MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỰC TẾ CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ KINH TẾ NÔNG THÔN
I. VAI TRÒ CỦA CÁC DỰ ÁN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI .
I.1 Khái niệm về dự án đầu tư.
Trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và trong phát triển nông
thôn nói riêng, các dự án có vai trò vô cùng quan trọng .
Các hoạt động đầu tư nói chung là có vai trò quan trọng với quá trình
phát triển kinh tế xã hội, do tính phức tạp của quá trình thực hiện về các mặt
kinh tế –kỹ thuật-tổ chức –xã hội.Do vậy cần có quá trình chuẩn bị kỹ càng và
nghiêm túc, phải được thực hiện theo một trình tự, một kế hoạch chi tiết chặt
chẽ và hợp lý .Những vấn đề trên chỉ được giải quyết khi hoạt động đầu tư
được chuẩn bị và thực hiện trên cơ sở soạn thảo và thực thi dự án đầu tư.
Hoạt động đầu tư phát triển hay chính là các dự án đầu tư có ý nghĩa
vô cùng to lớn trong phát triển kinh tế xã hội . Các lý thuyết phát triển kinh tế
đều coi đầu tư là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế và là chìa khoá của
tăng trưởng kinh tế . Vai trò này được thể hiện cả trong nền kinh tế quốc dân
cũng như trong góc độ các doanh nghiệp .
Đặc biệt hơn với phát triển nông nghiệp -nông thôn thì đây là chìa khoá
đề xoá đói giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, là con đường hữu hiệu
nhất để phát triển kinh tế xã hội, càng có ý nghĩa hơn trong quá trình công
nghiệp -hiện đại hoá đất nước đang được cả nước dưới sự dẫn dắt của đảng
đã và đang thực hiện.
Khái nịêm về dự án
Có thể hiểu các dự án đầu tư nói chung, dự án đầu tư trong phát triển
nông nghiệp và kinh tế nông thôn nói riêng, là một tổng thể các hoạt động dự
kiến với các nguồn lực và chi phí cần thiết, đựơc bố trí theo một trình tự chặt
chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định nhằm tạo ra những kết quả cụ thể
để thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội .
I.2.Vai trò của các dự án đầu tư với phát triển kinh tế -xã hội
a).Vai trò của dự án đầu tư trong nông nghiệp nông thôn ở tầm vĩ mô.
Từ góc nhìn này chúng ta có thể đánh giá đúng về các vai trò của dự án
đầu tư trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày nay đang trên con
đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đối với nền kinh tế của vùng và
nền kinh tế tổng quan nói chung, các dự án có thể có những tác động chỉ riêng
với vùng trong phạm vi dự án nhưng nó cũng có thể có tác động đến nền kinh
tế lớn, đến các vấn đề có tính tổng quan hơn có tầm vĩ mô hơn .
Chính vì vậy chúng ta sẽ phân các tác động của dự án với phát triển
kinh tế xã hội trên hai hướng đó là ở tầm vĩ mô và tầm vi mô.
Trên góc độ vĩ mô, các dự án đầu tư nói chung sẽ góp phần làm tăng sản
lượng hành hoá, bởi vì ngay trong mục đích của các dự án sản xuất là sản xuất
hàng hoá,nó góp phần làm giảm các cách làm quảng canh hoặc tự cung tự cấp,
manh mún,
Vì vậy nó góp phần làm tăng cung tăng cầu các loại sản phẩm hàng
hoá.
Bởi vì trong quá trình đầu tư phát trỉên nó gắn liền với việc sử dụng các
nguồn lực, trong mỗi vùng hoặc trên phạm vi cả quốc gia thì các dự án đều
chiếm một tỷ trọng lớn nhu cầu cần sử dụng các nguồn lực, đặc biệt ở những
vùng nông thôn, vùng kém phát triển thì sẽ tận dụng được các nguồn lực dư
thừa. Chính vì vậy khi tăng lên các dự án đầu tư thì sẽ làm cho nhu cầu về các
yếu tố nguồn lực có liên quan tăng lên, đồng thời các dự án của các lĩnh vực này
phát triển sẽ đem lại những lợi ích to lớn về mặt xã hội cũng như kinh tế, chẳng
hạn như sẽ thu hút thêm việc làm cho các lao động dư thừa, giảm tỷ lệ thất
nghiệp, giảm tệ nạn xã hội.Như vậy các dự án đầu tư nó như một đầu tàu kéo
Q
P
Q Q'
AD'
AD
AS
AS'
P
P'
AD'
AD
AS
AS'
P
xã hội phát triển đi lên, trong giai đoạn hiện nay thì các dự án đang là lời giải
cho các vấn đề bức xúc của xã hội đặc biệt là nông thôn.
