Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.1 KB, 33 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP XÂY DỰNG
I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH XÂY
DỰNG – YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ, HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TÁC XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG.
1.1.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ngành xây dựng.
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập quan trọng mang
tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế kỹ thuật đặc
trưng được thể hiện rất rõ sản phẩm xây lắp và quá trình sáng tạo ra sản
phẩm của nghành.
Sản phẩm xây dựng là các công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết
cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sử dụng lâu daì, có giá trị lớn. Nó
mang tính chất cố định, nơi sản xuất ra sản phẩm đồng thời là nơi sau này khi
sản phẩm hoàn thành được đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng, các điều
kiệm sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm.
Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về nhiều mặt : kinh tế, chính trị,
kỹ thuật, nghệ thuật nó rất đa dạng phong phú nhưng lại mang tính độc lập,
mỗi công trình được xây dựng theo một thiết kế, một kỹ thuật có giá trị dự
toán riêng và tại một địa điểm nhất định, giá thoả thuận với chủ đầu tư trước,
do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện không rõ. Những đặc điểm
này có tác động lớn tới quá trình sản xuất của ngành xây dựng.
Quá trình từ khởi công cho đến khi công trình hoàn thành bàn giao và
đưa vào sử dụng thường là dài, nó phụ thuộc vào qui mô, tính chất phức tạp và
kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công này được chia thàmh nhiều
giai đoạn: chuẩn bị điều kiện thi công, thi công, nghiệm thu bàn giao…
Mỗi giai đoạn thi công lại bao gồm nhiều ông việc khác nhau, mà các
công việc chủ yếu là ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết, thiên
nhiên mưa nắng, bão lũ…Do đó quá trình thi công không ổn định, nó luôn biến
động theo địa điểm xây dựng, giai đoạn xây dựng. Các công trình đều được thi


công theo đơn đặt hàng cụ thể, phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, thiết kế
kỹ thuật cho từng đơn đặt hàng đó. Khi thực hiện các hợp đồng đó, đơn đặt
hàng của khách hàng thì đơn vị xây lắp phải thi công và bàn giao đúng tiến độ,
đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng mỹ thuật, kỹ thuật công trình.
Do địa bàn sản xuất sản phẩm của ngành xây dựng đặc biệt nên nơi sản
xuất ra sản phẩm xây lắp cũng chính là nơi tiêu dùng sản phẩm.
1.2.Yêu cầu của công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành công tác xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng.
Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây dựng như vậy,
nên việc quản lý về đầu tư và xây dựng là một quá trình khó khăn phức tạp. Để
quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn có đầu tư. Nhà nước đã
ban hành những qui chế quản lý phù hợp.
Yêu cầu quản lý đầu tư và xây dựng là:
+. Công tác quản lý đầu tư và xây dựng phải đảm bảo tạo ra những sản
phẩm và dịch vụ được xã hội và thị trường chấp nhận về giá cả, chất lượng và
đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
+. Để hạn chế thất thoát trong xây dựng cơ bản, Nhà nước quản lý giá
xây dựng thông qua việc ban hành các chế độ chính sách về giá cả, các nguyên
tắc phương pháp lập dự toán, các căn cứ (định mức kinh tế xây dựng, đơn giá
xây dựng) để xác định tổng mức vốn đầ tư, tổng dự toán công trình và dự toán
cho từng hạng mục công trình.
+. Giá dự toán là giá trúng thầu và các điều kện ghi trong hợp đồng giữa
chủ đầu tư và các công ty xây dựng, giá trúng thầu không được vượt quá tổng
dự toán được duyệt.
Đối với các xí nghiệp xây dựng, để đảm bảo đúng thi công đúng tiến bộ,
đúng thiết kế mỹ thuật, đảm bảo chất lượng các công trình với chi phí hợp lý
thì bản thân các công ty phải có biện pháp tổ chức quản lý sản xuất, quản lý chi
phí sản xuất chặt chẽ hợp lý có hiệu quả.
Hiện nay trong lĩnh vực cơ bản chủ yếu áp dụng phương pháp đấu thầu
xây dựng, vì vậy để trúng thầu công ty phải xây dựng được giá thầu hợp lý cho

