THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
CỦATỈNH THANH HOÁ TRONG THỜI KỲ 1996 ĐẾN 2002
I.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH THANH HOÁ.
1. Tăng trưởng kinh tế.
Sau năm 1991, nền kinh tế của cả nước đã đi vào ổn định và có tăng
trưởng khá, từng bước hoà nhập và phát triển theo cơ chế thị trường có sự
định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm đầu của mở cửa, Thanh Hoá
đã đạt được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,7%, giải quyết cơ bản vấn đề
lương thực, thu ngân sách đã đạt 500 tỷ đồng, thu hút được các dự án đăng kỹ
đầu tư nước ngoài: 500 triệu USD. Phát huy được những thành tựu đạt được,
nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng: 1996-2000 đạt 7,3%/năm. Song do
xuất phát điểm thấp, GDP bình quân đầu người của Thanh Hoá mới chỉ bằng
70-75% mức trung bình cả nước, nên nếu duy trì tốc độ tăng trưởng như trên
sẽ tụt hậu so với cả nước. Do vậy đến năm 2002 tốc độ tăng trưởng GDP của
tỉnh đạt 9,25%, nó báo hiệu theo chiều hướng tốt cho sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cũng như nhiều tỉnh ở phía Bắc, lịch sử phát triển kinh tế của Thanh
Hoá đã để lại một cơ cấu kinh tế không mấy thuận lợi cho sự phát triển nhanh
với một cơ cấu kinh tế hiện nay: 37 % GDP là từ nông nghiệp, công nghiệp với
sự giới hạn về số lượng xí nghiệp và quy mô chỉ chiếm 29,8% GDP, còn dịch vụ
chiếm 33,2% so với tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh.
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân về nông nghiệp và
công nghiệp của tỉnh Thanh Hoá đã từng bước đuổi kịp mức trung bình của cả
nước, nhưng chưa đạt tốc độ cao và đồng bộ. Do vậy nó hạn chế đến sự phát
triển nhanh của ngành dịch vụ. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có bước chuyển dịch
theo xu hướng chung của cả nước là giảm tỷ trọng GDP nông lâm ngư, tăng tỷ
trọng GDP công nghiệp, xây dựng và dịch vụ song tốc độ chuyển đổi còn chậm,
cơ cấu chưa thật hợp lý.
3. Đầu tư phát triển.
Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh thời kỳ 1996-2000 là 14.620 tỉ đồng.
Đến năm 2002 tổng đầu tư trên địa bàn là 35.000 tỷ đồng. Cơ cấu huy động
vốn đầu tư có những thay đổi đáng kể, tỷ lệ huy động đầu tư ngoài ngân sách
ngày một tăng.
Cùng với sự thay đổi của cơ cấu huy động vốn là sự thay đổi của cơ
cấu vốn đầu tư. Trước kia, khi mới bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới đầu
tư chủ yếu tập trung cho các công trình sản xuất chiếm 75%; tập trung cho
cơ sơ hạ tầng chiếm 74% tổng vốn đầu tư; thời kỳ 1996-2000 tập trung cho
sản xuất công nghiệp chiếm tỉ lệ 61%, đầu tư một tỷ lệ thoả đáng cho cơ sở
hạ tầng.Cơ cấu đầu tư chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tạo thêm năng lực sản xuất mới đáp ứng
ngày càng tốt hơn đời sống của nhân dân. Sự thay đổi cơ cấu vốn đầu tư đã
bước đầu góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa kinh tế của
tỉnh Thanh Hóa dần dần hoà nhập với xu thế chung của cả nước và các tỉnh .
Công tác đầu tư nhìn chung đúng hướng, nhiều công trình đã phát huy được
hiệu quả, thu hồi được vốnvà đã có đóng góp cho ngân sách. Tuy vậy bên
cạnh đó còn những tồn tại yếu kém: tổng vốn đầu tư chưa đạt với mục tiêu
đề ra, tiến độ thi công các công trình còn chậm nên hiệu quả chưa cao, một
số công trình hiệu qủa thấp.
4. Hoạt động xuất nhập khẩu.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 34,5 triệu USD, năm 2002
ước tính là 57,5 triệu USD. Những năm gần đây tỉnh có xuất khẩu được một số
mặt hàng nhưng nhìn chung hoạt động xuất khẩu vẫn là trì trệ kéo dài chỉ đạt
18% so với mục tiêu đề ra, mặt hàng xuất khẩu không vững chắc, thị trường
còn nhỏ. Thương nhân tham gia xuất khẩu còn ít. Đầu tư cho các cơ sở sản
xuất kinh doanh và chế biến hàng xuất khẩu chưa được như ý đúng mức, các
thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu chưa nhiều. Mặt hàng xuất khẩu còn
nghèo nàn, nặng về thu gom, chưa có mặt hàng chủ lực, phần lớn là nông sản
chưa qua chế biến.