Khi các dự án đi vào sử dụng tức là các công trình đã hoàn thành thì nó
sẽ tăng sản lượng và do đó sẽ tăng cung các loại sản phẩm hàng hoá mà các
dự án này sản xuất ra, từ đó làm tăng cung của nền kinh tế .Sản lượng tăng,
khi đó sẽ làm cho giá cả hạ xuống dẫn tới tiêu dùng tăng, đến lượt nó tiêu dùng
tăng sẽ làm cho sản xuất nhận được thông tin kích thích sản xuất .Cứ như thế
nó thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển .
Hình1: Đầu tư thúc đẩy tăng cung sản phẩm, đồng thời hạ giá thành.
Hình 2: Đầu tư làm tăng cầu các lọai sản phẩm có liên quan đến
các dự án đầu tư.
• Đầu tư thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
Thực tế cho thấy rằng, trong mỗi giai đoạn phát triển cụ thể, mức tăng
trưởng GDP của một quốc gia hay một vùng phụ thuộc chủ yếu vào mức tăng
của đầu tư phát triển kinh tế, vì trong mỗi giai đoạn cụ thể chỉ tiêu ICOR của
một quốc gia thường ít biến đổi
Vốn đầu tư
ICOR =
Mức tăng trưởng GDP
Từ đó ta có:
Vốn đầu tư
Mức tăng GDP =
ICOR
Do vậy trong một thời gian nhất định, một giai đoạn nhất định nếu
ICOR không thay đổi thì mức tăng GDP hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào vốn
đầu tư .
Đầu tư phát triển là nguồn của tăng trưởng và đến lượt tăng trưởng lại
là nhân tố kích thích phát triển kinh tế và đặc biệt hơn với Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay việc đầu tư qua các dự án được xem như là nguồn đảm bảo cho
đầu tư vì nó sẽ cung cấp đầy đủ vốn cho các công trình.
Đầu tư phát triển thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng hay của
cả một quốc gia .
Đầu tư phát triển, các dự án đầu tư có tác động mạnh mẽ đến sự tăng
trưởng và phát triển của các ngành kinh tế .Chính sách đầu tư làm thay đổi
tương quan giữa các ngành, các vùng của nền kinh tế theo hướng tiến bộ,
đồng thời góp phần quan trọng vào việc khắc phục những mất cân đối và bất
hợp lý trong phát triển của các nghành và của các vùng trong một lãnh thổ
quốc gia và thúc đẩy các vùng có lợi thế, có tiền năng phát triển nhanh hơn.
Đầu tư phát triển và các dự án đầu tư góp phần vô cùng quan trọng vào
việc nâng cao trình độ và tiền năng khoa học, công nghệ của vùng của đất
nước .
Thực tế cho ta thấy rằng ở các nước không chỉ riêng Việt Nam, đầu tư là
điều kiện tiên quyết để tăng trưởng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng
cao trình độ và tăng cường tiềm năng khoa học, công nghệ của vùng của quốc
gia .
b)Vai trò của dự án trong phát triển kinh tế xã hội ở góc độ vi
mô.
Dưới góc độ doanh nghiệp, đầu tư là điều kiện cơ sở của sự ra đời và tồn
tại , hoạt động, phát triển của mỗi doanh nghiệp vì đầu tư là nguồn đảm bảo
cho các điều kiện vật chất kỹ thuật cũng như đảm bảo các điều kiện về nhân
lực, về các tài sản vô hình khác cho sự ra đời, tồn tại và cho quá trình tái sản
xuất và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp.
Ngoài ra dự án đầu tư còn đem lại các hiệu quả to lớn trong các hoạt
động kinh tế của vùng cuả doanh nghiệp, các hiệu quả về mặt xã hội, môi
trường.
