Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thànhphẩm tại Công ty TNHH vật liệu nổ công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 52 trang )

thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
thànhphẩm tại Công ty TNHH vật liệu nổ công nghiệp
I- TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên vật liệu nổ công nghiệp
Tên giao dịch quốc tế: Industrial Explosim Material Limited Company
Tên viết tắt tiếng anh: IEMCO.
Công ty có biểu tượng riêng.
Địa chỉ: Phố Phan Đình Giót - Phường Phương Liệt - Quận Thanh Xuân
- Hà Nội.
Mã số thuế: 010010101072-1.
Tài khoản ngân hàng: 710A - 00088 Ngân hàng công thương Hoàn
Kiếm.
Vốn pháp định: 36.646.634.829.
Ngành hóa chất mỏ ra đời vào đúng thời kỳ chiến tranh chống phá hoại
của giặc Mỹ. Ngành được thành lập ngày 02/12/1965 với tên gọi đầu tiên là
Tổng kho III thuộc Công ty vật tư, lúc đầu chỉ là kho chứa vật liệu nổ đặt tại
Hữu Lũng - Lạng Sơn chủ yếu để tiếp nhận hàng vật liệu nổ công nghiệp của
Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu và chuyển giao hàng tới các địa chỉ
qui định của Bộ công nghiệp.
Từ năm 1995, với đà phát triển của đất nước, nhu cầu xây dựng đường
xá, cầu hầm ngày càng tăng vì thế vật liệu nổ công nghiệp là một yếu tố không
thể thiếu được. Nhằm thống nhất sự quản lý, thực hiện sản xuất kinh doanh,
đảm bảo an toàn và để đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vật liệu nổ công nghiệp của
các ngành kinh tế, ngày 29/3/1995 Văn phòng Chính phủ có Công văn số
44/VPCP thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ chính thức cho phép Bộ
năng lượng (nay là Bộ Công nghiệp) tổ chức lại ngành hóa chất mỏ. Trên cơ sở
đó ngày 01/04/1995 Bộ trưởng Bộ năng lượng có Quyết định số 204
NL/TCCB-LĐ thành lập lại Doanh nghiệp nhà nước Công ty Hóa chất mỏ thuộc
Tổng công ty than Việt Nam. Ngày 29/4/2003, Thủ tướng Chính phủ có Quyết
định số 77/QĐ-TTG về việc chuyển Công ty Hóa chất mỏ thành công ty TNHH
một thành viên có tên là: Công ty TNHH một thành viên vật liệu nổ công


nghiệp.
Ngày 6/6/2003 Công ty TNHH một thành viên vật liệu nổ công nghiệp
chính thức ra đời. Công ty là đầu mối dân sự duy nhất được Chính phủ cho
phép sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
1.1 Ngành nghề kinh doanh
Công ty TNHH vật liệu nổ công nghiệp tổ chức một vòng khép kín từ
nghiên cứu, sản xuất phối chế, thử nghiệm, bảo quản, dự trữ quốc gia vật liệu
nổ công nghiệp, hóa chất để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, đến dịch vụ sau
cung ứng, vận chuyển, thiết kế mỏ, nổ mìn và các nhiệm vụ khác ngoài vật liệu
nổ công nghiệp.Theo Đăng ký kinh doanh số 0104000086 - Đăng ký lần đầu
ngày 5/6/2003 thì công ty có các ngành nghề kinh doanh sau:
- Sản xuất, phối chế, thử nghiệm, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
- Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, phối chế, thử
nghiệm, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
- Xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, nguyên vật liệu, hóa chất để
sản xuất kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
- Bảo quản, đóng gói, cung ứng, dự trữ quốc gia về vật liệu nổ công
nghiệp.
- Sản xuất, cung ứng vật tư kỹ thuật, dây điện, bao bì đóng gói thuốc nổ,
giấy sinh hoạt, than sinh hoạt, vật liệu xây dựng
- Thiết kế thi công xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao
thông, thủy lợi và khai thác mỏ.
- Sản xuất hàng bảo hộ lao động, hàng may mặc xuất khẩu.
- Dịch vụ khoan, nổ mìn, nổ mìn dưới nước.
- Nhập khẩu vật tư, thiết bị, nguyên liệu may mặc, cung ứng xăng dầu và
vật tư thiết bị gỗ trụ nổ.
- Vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, vận tải quá cảnh, quản lý
và khai thác cảng, đại lý vận tải thủy, sửa chữa các phương tiện vận tải, thi
công, cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ, dịch vụ ăn nghỉ cho khách.
1.2 Bộ máy quản lý của công ty Vật liệu nổ công nghiệp

Công ty TNHH Vật liệu nổ công nghiệp hoạt động theo mô hình công ty
TNHH một thành viên. Bộ máy quản lý chung của công ty bao gồm: Hội đồng
Quản trị, Ban giám đốc, các phòng ban chức năng và bộ phận sản xuất trực
tiếp, bộ phận tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm tại các đơn vị trực thuộc công
ty.
1.2.1 Bộ phận gián tiếp
* Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty, được quyết định mọi vấn đề liên quan đến quản lý, quyền lợi của công
ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu công ty quy định tại
điều II điều lệ này.
* Ban kiểm soát HĐQT
Ban kiểm soát là tổ chức do HĐQT công ty vật liệu nổ công nghiệp
thành lập theo luật doanh nghiệp, hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt
động của công ty vật liệu nổ công nghiệp và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của
HĐQT.
* Ban Giám đốc công ty
Ban Giám đốc công ty gồm 1 Giám đốc và 3 phó Giám đốc.
Giám đốc công ty là người điều hành cao nhất trong công ty và do
HĐQT công ty cử ra. Tại công ty TNHH vật liệu nổ công nghiệp Chủ tịch HĐQT
kiêm Giám đốc công ty. Giám đốc công ty trực tiếp điều hành 2 phòng: phòng
Kiểm toán - thanh tra và phòng tổ chức cán bộ.
Dưới Giám đốc có 3 phó giám đốc và các phòng ban chức năng giúp
giám đốc quản lý điều hành hoạt động của toàn công ty.
- Phó giám đốc điều hành chỉ huy sản xuất trực tiếp chỉ đạo:
+ Phòng thương mại
+ Phòng kế hoạch & chỉ huy sản xuất.
+ Phòng lao động tiền lương.
- Phó giám đốc điều hành kỹ thuật công nghệ trực tiếp chỉ đạo:
+ Phòng kỹ thuật công nghệ.

