THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY KHÁCH SẠN DU LỊCH KIM LIÊN
1. Giới thiệu về công ty:
1.1. Lịch sử hình thành và một số đặc điểm của Công ty khách sạn du lịch
Kim Liên
1.1.1. Lịch sử hình thành
Công ty khách sạn du lịch Kim Liên là một doanh nghiệp nhà nước, được
thành lập theo Quyết định 49TC-CCG ngày 12/05/1961 và quyết định đổi tên
doanh nghiệp QĐ 454/QĐ-TCDL ngày 16/10/1996 của Tổng cục Du lịch.
Có tên đầy đủ: Công ty khách sạn du lịch Kim Liên.
Tên giao dịch quốc tế: Kim Liên tourism Hotel Company
Tên viết tắt: không có
Địa chỉ: Số 7 - Phố Đào Duy Anh - khu A Kim Liên - Quận Đống Đa, Hà Nội.
Số điện thoại: 84-4-8.522.522
Trải qua 40 năm trưởng thành và phát triển công ty đã 6 lần thay đổi tên
gọi: Khách sạn Bạch Mai, Khách sạn chuyên gia Kim Liên, Khách sạn chuyên gia
và du lịch Kim Liên, Công ty du lịch Bông Sen Vàng, Công ty khách sạn Bông Sen
Vàng và ngày nay là Công ty khách sạn du lịch Kim Liên. Vào năm 1961-1990,
công ty được giao nhiệm vụ phục vụ chuyên gia Liên Xô và các nước Đông Âu
sang giúp đỡ nhân dân ta xây dựng các công trình kinh tế, quốc phòng an ninh,
văn hoá, giáo dục, đào tạo... Đây là cơ sở phục vụ chuyên gia lớn nhất nước ta,
cùng lúc có thể phục vụ chu đáo cho hàng nghìn chuyên gia và gia đình của họ.
Ngoài việc chăm lo đời sống cho các chuyên gia, công ty còn phấn đấu vươn
lên, góp phần đáng kể vào việc bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ khách sạn cho
một số đơn vị trong và ngoài ngành. Khách sạn Kim Liên đã trở thành đơn vị
đầu đàn của Cục chuyên gia những năm tháng đó. Cơ sở vật chất ban đầu gần
10 nhà căn hộ 4 tầng tại vùng đất trũng, sau khi đất nước thống nhất công ty
xin thêm nhà E5, cải tạo N8 đến năm 1981-1985 xây thêm N9, N10, N11, cải
tạo trục đường chính. Từ năm 1989 trở đi công ty mới có điều kiện cải tạo N4 ,
N6 thành 32 phòng đơn theo kiểu khách sạn và trong vòng 2 năm hoạt động
công ty đã thu hồi đủ vốn. Năm 1990 cải tạo được 60 phòng khép kín N1, tầng
1 N5, xây thêm 1 nhà hàng + vũ trường. Năm 1991 cải tạo toàn bộ N9 thành
một mô hình khách sạn khép kín và giảm biên từ 350 người xuống còn 200
người. Tiếp đó công ty lắp đặt tổng đài 200 số, xây dựng nhà kho 2 tầng, nâng
cấp vỉa hè các nhà, làm mới hệ thống chiếu sáng. Năm 1994 cải tạo N4 theo
tiêu chuẩn 3 sao, cải tạo N5, N9, N10 (đây là cụm phục vụ khách quốc tế). Năm
1997 đến nay, công ty không ngừng đẩy mạnh cải tạo nâng cấp nhà ở, cải tạo
cảnh quan, xây sân tennis, mở thêm nhà hàng ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí,
hình thành trung tâm du lịch, trung tâm CNTT...
Đến nay công ty đã có 373 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao, khách sạn được
nâng cấp với đầy đủ thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình
độ nghiệp vụ cao, kinh nghiệm đã đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của
khách du lịch trong và ngoài nước. Do vậy năm 2000 công suất sử dụng buồng
đạt 80% và tổng doanh thu đạt 36 tỷ đồng tăng 14% so với năm trước và tăng
9% so với kế hoạch.
