THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY TẠI SGDI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của SGDI Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
2.1.1. Vài nét về sự ra đời và phát triển của SGDI Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Với xu hướng đổi mới nền kinh tế đất nước yêu cầu thiết lập SGDI tại Hà
Nội làm nhiệm vụ điều hoà vốn và trực tiếp hoạt động kinh doanh trên một số
lĩnh vực như tiền tệ và tín dụng, bão lãnh vay vốn nước ngoài, kinh doanh
ngoại tệ. Vì vậy 06/3/1991 SGDI Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam ra đời theo quyết định 15/NHNo & PTNT tại số 4 - Phạm Ngọc
Thạch - Đống Đa - Hà Nội. Là một đơn vị trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam nhưng lại được hạch toán độc lập, có bản báo
cáo riêng và phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Có thể
nói ngay từ ngày đầu mới thành lập hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là huy
động vốn và cho vay. Còn các dịch vụ khác phục vụ khách hàng đang còn ít, sơ
sài lạc hậu. Mặc dù nằm trên địa bàn Hà Nội là nơi có đông dân cư thu nhập
cao nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không tiến triển do
không thu hút được khách hàng về với Ngân hàng mình, một mặt là họ đã
quen với các Ngân hàng bạn, mặt khác là chất lượng dịch vụ chưa tốt, chưa có
chế độ khuyến khích, ưu tiên khách hàng nhất là khách hàng truyền thống. Bên
cạnh các khó khăn trên thì Ngân hàng có những thuận lợi đó là cơ sở vật chất
khang trang lại nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội là nơi có nhiều công ty,
doanh nghiệp hoạt động thêm vào đó lại được sự ủng hộ nhiệt tình của Ngân
hàng Nhà nước của ban lãnh đạo nên lãnh đạo và cán bộ công nhân viên SGDI
đã cố gắng khắc phục khó khăn , trước mặt vươn lên thành một đơn vị tiên
tiến như ngày hôm nay, và trở thành thành viên của thanh toán liên hàng, là
đơn vị tổ chức thanh toán bù trừ. Bây giờ không chỉ là huy động vốn và cho vay
nữa mà số lượng dịch vụ Ngân hàng cung cấp cho khách hàng rất đa dạng
phong phú cho chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng. Hoạt động của SGDI từ khi thành lập đến nay ngoài việc thực hiện chức
năng chung của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam còn
thực hiện chức năng theo uỷ quyền trực tiếp kinh doanh đa năng trên địa bàn
Hà Nội đó là:
+ Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ
hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh
tế trong nước và nước ngoài bằng VND và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền
gửi, trái phiếu kỳ phiếu Ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn
khác theo qui định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam, tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địa
phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước khi Tổng Giám đốc
cho phép.
+ Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VND và ngoại tệ
đối với các tổ chức kinh tế, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng Việt Nam
đồng đối với cá nhân và hộ giao dịch thuộc mọi thành phần kinh tế.
+ Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh
toán Quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hội theo chính sách quản lý ngoại hối
của Chính phủ, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
+ Đầu tư dưới nhiều hình thức: Hùn vốn, mua cổ phần, liên doanh với
các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Ngoài các chức năng và nhiệm vụ chính trên
thì SGDI còn thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ khác nữa.
Tính đến nay thì SGDI mới hoạt động được 12 năm, với một thời gian
không phải là quá dài nhưng SGDI đã đạt được những kết quả đáng kể như là:
Cung cấp một khối lượng vốn lớn cho nền kinh tế, tạo được uy tín và hình ảnh
đẹp về Ngân hàng mình trong lòng khách hàng và nhất là tạo được một vị trí
vững chắc hay nói cách khác là tạo được một chỗ đứng trên thị trường. Có thể
nói rằng SGDI đã góp một phần không nhỏ vào phát triển kinh tế đất nước và
trở thành một thành viên không thể thiết được trong hệ thống Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
2.1.2. Những tác động của kinh tế xã hội đến tình hình hoạt động kinh
doanh của SGDI Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Nằm trên địa bàn Hà Nội là nơi có dân cư đông đúc đó là hơn 3 triệu
dân và có hơn 70 % Tổng Công ty 90, 91 đóng trụ sở như: Dầu khí, Bưu điện,
Dệt may… và hàng loạt các doanh nghiệp đa sở hữu. Mặt khác Hà Nội là nơi có
sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng đòi hỏi SGDI phải chú ý đến sự tăng
trưởng kinh tế của cả nước cũng như của Hà Nội, bở vì nó đều có tác động
trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của SGDI. Cụ thể: Năm 2002. Kinh tế thủ đô
Hà Nội phát triển ổn định, GDP đạt mức tăng trưởng 10,2%, giá trị sản xuất
công nghiệp tăng 24,3%, kim ngạch xuất khẩu tăng 7,3%, kim ngạch nhập
khẩu tăng 7,9%, thu ngân sách vượt 9,5%, tổng đầu tư trên GDP chiếm 17,07%
trong đó trên 80% là vốn trong nước tăng 13,4% so với năm 2001.
