Cơ sở lí luận về phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp
nông nghiệp với du lịch
1.1. Sự cần thiết phải kết hợp giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế
quốc dân.
1.1.1. Các xu hướng phát triển của nông nghiệp hiện đại.
Sang thế kỉ XXI nền nông nghiệp thế giới nói chung, cần tiết kiệm để nâng
cao hiệu quả trong sử dụng năng lượng, cho đến nay năng lượng sử dụng
trong nông nghiệp thế giới còn rất khiêm tốn. Theo tài liệu của FAO năm 1972-
1973 nông nghiệp toàn thế giới mới sử dụng 3,5% tổng năng lượng hoá thạch,
giai đoạn 1985- 1986 tăng nên 4,1% và đến năm 2001 nông nghiệp thế giới sử
dụng khoảng 5,3% tổng năng lượng hoá thạch hàng hoá của thế giới. Sự phân
bố sử dụng năng lượng hoá thạch cũng không đều: một lao đông nông nghiệp
ở các nước phát triển sử dụng năng lượng nhiều gấp 30 lần 1 lao độmg nông
nghiệp ở các nước đang phát triển; về vật tư kĩ thuật nông nghiệp, các nước
phát triển sử dụng 60% tổng số phân hoá học, trên 50% tổng số thuốc trừ sâu,
trừ cỏ, 75% tổng số máy kéo 70% tổng sổ thức ăn gia xúc của thế giới.
Sang thế kỉ XXI, nông nghiệp thế giới có thể phải sử dụng năng lượng nhiều
hơn thế kỉ XX để tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp. Nhưng để sử
dụng năng lượng trong nông nghiệp có hiệu quả phải điều chỉnh hợp lí giữa
các khu vực: theo hướng giảm năng lượng và vật tư kĩ thuật ở các nước phát
triển, tăng ở các nước đang phát triển. Năm 1979 tổng giấm đốc FAO đã nêu ý
kiến: “ các nước nghèo phải được sử dụng thêm phân khoáng và hoá chất trừ
sâu bệnh nhưng không nên sao chép phương pháp đang dùng ở các nước
giàu”. nếu hạn chế sử dụng năng lượng trong nông nghiệp thì ở những nước
đang phát triển sản xuất lương thực sẽ giảm sút dẫn đến thiếu đói. Vì vậy mô
hình nông nghiệp của các nước phát triển sẽ điều chỉnh theo hướng giảm chi
phí năng lượng, giảm nội dung, mức độ công nghiệp hoá để tăng hiệu suất sử
dụng năng lượng và hạn chế ô nhiễm môi trường, mô hình nông nghiệp của
các nước đang phát triển sẽ điều chỉnh theo hướng tăng chi phí năng lượng
hợp lí, không dập theo khuôn mẫu của các nước công nghiệp phát triển trước
đây nhằm đảm bảo hiệu suất sử dụng năng lượng khá và chống gây ô nhiễm
môi trường.
Mặt khác như chúng ta biết con người là thành viên quan trọng bậc nhất
của tất cả các hệ sinh thái, hệ sinh thái nông nghiệp, của tất cả các nền sản
xuất nông nghiệp, con người luôn giữ vai trò chủ động. Với chí tuệ của mình
con người có thể lựa chọn con đường duy nhất đúng, phù hợp với lợi ích của
mình; có thể điều khiển các hệ sinh thái theo hướng có lợi nhất. Trong sản xuất
nông nghiệp, con người không chỉ giới hạn mục tiêu của mình trong việc tạo ra
các sản phẩm có ích cho mình trong giai đoạn trước mắt mà còn phải nghĩ đến
lợi ích của nhiều thế hệ mai sau.
Tối ưu hoá sản xuất nông nghiệp là một yêu cầu cơ bản của nền nông
nghiệp tiên tiến.
Tối ưu hoá là chọn một phương thức sản xuất hợp lí, tốt nhất trong từng
điều kiện cụ thể. Trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy cần tối ưu hoá các nôi
dung cơ bản sau:
- Thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản phẩm nông
nghiệp, nghĩa là phải đạt năng xuất cây trồng và vật nuôi cao, sản lượng nông
nghiệp cao, phẩm chất nông sản phải tương ứng với mức đầu tư vật chất đạt
hiệu quả kinh tế cao.
- Thoả mãn nhu cầu hiện tại nhưng không làm phương hại đến nhu cầu của
các thế hệ tương lai.
- Thảo mãn nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến các nhu cầu
khác của con người. Con người là một bộ phận tích cực của thiên nhiên và mãi
mãi hoà nhập với thiên nhiên, đứng trên các quan điểm này thì việc có một nền
nông nghiệp sinh thái bền vững mới kết hợp hài hoà giữa những cái tích cực,
những cái đúng đắn, những cái hợp lí của nền nông nghiệp công nghiệp hoá và
sinh học nông nghiệp.
