THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SIÊU THỊ TẠI NHÀ
1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SIÊU THỊ TẠI NHÀ
Marketing được vận dụng có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều yếu
tố trong bản thân doanh nghiệp cũng như ngoài môi trường khách quan. Tuỳ
từng điều kiện, mục tiêu kinh doanh, mỗi doanh nghiệp có cách vận dụng
Marketing - Mix phù hợp.
Trên thực tế có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng Marketing
trong hoạt động kinh doanh của công ty trên những mức độ, phương thức khác
nhau, ở đây tôi xin được giới hạn xem xét những nhân tố chính trực tiếp sau
đây.
1.1. Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài
Đây là nhân tố khách quan ảnh hưởng khá mạnh đến hoạt động của công
ty, nhân tố này công ty không thể điểu khiển được và nó được phát triển theo
nhiều hướng khác nhau có thể tạo ra sự thuận lợi hoặc cản trở cho công ty.
1.1.1. Các yếu tố thuộc môi trường sinh thái
Nhân tố này có ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ hội và khả năng
khai thác cơ hội kinh doanh của công ty. Bởi vì công ty là một doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên nhân tố này có thể tác động đến khả
năng cạnh tranh qua chi phí vận chuyển, duy trì mối liên hệ chinh phục khách
hàng mục tiêu có được thường xuyên và nhanh chóng không; phương thức bảo
quản hàng hoá và đặc biệt là chu kỳ tiêu dùng của hàng hoá. Các nhân tố chủ
yếu trong nhóm này bao gồm:
- Vị trí địa lý (tác động đến chi phí vận chuyển, từ đó làm tăng giá thành
sản phẩm)
- Khí hậu, thời tiết, tính chất mùa vụ (làm tác động đến kế hoạch thị
trường, kế hoạch đưa sản phẩm đến người tiêu dung, ngoài ra tính chất mùa vụ
nó còn ảnh hưởng đến mặt hàng kinh doanh của công ty)
Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động Marketing của công
ty ví dụ như tác động đến giá cả (làm tăng giá cả ở những thị trường xa), đến
khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua hệ thống kênh phân
phối…
1.1.2. Yếu tố kinh tế
Một sản phẩm tiêu thụ được tức là thị trường có nhu cầu về sản phẩm đó.
Tuy nhiên khối lượng sản phẩm được tiêu thụ nhiều hay ít lại phụ thuộc rất lớn
vào sức mua. Đây là một yếu tố quan trọng đối với thị trường. Sức mua bản
thân nó lại phụ thuộc vào mức thu nhập, giá cả, số tiền tiết kiệm, lãi suất, khả
năng vay nợ, tỉ lệ thất nghiệp, sự suy thoái kinh tế v.v... Hay nói cách khác sức
mua phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế Việt Nam
hiện nay hết sức thuận lợi, với sự tăng trưởng kinh tế đều đặn, ổn định, tỷ lệ lạm
phát ở mức kiểm soát được, giá trị của đồng tiền Việt Nam tương đối ổn định,
thu nhập của người dân ngày càng cao. Điều này cho thấy sức mua đối với các
sản phẩm hàng hoá của công ty là rất lớn, có nghĩa là khối lượng sản phẩm hàng
hoá được tiêu thụ mạnh. Từ đây cho thấy những người làm Marketing của công
ty cần theo dõi chặt chẽ những xu hướng chủ yếu trong thu nhập và chi tiêu của
người tiêu dùng. Hiện nay, thu nhập của đại bộ phận dân cư ở nước ta còn thấp.
Tuy nhiên, cùng với quá trình đô thị hóa và phát triển về kinh tế đã dần hình
thành những bộ phận dân cư có thu nhập khá và cao ở các thành phố, thị xã.
Đây chính là một bộ phận đòi hỏi phải có những hàng hoá mới đa dạng và
phong phú để đáp ứng nhu cầu của họ. Việc chi tiêu của người tiêu dùng còn
chịu ảnh hưởng của tiết kiệm, nợ nần, khả năng vay tiền và thói quen mua sắm.
Như vậy môi trường kinh tế thuận lợi còn giúp các doanh nghiệp sản xuất tốt
hơn. Chất lượng sản phẩm được nâng cao, chủng loại sản phầm ngày càng đa
dạng và phong phú hơn. Tất cả các yếu tố trên đều dẫn đến sự thay đổi trong
khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Nói tóm lại môi trường kinh tế nói chung và môi
trường kinh tế Việt Nam nói riêng có ảnh hưởng rất rõ nét tới tiêu thụ sản phẩm
trong đó có sản phẩm đồ gia dụng cao cấp của công ty.