+ Phòng thiết kế đầu tư
- Phó giám đốc hành chính quản trị, đời sống trực tiếp chỉ đạo:
+ Phòng quản trị
+ Phòng an toàn bảo vệ.
+ Phòng thương mại.
Riêng phòng thống kê kế toán tài chính do Kế toản trưởng công ty trực
tiếp chỉ đạo.
* Các phòng ban chức năng trong công ty
Công ty vật liệu nổ công nghiệp có 11 phòng ban chức năng. Trước đây công ty chỉ có 9 phòng
ban. Phòng kỹ thuật an toàn được tách ra thành 2 phòng: phòng kỹ thuật công nghệ và phòng An toàn bảo
vệ, phòng tổ chức nhân sự được tách ra thành 2 phòng: phòng quản trị và phòng tổ chức cán bộ. Việc chia
tách này nhằm đảm bảo cho các phòng ban thực hiện một cách tốt hơn các nhiệm vụ được giao, từng bước
nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty. Ngày 24/6/2003 Giám đốc
công ty Vật liệu nổ công nghiệp đã ban hành quyết định số 274/QĐ-TCCB về việc phê duyệt và ban hành quy
định chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty. Theo đó mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm
vụ riêng. Các phòng ban trong công ty bao gồm:
1. Phòng quản trị.
2. Phòng tổng hợp - pháp chế.
3. Phòng tổ chức cán bộ.
4. Phòng lao động tiền lương.
5. Phòng kế hoạch và chỉ huy sản xuất.
6. Phòng thiết kế đầu tư.
7. Phòng kỹ thuật công nghệ.
8. Phòng an toàn bảo vệ.
9. Phòng thương mại.
10. Phòng thống kê kế toán tài chính.
11. Phòng kiểm toán nội bộ, thanh tra.
1.2.2 Bộ phận trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty
Công ty có hệ thống các nhà máy, xí nghiệp, chi nhánh trên khắp cả

nước. Điều này xuất phát từ nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Như
chúng ta đã biết do tính chất đặc biệt của vật liệu nổ công nghiệp, quá trình
vận chuyển đòi hỏi phải được chuẩn bị một cách cẩn thận nhằm đảm bảo an
toàn. Việc xây dựng nhiều đơn vị trực thuộc trên cả nước là cần thiết để cung
cấp kịp thời vật liệu nổ công nghiệp cho thị trường, đồng thời giảm chi phí vận
chuyển, góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho
công ty. Hiện nay công ty có 23 đơn vị trực thuộc với 13 xí nghiệp, 8 xí nghiệp
và 1 trung tâm, 1 văn phòng đại diện. Trong đó có 16 đơn vị trực thuộc chịu sự
quản lý trực tiếp của công ty vật liệu nổ công nghiệp - đơn vị trực thuộc cấp
1- và 7 đơn vị trực thuộc cấp 2 (tức là chịu sự quản lý trực tiếp của đơn vị trực
thuộc cấp 1).
1. Xí nghiệp vật liệu nổ công nghiệp Quảng Ninh
2. Trung tâm vật liệu nổ công nghiệp.
3. Xí nghiệp vật liệu nổ công nghiệp và cảng Bạch Thái Bưởi .
4. Xí nghiệp vật liệu nổ công nghiệp.
5. Xí nghiệp vật liệu nổ công nghiệp Bắc Cạn.
6. Xí nghiệp vật liệu nổ công nghiệp Sơn La.
7. Xí nghiệp vật liệu nổ công nghiệp Ninh Bình.
8. Xí nghiệp vật liệu nổ công nghiệp Đà Nẵng
9. Xí nghiệp vật liệu nổ công nghiệp Khánh Hòa.
10.Xí nghiệp vật liệu nổ công nghiệp Gia Lai.
11.Xí nghiệp vật liệu nổ công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu.
12.Xí Nghiệp vận tải thủy bộ Bắc Ninh.
13.Xí Nghiệp vận tải sông biển Hải Phòng.
14.Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội.
15.Chi nhánh vật liệu nổ công nghiệp Lào Cai.
16.Chi nhánh vật liệu nổ công nghiệp Lai Châu.
17.Chi nhánh vật liệu nổ công nghiệp Hà Nam.
18.Chi nhánh vật liệu nổ công nghiệp Nghệ an.
19.Chi nhánh vật liệu nổ công nghiệp Phú Yên.

20.Chi nhánh vật liệu nổ công nghiệp Đồng Nai.
21.Chi nhánh vật liệu nổ công nghiệp Quãng Ngãi.
22.Chi nhánh vật liệu nổ công nghiệp Hà Tuyên.
23.Văn phòng đại diện Vật liệu nổ công nghiệp Kiên Giang.
Tất cả 23 đơn vị thành viên trực thuộc công ty đều tổ chức hạch toán
không đầy đủ phụ thuộc vào sự phân cấp của công ty. Các đơn vị thành viên có
mối liên hệ mật thiết với nhau về lợi ích kinh tế và nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh.
1.3 Bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại công ty
1.3.1 Bộ máy kế toán của công ty
Như chúng ta đã biết ở trên công ty vật liệu nổ công nghiệp bao gồm 23
đơn vị thành viên trực thuộc trên cả nước. Các đơn vị thành viên có mối quan
hệ mật thiết với nhau trong lợi ích kinh tế và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Mô hình sản xuất ở mỗi xí nghiệp có tính chất khác nhau, do đó phương pháp
hạch toán cũng mở ra theo yêu cầu của công tác quản lý. Hơn nữa các đơn vị
trực thuộc hạch toán phụ thuộc, không tiến hành hạch toán lãi lỗ tại mỗi đơn
vị mà chỉ tính ra chênh lệch giữa thu nhập và chi phí sau đó gửi phần chênh
lệch thu chi lên phòng thống kê kế toán tài chính của công ty. Dựa vào các báo
cáo quyết toán hàng tháng của các đơn vị phòng thống kê kế toán của công ty
sẽ tiến hành tổng hợp số liệu xác định kết quả kinh doanh cho toàn công ty.
Chính vì vậy mà mạng lưới tổ chức hạch toán trong toàn công ty đã và đang tổ
chức theo mô hình nửa tập trung, nửa phân tán. Theo mô hình này, phòng kế
toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ tiếp nhận chứng từ ghi sổ, xử lý
thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của mình. Các xí nghiệp
thành viên hạch toán phụ thuộc được công ty khoán doanh số với từng xí
nghiệp, giao vốn cho các xí nghiệp để tự chủ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các xí nghiệp có mạng lưới kế toán riêng và thực hiện hạch toán kế toán theo
phương pháp chưa đầy đủ
1.
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức công tác kế toán của công ty