Thứ nhất, các dự án trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn sẽ
đem lại các lợi ích to lớn về kinh tế cho vùng dự án cũng như thu nhập quốc
dân của vùng, phần lớn các vùng có các dự án này là các vùng có các nguồn tài
nguyên thiên nhiên chưa được khai thác một cách hiệu quả và là các vùng có
trình độ phát triển chưa cao thu nhập đầu người còn thấp .Chính vì vậy từ khhi
có các dự án sẽ đem lại cho người dân thu nhập cao hơn, việc khai thác có hiệu
quả hơn, tiết kiệm hơn ...
Thứ hai, như ta đã trình bày đặc điểm của các vùng có dự án ở trên, nên
có thể dễ dàng thấy rằng là các vùng này sẽ giải quyết được vấn đề việc làm
cũng như sẽ giảm các vấn đề xã hội khác như các vấn đề về an ninh trật tự xã
hội, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, hút sách .Nhờ có công ăn việc làm
nên các thành phần này sẽ không còn tham gia vào các tệ nạn xã hội, chính vì
vậy xã hội đi lên ngày càng văn minh hơn, phát triển ổn định cuộc sống của
người dân được cải thiện một cách đáng kể, giúp cho trình độ dân trí được
nâng cao cũng như trình độ về làm kinh tế và trình độ sản xuất ngày càng tiến
bộ .
Thứ ba, nhờ có các dự án này mà tài nguyên thiên nhiên được sử dụng
một cách hợp lý hơn, do vậy môi trường được cải thiện rất đáng kể, vì nếu như
không sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thì dự án sẽ không đem lại các hiệu
quả cao về mặt kinh tế mà đây lại là vấn đề cốt loĩ sống còn của dự án .
Như vậy dự án trong nông nghiệp nông thôn nói chung và trong thuỷ
sản (được hiểu như là một phần của nông nghiệp hiện nay-nông nghiệp theo
nghĩa rộng ) có một vai trò hết sức quan trọng .Bởi vì dự án đầu tư là hình
thức đầu tư hiệu quả và thích hợp nhất với nông nghiệp nông thôn vì các đặc
tính đặc điểm của dự án mới phù hợp được với các đặc điểm của nông nghiệp
– kinh tế nông thôn .Ví dụ như, đầu tư trong nông nghiệp nông thôn cần có chu
kỳ dài, thời gian thu hồi vốn chậm, nó lại hoạt động trên phạm vi rộng lớn, tính
rủi do và kém ổn định cao .
II.PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG CÁC
DỰ ÁN.
II.1. Phát triển bền vững là gì ?
Lần đầu tiên vào năm 1980 loài người đã lần đầu tiên đề cập đến vấn đề
phát triển bền vững, đó là trong "Chiến lược bảo tồn thế giới " (The world
consevation strategy) , trong đó nhận định rằng tình hình sử dụng các tài
nguyên thiên nhiên tái tạo là không bền vững và đã đề xuất việc sử dụng lâu
bền các loài và các hệ sinh thái, tức là sử dụng ở mức thấp hơn khả năng mà
các quần thể động thực vật có thể sản sinh để tự duy trì.
Nếu nhìn vào lịch sử, thì ý tưởng này đã được nêu lên từ năm 1972 bởi
Meadows D.H trong cuốn "Những giới hạn của sự tăng trưởng " (the limited to
growth). nói rằng"Có thể làm thay đổi xu thế tăng trưởng và thiết lập các điều
kiện của sự ổn định về sinh thái và kinh tế lâu bền trong tương lai" .
Những ý tưởngvà khái niệm đó đã dẫn tới định nghĩa về phát triển bền
vững của Uỷ ban liên hiệp môi trường và phát triển về "Phát triển lâu bền
"(Sustainable Developtment) .
Hiện nay phần lớn các dự án trong nông nghiệp nông thôn hay thuỷ sản
dù là trong nước hay nước ngoài đầu tư, tư nhân hay chính phủ, cũng đều ít
quan tâm và chú trọng đến phát triển bền vững trong các dự án.Một mặt là do
lĩnh vực này còn tương đối mới mẻ đối với các nhà khoa học Việt Nam, cũng
như với các nhà quản lý dự án .
