Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHN0 VÀ PTNT HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.2 KB, 7 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI
NHN
0
VÀ PTNT HÀ NỘI
3.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHN
0
& PTNT HÀ NỘI
Trong chương 2 qua việc xem xét tình hình hoạtđộng kinh doanh của
NHN
0
& PTNT Hà nội, chúng ta thấy vai trò của công tác thẩm định dự án đầu
tư trung và dài hạn. Để đảm bảo trong công tác thẩm định và hạn chế những
rủi ro cho Ngân hàng cần phải có những giải pháp sau để giảm bớt những tồn
tại cần giải quyết.

* Khai thác sử dụng các thông tin trong quá trình thẩm định tránh
tình trạng thông tin một chiều.
Các nguồn thông tin số liệu về dự án đầu tư của doanh nghiệp xin vay
vốn rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn về việc xác định hiệu quả của dự án.
Tuy vậy, Ngân hàng được các Doanh nghiệp cung cấp các thông tin về tình
hình hoạt đông của mình hay nói cách khác, Ngân hàng thụ động trong việc
cung cấp các nguồn thông tin này. Do đó, để đứng về thế chủ động, Ngân hàng
phải tự mình tìm kiếm, khai thác các thông tin.
- Lấy thông tin bằng cách điều tra trực tiếp Doanh nghiệp vay vốn.
Đây là hình thức lấy thông tin cần thiết từ phía khách hàng. Mục đích
của phỏng vấn trực tiếp với khách hàng là để quan sát thái độ, phương pháp
và nội dung trả lời của khách hàng để phát hiện ra những mâu thuẫn và
những vấn đề không nhất quán hoặc không trung thực giữa hồ sơ vay vốn và
nội dung trả lời phỏng vấn. Bên cạnh việc kiểm tra lại thông tin mà khách hàng


cung cấp, cán bộ tín dụng còn phải phỏng vấn khách hàng để khách hàng giải
trình những điểm chưa rõ ràng hoặc còn mâu thuẫn trong hồ sơ vay vốn của
khách hàng.
Để làm được điều này cán bộ tín dụng phải chuẩn bị trước những câu
hỏi mình cần phỏng vấn, chi tiết những nội dung gì và sắp xếp theo một trình
tự hợp lý. Thông thường cán bộ tín dụng sẽ hỏi lướt qua nhưng vấn đề như
:Tên doanh nghiệp, chủ sở hữu của doanh nghiệp, thời gian thành lập doanh
nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực gì, trình độ của các cán
bộ công nhân viên của doanh nghiệp... Còn các thông tin về tình hình tài chính
của công ty thường ít khi được giải trình đầy đủ, do đó cán bộ tín dụng cần
phải phỏng vấn chi tiết: Doanh nghiệp sẽ dùng những nguồn thu nào để trả nợ
cho Ngân hàng, nếu gặp rủi ro thì ngoài nguồn thu trên doanh nghiệp sẽ dùng
nguồn nào để trả nợ cho Ngân hàng và những khó khăn thuận lợi khi thực
hiẹn phương án, đã có các biện pháp gì khắc phục, hạn chế rủi ro. Để thu được
kết quả cao từ cuộc phỏng vấn này thì cán bộ tín dụng phải cởi mở, tạo ra bầu
không khí thoải mái và quan trọng nhất là nghệ thuật đặt câu hỏi để khuyến
khích được khách hàng nói chuyện, từ đó khai thác được những thông tin cần
thiết.
- Thu thập thông tin từ bên ngoài.
Ngoài những thông tin có được từ phía doanh nghiệp xin vay cung cấp,
cán bộ tín dụng còn cần thu thập các thông tin cần thiết từ các nguồn bên
ngoài như từ cơ quan quản lý kinh tế, các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật, các văn
bản, tài liệu... Các công ty kiểm toán có thể cung cấp những số liệu chính xác về
hoạt động tài chính của doanh nghiệp, các Ngân hàng đã có quan hệ tín dụng
với khách hàng sẽ giúp cán bộ tín dụng biết được tình hình vay nợ của doanh
nghiệp ra sao, có hoàn trả được các tổ chức tín dụng đầy đủ và đúng hạn
không; Trung tâm thông tin rủi ro của Ngân hàng nhà nước có thể cung cấp
thông tin về tình hình huy động đầu tư cho vay, những thay đổi về chính sách
kinh tế, những biến động về thị trường... Để từ đó đánh giá xem nó ảnh hưởng
như thế nào đến dự án.

