Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.99 KB, 26 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam:
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt nam:
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành lập theo Quyết định số
177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi ban đầu là Ngân
hàng Kiến thiết. Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, NH đã lần lượt
mang những tên gọi khác nhau: NH Kiến thiết Việt Nam (1957), NH Đầu tư và
Xây dựng (1981), NHĐT&PT Việt Nam (1990). Cùng với cơ chế ngân hàng
một cấp trong suốt một thời gian dài, hoạt động của BIDV chủ yếu là thực hiện
cấp phát vốn cho các dự án đầu tư và phát triển theo chỉ định của Nhà nước.
Thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, bắt đầu từ năm 1995, BIDV đã thực sự
chuyển đổi sang mô hình NH Thương mại, giữ vai trò chủ lực trong lĩnh vực
đầu tư và phát triển, góp phần xây dựng đất nước, phát triển kinh tế. Kể từ đó,
hoạt động của NH ngày càng đa dạng hoá trên nhiều lĩnh vực ngân hàng nói
riêng, tài chính nói chung. Có thể chia sự phát triển của BIDV qua 2 thời kỳ:
thời kỳ trước khi đổi mới (thời kỳ thực hiện chức năng cấp phát) và thời kỳ sau
đổi mới (thực hiện chức năng NHTM)
* Thời kỳ trước đổi mới
Với vai trò là NH chuyên ngành phục vụ trong lĩnh vực xây dựng cơ
bản, BIDV sử dụng các nghiệp vụ ngân hàng như cho vay VLĐ thi công xây
lắp, sản xuất cung ứng VLXD, thanh toán trong XDCB để chuyển toàn bộ vốn
ngân sách NN cho XDCB, góp phần hình thành nên cơ sở vật chất kỹ thuật của
đất nước. Thông qua nghiệp vụ của mình, BIDV góp phần tích cực cải tiến,
hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư của NN để đưa nhanh công trình vào sản
xuất, sử dụng vốn tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư. Có thể
nhận thấy, thời kỳ này, BIDV chủ yếu thực hiện chức năng một NH chính sách,
các sản phẩm dịch vụ hết sức nghèo nàn, đơn điệu. Dịch vụ NH chủ yếu là dịch
vụ thanh toán cho các dự án, công trình đã được duyệt cho vay, cấp phát. Giai


đoạn 1990-1995 là giai đoạn quá độ để BIDV chuyển sang hoạt động theo cơ
chế thị trưởng, trở thành ngân hàng thương mại theo đúng nghĩa của nó.
* Thời kỳ đổi mới
Ngày 16/10/1997 Thống đốc NHNN phê duyệt quyết định số 349/QĐ-
NH5 thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHĐT&PT Việt Nam đánh
đấu sự chuyển đổi cơ bản về chức năng hoạt động của ngân hàng.
Đây là thời kỳ BIDV đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn thời kỳ trước về
năng suất, chất lượng, hiệu quả, tuân thủ pháp luật, an toàn, tích cực đóng góp
cho NSNN. Đây cũng là kết quả của việc đổi mới cơ chế tín dụng đầu tư, từng
bước xoá bỏ bao cấp, nâng cao hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn ngân
hàng. Mọi công trình, dự án SXKD có thu hồi vốn đều phải thực hiện bằng
phương thức đi vay. Các dịch vụ NH khác được chú trọng phát triển để xoá thế
“độc canh tín dụng” trong hoạt động NH. Với việc lựa chọn giải pháp công
nghệ tin học để phát triển dịch vụ, NH đã xác định và lựa chọn hướng đi đúng.
Thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ
thẻ ATM, Homebanking…được phát triển cả về qui mô và chất lượng góp phần
làm tăng thu nhập của NH.
Đến nay, BIDV đã có hơn 100 chi nhánh, SGD tại các tỉnh, TP, VP đại
diện TP HCM, Trung tâm đào tạo, TT Công nghệ thông tin, công ty Leasing,
BSC, BFC, BIC, liên doanh VidPublic, liên doanh Lào Việt, Nga Việt với các
dịch vụ ngân hàng đa dạng, phong phú.
2.1.1.2. Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam:
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của BIDV thời điểm 31/12/2007
NH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM
NH LD VID-PUBLIC
CTY LD QLY ĐTƯ BVIM
NH LD LÀO VIỆT
CTY LD THÁP BIDV
KHỐI LIÊN DOANH