Mỗi bộ phận kế toán có chức năng và nhiệm vụ riêng.
Kế toán
trưởng
Phó phòng kế
toán
KT
côn
g nợ
KT
vật

chi
KT
thuế
KT
than
h
toán
KT
tổn
g
hợp
Thủ
quỷ
kiêm
thốn
KT
tiền
lươn
g

KT
TSCĐ
XDCB
nguồn
vồn
Kế toán trưởng:
Kế toán trưởng có nhiệm cụ tổ chức bộ máy kế toán ở công ty trên cơ
sở xác định đúng khối lượng công tác kế toán nhằm thể hiện hai chức năng cơ
bản của kế toán là thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh thông qua phó
phòng kế toán để điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán, chịu
trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán tài chính của công ty, kiểm tra
việc thực hiện chế độ, thể lệ quy định của Nhà nước về lĩnh vực kế toán cũng
như lĩnh vực tài chính.
Phó phòng kế toán:
Phó phòng kế toán có nhiệm vụ phụ trách công tác tổng hợp, hướng
dẫn hạch toán thống nhất từ công ty đến xí nghiệp và thay kế toán trưởng khi
được ủy quyền, có nhiệm vụ trợ giúp kế toán trưởng.
Kế toán tổng hợp:
Kế toán tổng hợp giúp kế toán trưởng trong việc tạo lập các thông tin
kinh tế, lập báo cáo định kỳ để báo cáo Tổng công ty Than và các cơ quan Nhà
nước.
Kế toán vật tư, chi phí, giá vốn, tiêu thụ:
Kế toán vật tư, hàng hóa có nhiệm vụ hạch toán tổng hợp, chi tiết nhập
- xuất -tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
Kế toán chi phí, giá vốn, tiêu thụ thực hiện việc hạch toán chi tiết, tổng
hợp chi phí bán hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên, hạch toán
doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ.
Kế toán thanh toán:
Kế toán thanh toán theo dõi sự biến động tăng, giảm tiền mặt có tại
quỹ của công ty, biến động tăng giảm tiền của công ty ở tài khoản mở tại ngân

hàng, theo dõi việc thu chi ngoại tệ phát sinh trong quá trình nhập khẩu.
Kế toán công nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán, công
nợ nội bộ công ty:
Kế toán công nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán, công nợ nội
bộ công ty có nhiệm vụ hạch toán chi tiết, tổng hợp công nợ phải thu, phải trả
người mua, người bán và công nợ nội bộ giữa xí nghiệp với xí
nghiệp, xí nghiệp với công ty, công ty với công ty.
Kế toán tiền lương:
Kế toán tiền lương có nhiệm vụ hạch toán tình hình thanh toán với cán
bộ, công nhân viên về tiền lương, tiền thưởng, các khoản trích theo lương theo
chế độ hiện hành.
Kế toán TSCĐ, XDCB:
Kế toán TSCĐ, XDCB có nhiệm vụ hạch toán về nguyên giá, tính trích
khấu hao TSCĐ, lập thủ tục và trích hội đồng giá về các công trình sữa chữa
lớn, mua sắm TSCĐ của các xí nghiệp và công ty.
Kế toán thuế:
Kế toán thuế có nhiệm vụ hạch toán tình hình thanh toán với ngân sách
Nhà nước về các khoản thuế.
Thủ quỹ:
Thủ quỹ có nhiệm vụ thu chi tiền mặt của công ty theo các chứng từ hợp
lệ do kế toán lập, ghi sổ theo dõi tình hình tiền mặt tại công ty.
1.3.2 Tổ chức công tác kế toán trong công ty
Như đã trình bày ở trên, công ty Vật liệu nổ công nghiệp là một doanh
nghiệp có quy mô lớn với tổng cộng 23 đơn vị thành viên trên khắp cả nước.
Ngành nghề kinh doanh của công ty Vật liệu nổ công nghiệp khá đa dạng,
không chỉ có sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp, công ty còn kinh doanh nhiều
mặt hàng khác như sản xuất đồ bảo hộ lao động, sản xuất giấy sinh hoạt hay
thực hiện các dịch vụ về khoan nổ mìn... Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của
đơn vị mình, trong công tác kế toán công ty áp dụng hình thức hạch toán Nhật
ký - chứng từ.

Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:
- Niên dộ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12.
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi cháp kế toán là Việt Nam đồng
(VNĐ). Nguyên tắc phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác tính ra tiền
VNĐ là dựa trên tỷ giá thực tế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời
điểm chuyển đổi.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Phương pháp bình quân gia quyền.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ.
1.3.2.1 Chế độ chứng từ
Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, công ty được phép của Bộ tài
chính sử dụng loại hóa đơn dặc thù dành cho sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp do công ty tự in. Hàng
tháng căn cứ vào kế hoạch tiêu thụ của từng đơn vị trực thuộc công ty sẽ giao cho các đơn vị HĐBH do
công ty tự in để các đơn vị sử dụng trong quá trình bán hàng. Công ty trực tiếp quản lý số hóa đơn giao
cho các đơn vị trực thuộc, đảm bảo tính trung thực và đầy đủ của các nghiệp vụ. Ngoài các HĐBH đặc thù
cho sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp công ty còn sử dụng các loại hóa đơn chúng từ khác theo quy định
hiện hành của Bộ Tài chính.
1.3.2.2 Hệ thống tài khoản
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản do Bộ tài chính ban hành cho các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Vì công ty có quy mô lớn với nhiều nghiệp
vụ kinh tế xảy ra tại 23 đơn vị trực thuộc khác nhau nên hệ thống các tài
khoản của công ty được thiết kế một cách chi tiết hơn. Công ty vật liệu nổ công
nghiệp mở chi tiết tài khoản cho từng đơn vị trực thuộc, từng khách hàng và
từng nhà cung cấp. Điều này tạo thuận lợi cho công tác kế toán của công ty.
Công ty thường xuyên cập nhật và vận dụng đúng theo các quy định hiện
hành của Bộ tài chính về hệ thống các tài khoản áp dụng cũng như những quy
định hạch toán trên tài khoản, các quan hệ đối ứng. Để theo dõi tình hình
thanh toán với các đơn vị thành viên, công ty Vật liệu nổ công nghiệp sử dụng