Thời gian trước đây, giá trị nhập khẩu liên tục tăng, các mặt hàng nhập
khẩu chủ yếu là ô tô, sắt thép, xe máy, phân đạm, máy thu thanh, dầu thực
vật..., trong tổng kim ngạch nhập khẩu tỉnh đã giành 82,5% để nhập khẩu tư
liệu sản xuất. Đến giai đoạn 1996-2000 tổng kim ngạch nhập khẩu của tỉnh có
tăng lên đôi chút, bình quân năm trong giai đoạn này đạt 25,76 triệu
USD/năm.
Trong những năm qua kinh tế Thanh Hoá tuy đã có sự chuyển dịch theo
cơ chế thị trường, song mức độ trao đổi hàng hoá của kinh tế Thanh Hoá đối
với thị trường còn thấp (kể cả trong nước) đặc biệt là thị trường quốc tế.
5. Thu chi ngân sách.
Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng đều qua các năm: năm 1990 tổng
thu 113 tỷ đồng, năm 1995 là 512,8 tỷ đồng, năm 2000 đạt 565 tỷ đồng, năm
2002 ước tính là 651,2 tỷ đồng. Nguồn thu chủ yếu là từ kinh tế quốc doanh
chiếm tới 60%-70%, trong đó doanh nghiệp nhà nước trung ương thu gấp 3
đến 4 lần doanh nghiệp nhà nước địa phương. Nguồn thu từ thuế công thương
nghiệp từ 8-10%, còn nguồn thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp chiếm
khoảng 11%-13%. Các ngành công nghiệp, dịch vụ có tỉ lệ nộp ngân sách và tỉ
lệ động viên tài chính trong GDP lớn, còn các ngành khác thì thấp hơn. Trong
những năm gần đây, lĩnh vực thu khá như là khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài, thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh, thu cấp quyền sử dụng đất,
thu phí và lệ phí.
Tổng chi ngân sách trên địa bàn hàng năm trong thời kỳ 1996-2000 là
trên 1000 tỷ đồng, bằng 1,4 lần tổng thu ngân sách: thu không đủ chi. Cũng
trong thời kỳ này do tỉnh đầu tư nhiều cho xây dựng cơ sở hạ tầng, một số
công trình hoàn thành chậm, các chính sách về thu có những thay đổi... nên thu
ngân sách thấp, có năm còn giảm., không tăng cùng chiều với phát triển kinh
tế. Trong đó nhu cầu chi ngân sách địa phương ngày một tăng, phải vào ngân
sách trung ương trợ cấp ngày càng lớn.
6. Đời sống kinh tế và xã hội
Đời sống nhân dân trong tỉnh Thanh Hoá nhìn chung ngày càng ổn định
và từng bước được cải thiện do sản xuất phát triển, giá cả thị trường ổn định;
các mặt văn hoá xã hội ngày càng được phát triển phục vụ đời sống tinh thần
văn hoá ngày càng được nâng cao.
Năm 1994 tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm tỷ lệ 23,6% đến cuối năm 2000 tỷ lệ
hộ đói nghèo còn 14%. Mức sống dân cư trong tỉnh theo thu nhập bình quân
đầu người hiện tại vẫn ở dưới mức trung bình của cả nước. Thu nhập bình
quân của các tầng lớp dân cư giữa các khu vực thành thị và nông thôn, giữa
vùng đồng bằng và miền núi có khoảng chênh lệch khá lớn. Tỷ lệ hộ đói nghèo
chủ yếu ở nông thôn và ở miền núi.
II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH THANH HOÁ TỪ
NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2002.
1.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung.
Để đánh giá đúng thực trạng cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế, đề tài sẽ đi phân tích thực trạng cơ cấu ngành và sự chuyển dịch
của nó trên các mặt sau:
1.1. Cơ cấu ngành kinh tế theo GDP.
Trong những năm qua, các ngành kinh tế của tỉnh Thanh Hoá đã có sự
chuyển dịch đúng hướng: Nâng cao tỷ trọng và tốc độ phát triển công nghiệp
(công nghiệp và xây dựng) và dịch vụ, giảm tỷ trọng của nông nghiệp. Nhưng
giá trị sản lượng nông nghiệp vẫn tăng lên. Số liệu ở bảng 1 phần nào thể hiện
xu thế biến đổi tích cực của cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá.
Bảng 1: Cơ cấu ngành kinh tế của Thanh Hoá trong
thời kỳ 1996-2002
Đơn vị: %
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
1. Nông nghiệp 44 43,2 41,9 42,9 39,9 36,8 37,0
2. Công nghiệp 21,9 22,5 24,5 22,7 26,4 30,5 29,8
3. Dịch vụ 34,1 34,3 34,6 34,4 33,7 32,7 33,2
Nguồn: Cục thống kê Thanh Hoá
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được thể hiện trên cơ sở có sự tăng
trưởng khá và đều của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và của cả ba ngành.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy ngành nông nghiệp liên tục giảm tỷ
trọng từ 44% năm 1996 xuống còn 37% vào năm 2002. Tỷ trọng ngành công
nghiệp trong GDP tăng từ 21,9% lên đến 29,8%. Ngành dịch vụ liên tục tăng từ
năm 1996 đến năm 1999 nhưng từ năm 2000 đến nay lại bị giảm sút xuống
còn có 33,2%, tuy nhiên không có nghĩa là giá trị của ngành dịch vụ giảm mà
nó vẫn tăng lên so với các năm trước đây. Song đây cũng là một điều trở ngại
đối với tỉnh.
Có được sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tích cực nói trên là do
trong những năm qua, thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước trong thời kỳ đổi mới. Thanh Hoá đã vận dụng triệt để và có tính
sáng tạo vào tình hình thực tế của địa phương.
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế trong
thời kỳ 1996-2002
Đơn vị: %
1996 1997 199
8
1999 2000 2001 2002
Tổng số 5,1 10,5 6 5,1 9,7 8 9,25
Nông nghiệp -3 12 0,8 6,4 2,3 5 4,9
Công nghiệp 14,2 10,1 13,4 3,9 27,4 14,41 16,5
Dịch vụ 10,1 8,9 7,3 4,5 5,4 7 7,5
Nguồn: - Niên giám thống kê 1996- 2000, 2001 tỉnh Thanh Hoá
- Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh năm 2003
Vào năm 1997, là năm xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, do
vậy nền kinh tế của các nước trong khu vực đều bị giảm sút. Nhưng vào năm
này Việt Nam chưa chịu ảnh hưởng nhiều của cuộc khủng hoảng này, do vậy
tốc độ phát triển vẫn tăng. Đặc biệt là nông nghiệp, vào năm này tốc độ phát
triển của ngành nông nghiệp đạt tới 12%. Đến năm 1998, 1999 hậu quả của
cuộc khủng hoảng mới phát huy. Theo đó, tốc độ tăng trưởng của Thanh Hoá
cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế của cả nước bị giảm sút mạnh, tốc
độ tăng trưởng của các ngành lần lượt là 6%,5,1%. Năm 2002 là năm có tốc
độ tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay, đạt tốc độ là 9,25%. Đây là một sự
khởi sắc mới cho Thanh Hoá.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của các nhóm ngành lớn của tỉnh đều có
sự khác nhau, tăng trởng mạnh nhất thuộc về nhóm ngành công nghiệp, sau đó
đến dịch vụ và thấp nhất là nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng của ngành công
nghiệp cao nhất đạt được 27,4% năm 2000, đây là tốc độ cao nhất trong tất cả
các ngành và từ trước đến nay trong ngành công nghiệp Tốc độ tăng GDP của
ngành nông nghiệp nói chung là thấp và không đều. Từ chỗ -3% năm 1996 lên
12% năm 1997 và chỉ còn có 2,3% năm 2000. Từ những nhận định trên ta thấy
rằng tuy ở điểm xuất phát thấp nhưng cơ cấu ngành kinh tế đã và đang dịch
chuyển đúng hướng với quy luật phát triển kinh tê của các nước trên thế giới
cũng như các tỉnh bạn khi bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.. Tuy
nhiên so với trung bình cả nước thì Thanh Hoá vẫn đang là tỉnh kém phát
triển, các ngành chưa phát triển mạnh, chưa đuổi kịp mức trung bình cả nước.
Điều này được thể hiện ở trong bảng 3 sau đây:
Bảng 3: Cơ cấu ngành của Thanh Hoá và cả nước.
Tổng số Nông
nghiệp
Công
nghiệp
Dịch vụ
Thanh Hoá
Năm 1995
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
100,0
100,0
100,0
100,0
46,0
39,9
36,8
37,0
20,1
26,4
30,5
29,8
33,9
33,7
32,7
33,2
Cả nước
Năm 1995
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
100,0
100,0
100,0
100,0
29,04
24,3
23,3
29,8
36,6
37,75
41,88
39,1
38,95
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá
1.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành.
Qua thời gian đổi mới vừa qua, Thanh Hoá đã đạt được nhiều thành tựu
trong phát triển kinh tế, đạt được sự ổn định và tốc độ tăng trưởng khá, trong
đó góp phần quan trọng của quá trình đa dạng hoá, đa phương hoá và phát
triển kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nguồn phát
triển chính thức. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thanh
Hoá trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng, mặc dù còn chậm và chưa đạt
yêu cầu của kế hoạch đề ra. Giai đoạn 1996- 2000, tổng vốn đầu tư trên địa
bàn tỉnh đạt 14.622,6 tỷ đồng, bình quân năm đạt 2924,4 tỷ đồng. Riêng năm
2002 ước đạt 3500 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư , bằng những chính sách
huy động tổng lực, hầu hết các nguồn vốn đầu tư ở Thanh Hoá từ tất cả các
thành phần kinh tế đều tăng hàng năm. Cơ cấu huy động cho đầu tư phát triển
ngày càng đa dạng và có những thay đổi về tỷ lệ qua các năm. Tỷ lệ huy động
ngoài ngân sách ngày một tăng. Do nguồn vốn ngân sách có hạn nên những
năm gần đây, Tỉnh đã có chủ trương khuyến khích các tầng lớp dân cư, kể cả
trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh và xây
dựng cơ sở hạ tầng.Trong huy động và cân đối các nguồn vốn đầu tư trên địa
bàn tỉnh Thanh Hoá trong những năm qua, nguồn vốn trong nước giữ vai trò
quyết định. Năm năm 1996-2000 nguồn vốn trong nước chiếm 62,39%, vốn
đầu tư nước ngoài chiếm 37,61%, đặc biệt là trong năm 2002 vốn đầu tư trong
nước đạt tới 93,2%. Vốn đầu tư phát triển xã hội toàn tỉnh huy động được của
dân là 1.170.000 triệu đồng, chiếm tới 48% trong tổng toàn bộ số vốn đầu tư
của toàn tỉnh. Vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước là rất ít, chỉ
chiếm1,3%. Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng liên tục trong các năm từ
1996 đến năm 1999, nhưng những năm gần đây do sự biến động của thị
trường thế giới và bên cạnh đó là tỉnh đã huy động được khối lượng lớn từ
nhân dân, vì vậy nguồn này giảm mạnh từ chỗ 1.565.000 triệu đồng năm 1999
xuống còn 235.000 triệu đồng năm 2001.Đây cũng là một xu hướng tốt, bởi vì
không phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài.
Về cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư xã hội chịu sự chi phối mạnh mẽ của cơ
cấu thành phần kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế, đồng thời cũng tích cực góp
phần vào chuyển dịch cơ cấu ngành và định hướng lại nền kinh tế của tỉnh. Cơ
cấu đầu tư đã tạo ra được một số ngành sản xuất mới. Cơ cấu đầu tư được
định hướng theo cơ cấu ngành và có vai trò quyết định trong chuyển dịch cơ
câú ngành trong những năm qua.Dựa vào điều kiện tự nhiên và điểm xuất
phát thấp của nền kinh tế. Thanh Hoá đã có chiến lược đầu tư đúng đắn trong
từng giai đoạn cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh:
+Thời kỳ 1986-1990, đầu tư tập trung chủ yếu cho các công trình sản
xuất, chiếm tới 75% tổng vốn đầu tư.
+ Thời kỳ 1991-1995, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm tỷ
lệ 74% tổng vốn đầu tư.
+ Thời kỳ 1996-2000, đầu tư tập trung cho sản xuất công nghiệp chiếm
tỷ lệ 61% tổng vốn đầu tư. Điều này lý giải rằng tại sao ngành công nghiệp có
tốc độ tăng trưởng cao vọt vào năm 2000 là 27,4%.
+ Trong hai năm trở lại đây, cơ cấu đầu tư tương đối được cân đối, năm
2002 vốn đầu tư cho khu vực sản xuất chiếm 52%, vốn đầu tư cho cơ sở hạ
tầng là 48%.