1.1.3. Yếu tố chính trị, pháp luật
Các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn tới hoạt
động của các doanh nghiệp nói chung và tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
công ty nói riêng. Môi trường chính trị và pháp luật được quy định bởi các luật
lệ, quy định của nhà nước và chính quyền các cấp. Các luật lệ và quy định này
sẽ ảnh hưởng tới quyết định của các công ty. Ví dụ: quảng cáo, thuế suất… Đặc
biệt là sự phiền toái của đội quản lý thị trường các tỉnh, những sự không hoàn
thiện của luật đã gây ra không ít khó khăn đối với công ty trong quá trình vận
chuyển hàng hoá. Từ những phân tích trên có thể thấy môi trường chính trị pháp
luật nó tác động trực tiếp vào quá trình marketing của công ty TNHH Thương
mại và Dịch vụ siêu thị tại nhà, như:
+ Quảng cáo
+ Xúc tiến thương mại
+ Vận chuyển…
Như vậy, môi trường pháp luật ổn định thì công ty mới yên tâm sản xuất
kinh doanh, mới tạo ra được các sản phẩm phong phú đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng.
1.1.4. Đối thủ cạnh tranh
Hiểu được các đối thủ cạnh tranh của mình là điều cực kỳ quan trọng để
có thể lập kế hoạch Marketing hiệu quả. Công ty thường xuyên so sánh sản
phẩm của mình, giá cả, các kênh và hoạt động khuyến mãi của mình với đối thủ
cạnh tranh. Nhờ vậy mà họ có thể phát hiện được những lĩnh vực mà mình có
ưu thế hơn cạnh tranh hay bất lợi trong cạnh tranh. Công ty có thể tung ra
những đòn tiến công chính xác hơn vào đối thủ cạnh tranh cũng như chuẩn bị
phòng thủ vững chắc hơn trước các cuộc tiến công.
Các đối thủ cạnh tranh của công ty hiện nay trên thị trường đồ gia dụng là
rất nhiều kể cả những đối thủ lớn và những nhà phân phối nhỏ thuộc các khu
vực tỉnh lẻ…Ví dụ: Công ty TNHH Bằng Giang, Công ty TNHH Phú Thắng,
Công ty TNHH Thưong mại & Dịch vụ Hoàng Long Phát…
Việc hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối
với công ty do nhiều nguyên nhân:
+ Nắm rõ đối thủ cạnh tranh
+ Đưa ra các chiến lược marketing một cách hiệu quả
+ Chuẩn bị trước các đợt phản công của đối thủ…
Các đối thủ cạnh tranh quyết định tính chất và cường độ cạnh tranh trên
thị trường. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương quan giữa các yếu tố
như số lượng các công ty tham gia thị trường, mức độ tăng trưởng của ngành,
cơ cấu chi phí cố định... Kinh doanh trong lĩnh vực đồ gia dụng là một trong
những ngành mà sự cạnh tranh điễn ra khốc liệt nhất tại Việt Nam. Số lượng các
đối thủ cạnh tranh trên thị trường là lớn, sản phẩm thì rất khó phân biệt về chất
lượng. Bởi vậy, việc bảo vệ thị phần trên thị trường trước sự thâm nhập và đe
dọa của đối thủ cạnh tranh là rất khó. Nói cách khác để có được một khối lượng
sản phẩm tiêu thụ ổn định trên thị trường thì điều này là rất đáng quan tâm.
1.1.5. Các nhà trung gian
Các nhà trung gian trong ngành kinh doanh đồ gia dụng không quá phức
tạp như các ngành khác. Thường thì các công ty kinh doanh trong ngành thương
mại đồ gia dụng đều sử dụng kênh phân phối hai cấp. Cấp 1 là các đại lý lấy sản
phẩm trực tiếp từ công ty sau đó phân phối xuống các trung gian cấp 2 (đại lý
cấp 2, các cửa hàng bán lẻ, shop…). Từ đây các sản phẩm đến tay người tiêu
dùng. Các trung gian nói trên kinh doanh độc lập tự chủ do vậy các quyết định
của họ cũng độc lập tự chủ (tuy nhiên giữa công ty và các trung gian cũng có
hợp đồng đại lý ràng buộc). Do vậy khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty
phụ thuộc rất lớn vào sự hiệu quả của các trung gian cấp 1 và cấp 2.
