Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Phương hướng giải pháp phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Hà Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.23 KB, 20 trang )

Phương hướng giải pháp phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Hà Tây
I. Mục tiêu chiến lược phát triển KTHT và HTX từ 2005 đến
năm 2010.
-Nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích phát triển HTX trong tất cả các
ngành các lĩnh vực kinh tế xã hội trên cơ sở nhu cầu và tự nguyện hoàn toàn của
người lao động. Nhà nước quản ký đối với HTX thông qua luật pháp và cơ chế,
chính sách, không can thiệp trực tiếp vào quá trình hoạt động của các HTX. Đến
năm 2010 phấn đấu xây dựng và hoàn thiện các mô hình tổ chức HTX kiểu mới
cho các ngành và các lĩnh vực kinh tế xã hội tạo điều kiện phát triển mở rộng
các HTX kiểu mới trong các năm tiếp theo. Mô hình các HTX bao gồm: HTX
hỗn hợp, HTX dịch vụ, HTX sản xuất tập trung.
- Nhà nước tiếp tục tạo điều kiện (về mặt pháp lý và cơ chế chính sách)
thúc đẩy phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá, mở mang ngành
nghề nông thôn, tạo nhu cầu hợp tác sản xuất giữa ác hộ và người lao động với
nhau, đồng thời khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế hợp tác giản đơn
hướng theo sự phát triển thành các HTX kiểu mới khi đủ điêù kiện và các thành
viên tự nguyện đăng ký hoạt động theo luật pháp về HTX.
- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đến một mức nào đó các tổ KTHT
và HTX sẽ tự bộc lộ những hạn chế của mình và tự họ sẽ phải liên kết lại với
nhau dưới các hình thức HTX quy mô lớn hơn, liên hiệp của các HTX hoặc lên
kết giữa HTX với cơ sở sản xuất công nghiệp, với DNNN hoặc với các doanh
nghiệp khác trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi. Việc liên kết kinh tế giưã các
HTX với các doanh nghiệp, nhất là DNNN để hỗ trợ giúp đỡ nhau phát triển sản
xuất kinh doanh là xu hướng tiến bộ cần được coi trọng và phát huy.
-Thực hiện chiến lược phát triển HTX đến năm 2010 như nêu trên, một vấn
đề quan trọng và mang tầm chiến lược đó là đào tạo nguồn nhân lực cho khu
vực này, trước hết là đào tạo đội ngũ cán bộ cho HTX nhằm đáp ứng ngày càng
cao yêu cầu quản lý và phát triển của khu vực kinh tế hợp tác.
II.Phương hướng phát triển HTX nông nghiệp Hà Tây.
1. Phương hướng chung.
1.1. Tập trung chỉ đạo phân loại, xử lý các tồn đọng của các HTX nông


nghiệp cũ, chuyển đổi và cấp đăng kí kinh doanh cho các HTX đủ điều kiện và
xã viên tự nguyện tiếp tục giữ HTX , giải thể các HTX yếu kém, hình thức xã
viên không có nhu cầu theo quy định của pháp luật về HTX . Giúp đỡ , hỗ trợ
tạo điều kiện cho các HTX kiểu mới thực thụ ( kể cả việc cho giải thể HTX sau
chuyển đổi mà không đủ điều kiện và xã viên không ủng hộ ).
1.2. Khuyến khích phát triển kinh tế hộ nông dân tự chủ theo hướng sản
xuất hàng hoá cùng với việc hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng từ
thấp đến cao theo nhu cầu của hộ tự nguyện lập ra để giúp đỡ, hỗ trợ nhau phát
triển sản xuất kinh doanh.
1.3. Xây dựng phát triển các HTX kiểu mới kinh doanh tổng hợp (dịch vụ
và sản xuất tập trung- mô hình HTX hỗn hợp ) dạng như HTX Duy Sơn
II( Quảng Nam), mô hình HTX hỗn hợp không chỉ mở mang ngành nghề tạo
viẹc làm cho xã viên phát triển được phần tài sản chung cuả tập thể mà còn tạo
điều kiện dịch vụ tốt hơn cho hộ xã viên tự chủ trong sản xuất nông nghiệp .
1.4. Xây dựng và phát triển các HTX chuyên dịch vụ (dịch vụ chuyên khâu
hoặc dịch vụ tổng hợp ) như: làm đất, thuỷ lợi, chế biến, cung ứng vật tư… ở
những nơi có đủ điều kiện và có nhu cầu để dịch vụ cho xã viên và các hộ dân
cư trong vùng, hoặc các HTX sản xuất tập trung nếu xã viên yêu cầu và đủ điều
kiện theo quy định của luật pháp về HTX.
1.5. Sớm tổng kết kinh nghiệm của các mô hình HTX với DNNN của các
HTX làm ăn có hiệu quả để nhân rộng hinhf thức liên kết công- nông trước tiên
ở các vùng sản xuất hàng hoá tập trung.
1.6. Nâng cao vai trò, hiệu quả sự giúp đỡ của Nhà nước đối với các HTX,
xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa HTX với kinh tế Nhà nước.
1.7. Cùng với sự phát triển, hoàn thiện HTX trong lĩnh vực nông nghiệp
cần coi trọng phát triển các ngành nghề ở nông thôn: công nghiệp, tiểu thủcông
nghiệp, xây dựng, dịch vụ.
1.8.Quá trình phát triển , hoàn thiện HTX trong lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn phải được đặt ra trong mối quan hệ mật thiết với quá trình đào tạo
nâng cao trình độ cán bộ HTX và lao động nông thôn, coi trọng vai trò tác dộng