Với phạm vi nghiên cứu, đề tài xin được đề cập đến khía cạnh vồn đầu tư
cho khu vực sản xuất hay vốn đầu tư theo các ngành. Sau đây là bảng số liệu về
vốn đầu tư cho các ngành trong những năm qua.
Bảng 3: Vốn đầu tư cho các ngành của tỉnh Thanh Hoá
giai đoạn 1996-2002
Đơn vị: Triệu đồng
Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
1996 1.182.512
100,0
121.841
10,3
755.649
63,9
305.022
25,8
1997 1.478.305
100,0
213.230
14,3
827.536
55,9
437.539
29,8
1998 2.306.585
100,0
238.046
10,3
1.654.531
71,7
414.008
18,0
1999 2.408.367
100,0
265.433
11,0
1.774.556
73,7
368.378
15,3
2000 2.631.365
100,0
189.393
7,2
2.072.540
78,7
369.432
14,1
2001 2.400,000
100,0
265.000
11,1
1.830.000
76,2
305.000
12,7
2002 1.820.000
100,0
385.000
21,2
1.270.000
69,8
165.000
9,1
Nguồn: - Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá
- Các con số bên góc phải, ở dưới của các ô là
tỷ trọng vốn đầu tư của các ngành.
Qua bảng số liệu ta thấy từ năm 1996 đến năm 2002 tỷ trọng vốn đầu tư
của các ngành có sự tăng gỉam khác nhau. Trong cơ cấu vốn đầu tư cho các
ngành thì ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm qua,
vốn đầu tư dành cho ngành này luôn chiếm trên 60%. Riêng có năm 1997, tỷ
trọng đầu tư cho công nghiệp giảm sút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
tài chính tiền tệ khu vực. Đây là một xu hướng tích cực, phù hợp với cả nước.
Ngành dịch vụ chỉ có năm 1997 là có tỷ trọng vốn đầu tư tăng so với các năm
trước, còn các năm sau đó đều bị giảm sút. Nguyên nhân chủ yếu là do trong
những năm qua, Thanh Hoá chưa chú trọng cho phát triển ngành dịch vụ. Vốn
đầu tư dành cho ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất vào năm 2002. Có
thể nhận thấy rằng, không phải Thanh Hoá chỉ chú trọng đầu tư cho công
nghiệp mà xem nhẹ nông nghiệp.
Năm 2002, vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp trong tổng vốn đầu tư
cho khu vực sản xuất chiếm tới 69,8%; nông nghiệp là 21,2% và dịch vụ chiếm
9%.Tuy tỷ trọng vốn đầu tư của từng ngành đều có sự tăng giảm, song số tuyệt
đối của vốn đầu tư dành cho các ngành đều tăng lên qua các năm. Từ chỗ chỉ
có 1.182.512 triệu đồng năm 1996 đã tăng lên đến 2.631.635 triệu đồng năm
2000. Tuy nhiên trong những năm gần đây nhất do tổng vốn đầu tư toàn xã
hội trên địa bàn có sự giảm sút cho nên vốn đầu tư cho các ngành cũng bị giảm
sút theo.
Để có được sự tăng trưởng của các ngành, Thanh Hoá tập trung nhiều
cho lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế
biến sản phẩm để nâng dần cơ cấu hai ngành công nghiệp và dịch vụ. Từ đó
làm cho GDP của các ngành tăng lên và GDP của tỉnh cũng tăng lên. Trong khi
tỷ trọng đầu tư dành cho nông nghiệp có xu hướng giảm xuống so với các
ngành khác thì GDP của nông nghiệp vẫn tăng qua các năm, chứng tỏ việc đầu
tư cho nông nghiệp đã có hướng đi đúng. Từ chỗ chỉ đạt trên 80 vạn tấn lương
thực trong những năm 80 thì đến nay, Thanh Hoá đã tự cung tự cấp được
lương thực trong toàn tỉnh với sản lượng 1,4 triệu tấn và còn dành một phần
cho xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được thực hiện với sự phát triển
các ngành theo hướng đa dạng hoá, dần hình thành ngành trọng điểm và mũi
nhọn, nhờ vậy tỉnh xác định được trọng điểm đầu tư cho từng ngành và xác
định được các mặt hàng chiến lược. Bên cạnh đó, Thanh Hoá cũng chủ trương
và tiến hành phát triển đa dạng, đa phương hoá, khuyến khích tất cả các thành
phần kinh tế tham gia vào đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dưới nhiều
hình thức khác nhau, đặc biệt là ngành nông nghiệp.