TK 136, TK 336. Hai TK này được mở chi tiết cho từng đơn vị.
1.3.2.3 Sổ kế toán
Công ty sử dụng các loại sổ sau:
- Nhật ký chứng từ:
Nhật ký chứng từ là sổ kế toán tổng hợp, dùng để phản ánh toàn bộ các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các TK. Một NKCT có thể mở cho
một TK hoặc cho một số TK có nội dung kinh tế giống nhau hoặc
quan hệ đối ứng mật thiết với nhau.
Công ty sử dụng 10 loại sổ NKCT, từ NKCT số 1 đến NKCT số 10.
- Bảng kê:
Có 10 bảng kê, đánh số từ 1 đến 11 (không có bảng kê số 7).
- Bảng phân bổ:
Bảng phân bổ là bảng dùng để tập hợp chi phí phát sinh nhiều lần và
thường xuyên hoặc các chi phí đòi hỏi phải tập hợp, tính toán và phân bổ cho
nhiều đối tượng. Có 4 bảng phân bổ: số 1, số 2, số 3, số 4.
- Sổ cái:
Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm, mỗi tờ sổ dùng cho một
TK trong đó phản ánh số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng
hoặc cuối quý.
- Sổ chi tiết:
Có 6 loại sổ hạch toán chi tiết, được đánh số từ 1 đến 6.
1.3.2.4. Hệ thống các báo cáo tài chính
Cuối mỗi niên độ kế toán (vào ngày 31/12 hàng năm) sau khi tiến hành
tổng hợp, đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán và thực hiện bút toán khóa sổ, kế
toán công ty căn cứ vào các số liệu thu được lập các báo cáo tài chính theo luật
định. Các báo cáo tài chính bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Ngoài ra, định kỳ (quý, năm) công ty còn phải lập báo cáo quản trị theo
yêu cầu để nộp lên cho Tổng công ty than Việt Nam.
- Báo cáo khoản phải thu và phải trả.
- Báo cáo tăng giảm nguồn vốn kinh doanh.
- Báo cáo tăng, giảm nguyên giá và hao mòn TSCĐ.
- Báo cáo trích và sử dụng nguồn vốn khấu hao cơ bản.
Ta có trình tự ghi sổ theo hình thức NKCT như sau:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc và các bảng phân bổ, kế
toán lập bảng kê và sổ kế toán chi tiết. Cuối tháng, từ bảng kê và các sổ kế toán
chi tiết, kế toán lập NKCT. Từ NKCT lập ra sổ cái. Từ sổ chi tiết lập bảng tổng
hợp chi tiết. Cuối cùng căn cứ vào bảng kê, NKCT và bảng tổng hợp chi tiết kế
toán lập báo cáo tài chính vào cuối tháng để theo dõi tình hình quyết toán của
công ty.
Đối với công ty Vật liệu nổ công nghiệp, trình tự tổ chức ghi sổ cũng
được tiến hành như trên. Tuy nhiên do mô hình tổ chức kế toán của công ty là
mô hình hỗn hợp. Phần lớn các hoạt động sản xuất và bán hàng được thực
hiện ở các đơn vị trực thuộc. Mỗi đơn vị trực thuộc đều có bộ máy kế toán
riêng. Quá trình hạch toán từ các chứng từ gốc và bảng phân bổ vào NKCT,
cũng như vào bảng kê, sổ chi tiết, rồi sau đó lập ra sổ cái, bảng tổng hợp chi
tiết được thực hiện ngay dưới các đơn vị. Cuối mỗi tháng các đơn vị tính ra
chênh lệch thu chi rồi gửi lên phòng kế toán tổng hợp của công ty để phòng kế
toán công ty tổng hợp số liệu toàn công ty lập các báo cáo tài chính cho toàn
công ty.

Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu.
Sơ đồ 3: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức NKCT
Như đã trình bày ở trên, do đặc điểm ngành nghề kinh doanh, và quy
mô của công ty rộng khắp trên cả nước nên công ty Vật liệu nổ công nghiệp xây

dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán của mình theo mô hình kế toán hỗn hợp
- nửa tập trung, nửa phân tán. Tại các đơn vị trực thuộc tiến hành hạch toán
bình thường nhưng cuối tháng không xác định kết quả lãi lỗ mà chỉ tính ra
chênh lệch thu chi, sau đó nộp báo cáo lên cho bộ phận kế toán của công ty. Từ
các báo cáo do các đơn vị trực thuộc nộp lên, phòng kế toán công ty sẽ tổng
hợp lại để xác định kết quả kinh doanh cho toàn công ty. Theo đó tại các đơn vị
trực thuộc không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà thuế thu nhập
doanh nghiệp được công ty nộp chung cho toàn công ty.
Chứng từ gốc và
các bảng phân bổ
Thẻ v sà ổ kế
toán chi
Bảng kê
Nhật ký chứng
từ
Bảng tổng
hợp chi
Sổ cái
Báo cáo t ià
chính
Sơ đồ 4: Sơ đồ về mô hình tổ chức bộ máy kế toán
của công ty Vật liệu nổ công nghiệp
1.3.3 Sử dụng phần mềm kế toán máy tại công ty
Để phục vụ một cách tốt nhất công tác kế toán trong công ty, từng bước
hiện đại hóa bộ máy kế toán đáp ứng nhu cầu quản lý và cung cấp thông tin
cần thiết một cách nhanh chóng và kịp thời, đồng thời giảm nhẹ khối lượng
công tác kế toán cho bộ phận kế toán, công ty Vật liệu nổ công nghiệp sử dụng
phần mềm kế toán máy.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều phần mềm kế
toán khác nhau, phục vụ nhu cầu quản lý kế toán đa dạng về quy mô, hình thức

sở hữu và tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty Vật liệu nổ công
nghiệp áp dụng phần mềm kế toán máy Fast Accounting 2002. Fast Accounting
là sản phẩm của công ty Cổ phần phần mềm Tài chính kế toán, chuyên cung
Kế toán đơn vị
cấp trên
Kế toán
Bộ
phận
kiểm
tra
Kế
toán
các
hoạt
Bộ phận
tổng
hợp báo
cáo từ
Kế toán
các đơn
vị trực
thuộc
Đơn vị kinh tế
trực thuộc
Nhân
viên
hạch
toán
ban đầu
Nhân