của khoa học công nghệ đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp.
1.9.Phát triển các mối quan hệ liên kết, hợp tác theo vùng, địa phương,
toàn quốc, quan hệ với các nước trong khu vực và quan hệ Quốc tế thông qua hệ
thống liên minh Hợp tác xã Việt Nam và tổ chức Liên minh hợp tác xã Quốc tế
nhằm nâng cao nhận thức về kinh tế hợp tác , HTX học hỏi kinh nghiệm, tăng
cường quan hệ hỗ trợ giúp đỡ, tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác, HTX và
bảo vệ quyền lợi của người lao động để áp dụng vào Việt Nam.
2. Phương hướng cụ thể của Tỉnh:
Phát triển rộng các hình thức kinh tế tập thể trong tất cả các ngành, các
lĩnh vực và địa bàn. Tăng cường nội lực của khu vực kinh tế tập thể, nâng cao
năng lựe cạnh tranh, phân công lại lao động ở nông thôn, giảm tỉ lệ lao động
nông nghiệp hiện nay từ 70%, đến năm 2005 xuống còn 65% và đén năm
2010 xuống còn 50%, phát triển mạnh ngành nghề, tạo nhiều việc làm, tăng
thu nhập, cải thiện đời sống cho các thành viên, góp phần giữ vững ổn định
chính trị - xã hội.
Từ nay đến năm 2005, thực hiện tốt Chương trình số 16 CTr/TU ngày
10/4/1999 của Tỉnh uỷ, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các
HTX hiện có, tăng cường vai trò điều hành của Ban quản trị, xử lý các loại
nơn tồn đọng, hạn chế phát sinh nợ mới, làm lành mạnh hoá tình hình tài
chính của các HTX. Hoàn thành việc chuyển đổi 3 HTX theo luật trong năm
2002. Phấn đấu đưa các HTX đạt loại khá từ 25% năm 2001 lên 50% năm
2005 và 70% năm 2010; làm điểm về xây dựng mô hình các HTX chuyên
khâu trong nông nghiệp ở các huyện. Phát triển mạnh các tổ, nhóm hợp tác
dưới nhiều hình thức khác nhau. Khuyến khích HTX phát triển các khâu dịch
vụ (giống, làm đất, vật tư...), thành lập các HTX mới nhất là trong nông
nghiệp như: HTX rau quả, hoa, chăn nuôi bò, lợn lạc, chế biến nông sản và
xây dựng mới các HTX ở các ngành, vùng có điều kiện. Mở rộng hoạt động
của HTX từ làm dịch vụ cho hộ đến phát triển ngành nghề, sản xuất kinh
doanh tổng hợp. Thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp,
nông thôn; giảm tỉ trọng nông nghiệp từ 38,4% hiện nay xuống 35% năm