công trình dựa trên cơ sở các định mức, đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước
ban hành sản xuất kinh doanh có lãi. Hạ giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho
các đơn vị xây dựng có thể giảm bớt được vốn lưu động vào sản xuất hoặc có
thể mở rộng thêm sản xuất sản phẩm phụ. Để thực hiện mục tiêu tiết kịêm chi
phí sản xuất hạ giá thành thì đơn vị xây lắp phải sử dụng nhiều biện pháp khác
nhau. Một trong những biện pháp quan trọng và không thể thiếu được phải kể
đến biện pháp quản lý của công cụ kế toán.
Nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm công tác xây lắp là: Xác định hợp lý đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp điều kiện thực tế của công ty
thoả mãn yêu cầu quản lý đặt ra, vận dụng các phương pháp tập hợp chi phí
và tính giá thành khoa học và hợp lý đảm bảo tính đúng đủ chi phí sản xuất
cho công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, để từ đó có thể cung cấp một cách
kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu cần thiết cho công tác quản lý chi phí sản
xuất, giá thành sản phẩm và tính toán hiệu quả.
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG XÂY LẮP.
Việc phân tích, đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác. Song tính chính xác
giá thành sản phẩm lại chịu ảnh hưởng của kết quả tông hợp chi phí xây lắp.
Do vậy tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp để đảm bảo xác định đúng nội dung và chi phí cấu thành trong
giá thành, lượng giá trị, yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn
thành là rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Để thực hiện tốt công tác
hạch toán chi phí sản xuất và tính được giá thành sản phẩm xây lắp, kế toán
cần phải đáp ứng được các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Xác định đúng đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá
thành sản phẩm xây lắp phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức
của đơn vị.
- Tổ chức kế toán chi phí xây lắp theo đối tượng và phương pháp đã xác

định trên sổ sách kế toán.
-Thực hiện tính giá thành sản phẩm xây lắp kịp thời chính xác.
III. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG.
3.1. Khái niệm chi phí kinh doanh xây lắp và phân loại chi phí
3.1.1. Khái niệm chi phí kinh doanh xây lắp.
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng là một
quá trình biến đổi một cách hợp lý, có ý thức, có mục đích các yếu tố đầu vào
sản xuất tạo thành các công trình nhất định.
Các yếu tố về tư liệu sản xuất, đối tượng lao động (biểu hiện cụ thể các
hao phí về lao động sống ) qua quá trình biến đổi sẽ trở thành các sản phẩm
xây lắp nhất định.
*. Như vậy chi phí sản xuất trong công ty xây dựng là biểu hiện bằng tiền
của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các hao phí cần thiết
khác mà công ty bỏ ra để tiến hành sản xuất thi công trong một thời kỳ nhất
định.
3.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp.
Chi phí sản xuất kinh doanh có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức
khác nhau vào mục đích và yêu cầu của công tác quản lý.
Xét trên góc độ kế toán, để quản lý chi phí phục vụ cho việc chỉ đạo kinh
doanh hàng ngày và hoạch định chính sách đầu tư cho tương lai, thì chi phí sản
xuất kinh doanh được phân loại theo các cách sau:
*.Phân loại chi phí sản xuất, chi phí phát sinh theo tính chất.
- Chi phí sản xuất kinh doanh: Bao gồm những chi phí phát sinh trực tiếp
trong quá trình thi công và hoàn thành bàn giao công trình và, các khoản chi
cho quản và bao gồm các chi phí liên quan đến đầu tư tài chính và vốn cho hoạt
động cho thuê máy móc thi công.
- Chi phí khác: là những khoản chi phí ngoài dự kiến của doanh nghiệp
ngoài định mức được phép ghi tăng chi phí bất thường.
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động