1.1.2. Một số đặc điểm của công ty du lịch khách sạn Kim Liên
- Đặc điểm về sản phẩm
Cũng như các khách sạn khác lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty
khách sạn du lịch Kim Liên là kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống. Ngoài ra
còn kinh doanh một số dịch vụ khác như:
+ Dịch vụ cho thuê văn phòng tổ chức đám cưới, hội nghị, hội thảo từ 50-
600 chỗ đầy đủ tiện nghi.
+ Dịch vụ: tennis, giặt là, sauna, massage, karaoke, bia, bể bơi, mỹ nghệ,
photocopy, cung ứng lao động cho nước ngoài.
+ Thường xuyên tổ chức các chương trình du lịch, tham quan trong và
ngoài nước.
+ Làm dịch vụ visa, thông tin, vận chuyển đặt chỗ vé máy bay.
+ Làm dịch vụ trên mạng Internet...
- Đặc điểm về khách hàng.
Ở đây chúng tôi xin nêu lên đặc điểm về khách hàng đến để tiêu dùng dịch
vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống, còn không nói về khách hàng thuê văn phòng,
khách hàng đến để tiêu dùng các dịch vụ tennis, bể bơi, massage, karaoke...
+ Cơ cấu khách theo quốc tịch: Trước khi công ty mới đưa vào hoạt động
thì khách sạn phục vụ chủ yếu là chuyên gia và gia đình chuyên gia và khách
nội địa, nhưng đến nay khách đến công ty bao gồm cả khách quốc tế và nội địa.
Bảng 1: Số lượng khách quốc tế và nội địa
Năm Chỉ tiêu ĐV 1998 1999 1999/1998
(%)
2000 2000/1999
(%)
Tổng số khách Lượt khách 101.285 105.241 3,91 130.000 23,5
Khách nội địa - 95.188 97.830 2,8 115.000 17,6
Khách quốc tế - 6.097 7.411 21,55 15.000 102,4
Trong đó:
- Khách Đài Loan - 3.717 840 77,4
- Khách Trung Quốc - 1.712 6.073 254,7 12.900
- Khách từ các nước
khác
- 668 498 25,4
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng số lượt khách có xu hướng tăng rõ rệt:
Năm 1999 tăng so với năm 1998 là 3956 lượt khách hay 3,9%, trong đó khách
nội địa tăng 2642 lượt khách hay 2,8%. Còn khách quốc tế năm 1999 tăng so
với năm 1998 là 1.314 lượt khách hay 21,55%. Năm 2000 tăng so với năm
1999 là 24.759 lượt khách hay 23,5% trong đó khách nội địa tăng 17.170 lượt
khách hay 17,6%, khách quốc tế năm 2000 tăng so với năm 1999 là 7589 lượt
khách hay 102,4%. Ở thị trường khách quốc tế thì có lượng khách Trung Quốc
chiếm đa số và tăng nhiều nhất. Còn số lượng khách Đài Loan và các nước
khác giảm có thể do nguyên nhân của cuộc động đất của Đài Loan và cũng có
ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính thị trường khách quốc tế năm
2000 vẫn chủ yếu là khách Trung Quốc chiếm tỷ trọng 86% và chủ yếu là khách
đi du lịch bằng CMT. Ngày khách tăng năm 1999 là 220.346 N/K trong đó ngày
khách quốc tế là 15.102 N/K. Năm 2000 là 260.000 N/K trong đó ngày khách
quốc tế là 20.000, song thời gian lưu trú bình quân của khách quốc tế năm
2000 chỉ đạt 1,3 ngày/khách () trong khi năm 1999 thời gian lưu trú bình
quân của khách quốc tế đạt 1,78 ngày/khách, năm 1998 là 1,08 ngày/khách.
+ Về cơ cấu chi tiêu của khách. Khách đến công ty chủ yếu là dùng dịch vụ
lưu trú (giá lưu trú gồm cả ăn sáng).
+ Về nguồn khách: Hiện nay khách đến công ty chủ yếu là tự đến còn
nguồn khách thông qua các hãng lữ hành thì không nhiều. Công ty nên quan
tâm đến vấn đề này để có thể khai thác tốt hơn khách của các hãng lữ hành.
* Cơ cấu bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty khách sạn du lịch Kim
Liên (trang bên)
- Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
Khách sạn quản lý theo chế độ một thủ trưởng và mang tính chất tập
trung. Ban giám đốc trực tiếp điều hành công việc khiến cho thông tin phản hồi
nhanh như tổ đội, bộ phận, từ đó giúp giám đốc đưa ra các quyết định và giải
quyết công việc được nhanh chóng.
