Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.73 KB, 9 trang )

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì lĩnh vực sản xuất kinh
doanh dược phẩm là phức tạp nhất. Bởi nó liên quan trực tiếp đến tính mạng
con người. Nó là loại hàng hoá thuộc dạng đặc biệt. Chính vì vậy sự điều tiết
của nhà nước là rất quan trọng. Song nước ta còn là một nước thuộc dạng
nghèo nàn của thế giới nên công tác sản xuất và kinh doanh thuốc còn gặp
nhiều khó khăn. Ngành dược chỉ cung ứng được 30% nhu cầu còn đâu là do
thuốc nhập khẩu. Chính vì vậy nhà nước rất khó khăn trong việc kiểm soát giá
cả. Do vậy giá cả thuốc tân dược tăng liên tục, tăng ngang chỉ số giá tiêu dùng
gây khó khăn cho người dân.
Trong khi đó tâm lý “sính ngoại” của người dân cũng gây ảnh hưởng
không nhỏ đối với thị trường thuốc nội. Tâm lý này đã ăn sâu vào tiềm thức
của đại đa số dân chúng, nhiều người nghĩ rằng thuốc ngoại thì hơn hẳn thuốc
nội về mặt chất lượng. Do đó giá thuốc ngoại cao hơn nhiều lần so với thuốc
sản xuất trong nước nhưng họ vẫn có thể chấp nhận. Và nhiều người quan
niệm rằng “đắt sắt ra miếng” có dùng thuốc ngoại thì mới tốt, mới khỏi bệnh
nên đắt mấy họ cũng cố gắng mua. Chính ví vậy họ đã góp phần trong việc các
doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất thuốc tăng giá.
Trên thị trường hiện nay người dân có thể dễ dàng mua thuốc ở mọi nơi
thế nhưng sử dụng thuốc gì, như thế nào… lại không thuộc quyền của người sử
dụng mà do người kê đơn là thầy thuốc quyết định. Trước đây do lượng thuốc
hạn chế không có khả năng lựa chọn nhiều nên họ có gì dùng nấy. Mặt khác sự
hiểu biết của người thầy thuốc cũng có hạn. Tâm lý của người bệnh “ có bệnh
thì vái tứ phương “, họ hoàn toàn tin tưởng vào chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ vì
theo họ thầy thuốc là người có chuyên môn, nghiệp vụ… do đó điều trị theo chỉ
dẫn của bác sĩ là hợp lý và tốt nhất. Thế nhưng việc khám bệnh và kê đơn của
không ít thầy thuốc gắn lợi ích của mình với các hiệu thuốc trong và ngoài
bệnh viện mà quên đi việc sử dụng an toàn và hợp lý. Những bệnh thông
thường như cảm, sốt, ho hen… có đơn kê tới 300-500 nghìn đồng còn nhiều
bệnh thực sự thì toàn kê các biệt dược đắt tiền. Đó là chưa kể tới tâm lý dùng
thuốc ngoại của không ít bác sĩ, dược sĩ. Chính cũng vì lí do đó mà giá thuốc


luôn tăng giá
Ngoài ra các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và phân phối thuốc vẫn
ưu tiên mục tiêu kinh tế chưa quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng, thích
kinh doanh thuốc ngoại cùng loại với thuốc nội nhưng đắt hơn nhiều do lãi cao
và hoa hồng cao. Vì vậy nhiều khi thực tế ngoài thị trường đã có những dấu
hiệu đầu cơ, tích trữ, một số mặt hàng thuốc gây ra hiện tượng khan hiếm giả
tạo nhằm lũng đoạn và góp phần đẩy giá thuốc lên cao nhằm trục lợi bất chính
của một số công ty nhập khẩu và phân phối.Và cuối cùng phần thua thiệt do
người dân và đặc biệt là người bị bệnh hứng chịu trong khi thu nhập của đại
đa số dân chúng còn thấp.
Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm ổn định giá nhưng hiện nay thị
trường dược Việt Nam vẫn còn nắm vấn đề cần phải bàn và đem ra thảo luận.
I - ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý, nền
kinh tế nước ta có những chuyển biến tích cực, nhịp độ tăng trưởng kinh tế
cao, lạm phát giữ ở mức thấp, thu nhập dân cư tăng lên. Thu nhập tăng lên
tạo điều kiện cho người dân chăm lo hơn đến công tác chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ của mình. Do đó nhu cầu tiêu dùng thuốc của nhân dân tăng lên rõ
rệt .So với các nước trên thế giới thì đây chỉ là con số rất nhỏ, nhưng với sự
tăng lên đều đặn hàng năm của thu nhập đã hứa hẹn một sức tiêu dùng
thuốc rất lớn mà các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng cần định
hướng để khai thác thị trường tiềm năng này.
Sau đây là số liệu phản ánh tiền thuốc bình quân đầu người và thu
nhập quốc dân bình quân đầu người qua các năm:
Bảng 1: Tiền thuốc và thu nhập bình quân đầu người ở Việt
Nam
Năm
Chỉ tiêu
2002 2003 2004
Tiền thuốc bình quân