Các dự án chỉ chú trọng nhiều đến vấn đề kinh tế hơn là đến môi trường
và xã hội, chính vì vậy mà nó dẫn tới một vòng luẩn quẩn :
Khi các nhà quản lý dự án chỉ quan tâm đến lợi nhuận và bỏ qua vấn đề
kinh tế và xã hội thì sẽ dẫn tới môi trường bị giảm sút, bị ô nhiễm, xã hội nảy
sinh nhiều vấn đề chẳng hạn như công bằng xã hội .Tất cả những điều đó lại tác
động ngược trở lại làm giảm sút hiệu quả kinh tế, mặt khác nếu hiệu quả kinh
tế kém sẽ đẩy hiệu quả về mặt xã hội xuống thấp, môi trường không được quan
tâm đến hoặc không có khả năng xử lý các vấn đề về môi trường .
Chính vì vậy hơn bao giờ hết vấn đề phát triển bền vững trong nông
nghiệp nông thôn nói chung và trong nuôi trồng thuỷ sản lại đặt ra bức thiết
như hiện nay, đó như là một bài toán đặt ra cho ngành nông nghiệp và thuỷ sản
đặc biệt là ngành thuỷ sản có mối quan hệ hết sức mật thiết với lại môi trường,
ý thức của người dân tham gia nuôi trồng thuỷ sản, cách thức quản lý dự án trở
thành một điều kiện tiên quyết .
Ba vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường trong kinh tế nông nghiệp và phát
trỉen nông thôn cần được giải quyết ra sao ? Đó là cách nhìn nhận mối quan hệ
giữa chúng để xử lý các tình huống được đặt ra trong công tác lập dự án cũng
như trong quản lý và xây dựng dự án .
Và chúng ta cũng phải đưa ra các giải pháp khả thi cho việc thiết lập mối
quan hệ chặt chẽ giữa ba giác độ này .
Trước hết chúng ta phải tìm hiểu một số điều cơ bản về phát triển bền
vững và tác động của dự án đến xã hội môi trường như thế nào cùng với hiệu
quả kinh tế.
a). Phát triển bền vững là gì?
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và
khát vọng của ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu
và khát vọng của tương lai .
Như vậy ta có thể hiểu là, phát triển bền vững là một loại hình phát triển
hoàn toàn mới, nó lồng ghép một quá trình sản xuất với bảo toàn tài nguyên và
nâng cao chất lượng của môi trường .Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các
nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến tương lai mà còn có thể làm cho
khả năng đáp ứng nhu cầu này lớn hơn .
Tức là bản thân phát triển bền vững không chỉ bao hàm ý tăng trưởng
kinh tế mà còn phải giải quyết vấn đề công bằng xã hội, phân phối lại thu nhập
để đảm bảo công bằng xã hội cũng như về lợi ích và hiệu quả kinh tế, môi sinh .
mục tiêu kinh tế
mục tiêu xã hội
mục tiêu môi trường
Hình1: Quan hệ giữa kinh tế, môi trường, xã hội trong phát triển
bền vững.
b).Đặc điểm của phát triển bền vững .
Phát triển bền vững nó thể hiện trên ba mặt :
• Bền vững về mặt kinh tế .
Thể hiện ở sự tăng trưởng kinh tế và hiệu quả kinh tế đạt được trong
quá trình sử dụng nguồn lợi tự nhiên, đảm bảo nền kinh tế phát triển lành
mạnh đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, tránh được suy thoái kinh tế, nhất
là tránh được tình trạng nợ nần trồng chất .Tức là đảm bảo được nhu cầu và
tránh được nguy cơ cho thế hệ mai sau phải gánh chịu các khoản nợ của
người đi trước mà không có khả năng trả nợ .
• Tính bền vững về mặt xã hội .
Thể hiện ở mức độ đảm bảo dinh dưỡng, việc chăm sóc sức khoẻ, dân số
được học hành, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế hố ngăn cách giàu
nghèo trong xã hội ….vv .hay nói cách khác là nó đảm bảo cho mọi người có
việc làm, giải quyết được mọi vấn đề về phúc lợi xã hội, công bằng, thu nhập.
• Tính bền vững về mặt môi trường
Tính bền vững về mặt môi trường thể hiện ở việc sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn được sự đa dạng về sinh học, hạn chế ô
nhiễm và cải thiện môi trường ….vv.
Và để xây dựng được một quá trình phát triển bền vững thì phải có sự
góp sức của mọi người có liên quan.
II.2. Bền vững trong thuỷ sản và các chính sách về phát triển bền
vững.
• Ngành thuỷ sản với phát trỉên bền vững .