+ Giám đốc công ty: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm chung,
thực hiện công tác đối nội và đối ngoại hoạt động kinh doanh của công ty. Công
tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, kế hoạch hoá, tài chính, du lịch,
thương mại, tin học, phụ trách các phòng, trung tâm của công ty.
+ Phó giám đốc công ty (2 người)
Giúp giám đốc và chịu trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng, kỷ
luật. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản, công tác đảm bảo an toàn. Theo dõi
mua sắm thay đổi trang thiết bị, tổ chức kiểm tra thực hiện các nội quy, quy
chế dân chủ lao động, thi đua khen thưởng, nâng bậc... phụ trách các đơn vị tu
sửa, giặt là, bảo vệ nhà hàng, các kiốt cho thuê (các dịch vụ bên ngoài công ty).
Giúp giám đốc và chịu trách nhiệm về công tác hợp tác đầu tư liên doanh,
liên kết, tiêu chuẩn định mức sản phẩm, vật tư, nguyên liệu, công tác bảo hộ,
bảo hiểm, vệ sinh, vui chơi giải trí, đào tạo và việc cổ phần hoá. Giải quyết sở
hữu nhà ở cho cán bộ công nhân viên do công ty đang quản lý và sở hữu nhà
đất của công ty do người nước ngoài thuê nhà ở, văn phòng làm việc. Phụ
trách công tác phòng khách sạn, các đơn vị khách sạn Kim Liên I, II, dịch vụ vật
lý trị liệu tại nhà 4.
+ Phòng tổ chức hành chính
Làm công tác lao động tiền lương, quản lý hành chính 4 xe ô tô. Làm công
tác quản lý cán bộ công nhân viên, hồ sơ... Đánh giá khen thưởng, kỷ luật cán
bộ, thực hiện chế độ độ chính sách, tuyển dụng lao động theo yêu cầu của các
phòng ban, các bộ phận trong công ty.
+ Phòng kế hoạch:
Tham mưu cho ban giám đốc công ty về xây dựng kế hoạch kinh doanh
hàng năm, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch, cơ cấu doanh số, định mức chi phí, định
mức và điều chỉnh giá một cách linh hoạt thực hiện kiến thiết xây dựng cơ bản
của công ty.
+ Phòng kế toán:
Theo dõi, ghi chép chi tiêu của công ty theo đúng hệ thống tài khoản và
chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước, quản lý thống nhất vốn bảo quản sử
dụng và phát triển nguồn vốn đó. Hàng năm tính khấu hao xem xét lợi nhuận
để đưa vào các quỹ của công ty.
+ Phòng thị trường Du lịch:
Tham mưu cho ban giám đốc công ty về công tác thị trường du lịch chính
sách khuyến khích kinh doanh và các biện pháp thu hút khách, tổ chức các tour
cho khách, ký kết các hợp đồng, đưa đón, hướng dẫn khách tham quan các
tuyến, điểm du lịch.
Nghiên cứu, đề xuất với ban giám đốc về chiến lược, sách lược kinh doanh
của công ty trong mỗi giai đoạn.
Thực hiện việc tìm hiểu thị trường, tuyên truyền quảng bá và giới thiệu
sản phẩm của công ty với các đại lý lữ hành trong và ngoài nước nhằm thu hút
khách, tối đa hoá lợi nhuận và bán các sản phẩm dịch vụ khác của công ty.
Nghiên cứu thị hiếu khách hàng, mở rộng mối quan hệ bạn hàng trên
phương châm đa dạng hoá bạn hàng.
Thực hiện hợp đồng liên kết với các công ty du lịch hoặc khách sạn trong
cả nước để khai thác các tour nội địa giữa 3 miền Bắc, Trung, Nam trên quan
hệ hai chiều (gửi khách và nhận khách).
Giới thiệu với các công ty hiện đang hợp tác với mình để khai thác mảng
du lịch và các dịch vụ phục vụ khách du lịch theo các đối tượng như tour gói
khép kín từng phần.
Tổ chức kinh doanh lữ hành nội địa, các chương trình du lịch dài ngày.