1.1.6. Khách hàng
Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản quý báu nhất của công ty. Sự tín
nhiệm đó đạt được do biết thoả mãn nhu cầu và thị hiếu tốt hơn đối thủ cạnh
tranh. Các công ty có thể bán hàng thông qua các trung gian nhưng người có
quyết định cuối cùng lại là những người tiêu dùng sản phẩm. Do vậy công ty
cần nắm được đặc điểm của nhóm khách hàng mục tiêu. Một đặc điểm khác đối
với việc kinh doanh trong lĩnh vực đồ gia dụng đó là các sản phẩm được sử
dụng trong một thời gian dài và thông tin truyền miệng giữa các khách hàng, do
vậy nhà công ty nào sử dụng được tốt các công cụ Marketing sẽ thành công
trong lĩnh vực này.
Mặt khác có thể nói khách hàng là người đem lại lợi nhuận cho công ty,
nó quyết định việc tổ chức công tác marketing và công tác tiêu thụ nên đây là
một nhân tố ảnh hưởng sâu sắc nhất đến hoạt động marketing của công ty.
1.2. Các nhân tố nội bộ .
Một ảnh hưởng của môi trường kinh doanh có thể là một cơ hội đối với
một công ty này nhưng lại có thể là một nguy cơ đối với một công ty khác vì
các yếu tố thuộc tiềm lực bên trong của doanh nghiệp là khác nhau. Thông qua
việc phân tích đánh giá đúng tiềm lực của mình công ty có thể xây dựng và tổ
chức thực hiện được thành công hoạt động tiêu thụ. Nhóm yếu tố thuộc tiềm lực
công ty như: Khả năng tài chính, năng lực cán bộ công nhân viên trong công ty,
trình độ tổ chức và quản lý, văn hoá doanh nghiệp,... Khả năng nắm bắt thông
tin là các yếu tố quan tâm. Ở đây chúng chỉ nhấn mạnh thêm vào vấn đề thu
thập thông tin là khâu đầu tiên của quá trình thông tin ở doanh nghiệp, bởi vì
nói cho đến cùng thì việc quản trị tiêu thụ cũng là quá trình quản trị thông tin.
Do quy mô các công ty mở rộng, người mua trở nên ngày càng khó tính khi
chọn hàng và xu hướng chuyển từ cạnh tranh giá cả đến cạnh tranh phí phi giá.
Nên người bán đòi hỏi phải có thông tin Marketing ngày càng nhanh, chính xác
để phục vụ cho việc kế hoạch hoá và ra quyết định marketing. Ngoài việc quản
trị tài chính, vật tư, máy móc, con người thì thông tin là nguồn lực thứ năm có
ảnh hưởng lớn đến công ty. Trong một xã hội thông tin không xa thì thông tin
càng được quan tâm.
Ngoài ra một nhân tố khác cũng ảnh hưởng khá mạnh đến hoạt động
marketing của công ty đó là nhân tố thuộc về sản phẩm và chu kỳ sống của sản
phẩm.
Các nhân tố thuộc về sản phẩm và chu kỳ sống sản phẩm.
Các nhiệm vụ kinh doanh tổng quát của công ty thường được nêu ngay từ
đầu khi thành lập công ty. Tuy nhiên, các nhiệm vụ này cần phải được xem xét
lại sau những khoảng thời gian nhất định do những thay đổi trong hoạt động
kinh doanh, trong môi trường kinh doanh của công ty, chẳng hạn mở rộng thị
trường, thay đổi thị trường, bảo vệ thị phần...
Sản phẩm và thị trường đều có chu kỳ sống của nó đòi hỏi công ty phải có chính
sách marketing thích hợp kế tiếp nhau cho phù hợp với từng giai đoạn trong chu
kỳ sống. Ngay cả khi biết rằng sản phẩm không còn sống mãi mãi, công ty vẫn
hy vọng tăng tuổi thọ và khả năng sinh lời của sản phẩm đó. Do vậy, các mục
tiêu marketing phải được xác định dựa trên sự phân tích thị trường và chiến
lược marketing hiện tại. Việc phân tích này sẽ giúp công ty biết được thị trường,
sản phẩm đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống, từ đó xác định mục tiêu
marketing cụ thể.