Ngoài ra cán bộ tín dụng của Ngân hàng phải tự điều tra thu thập thông
tin trên thị trường như: dư luận của cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp,
dư luận của xã hội, báo chí, ý kiến của khách hàng có quan hệ mua bán với
khách hàng mua bán; tiến hành điều tra thực tế tại nơi hoạt động sản xuất
kinh doanh của người vay vốn để trực tiếp đánh giá khả năng, hiệu quả quản
lý, trình độ kỹ thuật, chất lượng và uy tín sản phẩm; các hình thái hiện vật và
chất lượng của tài sản cố định, sản phẩm hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp.
Việc thu thập thông tin từ bên ngoài đòi hỏi khá nhiều thời gian và chi
phí nhưng để nâng cao chất lượng của thẩm đinh dự án đầu tư của NHN
0
&
PTNT Hà nội thì việc thu thập này rất thiết thực vì các nguồn thông tin này đa
dạng và khách quan.
Tóm lại thông tin là vấn đề quyết định quan trọng đến chất lượng công
tác thẩm định. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, các điều kiện của nền kinh
tế nhiều khi đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của người vay, của cán bộ tín dụng
cũng như Ngân hàng. Do đó cán bộ thẩm định hay cán bộ tín dụng phải là
những người có khả năng dự đoán kinh tế thì mới có thể thu thập được thông
tin liên tục về giá cả, những biến động của thị trường trong nước cũng như
ngoài nước về nghành, lĩnh vực sắp thẩm định, dự án có phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hay không... để từ đó nguồn vốn đầu
tư sử dụng có hiệu quả và đúng định hướng và như vậy, để nâng cao chất
lượng công tác thẩm định không thể tách rời với nâng cao chất lượng thông
tin. Muốn chất lượng thông tin được nâng lên, các số liệu sử dụng được chính
xác, cán bộ tín dụng phải tận dụng triệt để các nguồn có khả năng cung cấp
chúng. Có như vậy số liệu thu được mới mang tính khách quan, không bị bóp
méo vì mục đích của doanh nghiệp xin vay vốn.
* Cán bộ tín dụng phải thẩm định quyền sở hữu của các tài sản thế
chấp.
Trong quá trình xác định quyền sở hữu các tài sản làm vật thế chấp bảo

đảm cho các khoản vay, các cán bộ kỹ thuật cần chú ý:
- Tài sản thế chấp phải có đầy đủ tính pháp lý và phải chứng minh được nó là
sở hữu hợp pháp của người vay (đối với đất đai là quyền sử dụng đất).
- Tài sản thế chấp phải không thuộc đối tượng pháp luật cấm mua bán, chuyển
nhượng hoặc đang có tính tranh chấp hoặc đang được thế chấp của Ngân
hàng khác.
- Ngân hàng phải nắm giữ các giấy tờ gốc, chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp
của tài sản thế chấp. Trong trường hợp tài sản thế chấp thuộc đồng sở hữu
của nhiều người thì khi thế chấp phải có sự nhất trí bằng văn bản của tất cả
các đồng sở hữu.
- Các cán bộ tín dụng phải kiểm tra chất lượng của tài sản thế chấp, khả năng
dự trữ lâu dài của tài sản, đồng thời phải căn cứ vào cung cầu về tài sản đó
trên thị trường tại thời điểm hiện tại cũng như xu hướng trong tương lai để
tránh tình trạng giảm giá tài sản thế chấp trên thị trường.
- Việc đánh giá tài sản tài chính thường rất khó khăn vì phần lớn các tài sản đã
dùng rồi, khó xác định giá trị còn lại của chúng. Trong trường hợp cụ thể Ngân
hàng sẽ đưa ra quyết định tự đánh giá hay nhờ các chuyên gia về lĩnh vực này.
* Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định dự
án đầu tư
Có thể nói rằng trình độ năng lực của cán bộ tín dụng là một trong
những yếu tố quan trọng nhất định ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự
án đầu tư.Do đó, ngân hàng phải luôn có chính sách đào tạo để nâng cao trình
độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng
nói riêng để cán bộ tín dụng bắt kịp với sự xu thế phát triển của kinh tế thị
trường. Từ đó nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, nhất là các dự
án có vốn đầu tư lớn và kỹ thuật phức tạp.
Trong thực tế, các dự án đầu tư đều thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà
cán bộ tín dụng không thể có được một hệ thống các kiến thức toàn diện để có
thể phân tích, đánh giá tất cả các dự án được, vì các cán bộ tín dụng chỉ được
học kỹ về cách tính toán các chỉ tiêu tài chính, còn việc nghiên cứu thị trường,

