Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.32 KB, 17 trang )



   !"#$%&'&(!)
#%$
   !*+,-,./0
Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh,
là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Thành phần chủ yếu của hộ sản xuất
bao gồm: Hộ nông dân, hộ tư nhân, cá thể, hộ gia đình, xã viên, lâm trường viên,
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp.
Như vậy hộ sản xuất là chủ thể trong mọi quan hệ xã hội và tự chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động tài chính của mình. Chính điều này đã thúc đẩy hộ sản
xuất khai thác mọi khả năng trí tuệ và năng lực trong sản xuất kinh doanh để không
ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các hộ sản xuất, ngày càng nâng cao đời
sống vật chất tinh thần và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
1.1.2 12345-62789,-*3:*;<=->?@30
*Hộ sản xuất ở nông thôn nớc ta đang chuyển dần từ cơ chế khép kín tự
cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá:
Hộ sản xuất : Là hình thức tổ chức kinh tế xuất hiện khá sớm trong phương
thức kinh tế xã hội loài người. Ngày nay kinh tế hộ sản xuất đóng vai trò hết sức
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có mối quan hệ mật thiết với các ngành
kinh tế khác, nó là nơi cung ứng, cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm của các ngành kinh
tế.
Để ngân hàng đầu tư có hiệu quả, cần nghiên cứu các đặc trưng của hộ sản
xuất:
Thứ 1: Hộ sản xuất ở nông thôn nước ta đang chuyển dần từ cơ chế khép kín,
tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá, các hộ nông dân không chỉ dựa vào sản
xuất nông nghiệp mà còn biết kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với kinh doanh
nghành nghề phụ. Chính nhờ sự chuyển đổi này mà sản xuất của các hộ nông dân
giảm bớt được sự lệ thuộc vào thời vụ, thời tiết góp phần nâng cao thu nhập cho hộ


nông dân, nâng cao dân trí trong nhân dân.
Thứ 2: Quy mô sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật của các hộ sản xuất ở các
vùng, các khu vực, cá tỉnh khác nhau và kể cả trong một vùng các hộ sản xuất cũng
khác nhau về quy mô, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ năng lao động, khả năng về
vốn tự có. Có sự khác biệt như vậy là do tiềm lực, điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ
tầng, điều này làm cho các hộ sản xuất có sức cạnh tranh từ đó mở rộng và phát
triển tăng kinh tế hộ sản xuất trong dân cư.
Thứ 3: Kinh tế hộ sản xuất có những hình thức tổ chức kinh tế : Hộ sản xuất,
hộ nhận khoán, hộ đấu thầu, hộ gia đình là thành viên của hợp tác xã, nông trường,
tập đoàn sản xuất, doanh nghiệp nông nghiệp…. Sự xuất hiện các hình thức tổ
chức đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hộ sản xuất, tăng thu nhập hộ từ đó cải
thiện đời sống của dân cư và sự phát triển của hộ sản xuất góp phần làm cho kinh
tế hộ sản xuất khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân.
Với những đặc trưng trên kinh tế hộ sản xuất được coi là một trong nhân tố
cần thiết trong qúa trình đổi mới nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kinh tế hộ
sản xuất là điều kiện tiên quyết giúp nông thôn thoát khỏi cảnh đói nghèo.
A*B-CDE,*;<=->?@3
Theo ngành nghề:
- Hộ sản xuất ngành nông nghiệp.
- Hộ sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Hộ sản xuất ngành thuỷ- hải sản.
- Hộ sản xuất ngành thương nghiệp, dịch vụ.
- Hộ sản xuất ngành nghề khác.
1.1.3.2.Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hộ loại 1: Chuyên sản xuất nông lâm ngư nghiệp có tính chất tự sản xuất do
một cá nhân làm chủ.
- Hộ loại 2: Có giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề do cơ
quan có thẩm quyền cấp, có mức vốn nhất định theo quy định của pháp luật.
1.1.3.3. Phân theo mức thu nhập:
- Nhóm 1: Hộ sản xuất giàu và khá

- Nhóm 2: Hộ sản xuất trung bình.
- Nhóm 3: Hộ sản xuất nghèo đói.
  F8,34G9,-*3:278*;<=->?@3HI,JK,-L-9,-*3:
1.1.4.1. Hộ sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động,
giải quyết nhu cầu việc làm cho ngời lao động ở nông thôn.
Nguồn lao động ở nông thôn rất dồi dào và đa dạng, người nông dân biết làm
nhiều việc mà không cần đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật cao. Do đó hộ sản xuất
phát triển sẽ kéo theo việc sử dụng hiệu quả nguồn lao động, giải quyết nhu cầu
việc làm cho người dân.
1.1.4.2. Hộ sản xuất duy trì và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống.
Việc trao quyền tự chủ cho nông dân đã khơi dậy nhiều làng nghề thủ công
truyền thống, mạnh dạn vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh
doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều đó khẳng định sự tồn tại khách quan
của hộ sản xuất.
1.1.4.3. Hộ sản xuất góp phần cải tạo, khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai.
Ngày nay hộ nông dân được thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ nhờ đó
nông dân gắn bó với ruộng đất hơn, chủ động đầu tư vốn để thâm canh giống mới,
chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, khai phá thêm hàng ngàn ha đất mới, đổi
mới cơ cấu sản xuất. Sử dụng và khai thác hiệu quả về đất đai, tài nguyên, công cụ
lao động.
1.1.4.4 Hộ sản xuất thúc đẩy nhanh sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trờng.
Trong nền kinh tế thị trường hộ sản xuất là một đơn vị rất nhanh nhạy với sự
biến động nhu cầu của thị trường và thúc đẩy nhanh sự cạnh tranh trong nền kinh
tế thị trường thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển.
1.1.4.5. Hộ sản xuất giúp chuyên môn hoá, tạo khả năng hợp tác lao động.
Trong nền kinh tế thị trường hộ sản xuất dễ dàng tổ chức lại sản xuất, phân
công lại lao động, bắt tay vào sản xuất kinh doanh những mặt hàng mà thị trường
đòi hỏi, dễ dàng thích nghi và nắm bắt các cơ hội thuận lợi để sản xuất kinh doanh
nhằm mang lại lợi nhuận cao.

 M0
 M !*+,-,./0
Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới
hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng một thời gian
nhất định và khi đến hạn người sử dụng cần phải thanh toán cho người sở hữu một
lượng giá trị lớn hơn bao gồm cả vốn và lãi.
Tín dụng hộ sản xuất là quan hệ giữa một bên là ngân hàng với một bên là hộ
sản xuất.
Tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hoá, bản chất của tín dụng là sự vay mượn
có hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau met thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng
tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình đẳng hai bên cùng có lợi.
Theo điều 20 luật các tổ chức tín dụng quy định:
+ Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có,
nguồn vốn huy động để cấp tín dụng.
+ Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng
met khoản tiền với nguyên tắc hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,
cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.
Do đặc điểm riêng nên tín dụng ngân hàng đạt được nhiều ưu thế hơn các
hình thức tín dụng khác về khối lượng, thời hạn và phạm vi đầu tư. Với đặc điểm
tín dụng bằng tiền, vốn tín dụng ngân hàng có khả năng đầu tư chuyển đổi vào bất
cứ lĩnh vực nào của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Vì vậy mà tín dụng ngân hàng
ngày càng trở thành hình thức tín dụng quan trọng trong các hình thức tín dụng
hiện có.
Tín dụng ngân hàng với một bên là ngân hàng và một bên là hộ sản xuất
hàng hoá. Đối với kinh tế hộ từ khi được thừa nhận là chủ thể trong mọi quan hệ xã
hội, có quyền sở hữu tài sản, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có tài sản
thế chấp thì hộ sản xuất mới có khả năng và đủ tư cách để tham gia quan hệ tín
dụng với ngân hàng. Đây cũng chính là điều kiện để hộ sản xuất đáp ứng được điều
kịên vay vốn của ngân hàng.
MM8,34G2783N-OP-6-6B-*Q-6HI,JK,*;<=->?@3

Ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển
của nền kinh tế hàng hoá, do đó trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng có
vai trò rất lớn đối với kinh tế hộ sản xuất.
Với chức năng trung gian: Tín dụng ngân hàng nhận các khoản tiền nhàn
rỗi tạm thời tiến hành đầu tư cho các hộ có khả năng phát triển mở rộng sản xuất
nhưng thiếu vốn. Tín dụng ngân hàng đã đem lại khoản thu nhập cho những người
có vốn nhàn rỗi và đồng thời tạo cơ hội cho các hộ sản xuất hoạt động tốt mở rộng
dây chuyền sản xuất , mua sắm máy móc thiết bị , đổi mới công nghệ…Như vậy
tín dụng ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế hàng hoá.
Tín dụng ngân hàng là công cụ đắc lực, hữu hiệu trong quản lý kinh tế nhà
nớc, góp phần vào việc hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn, giúp kinh tế hộ
sản xuất phát triển làm ăn có hiệu quả: Thông qua vốn tín dụng ngân hàng các hộ
sản xuất đã thực sự được trợ giúp và có cơ hội tự khẳng định vị trí của mình trong
xã hội . Việc mở rộng kinh tế hộ sản xuất là hướng đi có tầm chiến lược đóng vai
trò quan trọng đối với việc xây dựng nền kinh tế toàn diện, thúc đẩy công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tạo thế lực mới cho sự phát triển đất
nước.
* Đáp ứng nhu cầu về vốn cho hộ sản xuất để duy trì qúa trình phát triển
liên tục, góp phần đầu t phát triển kinh tế: Trong quá trình sản xuất hiện tượng
tạm thời thừa vốn, thiếu vốn đối với các hộ sản xuất là thường xuyên xảy ra. Hoạt
động ngân hàng đối với hộ sản xuất góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế , đáp
ứng nhu cầu về vốn cho các hộ sản xuất .
Với đặc trưng sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất cùng với sự chuyên môn
hoá, khi chưa thu hoạch sản phẩm, chưa có hàng hoá để bán thì chưa có thu nhập
lúc đó các hộ sản xuất thiếu vốn tạm thời. Tuy vậy, họ vẫn cần tiền để trang trải
cho các khoản chi phí sản xuất, các khoản mua sắm, chi phí khác. Trong điều kiện
như vậy các hộ sản xuất cần sự giúp đỡ của tín dụng ngân hàng để có đủ vốn duy
trì sản xuất được liên tục.
Vậy vai trò tín dụng ngân hàng trở lên quan trọng, nó cung ứng vốn cho hộ

sản xuất để phát triển sản xuất và vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới trang
thiết bị. Tín dụng ngân hàng còn giúp cho các hộ sản xuất sử dụng hiệu quả nguồn
lao động, nguồn nguyên liệu…

×