Các hoạt động đầu tư, sản xuất phát triển đã tạo một cơ sở thuận lợi
cho tăng trưởng tín dụng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn,
thêm vào đó là cơ chế chính sách của ngành Ngân hàng được hoàn thiện theo
hướng đồng bộ. Các quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay, giao dịch bảo đảm, điều
hành lãi suất… cũng từng bước được hoàn thiện theo hướng thông thoáng,
phù hợp với thông lệ Quốc tế và tình hình thực tế của đất nước đã tạo điều
kiện tốt cho khách hàng tiếp cận với hoạt động tín dụng tiền tệ, dịch vụ Ngân
hàng. Bên cạnh đó thì Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương chính sách giải
pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính, tiền tệ.
Tuy nhiên SGDI cũng gặp phải những khó khăn đó là: có hơn 50 tổ chức
tín dụng hoạt động, nhiều Chi nhánh Ngân hàng thương mại trong nước cũng
như ngoài nước có công nghệ tiên tiến đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt khiến
bản thân SGDI càng phải nỗ lực vươn lên. Mặt khác thì tình hình kinh tế thế
giới vẫn trì trệ, thiệt hại do thiên tai bão lụt những năm trước đây chưa khắc
phục được, lãi suất ngoại tệ giảm, chênh lệch lãi suất bị thu hẹp. Tất cả những
vấn đề nêu trên đều tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của SGDI.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của SGDI Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam.
Đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, công tác tổ chức cán bộ tại s đã
kịp thời triển khai giải quyết những vấn đề cơ bản. Dưới sự điều hành và chỉ
đạo của Ban Giám đốc đến năm 2002 là 185 cán bộ được bố trí sắp xếp với mô
hình hoạt động gồm 9 phòng ban chức năng: Phòng kế hoạch kinh doanh,
Phòng kế toán, ngân quỹ, Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ, Phòng tổ chức cán
bộ và đào tạo, Phòng vi tính, Phòng thanh toán Quốc tế, Phòng hành chính,
Phòng chăm sóc khách hàng.
Mô hình tổng quát về cơ cấu tổ chức của SGDI Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam như sau:
Giám đốc
Các Phó Giám đốc
Phòng KHKD
Phòng kế toán
Phòng ngân quỹ
Phòng KTKS
nội bộ
Phòng
TCCB & ĐT
Phòng vi tính
Phòng h nh chính à
Phòng chăm sóc khách h ng à
Các đơn vị trực thuộc
- Chi nhánh
- Phòng giao dịch
- Quỹ tiết kiệm
* Ban Giám đốc:
- Giám đốc phụ trách chung.
- Ba phó giám đốc.
+ Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh.
+ Một phó giám đốc phụ trách thanh toán Quốc tế.
+ Một phó giám đốc phụ trách kế toán ngân quỹ.
* Đơn vị trực thuộc.
- Một quỹ tiết kiệm trung tâm với nguồn vốn 1600 tỷ đồng.
- Ba Chi nhánh:
+ Chi nhánh chợ Mơ với nguồn vốn 200 tỷ đồng.
+ Chi nhánh Trung Yên với nguồn vốn 150 tỷ đồng.
+ Chi nhánh Tây Sơn với nguồn vốn 80 tỷ đồng.
- Bốn phòng giao dịch và một điểm giao dịch.
+ Phòng giao dịch Bảo Ngân.
+ Phòng giao dịch Nguyễn Khuyến.
+ Phòng giao dịch Lê Văn Hưu.
+ Phòng giao dịch Định Công.
Tính đến 31/12/2002 tổng cán bộ công chức tại SGDI là 185 người
trong đó số cán bộ có trình độ trên đại học chiếm 3,5% có trình độ đại học
chiếm 68,5% và có trình độ cao đẳng chiếm 28%. Các phòng ban đã được qui
định chức năng nhiệm vụ cụ thể:
- Phòng kế hoạch kinh doanh: Chịu trách nhiệm nghiên cứu xây dựng
chiến lược khách hàng, thẩm định và đề xuất cho vay dự án tín dụng, vừa hiệu
quả vừa an toàn, thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm
nguyên nhân giúp lãnh đạo chỉ đạo kiểm tra hoạt động tín dụng.