viên
hạch
toán
ban đầu
cấp các giải pháp phần mềm tài chính kế toán và quản trị doanh nghiệp. Phần
mềm kế toán Fast Accounting luôn được hoàn thiện và phát triển để đáp ứng
ngày càng đủ hơn các yêu cầu về thông tin quản lý trong nền kinh tế thị
trường. Trong những phiên bản trước đó, Fast Accounting 2001, trên cơ sở đúc
kết kinh nghiệm và dựa vào kết quả nghiên cứu các phần mềm của hãng hàng
đầu trên thế giới trong lĩnh vực phần mềm kế toán, Công ty cổ phần phần mềm
Tài chính kế toán đã thực hiện một loạt các cải tiến về tổ chức các phân hệ, về
phần nhập chứng từ, lọc dữ liệu và lên báo cáo, về quản lý VAT.
Các loại chứng từ được sử dụng trong Fast Accouting:
+ Phiếu kế toán tổng quát dùng để cập nhật các bút toán phân bổ, kết
chuyển, điều chỉnh.
+ Phiếu kế toán tổng quát dùng để cập nhật các bút toán định kỳ.
+ Phiếu kế toán tổng quát dùng để cập nhật các bút toán phân bổ tự
động.
+ Phiếu kế toán tổng quát dùng để cập nhật các bút toán kết chuyển tự
động.
Chương trình Fast Accounting 2002 cũng sử dụng các sổ kế toán theo
hình thức Nhật ký chứng từ, đồng thời đưa ra các báo cáo tài chính, báo cáo
thuế, bảng kê chứng từ, bảng cân dối số phát sinh ...
Sơ đồ 5: Sơ đồ liên kết các phân hệ kế toán trong Fast Accouting.
Số tiền quỹ mặt
Tiền gửi
ngân h ngà
Tổng
hợp
VỐN BẰNG TIỀN

Phiếu
Thu/Chi
Sổ chi tiết
t i khoà ản
Nhật ký
chung
Chứng từ
Báo cáo bán
h ngà
PHẢI THU
Hóa đơn bán
h ng phià ếu
nhập h ngà
Báo cáo t ià
chính
Bảng cân đối
kế toán
Kết quả HĐ
Báo cáo mua
h ngà
PHẢI TRẢ
Phiếu nhập
mua
Phiếu xuất
Thẻ kho
Báo cáo
xuất -
Nhập - tồn
H NG TÀ ỒN KHO
Phiếu nhập

Phiếu xuất,
xuất điều
Báo cáo chi
phí giá
Thẻ TSCĐ
Bảng tính
khấu hao
TSCĐ
NGHIỆP VỤ
KH CÁ
T I SÀ ẢN
CỐ ĐỊNH
Sơ đồ 6: Quy trình xử lý số liệu.
Nghiệp vụ kinh
tế phát sinh
Lập
Chứng từ
KT
Nhập chứng
từ v o cácà
phân hệ
Các tệp nhật
Chuyển sang
Tệp sổ cái
Lên báo cáo
Sổ sách kế
toán
Báo cáo t ià
1.3.4 Quy trình hạch toán đối với phần hành tiêu thụ và xác định kết qủa tiêu thụ thành phẩm tại
công ty.

Công ty Vật liệu nổ công nghiệp sử dụng kế toán máy để hạch toán các nghiệp cụ kinh tế phát sinh,
quy trình hạch toán trên máy như sau:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng

Sơ đồ 7: Quy trình hạch toán trên máy.
II - THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC
ĐỊNH KQKD TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
2.1 Đặc điểm thành phẩm
Công ty Vật liệu nổ công nghiệp kinh doanh đa ngành bao gồm sản xuất, thương mại, dịch vụ. Sản
xuất và kinh doanh thuốc nổ là ngành kinh doanh chính của công ty với 4 loại sản phẩm chính là: thuốc nổ
Anfo thường, anfo chịu nước, thuốc nổ AH1, thuốc nổ Zecno. Là hàng hoá đặc biệt dễ cháy nổ, độc hại, đòi hỏi
tính an toàn cao, do đó quy trình sản xuất thuốc nổ được thiết kế, giám sát nghiêm ngặt, sản phẩm làm ra
phải tiến hành kiểm tra kỹ trước khi nhập kho, yêu cầu bảo quản tại kho, vận chuyển cũng rất khắt khe, làm
cho chi phí quản lý, chi phí bán hàng đối với những loại sản phẩm này cao hơn so với những hàng hoá thông
thường khác.
Bốn loại thuốc nổ chính của công ty là Anfo thường, Anfo chịu nước, AH1, Zecno được đóng gói riêng
và phân biệt rõ ràng từng loại với nhau bởi mẫu mã, bao bì và ký hiệu khác nhau. Kết thúc quy trình sản
Chứng từ gốc
v các bà ảng
Máy
Bảng tổng
hợp đối
ứng của
một TK
Sổ chi tiết TK
131, 632, 641, 511,...
Bảng kê số 5,
11