đầu người/năm (USD)
5,6 5,9 7,6
Tỷ lệ gia tăng (%) 17,86 15,38
GDP bình quân đầu
người/năm (1000 đ VN)
5,825 6,433 7,25
Tỷ lệ gia tăng (%) 10,44 11,92
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam
Rõ ràng, nhu cầu tiêu dùng thuốc ở Việt Nam đang ngày một tăng lên là điều không thể phủ nhận. Nhưng
so với các khu vực trên thế giới thì tiền thuốc bình quân đầu người/năm ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp. Cụ
thể như: tiền thuốc bình quân đầu người của Việt nam chỉ bằng 1,24% so với các nước Bắc Mỹ và 2,26% so
với các nước Tây Âu . Do đó ngành dược phấn đấu đến năm 2005, tiền thuốc bình quân đầu người tương
đương 8-10 USD/năm và tăng lên 12-15USD/năm vào năm 2010.
Việc gia tăng tiền thuốc do nhiều nguyên nhân:
+ Khả năng cung ứng thuốc ngày càng dồi dào
+ Thay đổi cơ cấu thuốc và dạng bào chế (Cùng tác dụng song cơ cấu
hàng giá cao nhiều hơn)
+ Do sự biến động về giá thuốc trong cơ chế thị trường
+ Do thu nhập của dân cư tăng lên
+ Do sự phụ thuộc vào tỷ giá giữa VND và USD...
+ Việt Nam là một nước kinh tế đang phát triển. Xét về GDP, Việt Nam
đứng hàng thứ 133/174 nước trên thế giới và nằm trong diện 1,5 tỷ người
nghèo của thế giới (thu nhập dưới 1,5 USD/người/ngày). Do đó ngành y tế
Việt Nam gặp không ít khó khăn nhất là về kinh phí hoạt động. Trong 4 năm
trở lại đây (2001-2004), ngân sách Nhà nước đầu tư cho ngành y tế đều dưới
1,5% GDP (so với Malaysia là 5,5% GDP, Cuba 8% GDP), tính bình quân đầu
người chỉ đạt 4,5 USD/năm về chi cho y tế trong khi đó thuốc bình
quân/người/năm đã đạt tới 7,6 USD (năm 2004) chứng tỏ người dân phải bỏ
tiền túi khá nhiều để mua thuốc phòng và chữa bệnh. TheoThông tin thương
mại chuyên ngành DƯỢC PHẨM & TRANG THIẾT BỊ Y TẾ tháng 01/2005 thì

