chậm. Tuy nhiên,
chỉ có L/C at sight được áp dụng phổ biến vì mức độ rủi ro của hai loại thư
tín dụng này khác nhau rất nhiều.
Sự khác nhau này do tính thời điểm của L/C quy định: như chúng ta đã
biết, thời hạn càng dài thì độ rủi ro càng cao do tư bản ln ln vận động
từ hình thái này sang hình thái khác. Cả hai hình thức thư tín dụng này đều
có giá trị thanh tốn khi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu gửi về ngân hàng

bộ chứng từ hồn hảo. Và cả hai hình thức đều có thể mở bằng vốn của
khách hàng hoặc vốn của ngân hàng (có quy định mức ký quỹ phù hợp với
từng đối tượng khách hàng khác nhau).


+ Nhưng đối với L/C at sight việc thanh toán của ngân hàng với nước
ngoài cũng đồng thời (hoặc gần như đồng thời) với việc thanh toán của
khách hàng với ngân hàng. Như vậy, nếu trong trường hợp mở bằng vốn
của khách hàng thì khách hàng chuyển tiền vào cho ngân hàng thanh tốn.
Cịn nếu bằng vốn của ngân hàng, khách hàng sẽ phải nhận nợ ngay lập tức
do đó tính bảo đảm sẽ cao hơn vì ngân hàng thường nắm chắc số hàng hoá
của khách hàng để thu nợ và gốc trên số hàng hố đó, mọi động thái của
khách hàng ngân hàng đều biết để có thể xử lý kịp thời.
+ Trong khi đó L/C trả chậm nghĩa là việc ngân hàng thanh tốn cho
ngân hàng nước ngồi và việc khách hàng thanh toán cho ngân hàng diễn ra
không đồng bộ. Khách hàng trả cho ngân hàng sau một thời gian như trong
hợp đồng đã quy định. Khi đó ngân hàng thường khó kiểm sốt được khách
hàng do ngồi ngun nhân kinh doanh khơng có lãi, khơng thu được tiền
hàng thì cịn có thể xẩy ra trường hợp khách hàng quay vòng vốn của ngân
hàng, sử dụng vào mục đích khác khi chưa đến thời hạn thanh tốn với ngân
hàng. Đồng thời tính thời điểm cịn ảnh hưởng đến rất nhiều loại rủi ro tín
dụng khác nữa đặc biệt là rủi ro tỷ giá.
Ngân hàng thường đồng ý mở thư tín dụng cho các đối tượng có quan
hệ tín dụng lành mạnh, uy tín, hoặc có bảo lãnh mở L/C, một hình thức đảm
bảo cho loại tín dụng này.
Đối với các hình thức tín dụng này, khách hàng có thể nhận nợ bằng
ngoại tệ nhưng cũng có thể nhận nợ bằng nội tệ với điều kiện trong hồ sơ
vay nợ có hợp đồng mua bán ngoại tệ với ngân hàng. Tuy nhiên như chúng
ta đã biết , với tình hình tỷ giá ln biến động như trong 3 năm qua thì
khách hàng ln thay đổi thái độ của mình đối với các khoản nợ cho mục

đích nhập khẩu. Khi giá ngoại tệ ổn định, khi đó tuỳ thuộc vào lãi suất trên
thị trường của nội tệ và ngoại tệ, lãi suất nào nhỏ hơn sẽ là lãi suất được ưa
thích. Nhưng khi tỷ giá biến động phức tạp thì họ thường thích nhận nợ


bằng nội tệ hơn để tránh rủi ro tỷ giá bởi vì VNĐ là một đồng tiền yếu nên xu
hướng chung là giảm giá so với ngoại tệ. Tuy nhiên khi đó cịn phải tính đến
sự tăng giảm tương đối giữa lãi suất với tỷ lệ tăng giảm ( chính là chỉ số
giá) của đồng tiền đó để ra quyết định vay bằng đồng tiền nào thì có lợi.
Như vậy, tình trạng nhận nợ bằng ngoại tệ thường thấy trong những năm
trước năm 1999, còn những năm 2000, 2001 tỷ giá ngoại tệ tăng đáng kể,
không ổn định nên các dư nợ phát sinh bằng nội tệ đã tăng, làm tổng dư nợ
nhập khẩu tăng đáng kể như đã nói ở trên.
2.3.3 Tín dụng theo hình thức thanh tốn bằng L/C là chủ yếu nên cân nhấn
mạnh một số bước thực hiện như sau:

* Thẩm định khách hàng nhằm phân loại khách hàng, cho điểm
tín dụng khách hàng để từ đó có thể ra quyết định. Quyết định thường ở loại
đồng ý hay khơng, và đồng ý ở mức tín dụng như thế nào, bao nhiêu phần
trăm nhu cầu của khách hàng....
* Tiến hành cho vay:
- Lập hợp đồng tín dụng ngoại tệ: trong hợp đồng này xác định số tiền
khách hàng nhận nợ từ khách hàng, thời hạn, lãi suất cùng các yêu cầu kèm
theo khác. Nhận nợ bằng ngoại tệ cũng tương tự như bằng nội tệ, nghĩa là
cũng có các hình thức như hạn mức, từng lần....
-Ký quỹ: đây là một bước khơng thể thiếu vì nó đảm bảo cho món
vay của khách hàng, giảm rủi ro cho ngân hàng như đã nói ở trên. Tuy nhiên
khơng phải bất cứ một thư tín dụng nào cũng làm phát sinh dư nợ mà còn
tuỳ thuộc vào khách hàng thanh toán bằng vốn của khách hàng hay bằng
vốn của ngân hàng.


• Đối với trường hợp thanh tốn bằng vốn của khách hàng tỷ lệ ký quỹ như
sau:


Bảng 8:

I. Thư tín dụng xuất khẩu
Thơng báo thư tín dụng

12 USD ( giảm 10 USD)

( Nếu NHPN là NH thông báo thứ hai)
1.2 Thông báo tu chỉnh tăng trị giá
1.3 Thông báo tu chỉnh khác
1.4 Chuyển tiếp L/C, tu chỉnh L/C qua NH

Miễn phí
5 USD
3 USD
20 USD

khác
Thanh tốn L/C

0, 075%
Tối thiểu

10 USD


Tối đa

140 USD

II. Thư tín dụng nhập khẩu
2.1 Mở thư tín dụng
*Ký quỹ 100%
Tối thiểu
Tối đa

0,075%
5 USD
200 USD

*Ký quỹ dưới 100%

0,1%

Tối thiểu

10 USD

Tối đa
*Miễn ký quỹ
Tối thiểu
Tối đa
2.2 Tu chỉnh tăng tiền
2.3 Tu chỉnh khác
2.4 Thanh toán ngay


300 USD
0,1%
20 USD
300 USD
Như mở thư tín dụng
5 USD
0,2%

Tối thiểu
Tối đa

10 USD
200 USD


2.5 Chấp nhận hối phiếu trả chậm

0,25%/ quý ( trọn gói)

Tối thiểu

30 USD

2.6 Ký hậu vận đơn (B/L)
2.7 Xác nhận thư tín dụng của NH khác mở
Tối thiểu
2.8 Huỷ thư tín dụng

2 USD
0,25%

25 USD
5 USD và các chi phí phải trả
cho nước ngồi (nếu có)

(Nguồn: văn bản hướng dẫncủa Hội sở)
Như vậy, mức ký qũy nhỏ nhất là 0% và lớn nhất là 100%. Phần chênh
lệch giữa giá trị L/C và giá trị ký quỹ phải được khách hàng cam kết sẽ
thanh toán bằng văn bản. Đối với một ngân hàng chi nhánh thì chỉ được cho
phép ký duyệt đối với một mức tín dụng gọi là mức uỷ quyền. Tuy nhiên có
sự phân biệt rất nhiều giữa doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh,
phân biệt cả về mức ký quỹ và mức được phép cho vay của ngân hàng. Chính
điều này đã hạn chế rất nhiều lượng khách hàng đến với ngân hàng. Do đó
các khách hàng của ngân hàng cho đến nay đa phần là các doanh nghiệp
quốc doanh, rất ít các đơn vị ngồi quốc doanh, một mảng khách hàng mà
ngân hàng còn bỏ ngỏ.
* Đối với khách hàng thanh tốn bằng vốn của ngân hàng:


Cho vay ngắn hạn: giám đốc chi nhánh xem xét quyết định mức ký
quỹ hoặc miễn ký quỹ.



Cho vay trung dài hạn: khách hàng sẽ phải ký quỹ 100% vốn tự có
của mình tham gia vào dự án để nhập khẩu máy móc thiết bị. Hoặc
phải ký quỹ theo phần vốn tự có tham gia vào nhập khẩu máy móc
đối với các dự án có phần xây dựng cơ bản.