Việc xác định chiến lược đầu tư đúng hướng trong từng thời kỳ nhằm
tạo ra cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật ban đầu cho công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Nó không chỉ tập trung phát triển công nghiệp mà xem nhẹ nông nghiệp.
Nếu như vậy sẽ làm hạn chế sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế.
Thanh Hoá vốn dĩ là một tỉnh có nền nông nghiệp lạc hậu, thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi Thanh Hoá phải ưu tiên phát triển nông
nghiệp. Nông nghiệp là nguồn nội lực có tính bền vững, nó cũng chính là cầu
nối quan trọng cho phát triển công nghiệp dài hạn, phát triển nông nghiệp sẽ
đảm bảo an toàn lương thực, tạo việc làm, nâng cao thu nhập....
1.3. Cơ cấu lao động theo ngành
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng chính là quá trình
phân công lại lao động và xã hội. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hướng
chuyển từ ngành có năng suất lao động và hiệu quả thấp sang ngành có năng
suất lao động và hiệu quả cao. Vì vậy, phân tích cơ cấu về lao động sẽ cho
chúng ta thấy rõ hơn thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế.
Qua biểu và kết quả tổng hợp điều tra dân số của tỉnh cho thấy, dân số
tỉnh Thanh Hoá đến năm 2001 là 3,592triệu người, trong đó số nữ chiếm
51,14%, dân số thành thị chiếm 9,27%, nông thôn 90,73%.
Bảng 5: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế từ năm
1996- 2002 ở Thanh Hoá
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Dân số(1000 người) 3.377 3.426 3.467 3.519 3.567 3.592 3629
Lao động làm việc
trong các ngành (1000
người)
Chia ra:
Nông nghiệp (%)
Công nghiệp (%)
Xây dựng (%)
Dịch vụ (%)
1394,7
81,53
7,69
1,62
9,16
1409,9
80,8
7,79
1,55
9,87
1445,4
82,22
6,57
1,56
9,65
1746,
2
81,6
6,84
1,53
10,02
1503,1
81,35
7,05
1,56
10,04
1523,2
80,25
7,11
1,97
10.67
1643,4
79,85
6,98
2,01
10,63
Nguồn: Cục thống kê Thanh Hoá
Qua bảng trên ta thấy dân số Thanh Hoá là dân số trẻ, tỷ lệ tăng tự nhiên
vẫn còn cao do đó lực lượng lao động khá dồi dào. Lực lượng lao động trong
khu vực sản xuất vật chất chiếm đại đa số, lao động dịch vụ còn thấp so với
tổng số lao động đang làm việc trong các ngành, mới chỉ chiếm 10,63%. Có thể
nhận thấy, số lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng
giảm từ 9,31% năm 1996, đến nay còn 8,99%. Điều này nói lên công nghiệp và
xây dựng của Thanh Hoá trong những năm qua dù có phát triển nhưng tốc độ
còn chậm. Đáng lý ra ngành công nghiệp và dịch vụ phải là hai ngành thu hút
nhiều lao động chuyển từ ngành nông nghiệp sang. Tỷ trọng làm việc trong
ngành nông nghiệp có xu hướng giảm, nhưng mức giảm qua các năm còn rất
chậm, từ 81,53% năm 1996 xuống 79,85% năm 2002, qua 7 năm mà chỉ giảm
đúng có 1,68% có nghĩa là một năm chỉ giảm được có 0,24%.Trong khi đó tỷ
trọng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ đã phát triển theo chiều
hướng thuận lợi, phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế theo công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 9,16% năm 1996 lên 10,63% năm 2002. Song
cũng phải thấy rằng tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ vẫn còn thấp so
với các nước phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
Về chất lượng lao động: năm 1996 số lao động có chuyên môn kỹ thuật
của tỉnh so với nguồn lao động mới chỉ đạt 13,01% trong đó đại học, cao đẳng
và trung học chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ 7,3%, công nhân kỹ thuật chiếm tới
5,71%. Đến năm 2002 lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật đã tăng lên
là 19,6% trong đó đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ
9,2%, công nhân kỹ thuật có 10,4%. Tuy nhiên với cơ cấu lao động như vậy,
Thanh Hoá vẫn phải tiếp tục thu hút lao động làm việc trong các ngành nghề
thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm bớt lao động nông
nghiệp nông thôn.
2. Thực trạng chuyển dịch nội bộ của các ngành: công nghiệp, nông
nghiệp và dịch vụ.
Cùng với sự chyển dịch cơ cấu của ba nhóm ngành lớn, sự chuyển dịch
cơ cấu trong nội bộ ngành cũng có sự tích cực và đúng hướng, do đó góp phần
chuyển dịch cơ cấu ngành toàn bộ nền kinh tế theo hướng tích cực ở Thanh
Hoá. Để thấy rõ được sự tác động này, ta đi xét từng ngành:
2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.
Ngành nông nghiệp bao gồm các phân ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp và ngư nghiệp. Ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo đối với kinh tế
Thanh Hoá. Trong những năm vừa qua, các phân ngành của ngành nông
nghiệp chuyển dịch được thể hiện ở bảng 6 sau:
Bảng 6: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Thanh Hoá thời
kỳ 1996-2002
Đơn vị: %
Nông
nghiệp
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Trồng trọt 62,3 66,2 67,1 67,7 66,7 67,7 57,03
Chăn nuôi 19,2 16,7 16,9 15,9 16,2 15,0 15,7
Lâm
nghiệp
10,5 8,6 7,2 7,5 7,6 7,4 7,3
Ngư
nghiệp
8,0 8,5 8,8 8,9 9,5 9,9 9,95
Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh
Hoá
Trong thời kỳ này tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành thay đổi như sau:
ngành trồng trọt giá trị sản xuất vẫn tăng lên nhưng tăng với tốc độ chậm, từ
năm 1996 đến năm 2001 chỉ tăng có 5,4%, có nghĩa là hàng năm chỉ tăng
khoảng 1%. Năm 2002, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm xuống còn có 57,03%.
Chăn nuôi phát triển tương đối ổn định nhưng còn chậm, trong những năm có
chiều hưóng giảm từ 19,2% xuống còn có 15,7%. Lâm nghiệp giảm do những
năm gần đây không chỉ có Thanh Hoá nói riêng mà cả nước nói chung đều hạn
chế khai thác rừng, săn bắt thú rừng... Ngành ngư nghiệp tăng lên một cách rõ
rệt nhất, không những vậy mà ngành ngư nghiệp còn tăng đều, từ 8% năm
1996 tăng lên đến 9,95% năm 2002. Quá trình chuyển dịch đó thể hiện xu
hướng chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi của Thanh Hoá, chủ trương đóng
cửa rừng và đẩy mạnh khoanh nuôi, tu bổ và trồng mới trong lâm nghiệp một
cách tích cực, đã và đang đẩy mạnh hoạt động đánh bắt và nuôi trồng trong
ngư nghiệp.
Trên đây chỉ là những đánh giá chung nhất của ngành nông nghiệp
Thanh Hoá, nội dung cơ bản của ngành thể hiện cụ thể ở các phân ngành đó.
Để đi sâu hơn nữa vào các phân ngành của ngành nông nghiệp, đề tài xin được
đề cập đến một số phân ngành của ngành nông nghiệp như sau:
Trồng trọt
Là một phân ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Thanh Hoá nói riêng và
nền kinh tế Việt Nam nói chung. Trồng trọt trên địa bàn Thanh Hoá gồm các
loại cây trồng như: cây lương thực, cây công nghiệp, câydược liệu, cây ăn quả,
cây rau đậu và gia vị và các loại cây khác. Xu hướng chuyển dịch của trồng trọt
trong thời kỳ này là liên tục tăng về giá trị sản xuất.
Bảng7: Cơ cấu nông nghiệp theo giá trị sản xuất phân theo ngành
kinh tế trồng trọt
Đơn vị tính: %
Trồng trọt 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Tổng số 100,0 100,
0
100,
0
100,0 100,0 100,0 100,0
Cây lương thực 77,0 75,4 73,8 72,7 72,5 73,3 72,7
Cây công nghiệp 10,2 12,0 13,2 17,0 16,8 16,0 18,0
Cây ăn quả 2,5 2,4 2,8 2,6 4,0 3,8 3,5
Rau đậu và gia vị 6,3 6,4 6,4 4,9 4,8 3,0 3,3
Loại cây khác 4,0 3,8 4,0 2,8 1,9 3,9 2,5
Nguồn: Cục thống kê Thanh Hoá
Cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt đã có sự chuyển đổi mạnh theo hướng
tăng cây công nghiệp và cây ăn quả, giảm tương đối tỷ trọng cây lương thực.
Thực trạng chuyển dịch này phù hợp với xu hướng chuyển dịch trồng trọt theo
hướng tích cực.
