Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp và biện pháp xử phạt ở Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.65 KB, 38 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Trí tuệ con người có sức sáng tạo vô tận và chính nó đã giúp con
người nhận thức được sự phát triển không ngừng của thế giới khách quan.
Trí tuệ là tài sản vật chất nhưng mang những đặc thù riêng.Nếu như tài sản
hữu hình có thể bị bào mòn theo năm tháng, thì tài sản trí tuệ dường như
được tích tụ nâng lên và phát huy mạnh mẽ khi đem ra sử dụng Do đó mỗi
quốc gia cần có trách nhiệm bảo hộ và phát huy tài sản trí tuệ của loài
người.Sở hữu trí tuệ là khái niệm lâu đời nhưng mới được quan tâm tại Việt
Nam thời gian gần đây.Sở hữu công nghiệp là một trong hai bộ phận quan
trọng của sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu công nghiệp là một loại tài sản vô
hình gắn liền với uy tín của cơ sở sản xuất kinh doanh, thông qua việc bảo
hộ các đối tượng có chức năng nhận dạng như: nhãn hiệu hàng hóa, tên
thương mại. Người sản xuất, người tiêu dùng nhận biết được hàng hóa của
một cơ sở sản xuất chủ yếu căn cứ vào các dấu hiệu phân biệt như kiểu
dáng sản phẩm, nhãn hiệu, tên gọi gắn trên hàng hóa. Việc bảo hộ nhãn
hiệu, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng
công nghiệp sẽ giúp cho việc bảo vệ uy tín của sản phẩm, chống lại các
hành vi giả mạo và cạnh tranh không lành mạnh khác.Trên cơ sở bảo vệ
những quyền sở hữu này mới thúc đẩy phát triển kinh tế, khuyến khích phát
minh kỹ thuật và thu hút được đầu tư để tạo ra công ăn việc làm mới và
những cơ hội cho công dân trong nước.
Kể từ khi gia nhập WTO,Việt Nam có nhiều cơ hội và điều kiện
thuận lợi trong hội nhập nền kinh tế thế giới và cũng là thách thức trong
việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng
bằng pháp luật nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng để
các nhà đầu tư yên tâm làm ăn lâu dài ở Việt Nam, không sợ bị xâm hại bởi
các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Mở cửa thị trường trong nước tạo
điều kiện cho hàng hoá từ mọi nơi đều có thể nhanh chóng thâm nhập nước
1
ta, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh với


chính mình mà còn với vô số nhà sản xuất nước ngoài. Do vậy, trước khi
muốn đưa hàng hoá vào bất kỳ thị trường nào, việc đầu tiên doanh nghiệp
phải làm là đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.Chính vì vậy vấn đề
bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp,hạn chế các hành vi vi phạm là một yêu
cầu cấp bách hiện nay.Và nhiệm vụ của các cơ quan chức năng là phải phối
hợp chặt chẽ với nhau trong việc xử phạt giải quyết các vụ việc vi phạm,và
có các biện pháp răn đe,phòng chống các hành vi vi pham các quyền sở hữu
này.
Đề tài “ Vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp và biện pháp xử phạt
ở Việt Nam” mà em trình bày dưới đây sẽ đi nghiên cứu ba phần chính :
Phần 1 : Quyền sở hữu công nghiệp và xử phạt vi phạm về sở hữu
công nghiệp
Phần 2 : Thực trạng vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp và việc
xử phạt ở Việt Nam
Phần 3 : Một số biện pháp hạn chế vi phạm về quyền sở hữu công
nghiệp và nâng cao hiệu quả của việc xử phạt
2
PHẦN 1 : QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ XỬ PHẠT VI
PHẠM VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
A . Quyền sở hữu trí tuệ
1 . Khái niệm
Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất
định.Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của
hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm
khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và
giống cây trồng.Tóm lại quyền sở hữu trí tuệ là quyền của chủ thể đối với
một sản phẩm trí tuệ nào đó do mình sáng tạo ra và/ hoặc sở hữu được pháp
luật thừa nhận và bảo vệ.Khái niệm trên đề cập đến 3 yếu tố cơ bản.
1.Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là sản phẩm trí tuệ,được tạo