Đối với các thư tín dụng mở 100% bằng vốn của khách hàng thì sẽ
được thực hiện tại phịng kinh doanh ngoại tệ. Cịn đối với các thư tín dụng



mở bằng vốn của ngân hàng hoặc cả của ngân hàng và khách hàng thì sẽ
được thực hiện tại phịng kinh doanh nội tệ nhưng sau đó tất cả sẽ được
chuyển sang phòng kinh doanh ngoại tệ để thực hiện thanh tốn với ngân
hàng nước ngồi. Hầu như tất cả các hình thức thanh tốn với ngân hàng
nước ngồi của Ngân hàng PHƯƠNG NAM cũng như các chi nhánh ngân
hàng khác đều được tiến hành thông qua Hội sở của Ngân hàng PHƯƠNG
NAM, các chi nhánh tự lập hợp đồng tự tính tốn lỗ lãi nhưng đều phải qua

Hội sở của Ngân hàng PHƯƠNG NAM như một đầu mối chung chuyển. Hiện
nay tốc độ thanh toán của Hội sở của Ngân hàng PHƯƠNG NAM nói chung và
các chi nhánh Ngân hàng PHƯƠNG NAM đạt tốc độ khá cao, tương đương
ngân hàng quốc doanh. Đơi khi đã có ưu thế hơn do số lượng khách hàng ít
hơn nên có thể phục vụ tận tình hơn, có thể giúp khách hàng lập hợp đồng,
tư vấn cho khách hàng về các hình thức thanh tốn hợp lý, cho khách hàng
vay khi có nhu cầu...
Hoạt động thanh toán quốc tế trong Ngân hàng chủ yếu chú trọng
vào các mặt hàng:
-

Đối với xuất khẩu bao gồm: Dệt may, sản phẩm lâm sản, gỗ,
coffee

-

Đối với nhập khẩu bao gồm: thiết bị Y Tế, Sắt thép, Nguyên vật
liệu, Hoá chất

2.4 ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG TẠI HÀ NỘI

2.4.1. Ưu điểm
- Về cơ chế: Ngân hàng Nhà Nước, Ngân hàng Cổ phần PHƯƠNG NAM đã
có những văn bản cụ thể, chi tiết hướng dẫn nghiệp vụ, đồng thời luôn ln
nhận phản hồi từ phía chi nhánh ngân hàng để có thể sửa đổi kịp thời, phù


hợp với tình hình thực tiễn. Ngân hàng cũng đã nghiêm túc làm theo quy
định và góp ý kịp thời với cấp trên.
Có các thơng tư liên bộ quan trọng thơng báo về các chính sách liên
quan đến vấn đề xuất nhập khẩu, đặc biệt là về bỏ các loại giấy phép kinh
doanh, giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, hạn nghạch xuất nhập khẩu
còn trong năm, cũng như các văn bản về các mặt hàng cấm xuất nhập
khẩu...
- Về nghiệp vụ huy động: nằm trong khu vực dân cư đông nên thu hút
được nhiều nguồn vốn của dân cư, tăng nhanh trong những năm gần đây. Số
dư từ khu vực kinh tế cũng tăng trong thời gian qua. Luôn có vốn điều
chuyển về trung tâm. Được đánh giá là chi nhánh có tiềm năng phát triển
nhất trong các chi nhánh của ngân hàng.
- Về nghiệp vụ cho vay: đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, không
phải từ chối yêu cầu nào của khách hàng khi đến với ngân hàng. Tình hình
ngoại tệ ln đủ để đáp ứng nhu cầu dư nợ bằng ngoại tệ.
Nghiệp vụ tiến hành ngày càng nhanh, thanh toán cũng nhanh đáp ứng
được tốc độ kinh doanh của khách hàng. Có nhiều hình thức thanh tốn,
trong đó các giao dịch bằng L/C chiếm tỷ trọng lớn, tốc độ nhanh chính xác,
thuận lợi cho khách hàng.
- Về tình hình dư nợ: dư nợ phát sinh lành mạnh, khách hàng kinh
doanh nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, tuy nhiên cũng chưa phải là nhiều,
có thể đêm được các doanh nghiệp kinh doanh trong khu vực này. Cho đến

nay hồ sơ tín dụng đối với các đơn vị này đều khơng phát sinh sai sót gì, đảm
bảo một mức sinh lợi hợp lý cho cả ngân hàng và khách hàng.
- Về tình hình dư nợ khó địi, q hạn: phát sinh ít. Trong những năm
gần đây dư nợ giảm dần, thể hiện sự chất lượng của các khoản tín dụng. Dư


×