2005 và 28% năm 2010.
-Tăng cường, củng cố, nâng cao hiệu quả của các hình thức tập thể đặc
biệt trong nông nghiệp, nông thôn .
-Tiến hành củng cố các tổ hợp tác đã có, giúp đỡ và hướng dẫn hoạt
động theo luật, nâng dần trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh, khi đủ điều
kiện thì chuyển sang thành lập HTX, tạo điều kiện để các tổ hợp tác thành lập
mới theo ngành nghề.
-Đẩy mạnh củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của HTX, khắc phục
các yếu kém hiện nay. Khuyến khích liên doanh, liên kết, tăng cường quan hệ
hợp tác giữa HTX với nhau, HTX với các doanh nghiệp, HTX với các cơ quan
khoa học để gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, thông qua đó
chuyển giao kĩ thuật, công nghệ, định hướng, hỗ trợ cho kinh tế tập thể phát
triển".
III.Giải pháp phát triển, hoàn thiện các HTX nông nghiệp Hà
Tây.
1. Nhóm Giải pháp vĩ mô.
1.1.Thúc đẩy nhanh quá trình phát triển nền sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện phát triển nông hộ và
trang trại sản xuất hàng hoá.
Trong điều kiện nền nông nghiệp mang nặng tính tự cung tự cấp,nhu cầu
hợp tác giữa các hộ nông dân đã có nhưng rất nhỏ và hết sức đơn giản. Nhu cầu
phát triển sản xuất hàng hoá với khối lượng nông sản ngày càng lớn đã đặt trước
từng chủ thể sản xuất nông nghiệp những khó khăn thách thức vượt quá khả
năng của nông hộ và trang trại. Bởi vậy, nhu cầu hợp tác ở trình độ cao là tất
yếu. Kinh nghiệm thực tế các nước trên thế giới cho thấy:trình độ phát triển nền
nông nghiệp hàng hoá là tiền đề vật chất cho sự ra đời của các tổ chức HTX
trước hết là khâu chế biến bảo quản tiêu thụ nông sản rồi đến cung ứng vật tư
đến lượt mình, sự phát triển có hiệu quả các HTX sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nền
nông nghiệp hàng hoá phát triển.
1.2.Nhóm giải pháp về tuyên truyền, vận dộng, bồi dưỡng thông tin cho người lao

động những hiểu biết về HTX.
Nhận thức của người dân HTX nông nghiệp đích thực chưa rõ ràng và
đúng đắn. Tâm lý sợ mô hình các HTX cũng sẽ giống như các HTX cũ trước
đây vẫn còn nhiều. Do vậy việc tiếp tục tuyên truyền phổ biến luật HTX để làm
cho họ có hiểu rõ các HTX là cấp thiết và cấp bách. Nội dung này cần phát động
thành phong trào, có thi đua, hội diễn và chấm điểm sơ kết tổng kết.
Thực tế còn quá ít các mô hình HTX nông nghiệp làm ăn giỏi để người
dân có thể đến tham quan học hỏi. Việc nghiên cứu và xây dựng thí điểm các
mô hình HTX nông nghiệp đích thực tại các vùng sản xuất là cần thiết.
Xây dựng và lựa chọn các mô hình HTX phù hợp với từng lĩnh vực hoạt
động, từng địa phương,trên phạm vi cả nước, cũng như từng vùng hiện đang tồn
tại
nhiều loại hình HTX với nội dung hoạt động, quy mô và hiệu quả khác nhau.
Bởi vậy xây dựng và lựa chọn các mô hình HTX phù hợp với từng lĩnh vực hoạt
động, từng địa phương có vai trò hết sức quan trọng. HTX có nhiều loại hình
khác nhau, để lựa chọn được các hình thức HTX phù hợp, cần lưư ý các vấn đề
sau: Cần ngiên cứ tổng kết kinh nghiệm nhân rộng mô hình HTX chuyên ngành
hoạt động có hiệu quả đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của các hộ xã viên sản
xuất hàng hoá.Các HTX thường dược hình thành từ hai hướng: Một là, chúng
được hình thành từ quá trình chuyển đổi HTX kiểu cũ, hai là từ quá trình xây
dựng HTX mới theo luật HTX 1996, cân tổng kết rút kinh nghiệm quá trình
chuyển đổi HTX để có hướng dẫn thực hiện theo đúng quy dịnh của Luật
HTX.Loại HTX dịch vụ đa chức năng kết hợp với sản xuất mở mang ngành
nghề phù hợp trên địa bàn thị trấn, thành phố nói chung, tuy nhiên chúng chỉ
hoạt động có hiệu quả thực sự và có điều kiện phát triển khi quá trình hình
thành và hoạt dộng theo Luật HTX.Nói cách khác, chúng phải là HTX kiểu mới
đích thực.
Tuyên truyền về lợi ích vật chất, tinh thần mà HTX kiểu mới có thể mang lại
cho người lao động và nghĩa vụ của người lao động đối với HTX.
Giới thiệu các văn bản chủ trương chính sách của Nhà nước đối các HTX