NKCT liên quan
Nhật ký chứng từ số
8
Sổ cái TK 632, 641,
642, 511, 911
Báo cáo KQKD VLN
xuất, mỗi sản phẩm làm ra chỉ có một loại chất lượng duy nhất, không có thành phẩm phụ, và không có bán
thành phẩm. Thành phẩm của công ty được quản lý theo 2 mặt là khối lượng và giá trị, mặt khối lượng được
theo dõi tại các kho thuộc công ty theo phương pháp thẻ song song, phòng thống kê, kế toán tài chính, phòng
thương mại theo dõi thành phẩm cả về số lượng và giá trị, hàng tháng có sự đối chiếu giữa các phòng ban.
Nhà nước thống nhất về quản lý các thủ tục hành chính, hàng được bán ra cho các khách hàng chỉ
khi những khách hàng này được Chính phủ cho phép mua, hay nói cách khác mặt hàng vật liệu nổ công
nghiệp chỉ được phép "mua của những người được phép bán, bán cho những người được phép mua". Giá
bán của các mặt hàng này phải được ban vật giá Chính phủ duyệt hàng tháng.
2.2 Kế toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm
2.2.1 Đặc điểm tiêu thụ và thể thức thanh toán
Công ty Vật liệu nổ công nghiệp cùng với một số đợn vị kinh doanh thuốc nổ quân đội - công ty GAET
thuộc Bộ quốc phòng - là những nhà cung cấp thuốc nổ chính cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Mặt dù là
mặt hàng Nhà nước quản lý, chỉ đạo giá nhưng giữa các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này vẫn có sự
cạnh tranh nhau để tồn tại trên thị trường. Hiện nay công ty Vật liệu nổ công nghiệp là đầu mối dân sự duy
nhất dược Chính phủ cho phép sản xuất kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực
này. Những năm gần đây tuy thị phần của công ty trên thị trường có giảm do sự cạnh tranh của công ty
GAET - Bộ quốc phòng nhưng thị phần của công ty luôn chiếm trên 80%. Điều này chứng tỏ sự lớn mạnh của
công ty. Công ty đã và đang tìm mọi cách để thu hút khách hàng mới cũng như duy trì mối quan hệ tốt với
các khách hàng truyền thống của công ty.
Sản phẩm của công ty được tiêu thụ chủ yếu trong các khu vực khai thác than, khai thác đá, do đó
trong chiến lược tiêu thụ sản phẩm của mình công ty luôn gắn chặt với các thị trường này. Đối với các khách
hàng truyền thống công ty thực hiện các chính sách ưu tiên trong tiêu thụ như: Luôn luôn bảo đảm yêu cầu
về số lượng và chủng loại khi tiêu thụ kể cả trong lúc sản phẩm của công ty đang thiếu, ưu tiên về thời hạn
thanh toán và các ưu đãi khác ...

Sản phẩm của công ty thường tiêu thụ chậm trong mùa mưa. trong mùa tiêu thụ khó khăn này công
ty thực hiện kế hoạch giảm giá tiêu thụ, kéo dài thời hạn thanh toán cho những khách hàng mua hàng trong
thời gian này. Đến mùa tiêu thụ mạnh công ty tiến hành phân phối công bằng và công khai lượng hàng bán
cho từng khách hàng, ưu tiên những bạn hàng gắn bó với công ty trong mùa tiêu thụ khó khăn. Nhờ vậy mà
uy tín của công ty trên thị trường ngày càng lớn mạnh, khách hàng đến với công ty ngày một đông.
Công ty thực hiện phương thức tiêu thụ thuốc nổ duy nhất là tiêu thụ trực tiếp, phương thức tiêu
thụ trực tiếp được áp dụng thống nhất trong toàn công ty. Ngoài quan hệ mua bán nội bộ giữa công ty với
các đơn vị thành viên trực thuộc công ty thì công ty không còn quan hệ mua bán nội bộ khác kể cả quan hệ
mua bán giữa công ty và Tổng công ty than, hoặc giữa công ty và các doanh nghiệp khác thuộc Tổng công ty
Than.
Thời hạn và phương thức thanh toán:
Với phương thức bán hàng trực tiếp thì thời hạn và phương thanh toán tiền bán các sản phẩm, dịch
vụ được quy định như sau:
* Đối với khách hàng ngoài Tổng công ty Than Việt Nam:
- Chủ yếu áp dụng hình thức thanh toán ngay: Khách hàng trả tiền trước khi nhận hàng. Khách
hàng trả bằng tiền mặt, chuyển khoản ... khi nhận hàng hoặc xác nhận thực hiện xong dịch vụ.
- Đối với bạn hàng truyền thống, bạn hàng có hợp đồng mua hàng dài hạn, bạn hàng có quan hệ hai
chiều có thể thanh toán trả chậm tối đa 30 ngày sau khi hoàn tất thủ tục giao hàng hay dịch vụ. Trường hợp
ngoại lệ do HĐQT công ty quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, Thời hạn thanh toán phải
được ghi rõ trong hợp đồng. Nếu vượt quá thời hạn thanh toán đã ghi trong hợp đồng thì phải thu lãi theo
lãi suất quá hạn ngân hàng.
* Đối với khách hàng trong Tổng công ty Than Việt Nam:
- Khi ký kết các hợp đồng cung ứng các sản phẩm và dịch vụ trong Tổng công ty Than Việt Nam, các
đơn vị phải xác định mức dư nợ thường xuyên với thời hạn thanh toán không quá 30 ngày kể từ khi hoàn tất
thủ tục giao hàng. Trường hợp ngoại lệ do HĐQT công ty quyết định.
- Hàng tháng các đơn vị lập biên bản đối chiếu công nợ giữa hai đơn vị để gửi Tổng công ty thanh
toán bù trừ công nợ.
2.2.2 Tài khoản sử dụng và chứng từ kế toán
Tài khoản sử dụng:
Hệ thống tài khoản của công ty được thiết kế trên cơ sở đặc điểm riêng của công ty và phù hợp với

chế độ theo quy định của Bộ Tài chính nhằm phục vụ đầy đủ cho công tác quản lý tại công ty, kế toán sử dụng
một số tài khoản sau để hạch toán quá trình tiêu thụ thành phẩm.
* TK 155 - Thành phẩm.
Tài khoản này được chi tiết thành 2 tài khoản cấp hai để phân biệt thành phẩm ở văn phòng công
ty và thành phẩm ở các đơn vị trực thuộc khác:
TK 1551: Thành phẩm tại công ty.
TK 1552: Thành phẩm tại các đơn vị trực thuộc.
TK 1551 được chi tiết thành hai tiểu khoản:
TK 15511: Thành phẩm VLN.
TK 15512: Thành phẩm khác.
* TK 511: Doanh thu bán hàng.
Tài khoản này được chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2 như sau:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá.
TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm.
TK 5113: Doanh thu cung cấp lao, dịch vụ.
TK 5114: Doanh thu hỗ trợ giá (nếu có).
Ngoài ra TK 511 còn được chi tiết để theo dõi doanh thu của công ty và doanh thu ở các đơn vị trực
thuộc khác như là:
TK 51121: Doanh thu bán thành phẩm tại công ty.
TK 51122: Doanh thu bán thành phẩm tại các đơn vị trực thuộc.
Trong phạm vi của đề tài em chỉ xin nghiên cứu doanh thu bán thành phẩm - TK 5112. Tài khoản
này được chi tiết để phân biệt doanh thu bán thành phẩm VLN và doanh thu bán thành phẩm khác.
TK 511211: Doanh thu bán thành phẩm VLN tại công ty.
TK 511212: Doanh thu bán thành phẩm khác tại công ty.
* TK 131: Phải thu khách hàng.
Tài khoản này được chi tiết theo từng đối tượng khách hàng, loại hàng hoá phát sinh theo địa điểm
là công ty hay ở các đơn vị trực thuộc khác.
TK 13111: Phải thu khách hàng mua VLN tại công ty.
TK 13112: Phải thu khách hàng mua hàng hoá khác tại công ty.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác liên quan đến tiêu thụ thành phẩm như:

TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
TK 111: Tiền mặt.
TK 112: tiền gửi ngân hàng.
Chứng từ hạch toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm:
Kế toán sử dụng một số chừng từ chủ yếu sau để hạch toán quá trình tiêu thụ thành phẩm:
- Hoá đơn GTGT theo quy định của Bộ Tài chính do phòng thương mại lập.
- Hoá đơn GTGT do công ty tự in (có sự cho phép của Bộ Tài chính và đã đăng ký tại cơ quan thuế).
- Phiếu thu tiền do công ty tự in và thủ quỷ lập.
- Giấy báo Có của ngân hàng.
Khi bán hàng cho khách hàng, phòng Thương mại sẽ lập hoá đơn GTGT, hoá đơn này được lập thành
3 liên (đặt giấy than viết một lần).
Liên 1: Lưu tại nơi lập hóa đơn.
Liên 2: giao cho khách hàng.
Liên 3: Khách hàng cầm xuống kho để làm chứng từ cho thủ kho xuất hàng. Căn cứ vào liên 3 này
thủ kho lập phiếu xuất kho và tiến hành xuất kho cho khách hàng số hàng đúng theo nội dung của hóa đơn.
Thủ kho vao sổ giao nhận chứng từ. Sau đó thủ kho gửi liên 3 cho phòng kế toán.
Ví dụ: Ngày 17/12/2003 Công ty Vật liệu nổ công nghiệp bán cho Công ty Hóa chất 21 (Z21) 100
tấnthuốc nổ Zecno, Giá bán chưa có thuế là 843.333.300 đồng, thuế GTGT là 4.216.665 đồng. Kế toán lập hoá
đơn GTGT theo mẫu sau:
Biểu số 01:
TỔNG CÔNG TY THAN Phát hành theo CV số 4660 TC/AC
VIỆT NAM HOÁ ĐƠN (GTGT) Ngày 07/12/1998 của TCT
Mã số: 5700100256-1 Liên 1 (lưu). AA /02
Đơn vị: ................. Số: 43436
Ngày 17 tháng 12 năm 2003.
Đơn vị bán: Công ty Vật liệu nổ công nghiệp.
Địa chỉ: Phường phương liệt - Quận thanh Xuân - TP Hà Nội.
Điện thoại: 04.8645378. Số Tài khoản:
Mã số: 0100101072-1
Họ và tên người mua: Nguyễn Văn Tuấn

Đơn vị: Công ty Hóa chất 21 (Z21).
Địa chỉ: Thành phố Việt Trì - Phú Thọ Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: Thanh toán chậm Mã số: 0100356865-1
STT
TÊN HÀNG HOÁ,
DỊCH VỤ
Đvị tính
(đồng)
Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1x2
1 Thuốc nổ Zecno Tấn 100 8.433.333 843.333.300
Cộng tiền hàng: 843.333.300
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 442.166.665
Tổng cộng thanh toán: 885.499.965.
Số tiền bằng chữ: Tám trăm tám mươi lăm triệu bốn trăm chín mươi chín nghìn chín tăm sáu mươi lăm
đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký,đóng dấu, ghi họ tên)
2.2.3 Hạch toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm
Tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, do đó doanh thu
bán hàng của công ty là doanh thu không có thuế GTGT. Hàng ngày căn cứ vào Hoá đơn bán hàng GTGT (liên
3) kế toán tiêu thụ vào máy theo định khoản: (Ta lấy nghiệp vụ bán hàng từ ví dụ trên).
Nợ TK 1312.01.1: 885.499.965
Có TK 511211: 843.333.300
Có TK 3331: 42.166.665
Số liệu trên sẽ được theo dõi trên "Sổ chi tiết doanh thu bán hàng" (Mẫu số 2). Sổ này được mở từng
tháng, mỗi nghiệp vụ doanh thu phát sinh được ghi trên một dòng sổ theo trình tự thời gian.
Cuối tháng máy tự động tổng hợp phát sinh bên Nợ và Có trên Sổ chi tiết doanh thu, tiến hành vào
“Sổ tổng hợp phát sinh theo đối ứng tài khoản" (Mẫu số 03). Sổ này theo dõi theo từng tháng, mỗi dòng trên
sổ được ghi theo tổng số phát sinh Nợ, phát sinh Có của mỗi loại tài khoản đối ứng với doanh thu bán VLN.

Số liệu tổng cộng trên sổ chi tiết doanh thu sẽ được máy đưa vào Nhật ký chứng từ số 8 (Mẫu số 04). NKCT số
8 ghi Có TK 511, ghi Nợ TK liên quan.
Sổ cái TK 511, máy tự động lập vào cuối tháng trên cơ sở: Tổng phát sinh có lấy từ NKCT số 8 đối
ứng với tổng phát sinh Có của TK 911. Số liệu trên sổ cái được dùng để ghi vào Báo cáo kết quả kinh doanh
VLN trong tháng 12 năm 2003 tại công ty Vật liện nổ công nghiệp.
Ghi hàng ngày.
Ghi cuối tháng.
Sơ đồ 8: Trình tự hạch toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm
Chứng từ
gốc
NKCT
số 8
Sổ chi
tiết
Máy
Sổ cái TK
511
Tổng hợp PS đối
ứng theo một TK
Boá cáo
KQKD
Biểu số 02:
TỔNG CÔNG TY THAN VIỆT NAM
CÔNG TY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
TK 511211 - DOANH THU THÀNH PHẨM VLN - VĂN PHÒNG
Từ ngày 01 /12 đến ngày 31/12 năm 2003
Số dư đầu kỳ: 0
Đơn vị: Đồng
Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh

Ngày
số Nợ Có
05/1
2
15505
Bán hàng cho công ty VL XD Bài Thơ.
1312.01.2 4.000.000
10/1
2
43429
Bán hàng cho Công ty cơ điện và VLN
31 (Z131).
1312.01.1 391.560.000
13/1
2
43430
Bán hàng cho Công ty cơ khí hoá chất
13 (Z113).
1312.01.1 293.670.000
...... ......
............. ...... ......
......
17/1
2
43436
Bán hàng cho Z21
1312.01.2 843.333.300
30/1
2
43447

Bán hàng cho Công ty Cơ khí Hóa chất
13 (Z113)
1312.01.1 391.560.000
31/1
2
KC03
Kết chuyển Doanh thu thuần
9112.01 4.833.696.600
Cộng PS Nợ: 4.833.696.600
Cộng PS Có: 4.833.696.600
Số dư cuối kỳ: 0
Ngày10 tháng 01 năm 2004
Kế toán trưởng Người ghi sổ
Biểu số 03:
TỔNG CÔNG TY THAN VIỆT NAM
CÔNG TY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
SỔ TỔNG HỢP THEO MỘT TÀI KHOẢN
TK 511211 - DOANH THU THÀNH PHẨM VLN - VĂN PHÒNG
Tháng 12 năm 2003
Số dư đầu kỳ: 0
Đơn vị: Đồng
Tên tài khoản đối ứng TK đối
ứng
Phát sinh Nợ Phát sinh Có
Phải thu khách hàng Công ty VL XD Bài Thơ 1312.01.2 4.000.000
Phải thu khách hàng Công ty cơ điện và VLN
31 (Z131)
1312.01.1 391.560.000
Phải thu khách hàng Công ty cơ khí hoá chất
13 (Z113)

1312.01.1 293.670.000
Phải thu khách hàng Công ty cơ điện và VLN
(Z131)
1312.01.1 391.560.000
................... ......... .........
Phải thu khách hàng Công ty Hóa chất 21
(Z21)
1312.01.2 843.333.300
Phải thu khách hàng Công ty cơ khí hoá chất
13 (Z113)
1312.01.1 391.560.000
Kết quả kinh doanh - VLN 9112.01 4.333.696.600
Cộng PS Nợ: 4.833.696.600
Cộng PS Có: 4.833.696.600
Số dư cuối kỳ: 0
Ngày 10 tháng 1 năm 2004
Kế toán trưởng Người lập biểu
CÔNG TY VLN CÔNG NGHIỆP.
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 511211
Năm 2003
Số dư đầu năm
Nợ Có
Đơn vị: Đồng
TK đối ứng Tháng 1 ........... Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
9112.01 4.833.696.600
Cộng PS Nợ 4.833.696.600
Cộng PS Có
Dư Nợ cuối
Dư có cuối
Ngày 10 tháng 01 năm 2004

Kế toán trưởng Người ghi sổ
2.3 Kế toán tiêu thụ nội bộ
Ngoài quan hệ mua bán với các đơn vị bên ngoài thì Công ty Vật liệu nổ
công nghiệp còn có quan hệ tiêu thụ nội bộ giữa Công ty với các đơn vị trực
thuộc, giữa các đơn vị trực thuộc với nhau. Doanh thu tiêu thụ nội bộ chiếm
một tỷ trọng khá lớn trong tổng số doanh thu tiêu thụ thành phẩm của công ty.
2.3.1 Tài khoản sử dụng và chứng từ kế toán
Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán tiêu thụ nội bộ công ty sử dụng các tài khoản sau:
* TK 512 - Doanh thu nội bộ.
Tài khoản này được chi tiết cho Văn phòng công ty và các đơn vị trực
thuộc.
TK 5121 - Doanh thu nội bộ - Văn phòng công ty
TK 5122 - Doanh thu nội bộ - Đơn vị trực thuộc.
Tài khoản 5121 được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 3 để hạch toán riêng
doanh thu tiêu thụ nội bộ của vật liệu nổ và doanh thu tiêu thụ nội bộ hàng
hoá, thành phẩm khác.
TK 51211 - Doanh thu nội bộ - vật liệu nổ - văn phòng
TK 51212 - Doanh thu nội bộ - hàng hoá khác -Công ty
* TK 136 - Phải thu nội bộ
Tài khoản này được mở chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2:
TK 136.01 - phải thu nội bộ -Công ty.
TK 136.02 - Phải thu nội bộ - Đơn vị trực thuộc.
Ngoài ra Tk 1361 cũng được chi tiết cho từng đối tượng. Điều này tạo
thuận lợi cho công ty trong việc theo dõi các quan hệ nội bộ, từ đó có chính
sách đúng đắn, phù hợp, thúc đẩy sự phát triển đi lên của công ty.
Chứng từ kế toán:
Kế toán sử dụng hệ thống chứng từ như đối với tiêu thụ thành phẩm cho các đơn vị bên ngoài
công ty.
- Hoá đơn GTGT theo quy định của Bộ Tài chính do phòngThương mại

lập.
- Hoá đơn GTGT do công ty tự in (được sự cho phép của Bộ Tài chính và
đã đăng ký với cơ quan thuế).
- Phiếu thu tiền do công ty tự in.
- Giấy báo có của Ngân hàng.
Quy trình lập và sử dụng, bảo quản, lưu trữ các chứng từ này cũng được
tiến hành theo trình tự Bộ Tài chính quy định, theo quy chế tài chính của công
ty.
Ví dụ:
Ngày 05/12/2003 Văn phòng công ty xuất bán 15 tấn PGCN cho Xí nghiệp Vật liệu nổ công
nghiệp và cảng Bạch Thái Bưởi với giá bán chưa có thuế là 981.891.000 đồng, thuế GTGT 49.094.550
đồng. Kế toán lập hoá đơn GTGT theo mẫu sau:
Biểu số 06:
TỔNG CÔNG TY THAN HOÁ ĐƠN (GTGT) Phát hành theo CV số 4660 TC/AC
VIỆT NAM Cung ứng VLN Ngày 07/12/1998 của TCT
Mã số: 5700100256-1 Liên 1 (lưu). AA /02
Đơn vị: ................. Số: 434256
Ngày 05 tháng 12 năm 2003.
Đơn vị bán hàng: Công ty Vật liệu nổ công nghiệp
Địa chỉ: Phường Phương Liệt - quận Thanh Xuân - TP Hà Nội.
Điện thoại: 04.8645378 Số tài khoản:
Mã số : 0100101072-1

×