Liên kết phù hợp với các đơn vị cho thuê xe ôtô, đăng ký visa và lưu trú để
đảm bảo phục vụ tối đa các nhu cầu của khách.
Liên kết với các đại lý bán vé máy bay.
Thực hiện cùng một lúc hai công tác.
Đối nội: tìm hiểu tâm lý khách hàng.
Đối ngoại: Tìm hiểu thị trường du lịch, nắm bắt thông tin khách du lịch
quốc tế vào Việt Nam, giá cả, số lượng khách theo từng thời điểm.
+ Trung tâm công nghệ thông tin: Quản lý bảo dưỡng, sửă chữa và hướng
dẫn sử dụng các trang thiết bị điện tử trong khách sạn.
+ Phòng kinh doanh: Tham mưu cho ban giám đốc về hoạt động kinh
doanh giúp ban giám đốc chỉ đạo kinh doanh và đề ra các phương hướng biện
pháp khắc phục nhược điểm.
+ Đội bảo vệ: Bảo đảm trật tự, an ninh trong công ty, trông giữ xe cho
khách và cán bộ công nhân viên công ty.
+ Đội tu sửa: Sữa chữa tất cả cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn. + Tổ
lễ tân: Khi khách đến khách sạn, hoặc gọi điện đến khách sạn đặt chỗ trước, thì
người đầu tiên mà họ tiếp tục là những nhân viên lễ tân, do đó họ có ảnh
hưởng rất lớn đến sự cảm nhận đầu tiên của khách (ấn tượng ban đầu). Trong
công việc thì họ đóng vai trò rất quan trọng, làm đại diện cho khách trong việc
mở rộng các mối liên doanh, liên kết, là cầu nối giữa khách du lịch với các bộ
phận khác trong khách sạn, thay mặt cho khách sạn đáp ứng mọi nhu cầu của
khách, họ là trung tâm phối hợp các hoạt động của các bộ phận khác nhau,
giúp cho các bộ phận hoạt động một cách đều đặn và có kế hoạch.
+ Tổ phục vụ ăn uống (bàn, bar, bếp): Có chức năng thoả mãn tối đa nhu
cầu ăn uống của khách trong phạm vi có thể, do đó họ có trách nhiệm cụ thể
sau: phải xây dựng thực đơn thật phong phú, tổ chức tốt các khâu mua hàng,
nhập, lưu kho cất trữ, để tránh trường hợp thiếu nguyên vật liệu trong quá
trình chế biến món ăn hoặc nguyên vật liệu thừa dẫn đến hỏng như vậy gây
nên lãng phí. Đặc biệt phải quan tâm đến khâu chế biến thức ăn và tổ chức
phục vụ khách vì qua đó nó quyết định đến chất lượng của sản phẩm ăn uống
và giữ được khách hàng.
+ Tổ phục vụ các dịch vụ bổ sung: Tổ này có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu
của khachs về Marketing, bể bơi, tennis, karaoke, cho thuê văn phòng đại diện.
1.2. Các điều kiện đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh
1.2.1. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Với diện tích 3,6ha, trong đó diện tích đang sử dụng kinh doanh là 3,3 ha.
Với diện tích như vậy công ty chia làm 2 khu.
Khách sạn Kim Liên I gồm N4, N5, N9 với tổng số 167 phòng, dùn để phục
vụ khách quốc tế và khách nội địa có khả năng thanh toán cao.
Khách sạn Kim Liên II gồm N1, N2, N6, N10 với 206 phòng chủ yếu phục
vụ khách nội địa.
- Đối với bộ phận đón tiếp: gồm lễ tân A và lễ tân B.
+ Lễ tân A: thuộc N4 có tiền sảnh 50m diện tích quầy là 13m
2
và các trang
thiết bị cũng như lễ tân B. Nhưng do khu lễ tân A chủ yếu đón khách quốc tế
nên có khác. Quầy lễ tân được ốp bằng gỗ, mặt quầy bằng đá. Trang thiết bị
gồm có: 3 máy tính nối mạng, Fax, telex trực tiếp gọi ra nước ngoài, máy
photocopy, đồng hồ treo tường của một số nước trên thế giới, tivi Sony bắt
được 8 kênh của nước ngoài, nền trải thảm. Bên cạnh đó còn có phòng khách,
quầy lưu niệm và quán bar rộng 17m
2
, kê 2 dãy ghế sofa đối diện nhau cùng
một số bể cá, cây cảnh.