- Phòng kế toán: Thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ huy động
vốn, cho vay và các nghiệp vụ kinh doanh khác của SGDI theo qui định của
Ngân hàng nông nghiệp, thực hiện công tác thanh toán, xây dựng kế hoạch tài
chính, quyết toán thu chi theo chế độ khoán tài chính, tổng hợp, lưu giữ hồ sơ,
tài liệu về hạch toán kinh tế chấp hành chế độ báo cáo kế toán, thống kê theo
qui định…
- Phòng ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, vận chuyển
tiền trên đường đi và quản lý an toàn kho quỹ. Thực hiện dịch vụ két sắt,
nghiệp vụ nhận, cất giữ giấy tờ gía trị bằng tiền và các tài sản quý cho khách
hàng, chế độ báo cáo kho quỹ theo qui định…
- Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Phòng này có nhiệm vụ kiểm tra tất
cả các mặt hàng hoạt động của đơn vị mình để xem đã thực hiện đúng theo qui
định chưa, phát hiện gian lận, sai sót… để từ đó tìm ra nguyên nhân giải quyết
giúp cho hoạt động lành mạnh, chính xác.
- Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo: Đây là một phòng hết sức quan trọng
vì nó chịu trách nhiệm phân bổ cán bộ hợp lý giữa các phòng ban để làm sao
vừa gọn nhẹ lại hiệu quả cao. Mặt khác tổ chức đào tạo những cán bộ có
nghiệp vụ còn non yếu, đưa vào các khoá học bổ ích giúp cho sự hiểu biết của
cán bộ ngày càng được nâng cao.
- Phòng thanh toán Quốc tế: Mở và theo dõi thư bảo lãnh, thư tín dụng
theo lệnh của Ban Giám đốc, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán Quốc tế trực
tiếp tại SGDI, thi nghiệp vụ chiết khấu tái chiết khấu bộ chứng từ, chấp hành
chế độ báo cáo theo qui định.
- Phòng hành chính: Thực hiện công tác văn thư, hành chính, thực hiện
tuyên truyền, tiếp thị, lễ tân, tiếp khách, xây dựng cơ quan văn minh lịch sự…
- Phòng vi tính: Tổ chức lập trình các chương trình ứng dụng tin học vào
các nghiệp vụ của Ngân hàng, nối mạng để cập nhật thông tin từ phía khách
hàng…
- Phòng chăm sóc khách hàng: Tiếp thu những ý kiến của khách hàng từ
đó đưa ra các chính sách đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng, đưa ra
chế độ đối với từng loại khách hàng để từ đó khuyến khích khách hàng đến với
SGDI nhiều hơn với tâm lý thoải mái hơn.
Nhờ có bộ máy bố trí hợp lý, gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ công nhân viên có
trình độ cao nhất là sự quản lý điều hành giỏi giang của ban lãnh đạo, SGDI
luôn đạt được những thành công đáng kể. Đến nay đã tạo được một thị phần
đáng kể trên địa bàn, xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng truyền
thống, tạo cơ sở vững chắc cho Ngân hàng phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo
niềm tin cho khách hàng.
2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của SGDI.
2.1.4.1. Hoạt động nguồn vốn.
Như chúng ta đã biết vốn có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng. Bởi vậy huy động các nguồn vốn khác nhau
trong xã hội là điều kiện kiên quyết của các Ngân hàng để từ đó làm cơ sở tổ
chức mọi hoạt động kinh doanh. Vốn quyết định đến quy mô hoạt động của
Ngân hàng nói chung và quy mô cho vay nói riêng. Bất kỳ một Ngân hàng nào
cũng vậy có nguồn vốn lớn thì thoả mãn tối đa nhu cầu vốn của khách hàng
trên thị trường mà vẫn có đủ dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả
thường xuyên. Điều đó sẽ góp phần tạo hình ảnh tốt đẹp của Ngân hàng trong
lòng khách hàng và góp phần giữ uy tín cho Ngân hàng trên thị trường.
Mặt khác nguồn vốn của Ngân hàng dồi dào sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho Ngân hàng cạnh tranh được với các Ngân hàng thương mại khác trên thị
trường và đặc biệt là cạnh tranh với sự phát triển nhanh của thị trường tài
chính. Muốn đứng vững trên thị trường nhất thiết phải có nguồn vốn dồi dào
và đa dạng để một mặt thu được lợi nhuận cao, mặt khác tạo điều kiện giữ
vững giá trị đồng tiền, đảm bảo cho quá trình lưu thông tiền tệ được diễn ra
liên tục và ổn định.
Ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn ngay từ ngày đầu mới thành
lập đến nay SGDI NHNo & PTNT Việt Nam luôn luôn coi trọng công tác huy
động vốn, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu quyết định đến sự sống còn của SGDI.
Nằm trên địa bàn Hà Nội là nơi tập trung dân cư có thu nhập cao, có các Chi
nhánh, công ty SGDI luôn chủ động sát tình hình cung cầu vốn trên thị trường,
tích cực vận động khích lệ mọi khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế có
tiền nhà rỗi gửi vào Ngân hàng nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư thông qua
nhiều hình thức huy động vốn khác nhau như: Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu,
huy động tiền gửi của dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế … với nhiều
thời hạn khác nhau, lãi suất huy động luôn thay đổi linh hoạt một cách nhịp
nhàng và hấp dẫn. Hiện nay SGDI không những huy động tiền gửi tiết kiệm
trong giờ làm việc mà còn huy động vào lúc chiều tối tranh thủ mọi thời gian
làm sao huy động được càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó thì SGDI còn mở
thêm nhiều Chi nhánh, điểm giao dịch đó thì SGDI còn mở thêm nhiều Chi
nhánh, điểm giao dịch để huy động tối đa mọi nguồn vốn trong dân cư ở khắp
mọi nơi, mặt khác không ngừng nâng cao chất lượng, uy tín đối với khách
hàng để từ đó khách hàng tin tưởng và Ngân hàng nhiều hơn.
Với những hoạt động trên, trong những năm qua SGDI Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã thu được những kết quả dáng
khích lệ.
Tình hình huy động vốn của SGDI được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động nội tệ, ngoại tệ năm 2001,
2002.
(Đơn vị: triệu đồng).
Năm 30/12/2001 31/12/2002
Chỉ tiêu Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
% so với
năm
2001.
1. Nguồn nội tệ.
+ TG không kỳ hạn
+ TG có kỳ hạn
2. Nguồn ngoại tệ.
1494112
966752
527360
5550545
73
65
35
27
4154062
2564533
1589529
587799
88
61,7
38,5
12
178
165
201
5,9
+ TG không kỳ hạn
+ TG có kỳ hạn.
37758
517287
7
93
28973
558826
5
95
- 23,2
8,03
Tổng nguồn vốn huy
động nội ngoại tệ.
2049157 100
474186
1
100 131
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2001, 2002.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy ngay được rằng tổng nguồn vốn
huy động nội tệ và ngoại tệ quy đổi tăng nhanh qua các năm từ 2049157 triệu
đồng năm 2001 lên 4741861 triệu đồng năm 2002. Tốc độ tăng trưởng năm
2002 tăng 131%. So với năm 2001. Trong đó nguồn vốn nội tệ chiếm phần lớn
73% năm 2001 và 88% năm 2002, trong nguồn vốn nội tệ thì tiền gửi không kỳ
hạn chiếm tỷ trọng khá lớn 65% năm 2001 và 61,7% năm 2002. Nhưng ta
cũng có thể nhận thấy rằng tiền gửi không kỳ hạn có tỷ trọng giảm dần điều
này chứng tỏ việc huy động vốn tiền có kỳ hạn tăng lên đó là 35% năm 2001 và
38,3% năm 2002. Còn nguồn vốn ngoại tệ thì chiếm phần nhỏ nhưng nó lại
tăng đến công tác huy động ngoại tệ, trong đó thì tiền gửi có kỳ hạn chiếm đa
số chứng tỏ Ngân hàng đã có những biện pháp khuyến khích khách hàng gửi
có kỳ hạn điều này có một ý nghĩa rất lớn đối với Ngân hàng.
Nhìn chung thì SGDI đã chú trọng đến huy động nguồn vốn trung và dài
hạn, khuyến khích các tổ chức kinh tế gửi tiền có kỳ hạn nên nguồn vốn trung
và dài hạn tăng đáng kể so với những năm trước, nhưng so với tổng nguồn vốn
huy động thì tỷ trọng chiếm còn ít, không lớn lắm. Do vậy SGDI cần có biện
pháp khác nữa để huy động được càng nhiều vốn có kỳ hạn càng tốt. Bởi vì
như ta đã biết nguồn vốn trung và dài hạn là nguồn vốn ổn định có thể giúp
Ngân hàng yên tâm sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: đầu tư, cho
vay… Bên cạnh đó thì cũng cần có biện pháp nhằm nâng cao việc huy động
ngoại tệ góp phần vào việc kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thêm sôi động
và đa dạng.
