Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG CHIẾN LƯỢC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.03 KB, 16 trang )

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG MARKETING
TRONG CHIẾN LƯỢC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA
DOANH NGHIỆP.
I. THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỂP TRÊN THỊ TRƯỜNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN.
1. Khái quát chung về thị trường
Khái niệm thị trường.
Những khái niệm truyền thống.
Cho đến nay các nhà kinh tế học đưa ra rất nhiều định nghĩa về thị
trường, nhưng có thể nói rằng thị trường là một phạm trù khách quan, nó ra
đời và phát triển cùng với sản xuất lưu thông hàng hoá, nó đạt tới qui mô đặc
biệt rộng rãi do kết quả sự tan dã của nền kinh tế tự cung tự cấp và do sự phân
công lao động xã hội ngày càng cao.
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì thị trường chính là nơi diễn ra sự trao
đổi là nơi tiến hành các hoạt động mua bán theo khái niệm này thì thị trường
bao gồm các hình thức sơ khai như các chợ, các cửa hàng, các hình thức phát
triển hơn như các sở giao dịch hàng hoá, sở giao dịch chứng khoán…
Một khái niệm khác về thị trường cũng được nhiều người thừa
nhận đó là “thị trường là tất cả các quan hệ kinh tế, các yếu tố kinh tế có liên
quan đến việc mua bán hàng hoá, dịch vụ”. Như vậy thị trường theo nghĩa này
bao gồm cả những quan hệ cung cầu, quan hệ cạnh tranh, quan hệ hàng tiền…
và các yếu tố sản phẩm dịch vụ người mua người bán, các yếu tố môi trường
có ảnh hưởng.
Khái niệm thị trường theo quan điểm Marketing .
Theo quan điểm Marketing thì thị trường bao gồm tất cả các
khách hàng tiềm ẩn có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể sẵn sàng và
có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó.
Như vậy theo quan điểm Marketing khái niệm thị trường chỉ
hướng vào người mua, chứ không phải người bán, cũng không phải là địa
điểm hay lĩnh vực như những quan điểm khác. thị trường là một tổng thể
những người mua và tiêu dùng sản phẩm, họ có nhu cầu về sản phẩm và cần


phải được thoả mãn, từ đó quan điểm Marketing lại nhấn mạnh một số khái
niệm cụ thể hơn về thị trường hiện tại hay thị trường tiềm năng cảu doanh
nghiệp. Thị trường hiện tại của sản phẩm dịch vụ là thị trường bao gồm
những người đang tiêu dùng sản phẩm dịch vụ đó…
Phân loại thị trường.
Phân loại thị trường giúp chúng ta nghiên cứu và thấy được các
tính chất đặc trưng và qui luật vận động của thị trường, sự phân loại thị
trường góp phần thành công cho việc thực hiện chiến lược duy trì và mở rộng
thị trường của doanh nghiệp, trên thực tế có nhiều cách phân loại thị trường
khác nhau có thể kể ra đây một số cách phân loại phổ biến:
Phân loại theo hình thái tồn tại của sản phẩm bao gồm thị trường
sản phẩm hữu hình và thị trường sản phẩm vô hình. Thị trường sản phẩm hữu
hình đó là thị trường cung ứng những sản phẩm có thể nhìn thấy được từ hình
dáng kích cỡ, màu sắc…còn thị trường sản phẩm vô hình là những cái không
nhìn thấy được một cách thông thường như những dịch vụ…
Theo địa lý: theo tiêu thức này chúng ta có thể phân loại thành thị
trường toàn cầu, thị trường khu vực,thị trường quốc gia, thị trường địa
phương.
Theo khách hàng: theo tiêu thức này có thể phân thành thị trường
hàng tiêu dùng và thị trường hàng công nghiệp. Thị trường hàng tiêu dùng cá
nhân hộ gia đình mua hàng hoá dịch vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân. thị
trường hàng công nghiệp tất cả các tổ chức mua hàng hoá để phục vụ vào việc
sản xuất ra những sản phẩm khác hay những dịch vụ để bán, cho thuê hay
cung ứng cho người khác.
Nhìn chung có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại thị
trường mỗi loại đều có ý nghĩa riêng đối với quá trình kinh doanh, song các
doanh nghiệp phải xác định đâu là thị trườn của mình thị trường đó có đặc
điểm gì để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
2. Vai trò của thị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.