+ Lễ tân B thuộc nhà 5, có diện tích sảnh là 35m
2
, quầy lễ tân 8m
2
, quầy có
chiều dài 2,6m và rộng 0,6m được làm bằng gỗ, mặt bàn bằng foocmica màu
trắng. Phía sau la một tủ cao bằng gỗ với những ô vuông nhỏ đánh số để đựng
chìa khoá phòng. Trang thiết bị gồm: 2 máy vi tính nối mạng liên kết với các bộ
phận khác, 2 máy điều hoà nhiệt độ 2 chiều, điện thoại, 1 tivi màu, một bản đồ
thành phố, một máy đếm tiền và hệ thống đèn chùm, đèn treo nhỏ cùng một số
bàn ghế bố trí xen kẽ với chậu cây cảnh.
- Đối với bộ phận buồng: gồm khách sạn Kim Liên I, II với 7 toà nhà (373
phòng, 789 giường).
+ Khách sạn Kim Liên I: các phòng được trang bị hiện đại, dạt tiêu chuẩn
3 sao, ở mỗi phòng đều có điệnt hoại gọi trực tiếp ra nước ngoài, tivi màu 24 in
bắt được 8 kênh, tủ lạnh mini, điều hoà nhiệt độ, hệ thống nước nóng lạnh.
+ Khách sạn Kim Liên II, chủ yếu phục vụ khách nội địa, giá rẻ hơn nên
trang thiết bị trong phòng chưa đầy đủ.
- Đối với bộ phận phục vụ ăn uống.
Công ty có 5 cơ sở phục vụ Bộ phận bếp: Có 3 khu vực.
Restaurant N9: Có diện tích 50m
2
, có 2 bếp ga, 1 lò nướng bánh, bàn sửa
soạn thực phẩm bằng gỗ bọc nhôm dày, bồn rửa, một tủ lạnh.
Kim Liên I: Có diện tích 50m
2
, có 4 bếp ga to, 2 bếp ga nhỏ, 6 bếp ăn á, 6
bếp Âu, lò làm nóng thức ăn, lò rán, lò hấp hơi, 1 tủ lạnh, 2 máy hút gió, 4 bồn
rửa, tủ làm mát, 1 lò nướng bánh, hệ thống hút hơi nóng, tường bếp lát gạch
men trắng, nhà kho đựng đồ khô và gia vị.
Nhà kính: Có 2 bếp thanh, 1 bếp ga, 2 tủ đông lạnh, 2 bàn đựng nguyên
vật liệu chế biến, gạt gió, bồn rửa.
- Đối với bộ phận phục vụ dịch vụ bổ xung:
Dịch vụ thể thao: 2 bàn bóng bàn, 1 sân tennis, 1 bể bơi.
Cửa hàng kiốt bán tạp phẩm, đồ lưu niệm.
Phòng massage, tắm hơi với trang thiết bị hiện đại.
Dịch vụ giặt là có khu vực riêng với diện tích 70m
2
Phòng karaoke, vũ trường.
Đội xe: 2 Toyota
1.2.2. Điều kiện về lao động
Bảng 2. Tình hình nhân lực của công ty năm 2000
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000
1 Tổng số lao động Người 448
2 Là người Việt Nam - 448
3 Là người nước ngoài - 0
4 Hợp đồng dài hạn - 400
5 Hợp đồng ngắn hạn - 48
6 Là lao động trực tiếp phục vụ - 383
7 Là cán bộ quản lý, gián tiếp - 65
8 Trình độ đại học - 170
9 Trình độ trung cấp - 278
10 Trình độ ngoại ngữ - 189
11 Độ tuổi trung bình - 35,42
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công ty nói chung là nhiều tuổi nên họ
đều là những người có kinh nghiệm lâu năm và được đào tạo nghiệp vụ tại các
lớp du lịch từ 3-8 tháng nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công
nhân viên trong khách sạn nói chung là tương đối cao.