Chu kỳ sống của sản phẩm đồ gia dụng của công ty tuân theo quy luật
hình chữ S gồm 4 giai đoạn: giai đoạn tung ra thị trường, giai đoạn phát triển,
giai đoạn sung mãn và giai đoạn suy thoái. Tương ứng với những giai đoạn này
là những cơ hội và vấn đề riêng biệt đối với chiến lược Marketing và tiềm năng
sinh lời.
Sơ đồ 2: Sơ đồ chu kỳ sống sản phẩm
Doanh
thu
I II III IV
Giai đoạn I( tung sản phẩm ra thị trường): Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
thấp, công ty đẩy mạnh hoạt động marketing để tăng doanh số.
Giai đoạn II: Giai đoạn phát triển, được đánh dấy bằng sự tăng nhanh
trong doanh số tiêu thụ sản phẩm.
Giai đoạn III: Giai đoạn bão hoà, sản phẩm tiêu thụ ở mức ổn định
Cuối cùng, sản phẩm bước vào giai đoạn suy thoái, khi mà chẳng còn có
thể làm gì được nhiều để tạm thời ngăn chặn sự suy giảm mức tiêu thụ và lợi
nhuận.
Tuy nhiên, công ty không nên chỉ quan tâm đến chu kỳ sống của sản
phẩm bởi vì chu kỳ sống của sản phẩm chỉ tập trung vào điều đang xảy ra đối
với một sản phẩm hay nhãn hiệu chứ không phải là điều đang xảy ra đối với
toàn bộ thị trường. Nó cho ta bức tranh về sản phẩm chứ không phải bức tranh
về thị trường. Chúng ta phải có cách nhìn rộng hơn về toàn bộ thị trường. Các
công ty cần dự đoán các con đường phát triển của thị trường khi nó chịu tác
động của các nhu cầu mới, các đối thủ cạnh tranh, công nghệ, các kênh phân
phối và những bước phát triển khác.
* Nhân định về sản phẩm:
- Đây không phải là một loại nhu yếu phẩm
- Một số sản phẩm mang tính thời vụ và chỉ tiêu thụ mạnh được vào
khoảng thời gian đó trong năm
- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh và khả năng
thay thế cao
- Nhãn hiệu hiện nay không phải là nhãn hiệu dẫn đạo thị trường
- Bao bì của sản phẩm chưa gây được sự chú ý cao
Hiện nay, sản phẩm Happycook mà công ty dang kinh doanh đang nằm
trong giai đoạn bão hoà của chu kỳ sống sản phẩm. Như vậy, một trong những
câu hỏi đang đặt ra với ban giám đốc công ty là có cách nào để đẩy mạnh hơn
nữa sản lượng tiêu thụ sản phẩm này và công ty chuẩn bị đưa sản phẩm gì vào
để thay thế sản phẩm này khi mà nó đi vào giai đoạn suy thoái.
* Nhận định về vị thế của sản phẩm của công ty trên thị trường
Hiện nay, công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ siêu thị tại nhà là nhà
phân phối độc quyền các sản phẩm Happycook tại miền bắc. Chính vì vậy, công
ty có nhiều lợi thế trong việc tiêu thụ sản phẩm (đặc biệt đây là một sản phẩm
có chất lượng khá cao và đã được người tiêu dùng hiện nay trên thị trường chấp
nhận. Chính vì vậy, từ việc định giá cho đến kênh phân phối cũng được công ty
độc quyền xây dựng làm cho quá trình triển khai tiêu thụ là nhanh chóng và đáp
ứng khá tốt nhu cầu của thị trường. Tuy vậy nhưng giá bán của sản phẩm vẫn
còn cao nên bị nhiều sản phẩm của đối thủ cạnh tranh thay thế.
* Một số lợi thế cạnh tranh nổi bật của công ty so với các đối thủ trong
ngành:
- Chất lượng sản phẩm cao
- Chủng loại sản phẩm phong phú
- Giá cả hợp lý
- Thái độ phục vụ, chăm sóc khách hàng
- Kênh phân phối đa cấp với mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành Miền
Bắc.
2. TÌNH HÌNH THU MUA VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
2.1. Tình hình thu mua
Đầu mỗi tháng, bộ phận kế hoạch vật tư của phòng kế toán dựa vào tình
hình tiêu thụ của kỳ trước để lên kế hoạch cụ thể cho từng loại mặt hàng để thu
mua và giao cho phòng kinh doanh tiêu thụ. Cuối kỳ, tổng kết kiểm tra tình hình
thực hiện kế hoạch của phòng kinh doanh và có những giải pháp kịp thời cho
những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan dẫn đến việc không hoàn
thành kế hoạch của phòng.