đánh giá hiệu quả dự án đối với toàn xã hội và đặc biệt là các vấn đề liên quan
đến kỹ thuật,rất ít khi được đề cập mà trên thực tế quá trình thẩm định dự án
đầu tư đòi hỏi cán bộ tín dụng phải vận dụng cả kiến thức ở trình độ tổng hợp
về kinh tế pháp luật (trong và ngoài nước ), về công nghệ, kỹ thuật, sản xuất
kinh doanh, về thông tin thị trường, kiến thức về quản lý tài chính - tín dụng,
ngoại hối và thanh toán quốc tế, hải quan, bảo hiểm, kiểm định, giám định có
liên quan đến các phương diện của dự án.Để làm được việc này, ngân hàng cần
thường xuyên đào tạo lại cán bộ tín dụng, mở các cuộc kiểm tra trình độ cán
bộ một cách thường xuyên, tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ
ngân hàng và các ngân hàng khác,tìm các nguồn tài liệu tham khảo của nước
ngoài... Đây là những cách thức không mấy khó khăn, hoàn toàn nắm trong
khả năng thực hiện của ngân hàng.
4.Đối với các dự án lớn, có vốn đầu tư lớn,kỹ thuật phức tạp.liên quan đến
nghiều ngành, nhiều lính vực khác nhau thì ngân hàng không nên phân
tích,đánh giá một mình mà nên mời các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực
đó và đặc biệt trong vấn đề thẩm định dự án.Như vậy,Ngân hàng sẽ hạn chế
được những hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN.
Hầu hết các lĩnh vực của kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, giáo dục....đều
bị ảnh hưởng rất lớn bởi hệ thống chính sách của Nhà nước.Vậy mà nước ta
mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước cho nên các chính sách của Nhà nước chưa thể ổn
định và hoàn thiện, phải thường xuyên thay đổi.Và một sự thay đổi dù nhỏ hay
lớn trong các chính sách của Nhà nước thì ngay lập tức tác động đến toàn xã
hội.Công tác thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn của Ngân hàng cũng
không ngoại lệ, nó luôn bị chi phối bởi chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước,ở
các nước khác nhau.Trong khuôn khổ chuyên đề này em đưa ra một số kiến
nghị sau để nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn.Em
hy vọng rằng những kiến nghị đó sẽ góp phần giúp NHN