Trình độ tay nghề của nhân viên được chia theo từng nghiệp vụ:
Nhân viên buồng: bậc 5/5 chiếm tỷ lệ 70%
Nhân viên bàn, bar, bếp bậc 7/7 chiếm tỷ lệ 75%
Nói chung trình độ học vấn của nhân viên ở đây chưa cao song nhân viên
ở đây đều có kinh nghiệm đúc kết từ nhiều năm làm việc phục vụ các đoàn
khách quan trọng và phục vụ khách quốc tế (các chuyên gia). Hơn nữa trong
quá trình làm việc họ luôn học hỏi thêm những người được đào tạo qua
trường học và tham gia vào các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn.
Trình độ ngoại ngữ vi tính: Trong ngành du lịch thì trình độ ngoại ngữ
của công nhân viên đặc biệt quan trọng. Đó là điều kiện cần vì họ phải tiếp xúc
nhiều với khách du lịch quốc tế trong giao tiếp. Họ phải có trình độ ngoại ngữ
để đáp ứng yêu cầu trên và cần phải hiểu được phong tục tập quán cũng như
tâm lý ngôn ngữ mình nói.
1.2.3. Điều kiện về vốn:
Tổng số vốn của công ty đến năm 2000 là 14 tỷ 102 triệu đồng Việt Nam,
trong đó vốn lưu động chiếm 30% tổng số vốn 4.782.000.000 VND, vốn cố định
chiếm 70%: 9.320.000.000 VND. Trong đó vốn ngân sách là 9.110.000.000 VND
và vốn tự bổ sung là 4.992.000.000 VND.
1.2.4. Điều kiện vị trí địa lý:
Công ty khách sạn du lịch Kim Liên nằm ngay trên trục đường giao thông
quan trọng, đường cao tôc xuyên suốt Bắc Thăng Long - Nội Bài, gần đường
quốc lộ 1A xuyên suốt Bắc Nam, ngã tư đầu mối giao thông của Hà Nội rất
thuận tiện cho việc đi lại cũng như thu hút khách và khách du lịch có thể thả bộ
vào công viên Lê Nin cách đấy không xa. Đây là điều kiện thuận lợi nhất của
công ty trong việc thu hút khách.
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu
như là doanh thu, lợi nhuận, số lượt khách, số ngày khách, công suất sử dụng
buồng phòng... Qua việc so sánh kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm,
chúng ta chúng ta rút ra những hạn chế, những mặt được của công tác tổ chức
kinh doanh, từ đó có những biện pháp khắc phục nhằm tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh, đáp ứng mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra, đồng thời có thể thoả
mãn mức cao nhất nhu cầu của khách hàng. Cụ thể ta xét các chỉ tiêu sau:
- Tình hình của khách sạn từ năm 1988-2000
Tiêu doanh thu của từng loại dịch vụ trong khách sạn từ năm 1998 đến
2000
- Chỉ tiêu về vốn và kết quả sử dụng kinh doanh của khách sạn từ năm
1998-2000
* Về tình hình khách của khách sạn: Tình hình khách của khách sạn được
thể hiện qua các số liệu ở bảng sau:
Bảng 3. Tình hình khách của khách sạn (từ năm 1998 đến 2000)
Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 1999/1998% 2000 2000/1999 (%)
1. Tổng số khách Lượt khách 101.285 105.179 +3,8 130.000 + 23,6
Khách quốc tế - 6.097 8.469 +38,9 15.000 + 77,1
Khách nội địa - 95.188 98.710 +3,7 115.000 + 16,5
2. Tổng số ngày
khách
Ngày khách 204.368 220.346 +7,8 260.000 + 17,99
Khách quốc tế - 10.686 15.102 +41,3 20.000 + 32,4
Khách nội địa - 193.682 205..244 +5,97 240.000 + 16,93
3. Thời gian lưu
trú bình quân
Ngày/khách 2 2,1 + 5 2 - 4,76
Khách quốc tế - 1,75 1,78 +1,714 1,3 -26,9
Khách nội địa - 2,0 2,1 + 5 2,1 +1
Từ số liệu trên ta thấy: Tổng số lượt khách tăng lên rõ rệt qua các năm.
Năm 1999 tăng so với năm 1998 về số tuyệt đối 3.894 lượt khách hay 3,8%
trong đó khách quốc tế tăng 2.372 lượt khách hay 38,9% và khách nội địa tăng
3.522 lượt khách hay 3,7%. Năm 2000 tăng so với năm 1999 về số tuyệt đối là
22.821 lượt khách hay 23,6% trong đó khách quốc tế tăng 6.531 lượt khách
hay 77,1% và khách nội địa tăng 16.290 lượt khách hay 16,5%.
Tổng số ngày khách cũng tăng theo, cụ thể: năm 1999 tăng 15.978 ngày
khách hay 7,8% so với năm 1998, trong đó khách quốc tế tăng 4416 ngày
khách (41,3%) và khách nội địa tăng 11562 ngày khách (5,97%). Năm 2000
tăng so với năm 1999 về số tuyệt đối là 39.654 ngày khách hay (17,99%) trong
đó khách quốc tế tăng 4898 ngày khách (32,4%), và khách nội địa tăng 34.756
ngày khách (16,93%).
Như vậy trong năm 2000 lượng khách quốc tế chiếm tỷ trọng
x 100%= 12%. Song thời gian lưu trú bình quân của khách quốc tế chỉ
đạt = 1,3 ngày/khách mà ngày khách vẫn tăng.
Năm 1999 lượng khách quốc tế chiếm tỷ trọng: x 100% = 7,9%
Thời gian lưu trú bình quân của khách quốc tế đạt = 2 ngày/khách
Như vậy muốn tăng thời gian lưu trú bình quân của khách thì khách sạn
cần có thêm các dịch vụ bổ sung khác như vũ trường, tennis, Casino … để kéo
dài thời gian lưu trú của khách, mặt khác khách sạn không ngừng cải thiện về
cơ sở vật chất kỹ thuật, phân lượng đội ngũ nhân viên phục vụ trong giao tiếp
đặc biệt là nhân viên ở những bộ phận trực tiếp cần trau dồi ngoại ngữ Anh -
Trung để có thể giao tiếp được với khách nước ngoài đặc biệt là khách Trung
Quốc. Kéo dài thời gian lưu trú của khách là mục tiêu lâu dài mà khách sạn cần
phải làm để tăng doanh thu cho khách sạn.
* Về cơ cấu doanh thu của từng loại dịch vụ trong công ty.
Bảng 4. Cơ cấu doanh thu của từng loại dịch vụ trong khách sạn
Stt Chỉ tiêu Đơn vị 1998 Tỷ trọng 1999 Tỷ trọng 2000 Tỷ tọng
1 Tổng doanh
thu
Triệu
đồng
26.821,8 100% 31.540 100% 36.000 100%
2 Doanh thu
buồng
- 15.552,6 58%(2:1
)
14.251,45
4
45%
(2:1)
15.000 42%
3 Doanh thu ăn
uống
- 7.514,6 28%(3:1
)
12.563,09
9
40% 14504 40%
4 Doanh thu
dịch vụ khác
- 3.754,6 14%(4:1
)
4726 15% 6496 18%
Nguồn: Báo cáo công tác kinh doanh năm 1999, 2000
Trong bảng trên ta thấy; doanh thu được tăng ở hầu hết các dịch vụ,
trong đó dịch vụ lưu trú vẫn chiếm ưu thế. Đặc biệt tăng cao ở dịch vụ ăn uống
do nhà ăn hội trường 2 được đưa vào sử dụng (chiếm 40%) tổng doanh thu
với 14504 Triệu đồng (năm 2000). Tỷ trọng dịch vụ giữa các năm tuy không
tăng giảm đồng đều nhưng điều đó vẫn nói lên mức chi tiêu của khách đến
khách sạn ngày càng tăng vì họ không chỉ tiêu dùng dịch vụ chính là lưu trú mà
còn tiêu dùng các dịch vụ khác.
Năm 2000 tổng doanh thu ước 36 tỷ tăng 14% so với năm trước. Doanh
thu dịch vụ cho thuê văn phòng giảm nhiều do không có khách thuê và đầu tư
cải tạo sửa chữa. So với năm trước chỉ đạt 20%. Doanh thu khác tăng cao do
công ty mở dịch vụ thương mại và ứng dụng đầu tư công nghệ thông tin. Hai
dịch vụ này ước thực hiện 2 tỷ và chiếm 40% doanh số của doanh thu khác.
Đây là cố gắng lớn của công ty trong việc đầu tư mở rộng ngành nghề kinh
doanh tạo nguồn thu, tạo việc làm và tăng nộp ngân sách nhà nước.