trên phương tiện thông tin đại chúng.
Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ quản lí HTX
không chỉ ở các trường TW mà kết hợp thường xuyên mở nhiều lớp ở các tỉnh,
huyện. Tổ chức các cuộc giao lưu, đối thoại giữa chủ nhiệm HTX với lãnh đạo
các ngành, cơ quan Nhà nước có liên quan đến HTX. Mặt khác bố trí sử dụng
cán bộ, kỹ sư nông nghiệp mới ra trường, cán bộ ở TW, tỉnh thường xuyên tăng
cường xuống các huyện, xã và HTX như những mô hình của Bộ y tế, Bộ
GD&ĐT, Trung ương đoàn thanh niên cộng sản HCM đã chỉ đạo. Nâng cao hơn
nữa chính sách đãi ngộ cho cán bộ nông nghiệp cơ sở.
1.3.Nhóm giải pháp tạo điều kiện hỗ trợ kinh tế để phát triển.
Một là: Khẩn trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các
hộ nông theo đúng quy định của luật đất đai sửa đổi, việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất sẽ tạo điều kiện cho hộ nông dân làm chủ ruộng đất và phát
triển kinh tế theo điều kiện, khả năng của bản thân.
Hai là: Tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX chuyển dổi hoặc hình
thức mới thành lập, nâng cao hiệu quả . Cho các HTX đã được cấp giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh được vay vốn ngân hàng theo cơ chế vay vốn qua quỹ
bảo lãnh tín dụng . Kiến nghị chính phủ miễn các loại thuế cho các hoạt động
HTX nông nghiệp đối với các hoạt động cung ứng vật tư sản xuất, chế biến, tiêu
thụ sản phẩm Miễn, giảm tiền thuế đất đối với HTX nông nghiệp đã được cấp
giấy đăng kí kinh doanh . Cho phép HTX nông nghiệp được làm dịch vụ tín
dụng nội bộ (Đối với xã viên HTX ).
Ba là: Giải quyết những vướng mắc tồn đọng về mặt tài chính đang
cản trở qúa trình chuyển đổi và phát triển các HTX hiện có. Cụ thể như sau:
Đối với nợ ngân hàng, nợ thuế nông nghiệp:Xoá những khoản nợ ngân
hàng của những HTX yếu kém đã được khoanh, xoá nợ ngân hàng cho những
HTX đã vay ngân hàng nhưng do bị thiên tai lũ lụt gây thiệt hại tài sản:Một số
HTX đã tự giải thể hoặc còn tồn tại hình thức, thực tế không có khả năng thanh
toán nợ . Nguồn vốn để bù cho ngân hàng do việc xoá nợ cho HTX lấy từ quỹ
dự phòng rủi ro, giảm nộp ngân sách của ngân hàng, hoặc ngân sách Nhà nước