KHỐI NGÂN HÀNG
- SỞ GIAO DỊCH
- CHI NHÁNH . .
100 CN
CẤP I
3 SGD
KHỐI ĐVỊ SỰ NGHIỆP
TT CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TT ĐÀO TẠO
CTY TÀI CHÍNH I
CTY TÀI CHÍNH II
CTY CHỨNG KHOÁN BSC
CTY BẢO HIỂM BIC
KHỐI CÔNG TY
NH LD VIỆT NGA
CTY ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH BFC
CTY BAMC
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2006 của BIDV)
2.1.2 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam trong thời gian qua:
2.1.2.1. Tình hình hoạt động chung:
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tổng quát của BIDV
Đơn vị: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Tổng tài sản 102.716 121.403 161.277
2 Tổng vốn chủ sở hữu 6.182 6.531 7.626
3 Lợi nhuận sau thuế 294 560 1.076
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004, 2005, 2006 của BIDV).
Tổng tài sản của BIDV có xu hướng tăng: năm 2006 tăng trưởng 33% so
với năm 2005, cùng với việc tăng tổng tài sản thì vốn chủ sở hữu của BIDV

cũng được bổ sung tương ứng, tại thời điểm cuối năm 2006, BIDV đã đạt vốn
điều lệ 7.626 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 3.971 tỷ đồng, quỹ bổ sung vốn
điều lệ là 1.652 tỷ đồng…
Cùng với việc mở rộng quy mô tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu thì
lợi nhuận của BIDV cũng đạt được mức tăng trưởng cao, năm 2006, BIDV đã
đạt lợi nhuận sau thuế là 1.076 tỷ đồng, gần bằng 2 lần so với năm 2005. Mức
ROE năm 2006 của BIDV là 14%, cải thiện nhiều so với các năm trước.
2.1.2.2. Hoạt động của khối ngân hàng:
* Hoạt động huy động vốn
Để tạo đủ nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh, BIDV đã phát
huy nhiều sáng kiến, áp dụng nhiều hình thức huy động như tiết kiệm dự
thưởng, tiết kiệm ổ trứng vàng, kỳ phiếu, trái phiếu tăng vốn… Đến 31/12/2006,
tổng nguồn huy động của BIDV đạt 116.862 tỷ đồng, vượt 80% so với kế hoạch
năm 2006, tăng 36,2% so với năm 2005, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm
2001.
Bảng 2.2. Kết quả huy động vốn của BIDV
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2004
Năm 2005 Năm 2006
Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Tiền gửi của khách
hàng
67.157 93,1 79.142 92,3 107.658 92,1
Trái phiếu tăng vốn 2.000 2,8 4.000 4,6 6.000 5,2
Vốn huy động khác 2.968 4,1 2.605 3,1 3.204 2,7
Tổng cộng 72.125 100 85.747 100 116.862 100
(Nguồn: Báo cáo công tác nguồn vốn KDTT năm 2004, 2005, 2006)
Đến cuối năm 2006, thị phần huy động vốn của BIDV chiếm 15,8% thị

phần huy động vốn của khối ngân hàng, tuy nhiên trong thời gian tới, hoạt động
huy động vốn của BIDV nói riêng và của các Ngân hàng thương mại nhà nước
nói chung sẽ gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ khối ngân hàng cổ phần, nguy
cơ có thể giảm sút thị phần.
* Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng đặc biệt là cho vay đầu tư phát triển là một thế mạnh
của BIDV, trong thời gian qua BIDV đã nhập được sự đánh giá cao từ Chính
phủ trong công tác tài trợ vốn cho các chương trình kinh tế lớn, trọng điểm của
đất nước và đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho các ngành
kinh tế giầu tiềm năng phát triển như điện lực, công nghiệp tầu thuỷ và khai
khoáng… đồng thời BIDV còn thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện với các Tổng
Công ty, tập đoàn lớn… Tại thời điểm cuối năm 2006, tổng dư nợ tín dụng của
BIDV đạt 93.453 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2005, đây là mức tăng trưởng
phù hợp với định hướng của BIDV là phát triển tín dụng phải bền vững và an
toàn.
- Cho vay đối với các ngành kinh tế:
Bảng 2.3. Cơ cấu tín dụng của BIDV phân theo ngành kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
KH theo ngành KT
2006 2005
Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Xây dựng
23.14
4
24,8 29.704 36,5
CN Chế biến
23.13
6
24,7 11.808 14,5
CN Khai thác 4.779 5,1 4.740 5,8