Thị trường có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trong đó các vai trò cụ thể:
Trước hết thị trường là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh
nghiệp quá trình kinh doanh không ngừng diễn ra theo chu kỳ, mua nguyên vật
liệu, máy móc thiết bị,sức lao động trên thị trường đầu vào sau đó tiến hành
sản xuất sản phẩm bán trên thị trường đầu ra.
Nói đến doanh nghiệp là nói đến thị trường doanh nghiệp sản
xuất ra sản phẩm để bán , muốn bán được tất yếu phải tiếp cận thị trường. Thị
trường tiêu thụ càng lớn thì công việc sản xuất kinh doanh càng có cơ hội phát
triển còn nếu thị trường ngày càng hẹp đi thì doanh nghiệp càng có ít cơ hội để
sản xuất kinh doanh sản phẩm trên thị trường đó, sản xuất kinh doanh có thể
bị đình trệ. Trong cơ chế hiện nay thị trường có vai trò quyết định đối với sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Thị trường phản ánh thế và lực của doanh nghiệp trong cạnh
tranh, thị phần của doanh nghiệp càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp ngày
càng mạnh, càng có sức cạnh tranh cao trên thị trường, thị trường càng lớn
giúp cho việc tiêu thụ dễ dàng nhanh chóng tăng doanh thu và lợi nhuận tạo
điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, hiện đại hoá sản xuất, đa dạng hoá sản
phẩm, tăng thêm khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
Thị trường có tác dụng định hướng kinh doanh cho các doanh
nghiệp, bởi vì nói đến thị trường là nói đến cung cầu, giá cả…nghiên cứu các
yếu tố cấu thành trên thị trường giúp cho các tổ chức sản xuất kinh doanh lập
kế hoạch có hiệu quả nhất.
Thị trường thúc đẩy việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sản xuất ngày càng phát triển, sự chuyên
môn hoá ngày càng cao thì quá trình mua bán diễn ra ngày càng nhanh hơn,
năng suất lao động ngày càng tăng góp phần giảm chi phí, giảm giá nhờ vậy
doanh nghiệp mới có thể vươn lên chiếm lĩnh thị trường.
Tóm lại thị trường có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường thì thị

trường là trung tâm nó là mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
điều tiết và chuyển tải các hoạt động sản xuất kinh doanh.
3. Tầm quan trọng của việc áp dụng chiến lược duy trì và mở
rộng thị trường của doanh nghiệp.
Duy trì thị trường là việc tiếp tục có quan hệ mua bán với khách
hàng hiện tại của doanh nghiệp.
Còn mở rộng thị trường là mở rộng thị trường hiện tại, chiếm lĩnh
một phần thị trường tiềm năng, mở rộng công tác bán hàng sang phần thị
trường của đối thủ cạnh tranh.
Trong cơ chế thị trường, thị trường tạo ra môi trường kinh doanh
của doanh nghiệp, doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm đến thị trường, đây là
một yếu tố khách quan xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp, bởi vì doanh
nghiệp nào có khả năng thích ứng cao với sự đan dạng và các động thái của thị
trường, doanh nghiệp đó mới có điều kiện để tồn tại và phát triển. điều đó có
nghĩa là phải giải quyết mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng của họ,
thị trường sản phẩm là nơi chuyển đổi hàng hoá của doanh nghiệp thành
thành tiền, là nơi đánh giá khách quan và chính xác nhất kết quả sản xuất kinh
doanh cuả doanh nghiệp, chỉ qua nghiên cứu thị trường doanh nghiệp mới giải
quyết được vấn đề: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
Mặt khác trên thị trường không phải chỉ có một mình doanh
nghiệp hoạt động. Doanh nghiệp nào cũng tìm cách mở rộng thị trường, chiếm
lĩnh thị phần lớn hơn tìm mọi cách để lôi kéo khách hàng đến với sản phẩm của
họ. Nếu doanh nghiệp không thể nhận thức được điều này, thì không thể duy
trì được thị trường hiện tại và mở rộng thị trường, sẽ dần bị tụt hậu, bị bỏ xa,
trong một thị trường cạnh tranh quyết liệt như trong giai đoạn hiện nay, do
vậy việc duy trì và mở rộng thị trường là một việc rất cần thiết giữ vai trò
quan trọng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện cơ chế thị trường cạnh
tranh gay gắt như hiện nay.
Duy trì thị trường hiện tại là một yêu cầu quan trọng trong nền
kinh tế hiện nay, với một thị trường luôn luôn có cạnh tranh lôi kéo khách hàng