Tóm lại, tốc độ và quy mô tăng trưởng nguồn vốn đạt khá tốt, cơ cấu
nguồn vốn huy động tương đối hợp lý. Để đạt được những kết quả đó thì SGDI
cũng đã áp dụng nhiều biện pháp trong năm 2002 như:
+ SGDI đã đa dạng hoá các phương thức huy động kết hợp với sử dụng
linh hoạt công cụ lãi suất vào các thời gian kể cả chiều tối, SGDI còn tranh thủ
mở thêm Chi nhánh, điểm giao dịch để có thể huy động nguồn vốn mọi nơi có
như vậy mới đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho nền kinh tế, giữ vững và đảm bảo ổn
định về nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh.
+ Trả lãi huy động linh hoạt, phù hợp với thực tế, trả lãi trước, trả lãi
sau, trả lãi bậc thang.
+ Ưu đãi giảm phí thanh toán đối với khách hàng truyền thống.
+ Thường xuyên bám sats khách hàng có nguồn vốn lớn, có chính sách
ưu đãi để giữ nguồn.
+ SGDI đã chú trọng đến huy động nguồn vốn trung và dài hạn khuyến
khích các tổ chức kinh tế gửi tiền có kỳ hạn, nên vốn huy động trung và dài hạn
tăng đáng kể so với những năm trước.
Với nguồn vốn huy động được SGDI đã đáp ứng một phần vốn đáng kể
cho sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn, góp phần
điều hoà vốn cho các Chi nhánh khác đầu tư thực hiện chương trình phát triển
kinh tế của đất nước, đặc biệt là đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông
thôn.
2.1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn.
Đặc trưng của hoạt động kinh doanh Ngân hàng là đi vay để cho vay.
Cho nên với số vốn huy động được này Ngân hàng phải làm thế nào để thu
được lợi nhuận cao, hay nói cách khác là làm thế nào để số vốn này đạt hiệu
quả. Bởi vì như chúng ta đã biết khi huy động số vốn này, Ngân hàng phải chịu
một mức lãi suất và đến khi hết hạn thì phải trả lãi cho họ. Do đó để khỏi thiệt
hại. Ngân hàng phải tìm mọi cách cho vay hoặc đầu tư ngay số tài sản này vào
những dịch vụ sinh lời và số lãi thu được này, Ngân hàng sẽ dùng trả lãi cho số
vốn huy động và thanh toán các chi phí trong hoạt động, phần còn lại là lợi
nhuận thu được từ hoạt động tín dụng chiếm từ 80% đến 90% lợi nhuận của
Ngân hàng. Do vậy điều cấp thiết là phải nâng cao hoạt động tín dụng cả về
quy mô lẫn chất lượng.
Từ khi được thành lập đến nay SGDI luôn cố gắng để thực hiện mục tiêu
kinh doanh đề ra và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Theo báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2001, 2002 của SGDI thì tổng
dư nợ như sau:
Bảng 2: Dư nợ năm 2001, 2001.
(Đơn vị: triệu đồng).
Năm 31/12/2001 31/12/2002
Chỉ tiêu Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
% so với
năm
2001.
A. Dư nợ TCTK
B. Dư nợ TCTK
1. Dư nợ nội tệ thông
thường.
2. Dư nợ ngoại tệ
500445
464496
438344
26152
52
48
94
8
492.105
688474
624746
63728
42
58
91
9
- 1,67
48,2
42,5
143,6
Tổng dư nợ
2049157 100
118057
9
100 22,34
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2001, 2002.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng tổng dư nợ rất nhỏ so với số
vốn huy động được, điều này cũng dễ hiểu thôi, bởi vì SGDI nghiệp vụ chính là
huy động vốn để điều chuyển vốn cho các Chi nhánh nên cho vay chiếm rất ít.