* Chỉ tiêu về vốn kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 5. Chỉ tiêu về vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ
1998 đến 2000
Stt Các chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000
So sánh 2000/1998
Tăng
giảm
%
1 Vốn cố định Triệu đồng 8.875 9.190 13.797 4.922 55,4
2 Vốn lưu động - 4.287 4.380 4.519 232 5,41
3 Công suất thiết kế Ngày/
Phòng
134.685 136.145 138.518 3.833 2,85
4 Công suất sử dụng - 73,3 75,45 80 6,7 9,14
5 Tổng doanh thu Triệu đồng 26.821 31.540 36.000 9.179 34,2
6 Tổng chi phí - 21.997 30.140 34.300 12.303 55,9
7 Lãi thuần - 2.218 2.300 2.600 282 17,22
8 Nộp ngân sách - 4.451 5.071 5.400 949 21,32
9 Năng suất lao động
bình quân
- 71,52 71,85 80,36 8,84 12,36
10 Định mức lao động
bình quân
Người /phòng 1,0 1,18 1,2 0,2 20
11 Thu nhập bình quân
người trên tháng
Triệu đồng 1.020.000 1.263.000 1.300.000 300 44,44
Nhận xét:
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy tình
hình hoạt động kinh doanh rất khả quan. Công suất sử dụng năm 2000 tăng
9,14% so với năm 1998 và công suất thiết kế cũng tăng 2,85%. Doanh thu của
công ty năm 2000 tăng 9.179 triệu đồng so với năm 1998, nhưng điều đáng
chú ý ở đây là mức tăng doanh thu 34,2% nhỏ hơn mức tăng chi phí 55,9% đây
là điều mà công ty quan tâm để có biện pháp xử lý, điều chỉnh cho thích hợp.
Năng suất lao động bình quân của công ty năm 2000 tăng lên so với năm
1998 với định mức lao động bình quân cũng tăng theo nhưng cả 2 đều tăng
không đều, chứng tỏ công ty chưa sử dụng lao động có hiệu quả. Hơn nữa mức
tăng năng suất lao động năm 2000 so với 1998 là 12,36% lại tăng ít hơn so với
mức tăng thu nhập bình quân là 44,44%, đây là một điều chưa hợp lý và nó
cũng là một nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh.
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty khách sạn du
lịch Kim Liên.
2.1. Tình hình sử dụng lao động:
Đội ngũ lao động trong một khách sạn giữ một vai trò hết sức quan trọng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân tố quyết định đến hiệu quả lao
động cũng như hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Nhân viên khách sạn chính
là bộ mặt của khách sạn góp phần quan trọng tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho
khách sạn. Một khách sạn có thể tồn tại và phát triển được hay không phụ
thuộc trực tiếp vào hiệu quả lao động của từng bộ phận nhân viên trong khách
sạn.
Ta xét tính toán sử dụng lao động của khách sạn qua các chỉ tiêu sau: Chỉ
tiêu về số lượng lao động, về chất lượng lao động, việc phân công sắp xếp lao
động tại các bộ phận và hình thức trả lương lao động tại khách sạn.
2.1.1. Chỉ tiêu về số lượng lao động.
Tổng số lao động hiện nay của công ty là 448 người với số buồng hiện có
là 372 phòng. Như vậy tỷ lệ lao động bình quân trên 1 phòng là:
448: 372 = 1,2: 1
Khách sạn Tây Hồ tỷ lệ là: 175: 114 = 1,5: 1
Khách sạn Sài Gòn tỷ lệ là 96: 44 = 2,1: 1
Khách sạn phương Đông tỷ lệ là: 55: 32 = 1,7: 1
Khách sạn Hà Nội tỷ lệ là: 366: 78 = 4,88: 1
Ta thấy tỷ lệ này ở Công ty khách sạn du lịch Kim Liên là nhỏ nhất. Nếu
xét tỷ lệ này với thứ hạng và công suất sử dụng buồng giường của khách sạn
thì số lượng lao động của công ty như vậy là phù hợp.
Tuy vậy, để đánh giá sâu sắc hơn về số lượng lao động của công ty nhằm đưa
ra những giải pháp hoàn thiện chúng ta cần đi sâu vào phân tích số lượng lao
động theo các tiêu thức sau:
* Cơ cấu lao động theo hình thức lao động.
Bảng 6. Cơ cấu lao động theo hình thức lao động