Bảng 7: Tình hình thực hiện kế hoạch thu mua
Sản phẩm
ĐVị
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
KH03 TH03 TH/KH03 KH04 TH04 TH/KH04 KH05 TH05
TH/K
H05
A
Bộ Nồi Inox Bộ
I
Bộ nồi 1 đáy Bộ
1
Bộ nồi Silver Bộ 1.500 1.000 66,667 6.000 5.500 92 12.000 11.500 96
2
Bộ nồi tai tim HPC Bộ 1.000 1.200 120 4.000 5.000 125 10.000 9.000 90
II
Bộ nồi Happycook Bộ
1
Bộ nồi Happycook
HC06-C1 Bộ 1.000 1.000 100 6.000 5.000 83,3 11.000 10.000 91
2
bộ nồi Happycook
HC06-C2 Bộ 800 500 62,5 4.500 4.000 88,9 7.000 6.000 86
3
Bộ nồi Happycook
Q12CB Bộ 500 500 100 3.000 3.000 100 5.000 4.000 80
B
Bộ nồi hợp kim Bộ
1 Bộ nồi hợp kim
nhôm Bộ 800 800 100 3.000 3.000 100 8.000 6.500 81
2
Bộ nồi hợp kim hàn
quốc Bộ 1.000 1.000 100 2.500 2.500 100 5.000 4.000 80
3
Bộ nồi hợp kim
chống dính Bộ 500 500 100 3.000 2.500 83,3 5.000 4.500 90
C
Nồi cơm điện Cái
1
NCĐ 2L nâu Cái 3.000 3.000 100 5.000 4.500 90 11.000 9.500 86
2
NCĐ 2L HX Cái 2.000 2.000 100 5.000 5.000 100 8.000 7.500 94
3
NCĐ 3L Cái 1.000 1.000 100 4.000 3.500 87,5 4.500 6.000 133
4
NCĐ 1L nâu Cái 800 700 87,5 1.500 1.500 100 2.000 2.300 115
5
NCĐ 1L HX Cái 1.000 1.000 100 2.000 2.000 100 3.500 3.500 100
6
NCĐ 4.6L Cái 200 200 100 500 550 110 600 550 92
7
NCĐ 1.8L Cái 500 400 80 1.500 1.600 106,7 3.000 3.000 100
D
BÕp Gas Cái
1 Bếp Gas vegas/Ishita
cơ Cái 1.000 1.500 150 4.000 4.000 100 8.000 8.000 100
2 Bếp Gas vegas/
Ishita pn Cái 1.000 1.500 150 4.000 4.000 100 8.000 8.000
E
Mặt hàng khác Cái
1 Bộ 6/3 chóp nón Bộ 600 800
133,33
1.300 1.400 100 2.500 2.500 100
2
Cặp lồng Cái 1.000 1.500 150 3.500 3.500 100 6.500 6.500 100
3
Bình lọc nước Cái 5.000 7.000 140 10.000 1.000 100 30.000 40.000 133
4
Chảo Cái 5.000 5.000 100 7.000 7.000 100 15.000 15.000 100
5
Bếp Gas du lịch Cái 2.000 3.000 150 5.000 5.000 100 10.000 11.000 100
( Nguồn: Phòng kế toán)
Trong hai năm đầu, đơn vị là công ty đầu tiên phân phối sản phẩm
Happycook tại miền bắc nên nguồn hàng cung cấp và số lượng được nhà sản
xuất đáp ứng một cách rất đầy đủ đảm bảo kế hoạch tiêu thụ và nhu cầu của
khách hàng trên thị trường. Tuy nhiên, trong năm vừa rồi (năm 2005) và đặc
biệt là thời kỳ gần đây (quý I năm 2006), các loại mặt hàng Happy cook mà
công ty kinh doanh được nhà cung cấp rất chậm chạm, không đáp ứng đủ cho
nhân viên trong phòng kinh doanh tiêu thụ, hiện tượng thiếu hàng liên tục xảy ra
dẫn đến một số đại lý, cửa hàng chuyển sang lấy hàng của đối thủ làm mất đi
những thị trường khá quant trọng.