Ngoài những yêu cầu, đòi hỏi trên thì vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung
và ô nhiễm môi trường nói riêng hiện nay đang ở mức báo động đỏ. Vấn đề ô
nhiễm không khí, tiếng ồn, đất đai, nguồn nước, đa dạng sinh học... có liên quan
trực tiếp đến môi trường sản xuất nông nghiệp. Tóm lại trước những yêu cầu
đòi hỏi của sự phát triển theo qui luật tiến hoá của con người, của một nền
nông nghiệp hiện đại và của những yêu cầu của hiện tại, con người cần tiến tới
phát triển một nền nông nghiệp sao cho có thể kết hợp tổng hoà giữa tự nhiên
và con người, nhằm khai thác tối đa những lợi thế của từg vùng, từng khu vực.
Vì vậy, đòi hỏi hay sự cần thiết cần có một mô hình sản xuất nông nghiệp hợp lí
là rất cần thiết.
Trong một vài thập kỷ gần đây sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội của thế giới diễn ra rất phức tạp, trong nó chứa đựng nhiều yếu tố
thuận lợi, đồng thời cũng có nhiều khó khăn thách thức đối với việc phát triển
nông nghiệp nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung. Đó là do quá trình
công nghiệp hoá và thị trường hoá, nông nghiệp các nước đang chuyển dần từ
chế độ thâm canh truyền thống lên thâm canh hiện đại. Mặt khác, với áp lực về
dân số tăng quá nhanh 2-3%/năm, với động lực lợi nhuận trong cơ chế thị
trường, nhất là động lực lợi nhuận tối đa của chủ nghĩa tư bản, nông nghiệp
đã phát triển theo kiểu khai thác tước đoạt thiên nhiên dẫn tới những hiện
tượng phổ biến: nông nghiệp "hầm mỏ" bóc lột đất, tốc độ phá rừng lấy đất
trồng trọt vượt quá tốc độ tái sinh của nó. Việc áp dụng cơ giới hoá, hoá học
hoá và thuỷ lợi hoá chưa lấy công nghệ sinh học và cải thiện tầng thổ nhỡng
làm trung tâm. Những hành động khai thác mang tính tước đoạt thiên nhiên
trong nông nghiệp cùng tới quy mô và tốc độ khai thác tài nguyên quá lớn, quá
nhanh, và lượng chất thải quá nhiều trong công nghiệp hoá đang làm cạn kiệt
tài nguyên và ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng.
Trước những thực tế đó, con người đã nhận thức ra được vấn đề này rất
sớm. Năm 1972 hội nghị liên hợp quốc về môi trường ở Stockhom đã và tuyên
bố kêu gọi:” bảo vệ và cải thiện môi trường của con người là một vấn đề lớn có
ảnh hưởng tới phúc lợi của con người và phát triển kinh tế toàn thế giới”. đó là
khát khao khẩn cấp của các dân tộc trên thế giới và là nhiệm vụ của mỗi chính
phủ. 20 năm sau hội nghị Rio 1992 ở Braxin đã ra tuyên bố mang tính đòi hỏi
thông qua “ chương trình hành động Agenda 21” đối với mỗi quốc gia và chính
phủ. Với tuyên bố Rio 1992 và chương trình hành động 21 đánh giấu việc phát
triển kinh tế bền vững nhằm nhu cầu lợi ích không chỉ cho thế hệ ngày nay mà
cho cả thế hệ mai sau phát triển kinh tế đi liền với bảo tồn môi trường sinh
thái, phát triển hiệu quả đi đôi với việc thực hiện công bằng xẫ hội, xoá đói
giảm nghèo. Riêng trong nền nông nghiệp thì đó là phát triển nền nông nghiệp
theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững trên cơ sở thu hút lôi cuốn nông
dân thực hiện và tham gia tổ chức, quản lí việc thực hiên. Thực tế đây là một
mô hình nông nghiệp không loại trừ phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật,
mà sử dụng chúng một cách hợp lí hơn có hiệu qủa hơn, tránh ô nhiễm môi
trường, đồng thời tăng sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh,
cũng như các chế phẩm vi sinh vật và đưa các loại giống cây trồng, giống vật
nuôi có năng suất cao đã tạo được đưa vào sản xuất đại trà, để nhằm bảo vệ
chính môi trường sản xuất nông nghiệp, cũng như bảo vệ môi trường sống nói
chung. Hay chính là việc người ta chú trọng tới mối quan hệ hài hoà giữa sinh
vật và môi trường.