việc giữ khách hàng hiện tại là một yêu cầu tất yếu, nếu không daonh nghiệp sẽ
phải tốn rất nhiều chi phí để thu hút khách hàng mới, thay thế cho khách hàng
bị đối thủ cạnh tranh lôi kéo nếu không muốn thị phần bị thu hẹp dần.
Song song với việc duy trì thị trường hiện tại, mở rộng thị trường
là một mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại trong cơ chế thị
trường đều phải quan tâm. mở rộng thị trường giúp cho doanh nghiệp có
những lợi ích sau:
Thị phần của doanh nghiệp tăng lên tạo ra qui mô và phạm vi thị
trường được mở rộng đây là kết quả của cuộc cạnh tranh trên thị trường mà
doanh nghiệp đã chiến thắng, tuy thế doanh nghiệp không được coi nhẹ cạnh
tranh trên thị trường khi mình đã nắm được thị phần lớn.
Tăng doanh thu và lợi nhuận cuả doanh nghiệp, một doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận,
thông thường khi doanh thu tăng lên thì lợi nhuận cũng tăng lên, tuy nhiên
không phải lúc nào cũng vậy.
Tăng uy tín và niềm tin đối với khách hàng, tăng vị thế của doanh
nghiệp trên thị trường đối với các nhà cung ứng và ngay cả đối với các đối thủ
cạnh tranh.
II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHIẾN LƯỢC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG.
1. Marketing đối với chiến lược duy trì và mở rộng thị trường.
Mọi doanh nghiệp đều hoạt động trong môi trường kinh doanh
không ổn định và phức tạp, nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì
phải có những biện pháp thích ứng với những thay đổi đó, các nhà kinh doanh
chông cậy vào Marketing như một công cụ phương tiện tổng hợp để quan sát
thị trường và thích nghi với những điều kiện, những biến động đang diễn ra
trên thị trường do vậy chúng ta cần phải quan tâm đến việc quản lý có hiệu
quả Marketing vậy Marketing là gì nó có vai trò như thế nào đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?
Marketing là làm việc với thị trường để biến những trao đổi tiềm

ẩn thành hiện thực với mục đích thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của
người tiêu dùng hay các khách hàng là tổ chức.
Marketing có năm chức năng chủ yếu sau:
Chức năng thích ứng: làm cho sản phẩm dịch vụ luôn thích ứng
với nhu cầu thị trường nghiên cứu và phân tích thị trường nhằm cải tiến mẫu
mã sản phẩm, đưa ra các chính sách Marketing hợp lý nhằm thực hiện các
chức năng này.
Chức năng phân phối: bao gồm các hoạt động để chuyển hàng hoá
dịch vụ tới khách hàng.
Chức năng tiêu thụ: kiểm soát phân tích giá cả, quản lý nghiệp vụ
và nghệ thuật bán hàng.
Chức năng hỗ trợ: quảng cáo xúc tiến bán hàng, khuyến mại, dịch
vụ sản phẩm…
Chức năng xã hội : quá trình Marketing phải tôn trọng lợi ích xã
hội…
Trong cơ chế thị trường hiện nay Marketing đang trở nên ngày
càng quan trọng,Marketing đang trở thành một hoạt động không thể thiểu
trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường,Marketing kết nối
các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường đảm bảo
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường,
biết lấy nhu cầu mong muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Với việc duy trì và mở rộng thị trường Marketing là một công cụ
hết sức đắc lực có hiệu quả cao, bởi vì nó là mắt xích kết nối giữa doanh nghiệp
với thị trường.

×