Mặc dù vậy tổng dư nợ cũng tăng theo qua các năm đó là từ 964941 triệu
đồng năm 2001 lên tời 1180579 năm 2002. Trong đó dư nợ tổ chức tín dụng
giảm 1,67% so với năm 2001. Do vậy dư nợ tổ chức kinh tế tăng 48,2%. Như
vậy là SGDI đã tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế vay góp phần vào việc phát
triển sản xuất nền hàng hoá. Mặt khác trong tổng dư nợ tổ chức kinh tế thì dư
nợ nội tệ chiếm chủ yếu 94% năm 2001 và 91% năm 2002. Còn dư nợ ngoại tệ
tuy chiếm tỷ trọng ít nhưng nó lại liên tục tăng qua các năm, năm 2001 mới
chỉ là 26152 mà năm 2002 đã lên tới 63728. Điều này chứng tỏ SGDI đã tăng
cường mở rộng quy mô tín dụng bằng ngoại tệ. Và biện pháp để nâng dư nợ
ngoại tệ là phục vụ tốt các dự án có nhu cầu ngoại tệ của các công ty 90, 91,
cho vay bằng ngoại tệ.
Để xem xét tình hình sử dụng vốn trong thời gian qua ta xem xét bảng sau:
Bảng 3: Cơ cấu dư nợ theo thời gian trong năm 2001, 2002.
(Đơn vị: triệu đồng).
Năm 31/12/2001 31/12/2002
Chỉ tiêu Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
% so với
năm
2001.
1. Cho vay ngắn hạn.
2. Cho vay dài hạn.
428728
35768
92,29
7,71
578398
110076
84,01
15,99
34,91
207,74
Tổng dư nợ TCKT 2049157 100 688474 100 48,21
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2001, 2002.
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong tổng dư nợ tổ chức kinh tế thì cho
vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao cụ thể 92,29% năm 2001. Và 84,01% năm
2002. Còn cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, điều này cũng dễ hiểu
vì số vốn huy động được từ trung và dài hạn là rất ít, do vậy cho vay ít là điều
bình thường. Như vậy là chưa hợp lý SGDI cần chú trọng huy động nhiều vốn
trung và dài hạn nữa để từ đó cho vay đối với các công trình mang tính lâu dài
ổn định góp phần mở rộng quy mô cho vay.
Bên cạnh đó thì SGDI Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam cũng có những biện pháp thích hợp trong việc cho vay đối với từng
thành phần kinh tế. SGDI đã kết hợp hài hoà giữa việc thực hiện chiến lược lợi
nhuận của SGDI với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự
nghiệp đổi mới. Cơ cấu cho vay đối với từng thành phần kinh tế được áp dụng
một cách linh hoạt tạo động lực phát triển cho kinh tế thủ đô, điều này được
thể hiện trong cơ cấu cho vay đối với từng thành phần kinh tế như sau:
Bảng 4: Dự nợ theo thành phần kinh tế trong năm 2001, 2002.
(Đơn vị: triệu đồng).
Năm 31/12/2001 31/12/2002
Chỉ tiêu Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
% so với
năm
2001.
1. Cho vay DNNN 437842 94,26 612785 89 39,95
2. Cho vay DN ngoài
quốc doanh.
26654 5,74 75689 11 183,96
Tổng dư nợ TCKT 464496 100 688474 100 48,21
ơ
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2001, 2002.
Cũng như các Ngân hàng thương mại khác SGDI Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tập trung đầu tư tín dụng chủ yếu
vào các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong cơ chế
thị trường. Chính vì vậy mà tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh
cao hơn nhiều so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do đó khoản lợi nhuận
mà SGDI thu được từ nghiệp vụ tín dụng cũng phần lớn từ cho vay các doanh
nghiệp Nhà nước. Ngoài ra thì SGDI cũng đã và đang tăng dần tỷ trọng vốn tín
dụng cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhằm thúc đâỷ loại hình
này hoạt động có hiệu quả.
Trong thời gian qua SGDI không những chú ý đến mở rộng quy mô tín
dụng mà còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng tín dụng nhằm ổn định kinh
doanh và không ngừng tăng hiệu quả hoạt động. Chất lượng tín dụng thể hiện
ở nợ quá hạn và được chứng minh qua bảng sau:
Bảng 5: Dư nợ quá hạn trong năm 2001, 2002.
(Đơn vị: triệu đồng).
Năm 31/12/2001 31/12/2002
Chỉ tiêu Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
% so với
năm
2001.
Dư nợ quá hạn 22676 2,3% 23916 2,0 5,4%
Tổng dư nợ
964941
118057
9
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2001, 2002.
Qua bảng số liệu trên ta thấy được rằng nợ quá hạn giảm dần qua các
năm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Cụ thể 2,3% năm 2001 và 2,0%