ra trực tiếp bởi tư duy,sáng tạo của hoạt động trí óc của con người và được
thể hiện dưới một hình thái vật chất nhất định
2. Chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ có thể là cá nhân, tổ chức hoặc tập
thể là người đã sáng tạo ra và / hoặc sở hữu sản phẩm trí tuệ
3. Quyền của chủ thể sở hữu trí tuệ phải là quyền được pháp luật thừ
nhận, tức là bất cứ quyền nào mà tác giả , chủ sở hữu hoặc người sử dụng
có được đối vởi sản phấm trí tuệ đều phải được pháp luật thừa nhận
2. Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ
Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ là có giới hạn về thời gian, không
gian và nội dung của quyền mà quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ
Xét khía cạnh thời gian : thời điểm phát sinh quyền sở hữu trí tuệ và
thời hạn mà quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ phải được pháp luật thừa nhận
và quy định .Tuỳ theo đối tượng quyền sở hữu trí tuệ ,loại hình quyền sở
hữu trí tuệ ,nội dung quyền sở hữu trí tuệ mà thời điểm phát sinh và thời
hạn bảo vệ quyền sở hữu đối với đối tượng của sở hữu trí tuệ là khác nhau.
3
Ví dụ quyền tác giả đối với một tác phẩm nghệ thuật phát sinh ngay khi tác
phẩm nghệ thuật được hình thành mà không cần đăng kí quyền tác giả ,còn
quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh khi đăng kí quyền sở hữu
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền công nhận .
Xét khía cạnh không gian : quyền sở hữu trí tuệ chỉ được bảo vệ trong
phạm vi không gian nhất định , có thể là một lãnh thổ quốc gia hoặc là một
khu vực ,thậm trí trên phạm vi toàn cầu ,tuỳ thuộc vào việc xác lập quyền
sở hữu trí tuệ đó .Ví dụ nhãn hiệu Nike được bảo vệ trên phạm vi toàn cầu,
còn giầy Thượng Đình chỉ được bảo vệ trên phạm vi toàn quốc
Nội dung quyền : quyền sở hữu trí tuệ của một chủ thể đối với một đối
tượng quyền nào đó được giới hạn theo quy định của pháp luật
3. Phân loại quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ được phân thành 2 nhánh chính đó là quyền tác

giả và quyền sở hữu công nghiệp
a. Quyền tác giả
Quyền tác giả là quyền của tác giả và hoặc chủ sở hữu đối tượng là
tác phẩm văn học ,nghệ thuật ,khoa học. Quyền tác giả bao gồm cả quyền
của người biểu diễn đối với hình tượng biểu diễn của mình,quyền của tổ
chức phát thanh,truyền hình đối với chương trình phát thanh ,truyền hình ,
quyền của các nhà sản xuất đĩa ,băng hình ảnh,âm thanh đối với đĩa
băng,hình ảnh ,âm thanh do mình sản xuất ra
b. Quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân ,pháp nhân đối
với sáng chế, giải pháp hữu ích ,kiểu dáng công nghiệp ,nhãn hiệu hàng
hoá, quyền sở hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật quy định
Mục B dưới đây sẽ đi tìm hiểu rõ về quyền sở hữu công nghiệp ,các
đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.
4
B. Quyền sở hữu công nghiệp
1. Khái niệm
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân
đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu,
quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá và quyền sở hữu đối với
các đối tượng khác do pháp luật quy định.
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp
Dựa vào cơ sở phát sinh quyền ,đối tượng quyền sở hữu công nghiệp
được chia thành 2 loại:
(i) Các đối tượng sở hữu công nghiệp mà quyền sở hữu công nghiệp
phát sinh và tồn tại khi hội đủ các điều kiện nhất định mà không cần thông
qua văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp bao gồm :
- Chỉ dẫn địa lý
- Bí mật thương mại
- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hoá: từ ngữ; dấu
hiệu; biểu tượng; hình ảnh để chỉ: một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa
phương mà hàng hoá được sản xuất ra từ đó. Chất lượng, uy tín, danh tiếng
của hàng hoá là do nguồn gốc địa lý tạo nên. Ví dụ "Made in Japan" (điện
tử), "Vạn Phúc" (lụa tơ tằm); "Bát Tràng" (gốm, sứ)…Một dạng chỉ dẫn địa
lý đặc biệt là "Tên gọi xuất xứ hàng hoá". Nếu chỉ dẫn địa lý chỉ là tên gọi
(địa danh) và uy tín, danh tiếng của sản phẩm đạt đến mức đặc thù gắn liền
với vùng địa lý đó thì chỉ dẫn nhưư vậy đưược gọi là "Tên gọi xuất xứ hàng
hoá
Bí mật thương mại là bất cứ thông tin bí mật nào mang lại lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp đều đáp ứng tiêu chuẩn.Bí mật thương mại có thể
liên quan đến các loại thông tin khác nhau:
+ Kỹ thuật và khoa học
+ Thương mại
5
+ Tài chính
+ Thông tin phủ định
Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được coi là một trong
những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Có quy định như vậy là
bởi đối tượng sở hữu công nghiệp là một yếu tổ thể hiện lợi thế cạnh tranh
trong thương mại, nên đã có không ít các doanh nghiệp thực hiện hành vi
cạnh tranh không lành mạnh làm xâm hại đến các đối tượng sở hữu công
nghiệp của đối thủ để thu lợi bất chính trong kinh doanh. Ngoài ra, tính độc
quyền của quyền sở hữu công nghiệp có thể bị các doanh nghiệp sở hữu
quyền lạm dụng để cản trở thương mại. Do vậy, pháp luật phải thừa nhận
cho các chủ thể kinh doanh quyền chống cạnh tranh không lành mạnh như
là một nội dung của quyền sở hữu công nghiệp để đối phó với các loại hành
vi cạnh tranh không lành mạnh có thể gặp phải. Hành vi cạnh tranh không
lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp, bao gồm: Sử dụng các chỉ dẫn
thương mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh,

cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ
(ii) Các đối tượng sở hữu công nghiệp mà quyền sở hữu công
nghiệp
phát sinh trên cơ sở các văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp bao gồm :
- Sáng chế
- Giải pháp hữu ích
- Kiểu dáng công nghiệp
- Nhãn hiệu
- Tên gọi xuất xứ hàng hoá
-Các đối tượng khác do pháp luật quy định
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế
giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế-
xã hội.
6
Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật
trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nhà
nước khuyến khích mọi hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá
sản xuất.
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể
hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó,
có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công
nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá,
dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. nhãn hiệu
có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng
một hoặc nhiều mầu sắc.
Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để
chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt
hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý
độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai

yếu tố đó.
Các đối tượng sở hữu công nghiệp không được Nhà nước bảo hộ: Nhà
nước không bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp trái với lợi ích xã hội,
trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo và các đối tượng khác mà pháp luật
về sở hữu công nghiệp quy định không được bảo hộ.
C. Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và xử phạt vi phạm
1. Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp
Trước hết ta cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa vi phạm và xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp .
Vi phạm được đề cập ở đây là vi phạm các quy định quản lý nhà nước
về sở hữu công nghiệp. Để quản lý lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Nhà nước
đề ra các biện pháp quản lý như các quy định trong việc xác lập quyền sở
hữu công nghiệp, bản quyền tác giả, trong hoạt động dịch vụ và trong việc
7
thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Các quy định quản lý này nhằm đảm bảo sự ổn định, thống nhất trong quản
lý nhà nước. Vì vậy, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định ở
mức độ hành chính hay hình sự.
Xâm phạm quyền được hiểu là xâm phạm các quyền sở hữu công
nghiệp của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Chủ thể quyền sở hữu công
nghiệp có những quyền nhất định do pháp luật quy định. Cá nhân, tổ chức
nào sử dụng các quyền đó mà không được chủ thể quyền cho phép là xâm
phạm quyền của họ.
Ngoài ra ta cần hiểu rõ các thuật ngữ thường sử dụng trong việc xác
định các vi phạm và xử phạt vi phạm bao gồm :
• "Đối tượng sở hữu công nghiệp" được hiểu là: sáng chế, giải pháp
hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá (bao gồm cả
nhãn hiệu dịch vụ), tên gọi xuất xứ hàng hoá.
• "Chủ sở hữu công nghiệp" được hiểu là: chủ văn bằng bảo hộ, chủ
sở hữu đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, hoặc người được

chuyển giao hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng
sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ.
• "Văn bằng bảo hộ" được hiểu là: Bằng độc quyền sáng chế, Bằng
độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công
nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Giấy chứng
nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá.
• “Yếu tố vi phạm” được hiểu là:
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá,
tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ;
- Dấu hiệu, chỉ dẫn vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp, nghĩa vụ sở hữu công nghiệp;
8
- Bộ phận sản phẩm, sản phẩm hoặc quy trình sản xuất sản phẩm
đồng nhất với bộ phận sản phẩm, sản phẩm hoặc quy trình sản xuất đang
được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích;
- Bộ phận sản phẩm, sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng
công nghiệp hoặc có chứa một hoặc các bộ phận là thành phần tạo dáng cơ
bản của kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ.
Yếu tố vi phạm đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là những thể hiện
cụ thể kết quả của các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế,giải pháp
hữu ích,kiểu dáng công nghiệp,nhãn hiệu thương mại,tên gọi xuất xứ hàng
hoá.Chính những yếu tố này là căn cứ để khẳng định hành vi xâm phạm
quyền.Các yếu tố vi phạm quyền cũng thể hiện rất đa dạng phụ thuộc vào
đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.Trong thực tế,các yếu tố vi phạm
quyền sở hữu công nghiệp đó được thể hiện dưới các hình thức sau:
1.1. Yếu tố vi phạm đối với sáng chế ,giải pháp hữu ích
Yếu tố vi phạm đối với sáng chế ,giải pháp hữu ích là các sản phẩm
hoặc các bộ phận của sản phẩm đồng nhất với sản phẩm đang được bảo hộ
là sáng chế ,giải pháp hữu ích ,quy trình hoặc một bộ phận của một quy
trình đồng nhất với quy trình đang được bảo hộ là sáng chế , giải pháp hữư

ích ,sản phẩm hay bộ phạn sản phẩm đang sản xuất theo quy trình đồng nhất
với quy trình đang được bảo hộ là sáng chế,giải pháp hữu ích
Căn cứ để xác định yếu tố vi phạm là vi phạm bảo hộ sáng chế hoặc
giải pháp hữu ích đươc xác định theo từng thời điểm của yêu cầu bảo hộ là
Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.Để xác
định có hay không có sự đồng nhất ,cần so sánh tất cả các dấu hiệu thuộc
từng điểm trong yêu cầu bảo hộ với các dấu hiệu của sản phẩm ,bộ phận sản
phẩm,quy trình,bộ phận của quy trình bị nghi ngờ vi phạm
Chỉ khẳng định có sự đồng nhất khi tất cả các dấu hiệu thuộc ít nhất
một điểm trong yêu cầu bảo hộ đều có mặt trong sản phẩm ,bộ phân của sản
phẩm;trong quy trình ,hoặc bộ phận của quy trình bị nghi ngờ vi phạm có
9
cùng bản chất ,cùng mục đích sử dụng ,cùng mối quan hệ với các dấu hiệu
khác hoặc đã được biết đến trong lĩnh vực kĩ thuật tương ứng
10
1.2. Yếu tố vi phạm đối với kiểu dáng công nghiệp
Yếu tố vi phạm đối với kiểu dáng công nghiệp là các sản phẩm ,hoặc
bộ phận sản phẩm mà hìn dánh bên ngoài trùng toàn bộ hoặc trùng những
điểm cơ bản quyết định kiểu dáng với kiểu dáng công nghiệp đang được
bảo hộ.
Căn cứ xác định yếu tố vi phạm kiểu dáng công nghiệp là Bằng độc
quyền kiểu dáng công nghiệp .Để xác định một sản phẩm ,bộ phận của sản
phẩm có yếu tố vi phạm hay không ,cần so sánh tất cả các đặc điểm tạo
dáng thuộc phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với các đặc điểm tạo
dáng của sản phẩm ,bộ phận sản phẩm bị nghi ngờ vi phạm
Chỉ khẳng định có yếu tố vi phạm khi trên sản phẩm ,bộ phận của sản
phẩm bị nghi ngờ vi phạm có tất cả các đặc điểm tạo dáng thuộc phạm vi
bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hoặc có một số các đặc điểm cơ bản quyết
định kiểu dáng thuộc phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
1.3. Yếu tố vi phạm đối với nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng

hoá
Yếu tố vi phạm đối với nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng
hoá gồm dấu hiệu đóng vai trò nhãn hiệu hàng hoá( chữ cái,chữ số,hình
ảnh,biểu tuợng…)hoặc đóng vai trò tên gọi xuất xứ hàng hoá(địa danh),gắn
trên hàng hoá,bao bì hàng hoá,phương tiện dịch vụ ,giấy tờ giao
dịch,phương tiên quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác (kể cả
phương tiện điện tử) trùng hoặc tương đương tới mức gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu hàng hoá,tên gọi xuất xứ đang được bảo hộ hoặc dấu hiệu đóng
vai trò chỉ dẫn thương mại(thông tin dưới dạng chỉ dẫn ,lời chú,ký
hiệu…)trình bày trên hàng hoá,bao bì hàng hoá,phương tiện dịch vụ ,giấy tờ
kinh doanh,phương tiện quảng cáo,và các phương tiện khinh doanh khác(kể
cả phương tiện điện tử)làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốcc
mối liên hệ hàng hoá/dịch vụ hàng hoá có nhãn hiệu hàng hoá ,tên gọi xuất
xứ đang được bảo hộ
11
Căn cứ xác định yếu tố vi phạm là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
hàng hoá,Quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế,Quyết
định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng hoặc Quyết định đăng bạ tên gọi xuất
xứ.Để xác định dấu hiệu vi phạm cần so sánh dấu hiệu nghi ngờ với nhãn
hiệu/địa danh đồng thời so sánh dịch vụ,sản phẩm mang dấu hiệu đó với
dịch vụ sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ
Chỉ khẳng định có yếu tố vi phạm khi dấu hiệu bị nghi ngờ vi phạm
trùng hoặc tương đương với nhãn hiệu /địa danh đang được bảo hộ hoặc
dấu hiệu nghi ngờ có bản chất trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu địa danh
đang được bảo hộ
2. Xử phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm quyền sở hữư công
nghiệp
2.1. Cơ sở pháp lý thực hiện xử phạt
Để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ
nói chung,bảo vệ người sản xuất và tiêu dùng,Việt Nam đã tham gia Hiệp

định về các khía cạnh bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đén thương mại
(TRIPS) và cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của hiệp định
TRIPS.Các quy định này đã được nội luật hoá trong các văn bản quy phạm
pháp luật của Việt Nam như Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày
02/7/2002.nghị định106/NĐ-CP…Hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật đã quy định nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt ,các hình thức
xử phạt và thẩm quyền xử phạt của cơ quan quản lý nhà nước và của Hải
quan Việt Nam trong lĩnh vực xử phạt các hành vi vi phạm
Ngày 22 tháng 9 năm 2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số
106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công
nghiệp. Nghị định này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 10 năm
2006 và thay thế Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 1999.
Nghị định gồm 5 chương và 37 Điều quy định về các hành vi vi phạm hành
12
chính về sở hữu công nghiệp, hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử
phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.
Trong phần 2 nói về thực trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và
xử phạt vi phạm ta sẽ tìm hiểu rõ hơn và cụ thể hơn nghị định này.
2.2. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan
Cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm sở hữu
công nghiệp xảy ra trong xuất khẩu,nhập khẩu hàng hoá
Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc cục Hải quan tỉnh,thành phố,Đội
trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng kiểm soát trên biển
thuộc cục điều tra chống buôn lậu,chi cục trưởng Hải quan,Cục trưởng Cục
Hải quan tỉnh,thành phố,Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu có thẩm
quyền xử phạt các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp đối với hoạt
động xuất khẩu,nhập khẩu hàng hoá theo thẩm quyền quy định chi tiết tại
khoản2,3 Điều 34 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2008 quy
địmh thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan. Cụ thể là:

- Nhân viên hải quan đang thi hành công vụ có quyền xử phạt vi phạm
hành chính: phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng (trước đây nhân viên
hải quan không có thẩm quyền xử phạt).
- Ðội trưởng: được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 5.000.000 đồng (trước
đây chỉ được phạt đến 500.000 đồng).
- Chi cục trưởng: được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000.000 đồng
(trước đây được phạt đến 10.000.000 đồng) và tịch thu tang vật, phương
tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (không bị khống chế trị giá tang
vật tịch thu như quy định trước đây).
- Cục trưởng: được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 70 triệu đồng... (trước
đây chỉ có Cục trưởng Cục Ðiều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm
tra sau thông quan được phạt đến 70 triệu đồng).
13
PHẦN 2 . THỰC TRẠNG VI PHẠM VỀ QUYỀN SỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP( HÀNH VI XUẤT NHẬP KHẨU ) VÀ VIỆC
XỬ PHẠT CỦA VIỆT NAM
A. Thực trạng vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp
Các tổ chức ,cá nhân không phải là chủ sở hữu công nghiệp,người có
quyền sử dụng trước được chủ sở hữu công nghiệp cho phép là vi phạm
quyền sở hữu công nghiệp khi họ thực hiện các hoạt động xuất khẩu,nhập
khẩu sau:
1. Có hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí.Bao gồm các hành vi sau:
a) Sản xuất (chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói) sản phẩm
xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
b) Áp dụng quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế;
c) Khai thác công dụng (dùng trong hoạt động kinh doanh) sản phẩm
xâm phạm quyền đối với sáng chế.
d) Bán, vận chuyển, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để bán sản phẩm
xâm phạm quyền đối với sáng chế; sản phẩm xâm phạm quyền đối với kiểu

dáng công nghiệp;
đ) Nhập khẩu sản phẩm xâm phạm quyền quy định tại mục d và sản
phẩm có chứa thiết kế bố trí xâm phạm quyền;
e) Bán, cho thuê, tàng trữ để bán, vận chuyển, quảng cáo, chào hàng
các bản sao thiết kế bố trí xâm phạm quyền, sản phẩm, hàng hóa chứa thiết
kế bố trí xâm phạm quyền, thiết kế bố trí hoặc sản phẩm, hàng hóa chứa các
đối tượng đó.
2. Có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên
thương mại.Bao gồm các hành vi sau
14
a) Gắn (in, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng các hình thức khác)
dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương
mại được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa;
b) Bán, vận chuyển, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng
hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại;
c) Nhập khẩu các loại hàng hóa, dịch vụ có yếu tố xâm phạm đối với
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại;
d) Sử dụng dấu hiệu trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa có yếu
tố xâm phạm đối với tên thương mại.
3. Có hành vi sản xuất, vận chuyển, nhập khẩu, buôn bán vật mang
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ,tên gọi xuất xứ vi phạm.Cụ thể
a) Xuất khẩu,nhập khẩu sản phẩm,bộ phận sản phẩm mang dấu hiệu
hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự .dễ gây nhầm lẫn vớ
nhãn hàng hoá,tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ cho hàng hoá
cùng loại hoặc tương tự với sản phẩm đó,kể cả trường hợp dùng tên gọi
xuất xứ hàng hoá được chuyển sang ngôn ngữ khác hoặc kèm theo các từ :
“ loại”,”kiểu”,”phỏng theo” hay các từ tương tự như vậy
b) Xuất khẩu,nhập khẩu hàng hoá là đề can,nhãn sản phẩm,mẫu nhãn
hiệu,bao bì sản phẩm mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự,hoặc gây nhầm
lẫn với nhãn hiệu hàng hoá ,tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ cho

hàng hoá cùng loại hay tương tự với sản phẩm đó,kể cả trường hợp dùng
tên gọi xuất xứ hàg hoá hoặc kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ
4. Có hành vi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ để
bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý.Bao gồm các
hành vi sau
a) Sản xuất, nhập khẩu, in, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng các
hình thức khác lên sản phẩm, bao bì, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo
chỉ dẫn địa lý
15

×