Mặt khác ở các quốc gia trên thế giới hiện nay, qúa lạm dụng việc sử dụng
phân bón hoá học, thuốc phòng trừ sâu bệnh hoá học và các chất kích thích
hoá học trong sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất cây trồng và vật
nuôi, mà không quan tâm đến tác hại của việc quá lạm dụng nó. Mặc dù, việc
sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu bệnh là chìa khoá của sự thành
công trong cách mạng xanh và đảm bảo nhu cầu lương thực. Tuy nhiên, thực tế
đã chứng minh trong thời gian qua do con người không quan tâm tới việc sử
dụng các sản phẩm hoá học vào sản xuất nông nghiệp làm cho có rất nhiều vấn
đề về môi trường trong sản xuất nông nghiệp nảy sinh, như:
- Gây độc hại cho môi trường nước, môi trường đất bởi thuốc trừ sâu và
nitrat (NO
3
-
) và do đó, tác động xấu đến sức khoẻ còn người, các động vật
hoang dã và làm suy thoái các hệ sinh thái.
- Gây độc hại cho lương thực, thực phẩm, thức ăn cho gia súc bởi dư lượng
thuốc trừ sâu, hàm lượng nitrat và các chất kích thích sinh trưởng vượt qua
mức cho phép.
- Gây tổn hại cho các nông trại và các nguồn tài nguyên thiên nhiên do thuốc
trừ sâu, ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động, tới cộng đồng.
- Gây độc hạI cho bầu khí quyển bởi khí amôniac (NH
3
); nitơ ôxit; mêtan và
nhiều chất khác sinh ra từ quá trình đốt, làm suy giảm tầng ôzôn, làm TráI đất
nóng lên và gây ô nhiễm bầu khí quyển.
- Sử dụng quá mức các tài nguyên thiên nhiên gây suy thoáI nước ngầm,
mất dần các loài động vật và các nguồn năng lượng ntự nhiên, làm mất khả
năng hấp thụ phế thảI của chúng, dẫn đến lụt lội và mặn hoá.
Có thể chỉ ra những vấn đề nảy sinh trong ô nhiễm do hoạt động sản xuất
nông nghiệp như trong bảng sau:
Chất gây độc
Hoặc chất gây ô nhiễm Hậu quả
Gây độc hại cho nguồn nước
- Thuốc trừ sâu - Gây độc hại cho nước mưa, nước bề mặt và nước
ngầm, gây độc co động vật hoang dạI và vượt
ngưỡng chuẩn đối với nước uống.
- Nitrat
- Nitrat, phôtphat
- Hội chứng trẻ xanh ở trẻ em và có thể gây ung thư.
- Sinh trưởng tảo và phú dưỡng gây ra mùi hôI thối,
tắc bgẽn nước mặt, cá chết, phá huỷ bãI san hô, phát
- Phế thải hữu cơ nguồn
gốc động vật.
- Nước thảI từ quá trình
thức ăn động vật.
- Chế biến phế thải từ các
đồn điền (cao su, dầu dừa,
…)
triển kém do các độc tố của tảo.
- Sinh trưởng của tảo, cộng với việc khử ôxy của
nước và làm cho cá chết.
- Khử ôxy của nước và cá chết, mùi khó chịu.
- Khử ôxy của nước và cá chết, mùi khó chịu.
Gây độc hại thức ăn cho người và gia súc
- Thuốc trừ sâu
- Nitrat
- Tồn dư thuốc trừ sâu trong thức ăn.
- Gia tăng nitrat trong thức ăn, bệnh hội chứng trẻ
xanh ở động vật.
Gây độc hại cho môi trường tự nhiên và nông trạI
- Thuốc trừ sâu.
- Nitrat
- Amôniac sinh ra từ phân
động vật và ruộng lúa.
- Kim loại từ phế thải động
vật.
- Mầm bệnh từ phế thải
động vật.
- Độc hại cho người, mùi khó chịu.
- Độc hại cho người và động vật.
- Hạn chế sự phát triển của quần xã thực vật, có thể
có vai trò làm chết cây.
- Làm tăng hàm lượng kim loại nặng trong đất.
- Độc hại cho sức khoẻ của người và động vật.
Gây hại cho khí quyển
- Amôniac sinh ra từ phân
động vật và ruộng lúa.
- Nitơ ôxit từ phân bón hoá
học.
- Mêtan từ động vật và
ruộng lúa.
- Sản phẩm đốt sinh khối
(rơm, rạ,…).
- Mùi: đóng vai trò trong việc tạo ra mưa axit.
- Đóng vai trò làm suy thoáI tầng ôzôn và sự nóng
lên của khí hậu toàn cầu.
- Đóng vai trò làm khí hậu toàn cầu nóng lên.
- Làm tăng ô nhiễm ôzôn cục bộ của tầng đối lưu,
tạo mưa axit. Suy thoái tầng ôzôn và làm khí hậu
toàn cầu nóng lên, mùi khó chịu.