Việt Nam có diện tích đất liền rộng khoảng 330,369 nghìn km và một
vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km vuông và một bờ biển kéo dài trên
3260 km không kể các đảo .Việt Nam cũng là một quốc gia giầu tiềm năng về
đất ngập nước, có nhiều sông suối và hồ chứa nước, giầu hệ sinh thái biển
ven- biển và hệ sinh thái thuỷ vực .Việt Nam là một quốc gia lớn ven biển
Đông, được xem như là một quốc gia có tiềm năng lớn nhất về khả năng phát
triển thuỷ sản trong khu vực cũng như trên thế giới.
Vì thế thuỷ sản được xem như là một ngành có vị trí quan trọng trong
các nghành kinh tế quốc dân cũng như trong chiến lược phát triển kinh tế của
Việt Nam đặc biệt chính phủ trong những năm tới đã xác định thuỷ sản là
một trong những ngành mũi nhọn và được ưu tiên phát triển mạnh.
Mặt khác tôm đang là sản phẩm được ưa chuộng trên thế giới của
Việt Nam, giá tôm các loại của Việt Nam đều đắt hơn tôm của các nước khác
trong khu vực và trên thế giới tham gia vào thị trường xuất khẩu.
Trong bối cảnh trên con người và người dân đã và đang khai thác tiềm
năng mặt nước một cách bất hợp lý cũng như chưa có quy trình công nghệ
đáp ứng nhu cầu của sản xuất, của các dự án trong việc xử lý các loại chất
thải rắn, lỏng, khí .trong quá trình nuôi trồng sinh ra.Chính vì vậy mà trong
những năm gần đây nước ở các cửa sông các hồ chứa đã bị ô nhiễm nặng nề,
ảnh hưởng ngiêm trọng đến sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, môi
trường.Từ đó tác động lớn đến kinh tế xã hội của vùng trong hiện tại cũng
như trong mai sau.
Để giải quyết vấn đề đó ta phải làm tốt công tác xây dựng các dự án
phát triển bền vững, toàn dân phải tham gia .Chính vì vậy chúng ta phải hiểu
rõ về phát triển bền vững, để từ đó chúng ta có được các giải pháp một cách
tương đối toàn diện.
Và có thể nói rằng phát triển bền vững là con đường tất yếu của Việt
Nam nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng cũng như trong nuôi trồng thuỷ
sản .
Ta có thể nhìn thấy trong những năm gần đây người dân đã không ở ít
nơi, phá rừng ngập mặn để nuôi tôm và cũng từ đó có một người mới đây
được thủ tướng chính phủ khen tặng cũng chỉ vì người này đã không phá
rừng để nuôi tôm, bởi vì chính những hành động của người dân này trong
cùng thời gian đó ông đã không phá rừng để nuôi tôm mà ngược lại ông đã
trồng thêm rừng để nuôi tôm Đó cũng bởi vì con người đã khai thác tài
nguyên và đã sử dụng không hợp lý, theo tình tóan của các chuyên gia WB chỉ
riêng lợi ích kinh tế về việc phá rừng ngập mặn ở Việt Nam để nuôi tôm đã
gây thiệt hại khoảng 140 triệu USD mà chưa kể tới những thiệt hại về môi
trường và sinh thái .
Ngoài việc mâu thuẫn trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên thì
thực chất của vấn đề lại nằm trong sự quản lý kém cỏi của các cấp quản lý
cũng như các nhà quản lý dự án và sự phối hợp trong các cấp chính quyền của
các địa phương.
Định hướng trong hoạt động để đưa Việt Nam phát triển bền vững
trong thời gian tới đó chính là phải phát triển và xây dựng các vùng phát triển
bền vững mà hạt nhân của các vùng đó chính là các dự án .Trong đó ở các
vùng có diện tích mặt nước thì các dự án nuôi tôm là một phần trong đó, hơn
nữa nguồn nước là một phần thiết yếu của cuộc sống con người cả trong sinh
hoạt cũng như trong hoạt động sản xuất và kinh doanh
Điều quan trọng hơn cả là các vùng có các dự án nuôi tôm thì đa
phần là ở ven biển các vùng cửa sông nơi mà vấn đề xã hội còn nhiều bức xúc
cả về trình độ dân trí cũng như về đời sống xã hội còn nhiều khó khăn, thu