Trước tình hình trên có thể nhận thấy việc đảm bảo lượng hàng hóa được
cung ứng đầy đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng là một nguyên nhân quan
trọng dẫn đến việc mất thị phần, mất khách hàng, giảm lượng tiêu thụ của công
ty.
Việc đáp ứng hàng hoá cho nhu cầu khách hàng một cách liên tục giúp
công ty có được những khách hàng trung thành. trong tình hình như kế hoạch
thực hiện, trong khi nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng mà lượng hàng
nhập về trong từng tháng luôn sảy ra tình trạng chờ hàng, khách hàng gọi mà
không có hàng. Như vậy, công ty cần phải có một kế hoạch chi tiết về việc cung
cấp hàng hoá, nguồn hàng cũng như thời gian giao hàng để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Thị trường của công ty chủ yếu ở khu vực miền bắc gồm các tỉnh từ
Thanh Hóa trở ra. Đây là khu vực thị trường đông dân cư với thu nhập ngày
càng cao nên nhu cầu của người dân về sản phẩm đồ gia dụng là khá cao. Đặc
biệt là các tỉnh: Thanh hóa, Ninh Bình, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hải
Phòng, Hà Tây, Thái Nguyên….
Do đặc điểm về loại hình kinh doanh và khoảng cách địa lý nên hiện nay
công ty chưa thâm nhập vào thị trường Miền nam và xuất khẩu ra nước ngoài do
chi phí qua lớn.
Tại thị trường khu vực Hà Nội: Đây là thị trường có nhu cầu cao tuy
nhiên đang dần bão hòa.
Đối với thị trường Tỉnh: Hiện nay mức sống của người dân đang tăng đặc
biệt là khu vực các thị xã thị trấn nên nhu cầu ngày càng tăng, nhận định được
điều này, ngay từ khi công ty bắt đầu đi vào hoạt động thì mảng thị trường tỉnh
đã đem lại cho công ty phần lớn lợi nhuận. Mặc dù vây, hiện nay số lượng các
đối thủ cạnh tranh là rất nhiều (từ những nhà phân phối lớn cho đến các đại lý
nhỏ đều cạnh tranh nhau bằng rất nhiều những phương thức khác nhau như giá,
sản phẩm, phương thức cung ứng… nên đây cũng là một trở ngại đối với sự
phát triển của công ty.
Là một doanh nghiệp thuộc hình thức gia đình kinh doanh trong lĩnh vực
thương mại đồ gia dụng được thành lập khá sớm khi thị trường này bắt đầu đi
vào hoạt động mạnh, hiện nay công ty đã và đang có được một phần khá lớn các
đại lý và cửa hàng trung thanh với công ty. đây là điều kiện tiền đề cho việc mở
rộng lĩnh vực kinh doanh cho doanh nghiệp sau này.
Bảng 8. Kết quả tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm.
STT Sản phẩm
Đơn
vị
2003 2004 2005 Tốc độ tăng (%)
Số lượng Số lượng Số lượng 04/03 05/04
A Bộ Nồi Inox Bộ
I Bộ nồi 1 đáy Bộ
1 Bộ nồi Silver Bộ 1.185 4.500 11.000 379,75 244,44
2 Bộ nồi tai tim HPC Bộ 1.481 3.950 7.545 266,71 191,01
II Bộ nồi Happycook Bộ
1
Bộ nồi Happycook
HC06-C1
Bộ 1.400 4.850 9.250 346,43 190,72
2
bộ nồi Happycook
HC06-C2
Bộ 1.200 3.795 5.955 316,25 156,92
3
Bộ nồi Happycook
Q12CB
Bộ 485 2.080 3.980 428,87 191,35
B
Bé nåi hîp kim
1
Bộ nồi hợp kim
nhôm
Bộ 730 2.500 6.200 342,47 24800
2
Bộ nồi hợp kim hàn
quốc
Bộ 405 2.110 3.950 520,99 187,20
3
Bộ nồi hợp kim
chống dính
Bộ 695 2.050 4.020 294,96 196,10
C Nồi cơm điện
1 NCĐ 2L nâu Cái 1.050 4.000 9.500 380,95 237,50
2 NCĐ 2L HX Cái 950 3.226 7.255 339,58 224,89
3 NCĐ 3L Cái 805 3.105 5.490 385,71 176,81
4 NCĐ 1L nâu Cái 345 1.325 2.050 384,06 154,72