Tóm lại, trước những nảy sinh các tác động của quá trình công nghiệp hoá
hiện đại hoá nền nông nghiệp và việc quá lạm dụng các chế phẩm hoá học
trong sản xuất nông nghiệp đã làm cho môi trườn sinh thái bị huỷ hoại nghiêm
trọng, nó đe doạ tới sức khoẻ của con người. Trước thực tế này các nước đã tự
tìm hướng phát triển cho mình, để phát triển đất nước, cung như phát triển
nông nghiệp một cách toàn diện tránh các tác động tiêu cực làm ảnh hưởng
đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Do vậy, nông nghiệp của các nước
hiện nay đang chuyển theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững, nông
nghiệp sản xuất sản phẩm chất lượng cao (sản phẩm sạch) và nông nghiệp kết
hợp với sự phát triển bền vững của môi trường.
1.1.2. Sự cần thiết kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch.
Trong xu thế phát triển của nông nghiệp thế giới như hiện nay, hoạt động
sản xuất nông nghiệp không còn chỉ giới hạn trong việc tạo việc làm và thu
nhập cho một bộ phận dân cư sinh sống trong khu vực nông nghiệp, nông thôn
nữa mà trở thành phương thức tồn tại của toàn xã hội. Chính vì vậy, có một
nền nông nghiệp thật sự vững mạnh đã và đang trở thành vấn đề quan tâm
của nhiều quốc gia.
Bên cạnh quá trình phát triển của nền nông nghiệp thế giới thì các ngành
kinh tế khác cũng phát triển không ngừng, đã tác động qua lại với ngành nông
nghiệp làm xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp ngoài vai trò chính là cung
cấp các nhu cầu lương thực, thực phẩm cho dân cư, thì cũng xuất hiện một số
vai trò mới mà sự cần thiết của nó với đời sống dân cư cũng không phải là
không quan trọng, đó là nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao,
nhu cầu tiêu dùng các dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí và hưởng thụ bầu không
khí trong lành ở khu vực nông nghiệp, nông thôn mà điều này chỉ có được do
đặc điểm của khu vực nông nghiệp, nông thôn mang lại mà cũng chỉ có nó mới
có thể đáp ứng được. Do hiện nay quá trình đô thị hoá ngày càng mở rộng, khu
vực dân cư đô thị có thu nhập ngày càng tăng, đời sống ngày càng cao, mặt
khác dưới sức ép của tính chất công việc căng thẳng nên thường xuất hiện nhu
cầu nghỉ ngơi cuối tuần tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên.
Chính những đòi hỏi này đã thúc đẩy phải phát triển và xuất hiện một sự kết
hợp giữa nông nghiệp với du lịch.
Sự kết hợp này là một điều hoàn toàn hợp lí và đúng đắn, nó phù hợp với xu
hướng phát triển chung của quy luật phát triển (có cầu → cung), đó là trước
những nhu cầu của xã hội ngày càng tăng về các dịch vụ du lịch, vui chơi giải
trí bởi thu nhập cũng như mức sống của người dân ngày càng được cải thiện
và càng tăng cao. Có thể nói sự kết hợp giữa ngành nông nghiệp với ngành du
lịch là một sự kết hợp đúng đắn nếu như sự kết hợp này tuân thủ các mối quan
hệ kinh tế – xã hội nhưng đồng thời cũng phải tuân thủ các mối quan hệ với
các điều kiện tự nhiên. Khi đó nó sẽ không ngừng thúc đẩy nhau phát triển
Mặt khác, khi mà tất cả các ngành kinh tế đều không ngừng phát triển và
mở rộng với tốc độ cao thì sự phát triển đó đã thúc đẩy nhau cùng phát triển
là một điều tất yếu. Nông nghiệp sẽ phát triển bền vững hơn bằng việc có thêm
các nguồn thu nhập do các hoạt động dịch vụ du lịch mang lại, cơ hội tái đầu
tư mở rộng sản xuất nông nghiệp bằng các nguồn thu này sẽ tăng. Khi đó nông
nghiệp có thể tận dụng tối đa các nguồn lực của mình trong qua trình sản xuất,
bởi nông nghiệp khi đó ngoài việc có những nguồn thu bằng trực tiếp sản xuất
thì có thể có thêm những nguồn thu khác do ngành du lịch đem lại. Nhưng
cũng có thể thấy ngược lại nông nghiệp cũng mở ra cho ngành du lịch một cơ
hội rất lớn để phát triển các dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu
của xã hội ngày càng tăng như hiện nay. Bởi nông nghiệp bước sang thế kỷ XXI
phát triển theo xu hướng nông nghiệp sinh thái bền vững, khi đó nông nghiệp
sẽ có rất nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái.