Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.4 KB, 17 trang )

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở VIỆT NAM
I. VỊ TRÍ CỦA CÂY CHÈ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM
1. Đặc điểm của cây chè Việt Nam
Cây chè là cây công nghiệp dài ngày được trồng lâu đời trên đất nước ta
và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế xã hội đất nước.
Về mặt lịch sử: Cây chè là cây có nguồn gốc từ Trung Quốc truyền bá ra
khắp thế giới. Cây chè có lịch sử từ rất lâu đời: từ khi phát hiện, sử dụng,
truyền bá và phát triển đến nay đã có gần 4000 năm. Do đặc tính sinh trưởng
của bản thân cây chè, sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc nên cây chè đã du
nhập vào Việt Nam từ khoảng 3000 năm trước. Nhân dân vùng biên giới của
Việt Nam đã học được cách trồng và chế biến của người Trung Quốc để phát
triển các vườn chè trồng phân tán rải rác và hái lá để uống. Ngay từ trước thế
kỷ thứ XVII, ở Việt Nam đã hình thành hai vùng sản xuất chè: chè vườn miền
trung du và chè rừng miền núi.
-Vùng chè miền trung du chủ yếu sản xuất chè tươi, chè nụ và chè băm,
chế biến đơn giản.
- Vùng chè miền núi sản xuất loại chè chi, chè mạn, lên men nửa chừng
của đồng bào dân tộc Mông, Dao,...
Kỹ thuật trồng chè thời kỳ này chủ yếu là quảng canh, có nơi coi đó là một
cây rừng chế biến đơn giản, mang tính tự cung, tự cấp trong gia đình hoặc
trong cộng đồng lãnh thổ phạm vi nhỏ.
Đến thế kỷ thứ XIX, một số người Pháp bắt đầu kiểm soát việc sản xuất và
buôn bán chè ở Hà Nội. Đến năm 1980 Paul Chaffajon xây dựng đồn điền đầu
tiên của Việt Nam tại Tĩnh Cương (Phú Thọ) nay thuộc huyện Sông Thao tỉnh
Phú Thọ với diện tích khoảng 60 ha. Đến năm 1918, thành lập Trung tâm
nghiên cứu nông lâm nghiệp Phú Thọ tại Phú Hộ. Từ năm 1925, cây chè bắt
đầu phát triển mạnh, cả nước hình thành ba vùng chè chính:
-Vùng chè Tây Nguyên: Có diện tích tính đến năm 1939 là 2.759 ha, sản
lượng bình quân mỗi năm đạt 900 tấn. Đã có những đồn điền quy mô 400-500
ha. Bắt đầu hình thành một số nhà máy (thiết bị của Anh) có sản phẩm chính là


loại chè đen truyền thống (OTD) tiêu thụ ở thị trường Tây Âu và một ít chè
xanh xuất khẩu sang Bắc Phi.
- Vùng chè Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: Chè được trồng rải rác trong các
vườn gia đình, một số đồn điền nhỏ (vài chục ha), kỹ thuật trồng và chế biến
còn rất đơn giản, sản phẩm gồm chè đen, chè xanh, chè tươi và chè nụ.
- Vùng chè Trung Bộ: Tổng diện tích khoảng 1900 ha, trong đó có một đồn
điền của người Pháp với diện tích khoảng 250 ha. Chế biến chè ở vùng này còn
thô sơ, sản phẩm chính là chè xanh xuất khẩu sang Bắc Phi.
Từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay: Việt Nam phải tiến hành 30
năm chiến tranh dành độc lập, các cơ sở nghiên cứu khoa học về chè có ở hai
miền Nam, Bắc đều bị ngừng hoạt động, như Trung tâm nghiên cứu chè ở Phú
Hộ ở miền Bắc đã ba lần bị quân viễn chinh Pháp chiếm đóng và ném bom phá
sạch, đốt sạch. Mặc dù vẫn phải sản xuất lương thực thực phẩm cho quân dân
là chính nhưng Nhà nước ta vẫn quan tâm phát triển cây chè và đến ngày nay
cây chè lại càng được chú trọng phát triển.
Về mặt tự nhiên: Cây chè là cây trồng nhiệt đới rất thích hợp với điều kiện
thổ nhưỡng, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, hệ số dao động nhiệt độ giữa ban
ngày và ban đêm lớn (8-12 độ C) ở Việt Nam tạo cho cây chè tổng hợp được
nhiều chất thơm tự nhiên và đặc trưng. Ngoài ra độ cao và địa hình cũng có
ảnh hưởng đến chất lượng chè. Kinh nghiệm sản xuất chè lâu đời của thế giới
cho thấy các loại danh trà chủ yếu là được trồng trên vùng núi cao. Chè Việt
Nam có chất lượng cao là chè Shan Tuyết được trồng trên núi Tây Côn Lĩnh,
chè Suối Giàng ở Văn Chấn Yên Bái, chè Tà Sùa ở Sơn La. Các vùng này có nhiệt
độ thấp, độ ẩm cao, ánh sáng tán xạ cao, biên độ ngày đêm cao...
Về mặt kinh tế: Chè là cây công nghiệp dài ngày, có lợi thế so sánh ở nước
ta đặc biệt là ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. Đảng và Nhà nước ta coi
cây chè là cây xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và là
cây làm giàu, góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế nông thôn ở miền Nam.
Trồng chè còn thu hút được một lượng lao động đáng kể, góp phần giải
quyết việc làm và là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao ở Trung

du Miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, góp phần thúc đẩy trung du, miền núi có
điều kiện hoà hợp với miền xuôi về kinh tế, văn hoá, xã hội.
2. Vai trò của ngành sản xuất chè Việt Nam
Việt Nam là nước có tiềm năng về đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát
triển cây chè. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, theo phân công trong khối
SEV (Hội đồng tương trợ kinh tế) Việt Nam là nước sản xuất chè cho các nước
XHCN. Trong những năm qua, ngành chè đã góp phần sử dụng hiệu quả đất đai
ở vùng trung du, miền núi, đặc biệt là Trung du Miền núi Bắc Bộ, đã tạo công
ăn việc làm cho hàng vạn người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo,
chuyển nền kinh tế tự cấp tự túc của đồng bào dân tộc miền núi bằng một nền
kinh tế sản xuất hàng hoá, góp phần phân công lao động giữa miền ngược và
miền xuôi. Chè cũng đem lại nguồn lợi tương đối lớn cho Ngân sách Nhà nước.
Chè có vai trò to lớn trong nhiều lĩnh vực:
2.1. Sản xuất chè với phát triển nông nghiệp:
Chè là cây trồng rất lâu đời ở Việt Nam, đến nay xác định được 33 tỉnh có
khả năng thích hợp nhất để trồng chè, tập trung chủ yếu ở Trung du Miền núi
Bắc Bộ và Tây Nguyên. Bên cạnh ưu thế về khí hậu, đất đai của tự nhiên nhiệt
đới Việt Nam có lợi cho sinh trưởng cây chè (mùa hái chè dài, thời gian kiến
thiết ngắn) và các nguồn gen phong phú (chè rừng miền núi), cây chè còn có
nghĩa to lớn đối với người dân:
- Những năm gần đây, việc triển khai giao đất và khoán chè cho người lao
động theo Nghị định 01 của Chính phủ cùng với những giải pháp của ngành
chè Việt Nam được giải quyết tốt việc làm cho người lao động. Cùng với cơ chế
và phương thức mua chè thuận lợi cho người lao động đã tạo động lực khuyến
khích ngươì lao động phấn khởi chủ động đầu tư thâm cạnh chè để đạt năng
suất, chất lượng cao. Ở trung du miền núi người dân có tập quán trồng lúa
nương với thu nhập trung bình là 1-2 triệu đồng/ha trong khi đó 1 ha chè trên
vùng đồi núi khô cằn thu được 10-12 triệu đồng. Điều này dẫn tới quan điểm
chuyển sang trồng chè thay vì lúa nương trong nhân dân miền núi.
- Chè là mặt hàng có thị trường và giá cả ổn định với mức dao động về giá

ở thời điểm biến động cao nhất không quá 8% đối với loại chè trung bình so
với các ngành kinh tế công nông nghiệp khác, chè cũng đã khẳng định được vị
trí của mình. Trồng chè đúng kỹ thuật sẽ tạo ra một thảm thực vật có tác dụng
phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
- Cây chè là cây không kén đất như cà phê, ca cao, hồ tiêu, năng suất lại
tương đối ổn định, ít biến động hàng năm không lớn ngay cả những năm thiên
tai, hạn hán. Nhìn chung đây là loại đất trồng đứng về mặt kinh doanh tương
đối ổn định.
- Cây chè có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ môi sinh. Hiện nay bình quân
độ che phủ trong cả nước chỉ còn 29,1%, trong đó nếu không kể hai vùng Đồng
bằng sông Hồng và sông Cửu Long chỉ đạt 4,7% và 6,1% còn ở vùng núi như
vùng Tây Bắc chỉ còn 20,7%, Đông Bắc 19,4%... Bởi vậy, ở những nơi này nếu
được trồng chè chắc chắn sẽ nâng cao hệ số che phủ tốt hơn.
-Trồng chè thu hút một lượng lao động đáng kể (mỗi ha trồng chè bình
quân cần 2,2 lao động) ngoài ra chưa kể lao động cho chế biến và tiêu thụ.
2.2. Sản xuất chè với phát triển ngành công nghiệp chế biến
Phát triển cây chè Việt Nam luôn gắn liền với sự phát triển của ngành
công nghiệp chế biến nước ta. Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, sản xuất chè
công nghiệp bắt đầu bằng việc xây dựng nhà máy chè đầu tiên vào năm 1923.
Chế biến chè thời kỳ này bộ phận cối vò chè, máy sấy và máy phát điện. Những
năm 60, ở miền Bắc đã xây dựng hàng loạt nhà máy chè đen OTD lớn (12-43
tấn/ ngày) với thiết bị công nghệ chè đen và chè xanh của Trung Quốc và Liên
Xô. Những năm 90 lại có chè túi nhúng của Ý, thiết bị chế biến chè CTC của Ấn
Độ, chè xanh dẹt bán tự động của Nhật Bản. Hiện nay ngành công nghiệp chế
biến của ta đã phát triển theo hướng không ngừng đổi mới thiết bị và công
nghệ chế biến chè, đặc biệt là chế biến chè đặc sản và nghiên cứu các sản phẩm
mới theo dự báo của thị trường tiêu thụ chè tương lai.
2.3. Sản xuất chè với ngành xuất khẩu
Cây chè Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường của hơn 40 nước trên
thế giới, gồm có Liên Xô cũ và Đông Âu, Trung Cận Đông, Bắc Phi và gần đây

bước đầu đưa vào các thị trường khó tính như Tây Âu và Nhật Bản, do đó đã
đem lại một nguồn kim ngạch nhập khẩu đáng kể cho đất nước. Mỗi năm bình
quân chúng ta xuất khẩu được khoảng 50 nghìn tấn đem lại cho đất nước
khoảng 50 triệu USD.
2.4. Sản xuất chè với việc giải quyết các vấn đề xã hội
Chè chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi gắn sự phát triển của nó với việc
phát triển kinh tế xã hội các vùng sâu, vùng xa của đồng bào dân tộc khai
hoang ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Ở đây cây chè gần gũi với từng gia
đình, góp phần định cư, ổn định cuộc sống và xoá đói giảm nghèo cho đồng bào
dân tộc ít người. Hơn nữa cây chè đã tạo công ăn việc làm cho hơn 20 vạn lao
động góp phần ổn định đời sống cho 10 vạn hộ gia đình. Việc quy hoạch các
vùng sản xuất chè tập trung bao gồm sản xuất nông - công nghiệp -dịch vụ,
hình thành các cụm dân cư đã góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân.
Cây chè là cây công nghiệp lâu năm, có chu kỳ kinh tế dài nhưng nhanh
cho sản phẩm thu hoạch, là cây trồng xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế
ở vùng núi và trung du Việt Nam, góp phần thúc đẩy trung du miền núi có điều
kiện tiến kịp với các vùng khác trong cả nước. Cây chè là cây trồng có thể áp
dụng rộng rãi vào các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế trang trại. Trồng
chè sẽ mở rộng diện tích canh tác ở vùng cao cho người dân ở đây.
Ngoài ra, về mặt y học, từ xưa đến nay nước chè là thứ nước uống giải
khát phổ biến của nhân dân ta có tác dụng chống lại được lạnh, khắc phục sự
mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não, làm cho
tinh thần minh mẫn, sảng khoái, hưng phấn trong thời gian lao động căng
thăng về trí óc và chân tay. Ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ sức khoẻ. Chất
catesin của chè xanh có chức năng phòng ngừa bệnh ung thư bằng cách củng
cố hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh cao huyết áp, chống lão hoá.
Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước giai đoạn 2000-
2010, và do giá trị dinh dưỡng, kinh tế, xã hội, văn hoá và bảo vệ sức khoẻ con
người nên cây chè đã được ghi vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà

nước Việt Nam, trong chương trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn
và chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở VIỆT
NAM
1. Điều kiện tự nhiên
Nhân tố điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất
chè. Các yếu tố như lượng mưa, khí hậu, nhiệt độ, đất đai,... là các yếu tố quan
trọng có tác động đến chất lượng chè. Ở Việt Nam cây chè đang có mặt trên 4
vùng sinh thái lớn : Trung du Miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Miền Trung, Đồng

×