Nông LN, thuỷ sản 5.359 5,7 11.498 14,1
TM, dịch vụ, nhà
hàng, KS
25.74
8
27,5 11.618 14,3
Giao thông 3.278 3,5 3.017 3,7
SX, phân phối điện, khí
đốt, nước
8.039 8,6 7.757 9,5
Ngành khác - - 1.293 1,6
Tổng cộng
93.45
3
100 81.435 100
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005, 2006)
Có thể thấy trong thời gian qua BIDV đã có sự chuyển dịch cơ cấu dư nợ
tín dụng theo hướng tích cực với việc nâng cao tỉ trọng cho vay đối với ngành
thương mại dịch vụ, công nghiệp chế biến, giảm cho vay trong xây lắp để phù
hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đáp ứng yêu cầu đối với ngân
hàng trong thời kỳ hội nhập.
- Cho vay đối với các thành phần kinh tế:
Bảng 2.4. Cơ cấu tín dụng của BIDV phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
KH theo thành phần
KT
2006 2005
Tuyệt đối % Tuyệt đối %
DN Quốc doanh 35.030 37,5 42.063 51,6
DN Ngoài QD và các đối

tượng khác
55.047 58,9 36.786 45,2
DN có vốn ĐT Nước
ngoài
3.376 3,6 2.586 3,2
Tổng cộng 93.45 100 81.435 100
3
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005, 2006)
Trong thời gian qua, BIDV luôn nhận thức và chỉ đạo mở rộng cho vay
Doanh nghiệp và và nhỏ, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hàng năm Hội sở
chính đều giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ ngoài quốc doanh cho các Chi nhánh
và kết quả đạt được tương đối khả quan, năm 2006 dư nợ ngoài quốc doanh của
BIDV đạt 55.047 tỷ đồng, bằng 58,9% tổng dư nợ (so với năm 2005, tỷ lệ dư nợ
ngoài quốc doanh chỉ đạt 45,2%).
- Phân theo thời gian cho vay và dư nợ có tài sản bảo đảm
Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng của BIDV phân theo thời hạn cho vay
và có tài sản bảo đảm
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu

2004 2005 2006
TĐ Tỷ trọng TĐ Tỷ trọng TĐ Tỷ trọng
Dư nợ TDH 32.257 46% 34.203 42% 38.521 41,2%
Dư nợ có TSBĐ 39.971 57% 53.747 66% 65.697 70,3%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng
năm 2004, 2005, 2006 của BIDV)
Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ của BIDV có xu hướng giảm qua các
năm, tính đến thời điểm 31/12/2006 giảm còn 41,2% (so với năm 2004 là 46%). Điều
này thể hiện chiến lược và cam kết của BIDV đối với Ngân hàng thế giới là giảm dần tỷ
trọng cho vay trung dài hạn.

Nhằm tăng mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng, BIDV đã chú trọng
tăng tỷ trọng dư nợ có tài sản bảo đảm, việc áp dụng tài sản bảo đảm nợ vay
được thực hiện theo chính sách khách hàng của BIDV, theo đó những khách
hàng xếp loại BB trở xuống thì khi vay vốn phải thực hiện 100% dư nợ có tài
sản bảo đảm, đối với các khách hàng đã có quan hệ tín dụng (dư nợ từ trước)
nếu khách hàng không tăng được giá trị tài sản bảo đảm thì phải thực hiện lộ
trình giảm dần dư nợ. Nhờ đó trong thời gian qua, BIDV đã đạt được các kết
quả khả quan về tăng tỷ trọng dư nợ có tài sản bảo đảm, năm 2004 mới đạt tỷ lệ
57% thì đến năm 2006 đã đạt tỷ lệ 70,3%.
- Nợ quá hạn, nợ xấu:
Bảng 2.6: Nợ quá hạn, nợ xấu của BIDV
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu

2004 2005 2006
TĐ Tỷ trọng TĐ Tỷ trọng TĐ Tỷ trọng
Nợ quá hạn 3.261 4,65% 2.614 3,21% 1.121 1,2%
Nợ xấu 8.990 11,04% 8.785 9,4%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng
năm 2004, 2005, 2006 của BIDV)
Trong thời gian qua, BIDV đã rất nỗ lực nhằm giảm tỉ lệ nợ xấu, nâng cao
chất lượng tín dụng. Hằng năm ngoài việc xử lý ngoại bảng bằng quỹ dự phòng
rủi ro tín dụng, BIDV còn thực hiện nhiều biện pháp để tận thu nợ xấu, nợ quá
hạn, nhờ vậy đã giảm được nợ xấu, nợ quá hạn. Đến cuối năm 2006, tỷ lệ nợ
quá hạn của BIDV là 1,2% (năm 2005 là 3,21%), tỷ lệ nợ xấu là 9,4% (năm
2005 là 11,04%). Hiện tại việc phân loại nợ của BIDV được thực hiện theo định
hạng tín dụng nội bộ (điều 7 quyết định 493), theo đúng chuẩn mực quốc tế.
Theo Moody's - tổ chức định hạng tín dụng quốc tế có uy tín hàng đầu - tỷ lệ nợ
xấu của BIDV giảm từ 31% năm 2005 xuống còn 9,6% vào cuối năm 2006. Đây
là kết quả rất có ý nghĩa với mục tiêu giảm tỉ lệ nợ xấu xuống đạt chuẩn quốc tế

để chuẩn bị cho cổ phần hoá vào quí IV/2007.
* Hoạt động dịch vụ
Nhận thức được phát triển dịch vụ là xu hướng của một NHTM hiện đại,
thu từ dịch vụ là nguồn thu an toàn, hiệu quả, BIDV đã có nhiều biện pháp, giải
pháp chỉ đạo điều hành để tăng trưởng dịch vụ đồng thời đã quan tâm chú trọng
và có chính sách đầu tư thích đáng cho hoạt động dịch vụ. Mặc dù kết quả thu
dịch vụ chưa lớn song hoạt động dịch vụ cũng đóng góp một phần quan trọng
vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống. Năm 2006, tỉ trọng thu dịch vụ
ròng/lợi nhuận trước thuế (27%) còn ở mức thấp so với yêu cầu của NHTM
hiện đại, đa năng. Các tiện ích thẻ ATM BIDV còn quá hạn chế, việc triển khai
các sản phẩm dịch vụ mới còn chậm trễ, có nguy cơ mất dần thị phần vào tay
các đối thủ cạnh tranh.
Hiện nay, cơ cấu sản phẩm dịch vụ của BIDV vẫn chủ yếu tập trung vào
các dịch vụ truyền thống như Bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, kinh
doanh ngoại tệ...Đây là những dịch vụ có liên hệ chặt chẽ với hoạt động tín
dụng, khách hàng sử dụng các dịch vụ này chủ yếu là các DN có quan hệ tiền
gửi, vay vốn tại BIDV. Đối với các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các sản phẩm dịch
vụ cung ứng chưa thực sự đa dạng, phong phú, mức độ đóng góp vào tổng thu
dịch vụ còn thấp, chất lượng còn hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh khác trên
thị trường.
* Hoạt động thị trường vốn - đầu tư
Phát triển hoạt động đầu tư là chiến lược của BIDV trong việc đa dạng
hoá các danh mục tài sản có theo hướng từng bước giảm tỉ trọng dư nợ tín dụng
và nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
thị trường chứng khoán, hoạt động đầu tư mua cổ phiếu, góp vốn vào các
NHTMCP và các công ty cổ phần hiện đang diễn ra rất sôi động và BIDV đã
dần chủ động trong lĩnh vực này. Tính đến năm 2006, danh mục đầu tư của
BIDV bao gồm 29 khoản đầu tư, tăng 10 khoản so với năm 2005. Trong đó bao
gồm các khoản đầu tư vào các công ty trực thuộc, 5 đơn vị liên doanh, 3
NHTMCP, Quỹ tín dụng nhân dân TW, và 14 tổ chức kinh tế. Tổng giá trị đầu

tư là 1.533 tỉ đồng (bao gồm ngoại tệ qui đổi), tăng 89,7% so với năm 2005.
2.1.2.3. Hoạt động của khối các công ty con, công ty liên doanh, liên kết:
* Khối các công ty trực thuộc:

×