việc nắm rõ chi phí của từng hoạt động và là cơ sở cho việc lập báo cáo kết quả
kinh doanh.
*. Phân loại theo yếu tố chi phí: ( Theo nội dung kinh tế và hình thái
chi phí )
Để phân loại chi phí sản xuất kinh theo yếu tố, thì những chi phí có
chung tính chất kế toán được xếp chung vào một yếu tố, không tính đến nơi
phát sinh chi phí và mục đích sử dụng chi phí trong quá trình sản xuất. Đối với
các doanh nghiệp xây dựng cơ bản, chi phí bao gồm các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: xi măng, sắt thép, đá, sơn…và các phụ gia.
- Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất như: quần áo bảo hộ lao động, mặt
nạ, dàn giáo, ván cốp pha…
- Chi phí nhiên liệu động lực nhữăng, dầu mỡ, khí nén, điện…
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực
tiếp sản xuất, công nhân quản lý sản xuất.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định là hao mòn các loại tài sản của doanh
nghiệp như nhà xưởng, nhà làm việc, kho tàng, máy móc (dụng cụ vận chuyển
bốc dỡ, máy thi công, máy mới dùng cho quản lý,…)và khấu hao các tài sản vô
hình khác.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài là các chi phí thuê, mua dịch vụ phục vụcho
quá trình sản xuất kinh doanhthi công các công trình như điện thoại, điện báo,
nước,…
- Chi phí khác bằng tiền.
*. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục giá thành công tác
xây lắp.
- Chi phí trực tiếp: Là các chi phí trực tiếp có liên quan tới việc hình
thành các khối lượng công tác xây lắp của các công trình gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu: là tất cả các chi phí về nguyên liệu để cấu
thành nên thực thể công trình như vật liệu chính (gạch, xi măng, sắt thép, cát,
đá, sỏi…), vật liệu phụ:(sơn, ốc vít, phụ gia,…)các cấu kiện bê tông dời lẻ.
+ Chi phí nhân công: là toàn bộ tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp

thưởng và các khoản trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất thi
công công trình. Nó bao gồm tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm,
làm thêm giờ, tiền thưởng thường xuaên về vượt năng xuất lao động,…
+ Chi phí sử dụng máy thi công: Là các chi phí cần thiết phát sinh trong
quá trình sử dụng máy thi công để hoàn thành các khối lượng công tác xây lắp
công trình bao gồm chi phí khấu hao cơ bản, chi phí nhiên liệu động lực, chi phí
lương công nhân điều khiển máy,…
- Chi phí sản xuất chung: Các chi phí có tính chất phục vụ hoạt động
quản lý của đội, công trường xây dựng gồm tiền lương của bộ phận quản lý đội
như: đội trưởng, đội phó, kế toán đội, thủ kho, bảo vệ công trình,… và các
khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ 19% theo tiền lương của công nhân sản xuất,
lao động tại quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội và những
chi phí khác liên quan hoạt động của đội.
Những chi phí theo khoản mục nêu trên đều thuộc phậm vi chi phí trong
hợp đồng xây dựng cụ thể. Trong đó khoản mục chi phí nguyên vật liệu chiếm
tỷ trọng lớn từ 60% đến 70%, chi phí công nhân chiếm 10% đến 15% phần còn
lại là chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung.
Ngoài hai cách phân loại trên, chi phí sản xuất kinh doanh còn được
phân loại thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, chi phí sản xuất và chi phí
ngoài sản xuất, chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm.
Tóm lại, mỗi cách phân loại chi phí sản xuất đều có mục đích riêng phục
vụ cho từng yêu cầu quản lý và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể
nhưng chúng luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất về toàn bộ
chi phí sản xuất phát sinh trong phạm vi toàn công ty trong thời kỳ nhất định.
3.2. Giá thành sản phẩm xây lắp và các loại giá thành.
3.2.1. Khái niệm giá thành xây lắp.
Để sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm thì doanh nghiệp phải tốn kém hết
bao nhiêu chi phí, các loại chi phí và tỷ trọng của từng loại chi phí, khả năng hạ
thấp chi phí để mang đến hiệu quả cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu thoả mãn được
những thông tin mang nội dung trên thì chính là giá thành của sản phẩm.

Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ các khoản chi phí cần thiết về lao
động sống, hao phí và lao dộng vật hóa được tính bằng tiền để hoàn thành
khối lượng sản phẩm xây lắp theo qui định. Sản phẩm xây lắp có thể là kết cấu
công việc hoặc giai đoạn công việc có thiết kế hoặc dự toán riêng, có thể là
hạng mục công trình hay công trình đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, thông qua chỉ
tiêu giá thành người ta có thể đánh giá được hiệu quả của quá trình sản xuất
kinh doanh, chứng minh được khả năng phát triển và việc sử dụng các yếu tố
vật chất hợp lý hay chưa.
Do đó tính chất quan trọng như vậy nên chỉ tiêu giá thành luôn được
xem là một chỉ tiêu cần được xác định một cách chính xác, trung thực để giúp
cho các doanh nghiệp cũng như Nhà nước có căn cứ xem xét đánh giá kiểm tra
và đề xuất các biện pháp thích ứng với hoạt động kinh doanh trong từng giai
đọan cụ thể.
Mặt khác, do đặc điểm của hoạt động xây lắp là giá bán sản phẩm được
xác định trước khi bắt đầu công việc sản xuất. Do đó, giá thành thực tế của
công trình hoàn thành hay khối lượng xây lắp hoàn thành chỉ quyết định đến lỗ
lãi của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, để đa dạng hoá hoạt
động sản xuất kinh doanh Nhà nước cho phép các đơn vị xây lắp chủ động xây
dựng một số công trình (chủ yếu là công trình dân dụng, cửa hàng,…) sau đó
bán cho các đối tượng có nhu cầu. Trong trường hợp này thì giá thành thực tế
của sản phẩm xây lắp cũng là một nhân tố quan trọng để xác định giá bán.
3.2. Giá thành sản phẩm xây lắp và các loại giá thành.
3.2.1. Khái niệm giá thành xây lắp.
Khi nói đến bản chất của giá thành tức là nói đến nội dung kinh tế chứa
đưng bên trong của chỉ tiêu giá thành. Giá thành được cấu tạo bởi những gì và
với cấu tạo đó thì giá thành chứa đựng những thông tin gì về hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Các quan điểm về xác định bản chất giá thành:
- Quan điểm 1: Giá thành là hao phí lao động sống, lao động vật hoá

được dùng để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hoặc khối lượng sản phẩm nhất
định.
- Quan điểm 2: Giá thành sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phí mà
doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bất kể nó nằm ở bộ phận
nào trong các cấu thành giá trị sản phẩm.
- Quan điểm 3: Giá thành sản phẩm là biểu hiện mối quan hệ tương
quan giữa một bên là chi phí sản xuất và một bên là kết quả đạt được trong
một gia đoạn nhất định.
Hạch toán giá thành chính là tính toán, xác định sự chuyển dịch các yếu
tố vật chất tham gia vào khối lượng sản phẩm vừa thoát ra khỏi quá trình sản
xuất và tiêu thụ nhằm mục đích thực hiện các chức năng của giá thành sản
phẩm (chức năng bù đắp và chức năng đòn bẩy kinh tế).
3.2.2. Các loại giá thành sản phẩm công tác xây lắp.
*. Giá thành dự toán công tác xây lắp.
Giá thành dự toán công tác xây lắp: là giá thành công tác xây lắp được
xác định dựa trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp theo thiết kế được duyệt
(thiết kế thi công, thiết kế kỹ thuật, thi công) các định mức dự toán và đơn vị
xây dựng cơ bản do cấp có thẩm quyền ban hành.
Giá thành dự toán công tác xây lắp là tài liệu xuất phát giá thành hạch
toán công tác xây lắp và hạch toán ra các biện pháp tổ chức kinh tế kỹ thuật
nhằm bảo đảm hoàn thịên nhiệm vụ hạ tầng và công tác xây lắp được bàn
giao.
Giá thành dự toán = giá trị dự toán – phần lãi định mức.
Giá trị dự toán gồm chi phí dự toán, lãi và thuế, giá trị dự toán được lập căn cứ
vào hồ sơ thiết kế mỹ thuật thi công theo thông tư số 01/1999/TT – BXD ngày
16/4/1999 về hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản theo luật
thuế giá trinh gia tăng và mức thuế thu nhập doanh nghiệp trong đó qui định
rõ mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đầu ra dược tính theo qui đinh đối với
công tác xây dựng, lắp đặt. Giá ca máy số 1260/1998/QĐ - BXD ngày
28/11/1998 của Bộ trưởng Bộ xây Dựng và quyết định số 116 TK/QĐ/CSTC.

*.Giá thành kế hoạch xây lắp.
Chỉ tiêu này do các doanh nghiệp xây lắp đặt ra, trên cơ sở các biện pháp tổ
chức thi công của các tổ chức đó và làm cơ sở để xác định các biện pháp phấn
đấu hạ giá thành công trình.
Tổng hợp các biện pháp hạ giá thành của đơn vị ta được mức hạ giá
thành. Mức hạ giá thành này cũng chính là phần chênh lệch giữa giá thành dự
toán với giá thành kế hoạch. Ta có thể biểu hiện qua công thức:
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán – Mức hạ giá thành dự
toán.
*. Giá thành thực tế xây lắp.
Giá thành thực tế xây lắp: là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền được tổng hợp
từ thực tế phát sinh trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh ở các đơn vị
khi bắt đầu xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao thanh toán công trình.
Giá thành thực tế không chỉ bao gồm những chi phí định mức mà có thể
bao gồm những chi phí thực tế ngoài dự toán và các khoản phát sinh như mất
mát hao hụt vật tư, lãng phí nguyên vật liệu,… do nguyên nhân chủ quan của
bản thân doanh nghiệp .
Giữa ba loại giá thành nói trên thường có mối quan về mặt lượng như sau:
Giá thành dự toán > Giá thành kế hoạch > Giá thành thực tế.
Việc so sánh này được thể hiện trên cùng một đối tượng tính giá thành
(từng công trình, hạch toán công trình hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành
nhất định ).
Ngoài ra doanh nghiệp còn theo dõi trên hai chỉ tiêu giá thành của khối
lượng hoàn chỉnh và giá trị khối lượng hoàn thành quy ước.
+ Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh : là giá thành của những công
trình, hạng mục công trình đã hoàn thành đảm bảo kỹ thuật và chất lượng
đúng thiết kế và hợp đồng, bàn giao và được bên chủ đầu tư nghiệm thu, chấp
nhận thanh toán.
+ Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước:
là khối lượng xây lắp hoàn thành đến một giai đoạn nhất định và phải thoả