tiền thuốc Nhà nước chỉ chi xấp xỉ 0,67 USD/người/năm, chiếm tỷ lệ 22% so
với số chi trên7,6 USD).
Do phần lớn tiền thuốc người dân phải tự chi nên dẫn đến sự chênh lệch
khá lớn trong chi tiêu về thuốc giữa các vùng do phụ thuộc vào mức thu nhập
của từng địa phương. Theo ước tính của một số chuyên gia thì tiền thuốc bình
quân/ người/năm:
+ Khu vực đồng bằng: 2-4 USD
+ Khu vực đô thị: 5-12 USD
+ Hà Nội: 8-10 USD
+ Thành phố Hồ Chí Minh: 17-18 USD
+ Khu vực miền núi phía Bắc: 0,5-1,5 USD
Qua số liệu điều tra của tổng công ty dược thì tiền thuốc/người/năm ở
Cao Bằng chỉ đạt 6.100 đồng, trong khi đó ở Hà Nội là 120.000 đồng, ở thành
phố Hồ Chí Minh là 197.000 đồng gấp 1,64 lần và 32,3 lần so với Cao Bằng.
Điều này dẫn đến một thực trạng là ở những vùng đông dân trên cùng một địa
bàn có rất nhiều người bán thuốc, trái lại ở những khu vực dân cư thưa thớt
(vùng sâu, vùng xa...) thì lại ít có những điểm bán thuốc. Ta có thể thấy rõ điều
này qua những con số thống kê trên Tạp chí dược học số 4/2003 như sau: Chỉ
tính riêng hệ thống phân phối thuốc tư nhân thì thành phố Hà Nội có hơn 60
doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm, 1342 nhà
thuốc; thành phố Hồ Chí Minh có hơn 100 doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, 2048 nhà thuốc; trong khi đó Lai Châu chỉ
có 4 nhà thuốc.
Tóm lại, nhu cầu tiêu dùng thuốc ở Việt Nam đang có sự gia tăng nhưng
chưa có “bình đẳng” về dùng thuốc của người dân giữa các vùng
Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số cũng là một yếu tố làm cho nhu cầu tiêu dùng thuốc tăng lên. Tốc độ
gia tăng dân số bình quân khoảng 2%/năm đã đưa dân số nước ta từ xấp xỉ 70 triệu người (đầu thập niên
90) lên đến 77,78 triệu người (năm 2001) và dự báo đến năm 2010 Việt Nam sẽ có công dân thứ 100 triệu.
Đây quả là một thị trường rộng lớn để các doanh nghiệp dược phẩm nói chung và công ty ICA nói
riêng mở rộng thị trường và phát triển thị trường tiêu thụ của mình. Bởi vì dân số càng lớn thì số người sử

dụng thuốc càng nhiều, dung lượng thị trường mà công ty có thể đạt đến càng lớn, khả năng tiêu thụ sản
phẩm của công ty càng dễ dàng hơn. Nói cách khác là có nhiều cơ hội hấp dẫn hơn cho công ty trong hoạt
động tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường
Cùng với qui mô dân số thì đặc điểm của dân cư (như: tỷ lệ sinh tử, độ
tuổi trung bình, các lớp người già trẻ, mật độ dân số...) cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Cụ thể
là càng về già thì sức khỏe của con người càng yếu và có một số loại bệnh
thường sinh ra lúc tuổi già như bệnh mắt kém, đau lưng, chân tay run,... Do đó
mà số lượng và chủng loại thuốc người ta sử dụng càng nhiều lên. Các lứa tuổi
khác nhau thì loại thuốc, liều lượng sử dụng cũng khác nhau. Có những loại
thuốc không được dùng cho trẻ em dưới độ tuổi nhất định. Người già thường
có xu hướng dùng nhiều thuốc bổ hơn các lứa tuổi khác.
Ngoài ra thói quen lạm dụng thuốc của người dân đặc biệt là thuốc bổ và
sự thiếu hiểu biết trong việc sử dụng thuốc cũng là một nhân tố làm cho nhu
cầu sử dụng thuốc tăng lên nhanh chóng. Đây cũng là một cơ hội mà các công
ty dược phẩm có thể tận dụng khai thác.
Tóm lại, tất cả những đặc điểm trên, từ thu nhập cho đến dân số và xu
hướng vận động của dân số... đều ảnh hưởng tích cực đến hoạt động tiêu thụ
và mở rộng thị trường của công ty
II- Tình hình cung
Bước sang cơ chế thị trường, giống như nhiều ngành kinh tế khác, ngành Dược cũng phát triển hết
sức sôi động, tốc độ tăng qui mô rất nhanh. Cùng với những công ty dược trung ương truyền thống, nhiều
công ty dược địa phương ra đời, các công ty kinh doanh cũng tham gia sản xuất, các viện nghiên cứu cũng
vào cuộc đã tạo nên một thị trườngthuốc phong phú, đa dạng, cơ bản, đáp ứng được nhu cầu thuốc cho công
tác phòng và chữa bệnh của người dân. Do đó chấp nhận và thắng trong cạnh tranh là điều bắt buộc đối với
mỗi doanh nghiệp.
1-Sản xuất trong nước
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
nhau tham gia sản xuất và kinh doanh thuốc, số lượng này vẫn tăng đều đặn
hàng năm làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, ảnh hưởng trực tiếp

đến hoạt động mở rộng thị trường sản phẩm của công ty ICA

×