0
& PTNT Hà nội nâng
cao chất lượng thẩm định trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế cũng như quá
trình phát triển nền kinh tế của đất nước.
* Cần phải chỉ đạo các Doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện các chế
độ kế toán, thống kê theo đúng quy định của Nhà nước.
Hiện nay, để vay được vốn của Ngân hàng các Doanh nghiệp thường
xuyên phải đưa ra các bản báo cáo về tình hình tài chính không chính xác làm
ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định.Do đó, để khắc phục tình trạng này Nhà
nước phải có chế độ thưởng, phạt thích hợp đối với các Doanh nghiệp lập 2
bản cân đối lỗ riêng, lãi riêng và báo cáo không đúng sự thật.Bên cạnh đó các
Doanh nghiệp phải thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc và công khai quyết
toán của Doanh nghiệp.
Mặt khác, Nhà nước phải luôn có chính sách đào tạo nhằm nâng cao
trình độ và năng lực của cán bộ kiểm toán.Để làm công tác kiểm toán tiến
hành có hiệu quả, khách quan.Nhà nước phải có biện pháp trừng phạt thích
đáng đối với cán bộ kiểm toán không trung thực, ăn hối lộ.Từ đó mới đánh giá
đúng tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp tạo điều kiện cho những cán bộ tín dụng trong việc phân tích hoạt động
kinh doanh của Doanh nghiệp,thẩm định các dự án được chính xác, qua đó hạn
chế và phòng ngừa những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
* Cần xây dựng một hệ thống cơ chế chính sách ổn định.
Do tình trạng hệ thống các cơ chế chính sách luôn thay đổi nên tạo môi
trường bất ổn , bấp bênh cho các Doanh nghiệp,các Doanh nghiệp sẽ luôn thụ
động và khó thích ứng trong nền kinh tế thị trường.Do đó, Đảng và Nhà nước
ta cần tạo một hệ thống cơ chế chính sách ổn định, một mặt tạo điều kiện cho
các Doanh nghiệp hoạt động,mặt khác thu hút vốn đầu tư trong nước cũng
như nước ngoài.Các cơ chế chính sách đó phải đưa ra luật đầu tư ổn định
không chỉ có giá trị hôm nay mà có hiệu lực ngày mai. Vì các nhà đầu tư nước
ngoài không muốn đầu tư ở một nước có nhiều biến động về kinh tế, chính trị,

pháp luật cho dù có sự ưu đãi về thuế vì họ sợ đồng vốn của họ sẽ bị rủi
ro.Chính vì vậy nhà nước cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh.
* Xây dựng sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Có thể nói rằng cạnh tranh là một trong những động lực quan trọng
nhất của sự phát triển. Vì vậy, nhà nước cần phải tạo một môi trường cạnh
tranh lành mạnh, nghĩa là Nhà nước phải tạo ra một sự bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế trên tất cả lĩnh vực hoạt động kinh tế và hoạt động xã
hội.Chủ trương của Nhà nước là thực hiện quyền bình đẳng giữa các thành
phần kinh tế nhưng trên thực tế Nhà nước có nhiều quy chế rắc rối được đưa
ra nhằm đặt các Doanh nghiệp quốc doanh vào vị trí thuận lợi hơn các doanh
nghiệp khác.Trong mọi việc, dù là đi vay tiền hay xin cấp giấy phép hoạt động
kinh doanh, làm việc với các cơ quan chức năng nhà nước... Các Doanh nghiệp
quốc doanh thường được thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh.Như vậy bằng luật pháp, chính sách của mình,Nhà nước đã tạo ra một
môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp quốc doanh.Và chừng nào
Doanh nghiệp quốc doanh còn được hưởng thuận lợi thế này thì họ sẽ còn ỉ lại,
thụ động và không lỗ lực để cải tiến sản phẩm hoặc phương án sản xuất cũng
như cải cách cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh bất bình đẳng này cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến hiệu quả công tác thẩm định của dự án đầu tư, bởi nó tạo tâm lý thiên vị
cho các Doanh nghiệp quốc doanh của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng cũng sẽ
dễ dàng duyệt cho vay đối với các Doanh nghiệp quốc doanh hơn là các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.Vì các Doanh nghiệp quốc doanh là
Doanh nghiệp của Nhà nước được nhà nước cấp vốn hoạt động và nếu có rủi
ro gì trong hoạt động kinh doanh thì họ sẽ có thể xin tài trợ từ phía nhà
nước.Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước cần xem xét lại các cơ chế, chính
sách của mình nhằm tạo ra được môi trường kinh doanh thực sự bình đẳng. Có
như vậy, sự cạnh tranh trong nước mới thực sự là cạnh tranh lành mạnh,tạo

×