mãn các điều kiện :
- Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng kỹ thuật.
- Khối lượng này phải xác định một cụ thể thể và được bên chủ đầu tư
nghiệm thu, chấp nhận thanh toán.
- Phải đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý trong quá trình thi công . Đồng
thời chỉ tiêu này cung cấp các thông tin giúp doanh nghiệp có
biện pháp quản lý thích hợp cụ thể. Nhưng chỉ tiêu này lại có nhược điểm là
không phản ánh một cách toàn diện, chính xác giá thành toàn bộ công trình,
hạng mục công trình. Do đó trong việc quản lý giá thành đòi hỏi sử dụng cả hai
loại giá thành trên để đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về quản lý giá thành (kịp
thời, chính xác, toàn diện và ccó hiệu quả).
Cùng với các chỉ tiêu trong xây dựng cơ bản cần áp dụng loại giá
sau:
Giá dự thầu xây lắp: là giá thành dự toán xây lắp do chủ đầu tư đưa ra
để tổ chức xây lắp căn cứ vào đó tính toán giá thành của mình (giá thành dự
thầu công tác xây lắp) nếu thấy giá thành của mình thấp hơn giá thành đấu
thầu. Về nguên tắc, giá thành hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng giá thành đấu thầu
công tác xây lắp.
Việc áp dụng hai loại giá thành là yếu tố rất quan trọng trong việc hoàn
thiện cơ chế quản lý kinh tế trong xây dựng. Nó sử dụng được quan hệ tiềm
tàng tạo được sự mềm dẻo trong quan hệ giữa chủ thầu và tổ chức xây lắp,
tạo quyền chủ động trong việc định giá thành sản phẩm của mình cũng như
chủ động trong kinh doanh.
IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM NGÀNH XÂY DỰNG CƠ BẢN – YÊU CẦU QUẢN LÝ VÀ NHIỆM VỤ KẾ
TOÁN HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
4.1. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
ngành xây dựng.
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có quan hệ chặt chẽ gắn bó
hữu cơ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.

Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giống nhau về chất: chúng
đều phản ánh chi phí lao động sống và lao động vật hoá để sản xuât sản phẩm.
Chi phí sản xuất phản ánh kết quả của quá trình sản xuất – Về mặt lượng giá
thành sản phẩm xây lắp và chi phí sản xuất chỉ thống nhất trong trường hợp:
Khi đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là một
công trình, hạng mục công trình được hoàn thành trong kỳ tính giá hoặc khối
lượng xây lắp dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau.
Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp lại có
những điểm khác nhau về phạm vi, giới hạn, nội dung cũng như cách thức xác
định .
Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí sản xuất phát sinh trong thời kỳ
nhất định (tháng, quí, năm) còn giá thành lại liên quan đến chi phí của khối
lượng xây lắp đã hoàn thành.
4.2. Yêu cầu của công tác quản lý và nhiệm vụ kế toán hạch toán chi phí
và tính giá thành sản phẩm.
4.2.1.Yêu cầu của công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong nghành xây dựng.
Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong nghành xây
dựng cơ bản là vấn đề phức tạp và vô cùng khó khăn do đặc điểm sản xuất của
nghành quyết định. Tính chất phức tạp và qui mô mức độ khó khăn phụ thuộc
đặc điểm của nghành và còn phụ thuộc vào qui mô, mức độ phức tạp của từng
công trình.
Xác định đúng đắn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công
trình là dựa trên cơ sở dự toán công trình đã được duyệt. Trong những năm
gần đây, nghành xây dựng cơ bản thường bị thất thoát vốn nên việc tổ chức
kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng đạt hiệu quả thấp, do đó việc
quản lý vốn đầu tư ở cấp vĩ mô cần phải được quan tâm hơn. Bởi vậy nên Nhà
nước thực hiện chế độ chính sách mới trong nghành xây dựng như chính sách
về giá, nguyên tắc và phương pháp lập dự toán, kiểm tra định mức kinh tế kỹ
thuật chặt chẽ, phân cấp phê duyệt chế độ đầu tư và mức đầu tư cho công

trình, hạng mục công trình và khi thực hiện đơn đặt hàng ( hoặc hợp đồng)
phải thông qua hình thức đấu thầu ( trừ một số công trình do Nhà nước chỉ
định thầu) sẽ làm giảm chi phí đầu tư và tăng cường công tác quản lý chi phí
sản xuất và tính giá thnàh sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng.
Doanh nghiệp xây dựng muốn vào được thầu đòi hỏi phải nâng cao quản
lý kinh tế kỹ thuật sao cho chi phí sản xuất thấp nhất, tiết kiệm các yếu tố chi
phí sản xuất hoặc giá thành sản phẩm hạ thấp nhất nhưng sản phẩm vẫn phải

×