Trong trồng trọt của nông nghiệp Thanh Hoá, cây lương thực mà đặc
biệt là cây lúa đóng vai trò quan trọng trong công tác đảm bảo đủ nguồn
lương thực cho toàn tỉnh.
Bảng 8: Sản lượng lúa
Đơn vị: nghìn Tấn
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Lúa chiêm xuân 458,1 560,1 533,0 557,6 632,0 660,8 676,0
Lúa thu mùa 250,1 421,5 439.7 504,2 463,8 529,6 575,3
Tổng số 708,
2
981,6 972,7 1061,8 1095,8 1190,4 1251,3
Nguồn: Phòng nông nghiệp
Sản lượng lúa trong thời kỳ chỉ có năm 1998 là bị giảm sút, còn lại các
năm đều tăng.Lúa chiêm xuân và lúa thu mùa cũng có sự tăng giảm như vậy.
Riêng lúa thu mùa trong năm 2000 bị giảm sút, năm 1998 vẫn tăng. Một số
loại cây lương thực khác như: ngô , khoai..cũng tăng đều, sản lượng ngô năm
2002 đạt 140017 tấn, với diện tích gieo trồng 49453 ha. Trong những năm
qua, về lương thực đã đảm bảo được nhu cầu cho tiêu dùng của nhân dân
trong tỉnh, có dự trữ và đã có hàng hoá. Năm 2002 sản lượng lương thực có
hạt đạt 1,34 triệu tấn. Tốc độ tăng bình quân hàng năm về sản lượng lương
thực cao hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số trung bình trong tỉnh (4,7% so
với 1,25%), vì vậy bình quân lương thực đầu người tăng đều qua các năm:
năm 2000 đạt 343 kg và năm 2002l à 370kg lương thực có hạt.
Về phát triển cây công nghiệp do được quan tâm đầu tư nên diện tích
tăng khá. Các cây công nghiệp hàng năm như đay, cói, mía, lạc đậu tương,
thuốc lá, vừng... Năm 1996 diện tích gieo trồng cây công nghiệp cả ngắn và dài
ngày toàn tỉnh là 31.959 ha, đến năm 2002 đã tăng lên tới hơn 76.0000 ha.
Trong các cây công nghiệp hàng năm, tăng khá nhất là cây mía. Năm 1996
toàn tỉnh chỉ có 11.078 ha mía, năm 1999 là năm có diện tích mía cao nhất
29.698 ha, năm 2002 diện tích này đã bị giảm sút xuống còn 28.7238 ha do
những năm gần đây đường Trung Quốc vào nhiều ở Việt Nam mà giá của
chúng lại rẻ, cho nên lượng đường trong nước giảm xuống làm cho diện tích
mía dần bị thu hẹp. Sản lượng mía từ chỗ 1653742 tấn năm 1999 đến năm
2002 giảm xuống còn 1.557.088 tấn. Hiện nay tỉnh đã hình thành các vùng
chuyên canh trồng mía nguyên liệu cung cấp cho 3 nhà máy chế biến đường
tổng công suất 14.000 tấn/ngày, trở thành tỉnh có năng lực sản xuất mía
đường lớn nhất cả nước. Cây công nghiệp hàng năm đứng sau cây mía là cây
lạc, cói năm 2002 diện tích gieo trồng và sản lượng lần lượt là: 16171ha,
3827ha và 24681 tấn, 27482 tấn. Các cây này cũng được tỉnh quan tâm đầu tư
nhằm phục vụ cho công nghiệp chế biến các mặt hàng xuất khẩu.
Các cây công nghiệp lâu năm, đến năm 2002: cây chè ổn định diện tích
được125 ha, cà phê 3405 ha, cây cao su là 7706 ha. Cây cao su là cây ngày càng
được chú trọng phát triển phục vụ cho công nghiệp, làm cho sản lượng cao su
tăng từ chỗ khối lượng không đáng kể lên tới 4000 tấn vào năm 2002.
Nhìn chung chỉ có cây mía tăng khá do có tác động mạnh của công
nghiệp chế biến, nhưng cũng gặp khó khăn do trình độ thâm canh và năng suất
mía thấp, công nghiệp sau đường chưa phát triển, giá thành đường cao, khó
cạnh tranh được với hàng nhập lậu. Các cây công nghiệp khác phát triển chậm
do không có cơ sở chế biến, thị tường tiêu thụ không ổn định, chưa được quan
tâm phát triển đúng mức.