bù cấp. Xoá nợ thuế nông nghiệp cho các HTX nông nghiệp từ trước thì thực
hiện thu thuế trực tiếp đến hộ.
Đối với khoản nợ các doanh nghiệp Nhà nước và cho các đối tượng
khác:Nợ các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành xem xét từng trường hợp cụ thể,
nếu thực sự không có khả năng thanh toán thì xoá nợ cho HTX. Đồng thời giảm
vốn tương ứng cho các doanh nghiệp Nhà nước bị HTX nông nghiệp mắc nợ.
Để tránh tiêu cực mới trong nông thôn, Chính phủ quyết định xoá nợ cho
HTX đối với các khoản nợ:Thuế nông nghiệp, nợ doanh nghiệp Nhà nước và
các đối tượng khác trên cơ sở các khoản nợ đã được làm rõ theo đề nghị của đại
hội xã viên HTX, uỷ ban nhân dân huyện thẩm định. Đồng thời với việc Nhà
nước xoá nợ cho các HTX, các HTX cần xem xét xoá nợ cho các hộ xã viên đối
những khoản nợ liên quan đến khỏan nợ Nhà nước dã xoá nợ cho HTX .
Bốn là: Cần có chính sách đầu tư tài chính đối với HTX trong nông
nghiệp. Để tạo điều kiện thụân lợi cho HTX sau chuyển đổi và HTX mới thành
lập được vay vốn phát triển sản xuất. Đối với những HTX có số vốn góp không
lớn, nếu có dự án phát triển sản xuất kinh doanh có tính khả thi, được UBND xã
giám định thì có thể được vay số tiền tương đương số vốn của HTX mà không
cần thế chấp. Đồng thời cần coi trọng việc củng cố và phát triển HTX, quỹ tín
dụng nông thôn theo tinh thần chỉ thị của Bộ chính trị. Tăng cường hình thức tín
chấp thông qua các doàn thể quần chúng và chính quyền cấp xã để có khó khăn
vay vốn để phát triển sản xuất. Nên cho phép HTX nông nghiệp huy động và
cho vay nội bộ. Tăng cường kiểm soát, chấm dứt tình trạng cho vay nặng lãi ở
nông thôn. Nhà nước cần giành một tỷ lệ thích đáng ngân sách Nhà nước đấu tư
cho kinh tế HTX như: đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ HTX và lao động
nông thôn , đổi mới kỹ tuật công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
Năm là Chính phủ nên miễn giảm thuế cho các hoạt động dịch vụ của
HTX nông nghiệp bao gồm cung ứng vật tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản
phẩm phục vụ sản xuất và đời sống của hộ xã viên vì hoạt động cung ứng vật tư,
chế biến tiêu thụ sản phẩm đang là nhu cầu lớn của kinh tế hộ song phần lớn
HTX đều chưa đáp ứng được, một số HTX có làm thì gặp nhiều khó khăn trong

điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường, hơn nữa hoạt động dịch vụ của HTX
hoàn toàn không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu nhằm mục tiêu phát triển
kinh tế hộ xã viên.
Sáu là: Xây dựng hệ thống khuyến nông hỗ trợ HTX và liên kết giữa
HTX với doanh nghiệp Nhà nước để nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ
nông dân. Tổ chức hình thức khuyến nông cơ sở đa dạng hoạt dộng có hiệu quả
khuyến cáo về các giống cây con, chuyển giao kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, các
hình thức câu lạc bộ , mô hình mẫu. Liên kết với nông, lâm trường và dịch vụ
để tăng khả năng sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản cho nông dân nhất là
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Bẩy là: Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp Nhà nước với các
HTX. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của ngành
nông nghiệp chủ yếu thông qua việc phát triển hệ thống thuỷ lợi, giao thông
cung cấp điện, cung cấp tín dụng, khuyến nông khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực
vật, thú y tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật chế biến và tiêu thụ nông sản. HTX
phải đóng vai trò là cầu nối giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế hộ, tiếp nhận sự hỗ
trợ của Nhà nước, đồng thời giúp các doanh nghiệp Nhà nước mở rộng phạm vi
hoạt động phục vụ trực tiếp tới nông dân, trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Tuỳ
theo điều kiện cho các HTX nông nghiệp mở rộng và nâng cao hiệu qủa hoật
động dịch vụ sản xuất, kinh doanh.
Để tạo điều kiện cho các HTX nông nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động
dịch vụ, sản xuất, kinh doanh Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo
các doanh nghiệp Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ tăng cường mở rộng
liên kết với các HTX tạo điều kiện cho các HTX làm đại lý , uỷ thác, hoặc ký
các hợp đồng bao tiêu sản phẩm lâu dài. Thực hiện phân phối đóng góp xây
dựng hệ thống kênh mương nội đồng và tự quản lý khai thác vận hành chính
những công trình do họ đóng góp xây dựng thông qua các tổ đội dịch vụ thuỷ
nông xã, thôn, bảo đảm cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Đảm
bảo dịch vụ cấp nước cho dân cư nông thôn, nông dân vùng dân tộc ít người,

×